K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

" Cha là một người thân thuộc trong gia đình. Cha là người đã cùng mẹ nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Nhà thơ Thích Nhuận Hạnh đã có bài thơ "Lục bát về cha":

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất độc đáo:

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha."

=> Câu thơ thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người cha để nuôi con. Từ "cay nồng" càng làm nhân lên sự vất vả của người cha và làm nổi bật đức tính chịu thương chịu khó của cha.

"Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

=> So sánh cha với dải ngân hà, qua đó cho thấy tình yêu thương mênh mông như dải ngân hà của người cha. Cho dù cha nghèo khó, vất vả, cha vẫn yêu con, tình yêu con của cha luôn đầy ắp.

"Thương con cha ráng sức ngâm

....

Chở câu lục bát hao gầy tình cha."

=> Dù chịu nhiều vất vả, khổ cực trăm bề nhưng vì con, cha âm thầm chịu đựng và gắng gượng làm việc để nuôi con. Qua đó làm nổi bật tính cách cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu con bao la của người cha.

Đọc bài thơ trên, chúng ta thêm trân trọng những mồ hôi, nước mắt và những đồng tiền mà cha mẹ mất bao công sức mới kiếm được. Chúng ta thêm yêu cha mẹ, thêm biết ơn cha mẹ và những công lao như trời như bể của cha mẹ. Nhà thơ hẳn phải có một tình yêu cha da diết mới viết nên bài thơ đong đầy cảm xúc như thế?

của bạn đây nhé

Đối với mỗi người, gia đình chính là điểm tựa vô cùng quan trọng. Với riêng em cũng vậy, bởi ở đó có bố mẹ - những người mà em vô cùng yêu thương. Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm bình dị đã trải qua cùng với bố mẹ, đặc biệt là những bữa cơm sum họp của gia đình.

Hôm đó, mùng 8 tháng 3 - ngày Quốc tế phụ nữ. Em và bố đã quyết định sẽ dành cho mẹ một điều bất ngờ nho nhỏ. Do là thứ hai nên mẹ vẫn phải đi làm. Điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho em và bố thực hiện kế hoạch của mình. Em đã gợi ý cho bố nhờ đến sự giúp đỡ của cô Chi - cô là một đồng nghiệp của mẹ. Kế hoạch đặt ra là sau giờ dạy, cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm cho đến khi cả hai bố con chuẩn bị xong món quà dành cho mẹ. Em đã nhờ bố gọi điện cho cô, và tự mình nói cho cô biết kế hoạch. Sau khi nghe xong, cô Chi rất vui vẻ nhận lời.

Sau khi tan học, em cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm trước một tiếng để chuẩn bị. Khi về đến nhà em đã thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Đó là hoa hướng dương - loài hoa mà mẹ rất thích. Em nhớ mẹ nói rằng mẹ thích hoa hướng dương vì nó tượng trưng cho niềm tin và hy vọng.

Sau đó, em nhanh chóng chạy vào bếp thì đã thấy bố đang bận rộn rửa rau. Em liền đến giúp bố. Hai bố con em đã quyết định sẽ nấu cho mẹ một bữa ăn thật đặc biệt. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Cuối cùng hai bố con đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, canh cá nấu chua, măng kho tương… Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa do chính tay em tự cắm nữa. Tuy không được đẹp bằng mẹ cắm nhưng em tin chắc nếu mẹ biết là do cô con gái rượu tự tay cắm tặng mình, thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi. Hai bộ con đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả. Mẹ thật phi thường khi vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà.

Hai bố con em đã cố gắng tắm rửa nhanh nhất có thể. Khoảng sáu rưỡi tối, em nhắn tin cho cô Chi rằng mọi công việc đã xong xuôi. Khoảng mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Trước đó, bố đã tắt hết điện trong nhà. Khi mẹ mở cửa bước vào thì bỗng nhiên điện bật lên, em và bố bước ra. Bố cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó em nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Mẹ càng ngạc nhiên hơn khi biết được những món ăn trên bàn là do bố con tôi chuẩn bị riêng cho mẹ.

Sau đó, cả gia đình vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Mẹ đã còn khen các món ăn rất ngon. Em khẽ nháy mắt với bố, trong lòng khen thầm rằng bố cũng có tài năng nấu nướng lắm đó. Khi nhìn lọ hoa trên bàn, mẹ đã hỏi hai bố con xem ai là tác giả của lọ hoa. Em vừa mỉm cười nhìn mẹ, vừa trả lời: “Là con ạ”. Lúc đó khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, mẹ còn khen lọ hoa rất đẹp nữa. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng sung sướng. Ăn cơm xong, em cùng bố rửa bát. Còn mẹ thì ngồi bổ hoa quả ngoài phòng khách. Sau đó, cả nhà cùng nhau ngồi em vô tuyến, và còn trò chuyện rất vui vẻ.

Sau buổi tối ngày hôm đó, các thành viên trong gia đình em thêm gắn kết hơn. Bản thân em đã thấu hiểu được sự vất vả của mẹ khi làm những công việc nội trợ. Em cũng tự hứa sẽ cố gắng giúp đỡ mẹ nhiều hơn.

đây nhé

Có ai đó đã từng nói rằng trường học là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh. Đối với tôi, mái trường cấp hai thân yêu - nơi tôi đang học tập chính là ngôi nhà thứ hai đó. Tôi đã trải qua thật nhiều kỉ niệm bên ngôi trường này, đặc biệt nhất là những giờ ra chơi thật sôi động.

 

Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say.

Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ. Giữa sân, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác xà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thỏa thích. Trên đỉnh cột cờ nằm ở dãy nhà hiệu bộ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió. Nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường. Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp. Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng.

Khi kết thúc mỗi giờ học tập căng thẳng, tất cả học sinh trong trường lại xuống sân trường. Lúc này, sân trường luôn là nơi đông vui, nhộn nhịp nhất. Trên sân trường có nhiều hàng ghế đá, các bồn cây được sắp xếp thẳng hàng. Những cây cổ thụ lâu năm không biết đã tỏa bóng mát cho biết bao nhiêu thế hệ học sinh. Nhiều nhóm học sinh ngồi trên những chiếc ghế đá, hay dưới những gốc cây để trò chuyện với nhau hay đọc sách, học bài trước khi đến lớp. Ở những khoảng sân rộng rãi, từng nhóm học sinh chơi cầu lông, đá cầu, nhảy dây… Tiếng cười nói vang vọng khắp không gian hòa cùng với tiếng chim hót ríu rít. Khoảng sân trường lúc này sôi động biết bao nhiêu.

Khi tiếng trống báo hiệu vào học vang lên, các bạn học sinh nhanh chóng trở lại lớp học. Ngôi trường lại trở nên im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học.

Dưới mái trường này, tôi đã trải qua những giờ học tập thật bổ ích, những giờ ra chơi thật vui vẻ… Đối với tôi, nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai vậy. Ngôi trường đã ở đó, như một người bạn, chứng kiến bao thế hệ trưởng thành, bao kỷ niệm của tuổi học trò. Đó cũng là nơi đã chắp cánh cho những ước mơ đang ngày một bay xa hơn.

I. ĐỌC- HIỂU  Trong bài thơ “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:             Bão bùng thân bọc lấy thân,      Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.             Thương nhau tre không ở riêng,      Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.             Chẳng may thân gãy cành rơi,      Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.             Nòi tre đâu chịu mọc cong,      Chưa lên đã...
Đọc tiếp

I. ĐỌC- HIỂU 

Trong bài thơ “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

            Bão bùng thân bọc lấy thân,

     Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

            Thương nhau tre không ở riêng,

     Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

            Chẳng may thân gãy cành rơi,

     Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

            Nòi tre đâu chịu mọc cong,

     Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

            Lưng trần phơi nắng phơi sương,

     Có manh áo cộc tre nhường cho con.

                                [….]

             Mai sau,

             Mai sau,

             Mai sau...

             Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

                                      (Nguyễn Duy ,Trích “Cát trắng”, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em sau khi đọc xong những dòng thơ trên, trích trong bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy?

Câu 10. Với tư cách là một mầm non tương lai của đất nước Việt Nam, em sẽ làm gì để xứng đáng với truyền thống của dân tộc?

2

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

đáp án của em đây.

19 tháng 12 2023

Câu 9: ."Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm

Câu 10: 

 Để xứng đáng với truyền thống của dân tộc, em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Tích cực tham gia các phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ mô trường. Sống trong sạch, lương thiện, chan hòa, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, xã hội. Đồng thời, em cũng sẽ tích cực giới thiệu với bạn bè và mọi người về truyền thống, văn hóa và bản sắc của dân tộc.

 
7 tháng 12 2023

Bạn muốn hỏi gì vậy?

Trong cuộc đời mỗi người, ai chẳng có những phút giây lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng là, sau mỗi lần mắc lỗi, chúng ta biết hối hận và sửa chữa sai lầm ấy. Tôi cũng đã có một lần mắc lỗi với chính người bạn thân của mình hồi năm học lớp 4. Đó là một trải nghiệm buồn vì suýt chút nữa chính tôi đã tự tay giết chết đi một tình bạn đẹp.

Tôi và Hoa chơi với nhau từ nhỏ, nhà ở cạnh nhau nên chúng tôi lại càng thân hơn, đi đến đâu cũng dính lấy nhau như hai chị em vậy. Chơi thân là thế, nhưng mọi người thường bảo tôi với Hoa như hai thỏi nam châm trái dấu. Hoa hiền lành, ít nói, trầm tính và chắc chắn, còn tôi thì lại khá tinh nghịch, trong người lúc nào cũng có dư thừa năng lượng, gặp ai đều có thể nói chuyện thoải mái. Những lúc như vậy, tôi lại cười, coi như bù trừ cho nhau vậy. Hàng ngày, ngoài việc đi học cùng nhau, Hoa còn giúp tôi rất nhiều trong học tập, nhờ có Hoa mà tôi đã tiến bộ lên rất nhiều.

Hôm đó, cô giáo vào lớp và gọi một số bạn lên kiểm tra bài cũ, trong đó có tôi. Vì đã học bài ở nhà nên tôi trả lời rất dõng dạc, tự tin, cô cho tôi một điểm 10 đỏ chói vào trong sổ. Bạn bè trong lớp nhìn tôi đầy ngưỡng mộ khi có thể nhớ chi tiết từng ngày tháng, địa danh trong bài lịch sử dài dằng dặc. Tối hôm đó, vì tivi có chương trình rất hay mà tôi yêu thích, cũng vì chủ quan rằng mình đã có điểm nên tôi không học lại bài. Ai ngờ hôm sau, cô bất ngờ cho kiểm tra 15 phút, tôi ngồi vò đầu bứt tai, cắn bút mãi mà cũng không thể nhớ nổi một chữ. Trong khi đó, ở bên cạnh tôi, Hoa đã làm xong từ bao giờ. Chỉ còn có 5 phút, tôi cuống quá liền giật lấy bài của Hoa và vội vàng chép. Tiết học sau, cô trả bài kiểm tra hôm ấy và nói rằng:

- Cô rất buồn rằng trong lớp ta có hiện tượng chép bài của nhau, đó là của Lan và Hoa, cô cho cả hai bạn 3 điểm, nếu các em có gì thắc mắc thì sau giờ học lên gặp cô.

Tôi sững sờ, còn Hoa mắt nhòe đi khi nhận bài kiểm tra của mình. Tôi vô tâm nghĩ rằng chỉ là một bài kiểm thôi mà, sau giờ học mình sẽ xin lỗi nó sau. Lúc tan học, Hoa chẳng đợi tôi về cùng mà đi trước. Mấy đứa bạn cùng lớp thì thầm rằng:

- Sao hôm nay Hoa lại không học bài nhỉ, mọi khi cậu ấy chăm lắm mà.

Bây giờ, tôi mới ân hận và hiểu ra lỗi lầm của mình. Vì vô tâm mà tôi đã làm tổn thương Hoa. Chẳng biết làm gì khác, tôi vội vàng chạy đuổi theo Hoa để xin lỗi. Bắt kịp Hoa, tôi nói bằng giọng hổn hển chẳng ra hơi:

- Hoa ơi. Mình xin lỗi nhé. Tại mình mà cậu bị điểm kém.

Hoa mỉm cười dịu dàng:

- Thôi, không sao đâu, mình cũng không giận cậu nữa.

Lúc ấy, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không sửa lỗi kịp thời, có lẽ tôi đã đánh mất một người bạn tốt như Hoa.

Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm ấy, tôi thấy thẹn với lòng và tự dặn mình phải biết chú ý tới cảm xúc của người khác hơn, nếu không, tôi sẽ đánh mất những người luôn yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống.

của bạn đây.

7 tháng 12 2023

Uả cái này nãy mik tham khảo có trên gu gồ mà bạn :((

7 tháng 12 2023

**Tham khảo**

Ngôi kể thứ hai trong văn học là một phương pháp kể chuyện độc đáo, giúp người đọc trải nghiệm chân thực và tương tác hơn với câu chuyện. Với ngôi kể này, chúng ta như được đưa vào làm chính nhân vật trong truyện, cảm nhận được tâm trạng, suy nghĩ và hành động của họ từ góc nhìn bên ngoài. Không chỉ vậy, ngôi kể thứ hai còn giúp tác giả thể hiện sự tài ba và khéo léo trong việc phát triển nhân vật và tình tiết, mang lại cho độc giả những trải nghiệm đầy tươi mới và thú vị.

7 tháng 12 2023

Ngôi thứ 2 chỉ người nghe ( bạn , cậu , các bạn...)

7 tháng 12 2023

Tiết trời mùa thu gió mát

Bên bờ sông ai đang hát điệu ca

Điệu ca trong trẻo xa xa

Làm bao người ngân nga thưởng thức giọng

Xin lỗi vì thơ k hay:((

7 tháng 12 2023

         Xa Nhà 
cả năm vất vả ngày trời
đi đây đi đó vẫn nặng tình thương
chẳng bằng tình thân gia đình 
mỗi ngày mình cùng sum vầy bên nhau

gieo vần : nặng -bằng ;đình -mình;tình -mình;nặng -chẳng
gieo vần cách: ngày- vầy 

mình làm về gia đình nha bạn 

có sai sót thì mong bạn thông cảm

Những kỉ niệm với bạn thân là kỉ niệm không bao giờ có thể quên, buồn có, vui có mà kỉ niệm buồn thường sẽ sâu sắc hơn. Em và cậu bạn thân đã cùng nhau đạp xe dưới trời mưa, vừa bị ngã vừa bị ốm nhưng lại rất đáng nhớ.

Cậu bạn của em tên Nam, là bạn học cùng lớn lại ở cùng xóm với em. Hai đứa chơi thân với nhau từ nhỏ, lúc nào cũng dính lấy nhau, đi đâu cũng phải có đôi có cặp, có khi còn thân thiết hơn cả anh em ruột. Bố mẹ hai bên khi không thấy một trong hai đứa là biết chắc hai đứa đang ở cùng nhau hoặc hỏi đứa này sẽ biết được thông tin của đứa kia. Có lần chúng em đang trên đường đi học về, trời bỗng nhiên nổi gió dông, mây đen ùn ùn kéo đến. Thấy gió mát, em và Nam khoái chí đạp xe trên đường. Dù được mọi người nhắc đi nhanh kẻo trời mưa nhưng hai đứa bỏ ngoài tai.

Trời đổ mưa rào, cơn mưa mùa hè mát lạnh, từng hạt nước mưa rơi vào mặt tạo cảm giác thích thú, em với Nam rủ nhau vừa đi xe đạp vừa tắm mưa. Được một đoạn vì đường mưa trơn trượt, xe Nam và vào cái nắp cống nên ngã lăn ra đường, em nhìn thấy thế liền phanh gấp xe lại nên cũng ngã nhào. Hai đứa bị đau chẳng còn thiết tắm mưa, chỉ đành dong xe đạp về nhà. Đêm hôm ấy cả hai đứa đều bị sốt và ho, thế là bị cảm lạnh. Dù bị bố mẹ mắng và phải nghỉ học vài hôm nhưng khi đi học trở lại, hai đứa gặp nhau vẫn cười khúc khích về vụ tắm mưa đó.

Chúng em hứa sẽ không nghịch dại như thế nữa, ngược lại nếu một trong hai đứa có ý định không tốt thì đứa còn lại phải có trách nhiệm khuyên bảo hoặc ngăn cản, nhất định không được hùa theo hoặc cổ vũ. Tình bạn của chúng em đã trưởng thành và lớn dần lên như thế đó.

cô nhớ tick cho em.

16 tháng 1 2024

File: undefined 

I. ĐỌC HIỂU Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Vì sao? Bài đọc: SƠN TINH, THỦY TINH      Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.      Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Vì sao?

Bài đọc:

SƠN TINH, THỦY TINH

     Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương Mị Nương rất mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

     Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.

     Một người là chúa miền non cao, một người là vua vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn, không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:

     – Hai ngài đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ngài nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con ta.

     Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

     Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

     Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục, tr.7 – 9)

1

Ý nghĩa bài Sơn Tinh, Thủy Tinh là:

- Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm

-Đề cao tinh thần chống lũ lụt của nhân dân ta thời xưa

-Thể hiện mong muốn, ước mơ về việc chế ngự thiên tai của người Việt ta thời xưa