K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai...
Đọc tiếp

1.Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng 
Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn 
chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của 
Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng 
Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. 

câu 1:trích từ văn bản nào tác giả là ai,nội dung chính của đoạn văn trên là gì,tìm và ghi lại một số câu có sự dụng biện pháp so sánh.câu trần thuận đơn có mấy cụm chủ ngữ vị ngữ tạo thành.viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư.tìm biện pháp tu từ trong câu văn sau;Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,câu sau: Thuyền cố lấn lên" a)xác định chữ ngữ,vị ngữ b)xác định kiểu câu và cho biết câu vưn trên dùng để làm gì?

 

0
... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai...
Đọc tiếp

... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng 

Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn 
chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của 
Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng 
Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ...

Câu1: đoạn văn trên trích từ văn bản nào,tác giả là ai?

Câu 2: Nội dung chính cảu đoạn văn trên nói điều gì?

câu 3: tìm và ghi lại một số câu có sự dụng biện pháp so sánh?

câu 4;câu trần thuận đơn có mấy cụm chủ ngữ,vị ngữ tạo thành?

câu 5;Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư

câu 6:Tìm biện pháp tu từ trong câu:Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.''

câu 7:câu sau:Thuyền cố lấn lên".a)xác định chủ ngữ vị ngữ b) Xác định kiểu câu và cho biết câu văn trên dung để làm gì

câu 8: trình bày suy nghĩ của em về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản Vượt thác?

2  Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 1 Trích từ văn bản:Sông Cà Mau

Câu 2: dòng sông năm căn và rừng đước Cà Mau có gì đặc biệt

Câu 3:Tìm và ghi lại một số câu có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích trên?

Câu 4:phép tu từ nào sử dụng trong câu dưới sau:''Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam,bạn thân cảu nhân dân Việt Nam''.

Câu 5; viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng trình bày cảm nhận của em về sông nước Cà Mau

3. Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này :

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
 câu 1: Trích từ văn bản nào, tác giả là ai.câu 2:nêu nội dung chính của văn bản trên?câu 3:tìm những câu trần thuận đơn có trong văn bản trên?câu 4:phân tích các thành phần trong câu sau :-Tôi đứng lặng giờ lâu, Nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.câu 5: chỉ ra và cho biết phép tu từ được sử dụng trong phần trích sau: gậy tre,chông tre chống lại sắt thép của quân thù. tre xung phong vào xe tăng,dại bác.Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.câu 6: viết đoạn văn 5-7 dòng trinh bày cảm nghĩ của em về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèncâu 7:Tìm phép nhân hóa trong câu ca dao dươi dây và cho biết tác gỉa sự dụng kiểu nhân hóa nào?:
           Núi cao lắm núi ơi! NÚi che mặt trời chẳng thấy người thương.
câu 8: Tìm chủ ngữ vị ngữ trong câu văn sau: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chang dế thanh niên cường tráng. 

 THANKYOU#####<33333giải chi tiết ngé 

0

Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một xứ sở lạ kì.

Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết xà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.

Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.

Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.

29 tháng 4 2019

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tới một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!

Ánh mặt trời rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

Nguồn : Internet , Mời bạn tham khảo ạ

#Như Ý

29 tháng 4 2019

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông Tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.

2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:

  • Ngoại hình:
    • Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.
    • Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
    • Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô,...
    • Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,...
    • Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào.
  • Việc làm và tính cách: Hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh.
    • Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.
    • Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
    • Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
    • Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
    • Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành sứ mệnh.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

29 tháng 4 2019

Bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:



 

Lập bảng thống kê,các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm của đất nước Việt Nam,từ thế kỉ I đến thể kỉ X và từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX theo mẫu,Giáo dục Quốc phòng - An ninh Lớp 10,bài tập Giáo dục Quốc phòng - An ninh Lớp 10,giải bài tập Giáo dục Quốc phòng - An ninh Lớp 10,Giáo dục Quốc phòng - An ninh,Lớp 10

mình chịu

29 tháng 4 2019

lịch sử

29 tháng 4 2019

Bảng thống kế các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc


 

29 tháng 4 2019

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng riêng của không khí trong khí quyển sẽ (4) giảm đi vì thế tích của không khí tăng lên

29 tháng 4 2019

khoi luong rieng cua khong khi trong khi quyen se  giảm đi    khi nhiet do tang vi the h cua khong khi  tăng lên

29 tháng 4 2019

"chim" zì?

chim sẻ,....

ko phải chim kia nhé

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.

Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.

Chợ làng em vẫn họp giữa trời. Trên bãi đất trông chỉ lơ thơ vài dãy lều tranh của những bà bán hàng khô, hàng tạp hoá, còn đa số các hàng khác đều bày luôn trên mặt đất. Chẳng ai bảo ai mà người ta cũng ngồi thành từng dãy, từng hàng. Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Vậy mà bà bán hàng vẫn tươi cười trò chuyện và lấy hết thứ này đến thứ nọ cho khách chọn, bao giờ người mua vừa ý mới thôi!

Đằng sau dãy hàng bách hoá là dãy hàng gạo. Người ta gánh về đầy đủ các loại gạo nếp, gạo tẻ, ngô, đỗ, kê, vừng,… Các bà, các cô vẫn quen mua thứ này bằng cách đong từng bơ nên cả dãy hàng cứ như một đội múa đang tập mỗi một động tác quay tay vậy. Chỉ có mấy bà buôn chuyến là tỏ ra nhàn nhã vì đã có cái cân trong tay rồi.

Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.

Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranh. Làng Đông Hồ nổi tiếng chỉ cách làng em vài cây số. Bây giờ chưa phải là chợ Tết, nhưng tranh ảnh vẫn được bày bán rất nhiều. Hai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

29 tháng 4 2019

bn gửi cho mk tin nhắn cho mk nhé bài văn ý