K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3

1+1=2. 1+3=4.        

      12 +10=22

 

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) một nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ (ngang Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 14074, giặc Minh cướp nước, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi khắc sâu lời dạy của cha, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh ông tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa.

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên do mâu thuẫn nội bộ triều đình, ông bị bắt giam và không còn được tin tưởng như trước, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn ở Côn Sơn.
    Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị oan án Lệ Chi viên và bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan.

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

2 tháng 3

Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những đau khổ kia thoát từ những kiếp lầm than”. Như nhận định của Nam Cao ta thấy rằng Kim Lân cũng đi cùng với tư tưởng đó, ông song hành với thành công của “vợ nhặt” bằng vô vàn nghệ thuật hấp dẫn. Đi cùng với sự thành công của tác phẩm đó “đứa con người cô đầu của ông” cũng sử dụng nghệ thuật vô cùng tài hoa để tạo nên thành công nhất định.

Truyện ngắn “đứa con người cô đầu” kể về Thạ đứa con cô đầu nhận nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn làm nổi bật lên cái khổ cái khó khăn của Thạ. Vì mẹ nhiều lần đi bước nữa Thạ sống trong nhiều đàm tiếu của thiên hạ, nhiều khoảng trống giữa tình mẫu tử, những lí do đó khiến anh như rơi vào hố đen của cuộc sống tâm trạng bần cùng đến khó tả. Qua đó cho thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế mà bộc lộ một cách tự nhiên chân thật đã khiến người đọc như được hóa thân và cảm nhận tâm tư của nhân vật vậy.

Cái khó khăn của Thạ còn được nhấn mạnh qua những ngôn ngữ mộc mạc giản dị của nông thôn, càng cho thấy Kim Lân mong muốn phác họa và phê phán hiện thực của cuộc sống thời bấy giờ khốn khổ đến nhường nào. Đồng thời nghệ thuật đối lập giữa hoàn cảnh và thân phận nhân vật cũng được Kim Lân phê phán rõ ràng, hình ảnh người mẹ ngày ngày sống trong gấm vóc lụa là nhưng người con thì mồ hôi đẫm lưng vì phải bán kem để mưu sinh. Như những người mẹ suốt hiên trong nhiều tác phẩm khác đều tôn vinh sự hi sinh tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, nhưng đối với tác giả ông đã thành công với nghệ thuật đối lập, nghệ thuật phản lại quy luật của tự nhiên khi xây dựng hiện thân của một người mẹ thiếu tình người. Những chi tiết lôi cuốn đó đã phần nào đưa “đứa con người cô đầu” tiếp cận với độc giả bằng những cảm xúc trọn vẹn.

Nghệ thuật xuất phát từ tâm hồn nghệ sĩ, có lẽ Kim Lân đã sở hữu một tâm hồn nghệ sĩ vô cùng lớn. Nghệ thuật của ông như khiến người đọc chạm đến đỉnh cao của văn chương, ngôn từ hấp dẫn phong phú, xây dựng cảnh sinh động chân thật, phê phán những cá nhân đi ngược với thuần phong mỹ tục, ngôn từ dân gian nông thôn được sử dụng chủ yếu,… đó là những nghệ thuật để tạo nên thành công đáng kể cho “đứa con người cô đầu” nói riêng và phong cách nhệ thuật trong truyện ngắn của Kim Lân nói chung.

Vì vậy tiếng nói trong nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân như đã gửi gắm tất cả “đứa con người cô đầu”, qua đó ta thấy rằng tư tưởng trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân luôn là thứ gì đó khiến người ta phải nể phục. Linh hoạt có, phê phán có, chiếm trọn trái tim độc giả có, những nghệ thuật tiêu biểu đó như linh hồn cần có trong mỗi tác phẩm mà Kim Lân đặt bút.

Tham khảo ạ.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)        Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích. Bài đọc: Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông Giang hồ quen thú vẫy vùng, Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Tấm lòng...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

       Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.

Bài đọc:

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.

Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!”

Nàng rằng: “Người dạy quá lời,

Thân này còn dám xem ai làm thường!

Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

Còn như vào trước ra sau,

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình!”

Từ rằng: “Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin được một vài phần hay không?”

Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Nghe lời vừa ý gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người?

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!”

Hai bên ý hợp tâm đầu,

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.

Ngỏ lời nói với băng nhân,

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.

Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.

Trai anh hùng gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

(Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015, tr 293 - 297)

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. Câu 1. (0,5 điểm) Xác định người kể chuyện trong đoạn trích. Câu 2. (0,5 điểm) Hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét gì về nhân vật Thúy Kiều qua những câu thơ sau? Thưa rằng: “Lượng cả bao dung, Tấn Dương được thấy mây rồng có phen. Rộng thương cỏ nội hoa...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu.

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định người kể chuyện trong đoạn trích.

Câu 2. (0,5 điểm) Hai nhân vật Từ Hải và Thúy Kiều gặp nhau trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét gì về nhân vật Thúy Kiều qua những câu thơ sau?

Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có nhận xét như thế nào về nhân vật Từ Hải qua đoạn trích?

Câu 5. (1,0 điểm) Đoạn trích đã khơi gợi trong anh/chị những tình cảm/cảm xúc gì? Vì sao?

Bài đọc:

Đường đường một đấng anh hào,

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông

Giang hồ quen thú vẫy vùng,

Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều,

Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng

Thiếp danh đưa đến lầu hồng,

Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.

Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,

Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!”

Nàng rằng: “Người dạy quá lời,

Thân này còn dám xem ai làm thường!

Chút riêng chọn đá thử vàng,

Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?

Còn như vào trước ra sau,

Ai cho kén chọn vàng thau tại mình!”

Từ rằng: “Lời nói hữu tình,

Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân.

Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin được một vài phần hay không?”

Thưa rằng: “Lượng cả bao dung,

Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.

Rộng thương cỏ nội hoa hèn,

Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”

Nghe lời vừa ý gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người?

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

Một lời đã biết đến ta,

Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau!”

Hai bên ý hợp tâm đầu,

Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.

Ngỏ lời nói với băng nhân,

Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn.

Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,

Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.

Trai anh hùng gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng.

(Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Nhà xuất bản Trẻ, 2015, tr 293 - 297)

1
29 tháng 2

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là chủ thể trữ tình 

 

 

7 tháng 5

Anh /Chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trả lời câu hỏi : Làm thế nào để thích ứng với thời đại số