K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.

Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.

Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ướt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.

Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp

học tốt

1 tháng 5 2019

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi, Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường . Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

1 tháng 5 2019

Do có thực vật là loại cây có nhiều rễ cũng như tán lá rậm nên

+ chống lũ lụt là do sau mỗi cơn mưa lớn ở vùng có cây nó sẽ rơi một cách từ từ qua các tán lá rồi mới rơi xuống đất giúp hạn chế xói mòn rửa trôi đất xuống vùng thấp hơn và bộ rễ giúp nó giữ đất lại được

+ chống hạn hán vì rễ cây hấp thụ nước một phần nuôi cây phần còn lại tạo nên dòng nước ngầm trong đất

1 tháng 5 2019

- Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt hạn hán

+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối…góp phần tránh hạn hán.

+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng…góp phần hạn chế lũ lụt.

1 tháng 5 2019

Trả lời:

Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Lý Bí : Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

1 tháng 5 2019

#)Trả lời :

Nguyên nhân: do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương

#)Chúc bn học tốt :D

1 tháng 5 2019

mik ko biết câu hỏi là gì phiền bạn nói giúp mik nhé

đưa nick đây mk giải cho

1 tháng 5 2019

* Lý Bí:

-Liên kết với các hào kiệt, nổi dậy khởi nghĩa chống quân nhà Lương giành được thắng lợi

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

~Study well~

 

1 tháng 5 2019

Những đóng góp của Lí Bí :

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

1 tháng 5 2019

Từ thời tấm bé tôi đã được mẹ kể cho nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích hấp dẫn và thú vị, khi lớn lên đi học tôi vẫn thường tìm đọc lại những câu chuyện ấy, chúng có một sức hấp dẫn rất lạ kỳ. Trong những câu chuyện này nhân vật chính có số phận khác nhau, điểm chung họ đều là người tốt nhưng có số phận bất hạnh và nhân vật ông Tiên thường xuất hiện để giúp đỡ nhân vật chính vượt qua khó khăn để có cuộc sống tốt đẹp. Ông Tiên xuất hiện nhiều như thế, nhưng chẳng sách nào miêu tả rõ hình dáng của nhân vật này cả, bản thân tôi lại tưởng tượng ra một ông Tiên của riêng mình.

Trong tâm trí tôi ông Tiên là người có dáng vẻ hiền từ, dáng người của ông không cao lắm, nhìn ông có vẻ hơi mập, đặc biệt là cái bụng tròn tròn, làm tăng thêm cảm giác thân thiện gần gũi. Tuổi của ông tôi chẳng thể đoán được có thể là 100, 1000 hay một vạn tuổi, nhưng tôi chắc một điều rằng ông đã già lắm rồi nên mái tóc ông bạc trắng như cước, một nửa được búi lên bằng một cây trâm gỗ, phần còn lại thả tự do phía sau lưng, tạo cảm giác tự do, tự tại. Ông có một đôi mắt sáng như sao, tinh nhanh, phía trên là cặp lông mày rậm rạp, bạc trắng, phần đuôi kéo dài rủ xuống hai bên đuôi mắt. Mũi của công không hẳn là cao, nhưng vừa nhìn là thấy tướng phúc đức, cánh mũi gọn, thon, lỗ mũi kín không bị lộ ra ngoài. Khuôn miệng vừa vặn, đôi môi hồng nhuận, tiệp với sắc da hồng hào trông thật khỏe mạnh. Ấn tượng nhất phải kể đến bộ râu trắng như mây, suôn dài đến tận ngực, mỗi khi ông răn dạy hay trò chuyện ông thường hay vuốt bộ râu một cách chậm rãi, tạo cảm giác uy nghi nhưng vẫn có nét hiền từ, thân thiện. Trong tưởng tượng của tôi, ông Tiên là người Trời, đã tu luyện hàng ngàn, vạn năm, thường ăn chay nên ở ông toát ra khí chất thanh cao, trong sạch không nhiễm bụi trần, điều đó ảnh hưởng nhiều đến cách chọn trang phục. Trang phục của ông sẽ lấy sắc trắng làm chủ đạo, ngoài ra còn có thể dùng thêm các màu nhạt khác như xanh lơ, xám,... Bao gồm áo bên trong dài đến mũi chân, phần lưng được thắt lại bằng một sợi dây lưng, bên ngoài khoác thêm tấm áo choàng dài có thêu hoa văn hình mây hoặc hoa lá sao cho tinh tế mà vẫn giản dị, ống tay dài và rộng, giống như kiểu trang phục cổ của Trung Quốc. Vật bất li thân của ông Tiên là một cây gậy chống dài, trông như một thân cây nhỏ bằng cổ tay, gậy này cong queo chứ không hề thẳng đuột, bề mặt cây gậy nhẵn bóng, thường là loại gỗ quý hiếm và có mùi thơm. Bên trên đầu gậy đôi khi có treo thêm một bình rượu ngon, hay gọi là bình hồ lô, nhìn rất xinh xắn, điều ấy phần này phản ánh được cuộc sống ung dung nhìn đời của ông Tiên. Ông có dáng đi vững chãi, chiếc gậy chống là vũ khí của ông chứ chẳng phải để chống cho ông bước đi như mọi người thường, mỗi bước đi của ông đều chậm rãi, từ tốn. Ông thường ở trên trời đàm đạo chơi cờ uống rượu với các tiên hữu, đồng thời cũng không quên ghé mắt xuống nhân gian, nơi đâu có người tốt gặp phải khổ nạn ông đều cưỡi mây trắng xuống để an ủi, cho lời khuyên hoặc chỉ cách cho họ vượt qua khỏi khó khăn. Mỗi lúc như vậy ông đều nói với giọng rất đỗi hiền từ, chân thành khiến cho mọi người được ông giúp đỡ cảm kích và vái tạ khôn nguôi bởi ông đã chỉ cho họ một con đường sáng sủa hơn, giúp họ vượt qua khổ ải.
Em rất yêu quý nhân vật ông Tiên, mặc dù biết rằng nhân vật này chỉ là hư cấu nhằm làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, đóng vai trò phụ trợ cho nhân vật chính của toàn truyện. Nhưng đối với em nhân vật ông Tiên là niềm tin về một thế giới công bằng, người tốt ắt được thần, phật phù hộ, kẻ xấu ắt bị trừng trị, đúng với tư tưởng "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác" mà em hằng tâm niệm bấy lâu.

1 tháng 5 2019

bài 1

Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một xứ sở lạ kì.

Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết xà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.

Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.

Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.

bài 2

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tới một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!

Ánh mặt trời rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên

bài 3

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Những người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích "Bông cúc trắng" ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia... Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

bài 4

Buổi tối hôm đó, nằm thiu thiu ngủ trên đùi của bà. Sau khi nghe kể một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa .... cái thuở hồng hoang ấy, cái hồi mà thần tiên sống lẫn lộn giữa loài người. Rồi giấc mơ đến với tôi từ lúc nào và điều kì lạ là trong giấc mơ tôi đã gặp một ông tiên giống hệt ông ngoại tôi đã mất.

Ông tiên này có bộ râu thật đẹp, bạc trắng như râu mấy chú hát tuồng hay đeo. Da dẻ ông hồng hào, tôi quan sát kĩ thấy ông chưa có nếp nhăn nào cả. Không biết ông đã bao nhiêu tuổi rồi mà đôi mắt ông còn tinh anh lắm. Khuôn mặt ông phúc hậu, nhân từ, nhìn tôi như nhìn thấy cháu ruột của mình. Ông mặc bộ đồ trắng, trắng lắm, không phải bằng vải mà hình như bằng mây khói thì phải. Tóc của ông như sương tuyết nửa búi cao nửa xoã xuống hai bên. Trông ông mờ ảo như ngọn núi Sơn Chà khi gió mùa kéo về mây giăng tứ phía. Như có cảm giác gặp lại ông ngoại, tôi vòng tay cúi đầu thật thấp và lí nhí: "Chào ông ạ!" Ông cười thật to, làm tôi giật cả người. Cây phất trần đưa qua đưa lại trên đầu tôi làm cho tôi có cảm giác thật dễ chịu. Giọng ông ôn tồn, tình cảm: "Ta không phải là ông ngoại của con, ta là ông Bụt trong truyện Tấm Cám đây. Ta đã giúp đỡ rất nhiều người bằng phép thuật của mình. Đó là những người đau khổ, chịu nhiều áp bức bất công. Nhiệm vụ của ta đấy con ạ!" Tôi muốn ông giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ chưa được đến trường, những đứa bé bất hạnh, mồ côi, những mảnh đời tội nghiệp đang cần những bàn tay phù trợ như ông. Và một điều nữa nhờ ông nhắn lại với ông ngoại tôi rằng: Tôi rất nhớ ông ngoại và cố gắng học thật giỏi, sống thật ngoan để ông ngoại dưới suối vàng được yên lòng và vui vẻ. Ông tiên cười thật hiền và nói sẽ làm được những điều tôi mong muốn.

"Chà! Muỗi cắn thế mà con bé ngủ ngon thật". Tiếng bà ngoại tôi kéo tôi trở về với thực tại. Tôi rất tiếc vì chưa được nói chuyện nhiều với ông tiên, nhưng qua giấc mơ này tôi lại thêm quý mến ông, dù trong tôi vẫn còn lảng vảng một câu hỏi: Có thật là đã có ông tiên không nhỉ?

bài 5

Từ thời tấm bé tôi đã được mẹ kể cho nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích hấp dẫn và thú vị, khi lớn lên đi học tôi vẫn thường tìm đọc lại những câu chuyện ấy, chúng có một sức hấp dẫn rất lạ kỳ. Trong những câu chuyện này nhân vật chính có số phận khác nhau, điểm chung họ đều là người tốt nhưng có số phận bất hạnh và nhân vật ông Tiên thường xuất hiện để giúp đỡ nhân vật chính vượt qua khó khăn để có cuộc sống tốt đẹp. Ông Tiên xuất hiện nhiều như thế, nhưng chẳng sách nào miêu tả rõ hình dáng của nhân vật này cả, bản thân tôi lại tưởng tượng ra một ông Tiên của riêng mình.

Trong tâm trí tôi ông Tiên là người có dáng vẻ hiền từ, dáng người của ông không cao lắm, nhìn ông có vẻ hơi mập, đặc biệt là cái bụng tròn tròn, làm tăng thêm cảm giác thân thiện gần gũi. Tuổi của ông tôi chẳng thể đoán được có thể là 100, 1000 hay một vạn tuổi, nhưng tôi chắc một điều rằng ông đã già lắm rồi nên mái tóc ông bạc trắng như cước, một nửa được búi lên bằng một cây trâm gỗ, phần còn lại thả tự do phía sau lưng, tạo cảm giác tự do, tự tại. Ông có một đôi mắt sáng như sao, tinh nhanh, phía trên là cặp lông mày rậm rạp, bạc trắng, phần đuôi kéo dài rủ xuống hai bên đuôi mắt. Mũi của công không hẳn là cao, nhưng vừa nhìn là thấy tướng phúc đức, cánh mũi gọn, thon, lỗ mũi kín không bị lộ ra ngoài. Khuôn miệng vừa vặn, đôi môi hồng nhuận, tiệp với sắc da hồng hào trông thật khỏe mạnh. Ấn tượng nhất phải kể đến bộ râu trắng như mây, suôn dài đến tận ngực, mỗi khi ông răn dạy hay trò chuyện ông thường hay vuốt bộ râu một cách chậm rãi, tạo cảm giác uy nghi nhưng vẫn có nét hiền từ, thân thiện. Trong tưởng tượng của tôi, ông Tiên là người Trời, đã tu luyện hàng ngàn, vạn năm, thường ăn chay nên ở ông toát ra khí chất thanh cao, trong sạch không nhiễm bụi trần, điều đó ảnh hưởng nhiều đến cách chọn trang phục. Trang phục của ông sẽ lấy sắc trắng làm chủ đạo, ngoài ra còn có thể dùng thêm các màu nhạt khác như xanh lơ, xám,... Bao gồm áo bên trong dài đến mũi chân, phần lưng được thắt lại bằng một sợi dây lưng, bên ngoài khoác thêm tấm áo choàng dài có thêu hoa văn hình mây hoặc hoa lá sao cho tinh tế mà vẫn giản dị, ống tay dài và rộng, giống như kiểu trang phục cổ của Trung Quốc. Vật bất li thân của ông Tiên là một cây gậy chống dài, trông như một thân cây nhỏ bằng cổ tay, gậy này cong queo chứ không hề thẳng đuột, bề mặt cây gậy nhẵn bóng, thường là loại gỗ quý hiếm và có mùi thơm. Bên trên đầu gậy đôi khi có treo thêm một bình rượu ngon, hay gọi là bình hồ lô, nhìn rất xinh xắn, điều ấy phần này phản ánh được cuộc sống ung dung nhìn đời của ông Tiên. Ông có dáng đi vững chãi, chiếc gậy chống là vũ khí của ông chứ chẳng phải để chống cho ông bước đi như mọi người thường, mỗi bước đi của ông đều chậm rãi, từ tốn. Ông thường ở trên trời đàm đạo chơi cờ uống rượu với các tiên hữu, đồng thời cũng không quên ghé mắt xuống nhân gian, nơi đâu có người tốt gặp phải khổ nạn ông đều cưỡi mây trắng xuống để an ủi, cho lời khuyên hoặc chỉ cách cho họ vượt qua khỏi khó khăn. Mỗi lúc như vậy ông đều nói với giọng rất đỗi hiền từ, chân thành khiến cho mọi người được ông giúp đỡ cảm kích và vái tạ khôn nguôi bởi ông đã chỉ cho họ một con đường sáng sủa hơn, giúp họ vượt qua khổ ải.

Em rất yêu quý nhân vật ông Tiên, mặc dù biết rằng nhân vật này chỉ là hư cấu nhằm làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, đóng vai trò phụ trợ cho nhân vật chính của toàn truyện. Nhưng đối với em nhân vật ông Tiên là niềm tin về một thế giới công bằng, người tốt ắt được thần, phật phù hộ, kẻ xấu ắt bị trừng trị, đúng với tư tưởng "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác" mà em hằng tâm niệm bấy lâu.

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.

Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.

1 tháng 5 2019

Phiên chợ gần chỗ em ở rất đông vui và tấp nập, cuối tuần được nghỉ học mẹ thường cho em đi cùng.Chợ cách nhà em khoảng một cây số, nơi mà người mua và người bán thường xuyên trao đổi hàng hóa với nhau.

Trời mới tờ mờ sáng,cây cối còn im lìm chưa thức giấc, những lớp sương giăng nhẹ trên những tán cây xanh khiến không khí hơi lành lạnh. Khắp từ các ngả, những người bán hàng đã đến để dọn hàng ra, nhìn từ xa đã thấy cổng chợ với chiếc biển tên to, chữ kẻ ngay ngắn màu vàng tươi nổi bật: Chợ Đền. Đầu cổng chợ vào là chỗ bác thu vé gửi xe tiếp hàng cô bán sạp các loại quảnào là dưa hấu quả nào quả nấy tròn căng, xoài vàng ruộm, thanh long tươi rói...Đi tiếp vào phía trong chợ, chợ chia ba lối đi, lối đi ở giữa là gian hàng bán quần áo với đủ loại người lớn trẻ em, đủ màu sắc sặc sỡ.Cạnh đó là gian bán vải, chăn, màn, hai bên cạnh một lối vào cũng có cửa hàng quần áo nhỏ có chỗ cho các chị em mua thử đồ, bên cạnh có hàng dép, guốc. Nhìn sang lối bên phải, cạnh lối đi giữa là các gian hàng của các cô bác bán hàng đồ khô như đỗ đậu, miến, trứng,... được sắp xếp gọn gàng, riêng biệt để người mua dễ dàng chọn lựa. Ngăn cách giữa bên bán hàng quần áo và hàng đồ ăn là một lối đi nhỏ, gian hàng bên đồ ăn là hàng của các bác bán thịt, thịt có thịt lợn, gà, ngan các cô các bác cũng đến từ sớm để lọc con lợn ra những miếng thịt tươi ngon, đỏ hồng như thịt mông, ba chỉ, chân giò, lọc xương ra riêng để cho những vị khách mua hàng được lựa chọn những chỗ muốn mua. Khu này nhộn nhịp lắm các cô bác nói cười, thỏa thuận giá món hàng hai bên người mua, người bán.Cạnh bên là sạp hàng thịt gà, ngan cũng hấp dẫn không kém. Gian này cũng có ba lối đi, lối bên tay trái là mặt hàng bán đậu hũ, dưa cà, có cả của hàng tạp hóa nhỏ bàn gia vị, dầu ăn. Tiếp đến, bên tay phải là gian hàng các bà ngồi quạt bánh đa nướng trên than hoa và hàng bán đồ sành sứ bát đũa, đồ nhựa, chậu nhôm, nhựa bán đồ điện,... nhiều mặt hàng với đủ màu sắc, kích cỡ, làm em cũng bị cuốn hút theo.

Tiếp đến khu cuối của chợ là một không gian cho các mặt hàng rau củ, nào rau bắp cải, rau xà lách, rau muống xanh mơn mởn, nào giá đỗ, rau thơm tươi, thơm nức, nàohành khô, cà rốt, khoai tây củ nào củ nấy đều tươi, tròn căng, vàng cam xen nhau nổi bật cả một góc chợ. Mẹ em cũng chọn được nhữngmón rauxanh tươicho gia đình mình. Hết khu bán rau, ra phía ngoài đường cạnh sát chợ là các mặt hàng đồ hải sản và hàng cá nước ngọtvới mùi tanh nồng đặc trưng, nhộn nhịp đông qua lại. Đồ hải sản nên được sắp xếp ở khu tách biệt ngoài chợ. Những chú cá trắm trắng, trắm đen, cá trê, rô phi,...tươi sống được thả tự do trong chậu nước to, thỉnh thoảng quẫy mình, nom đến ngộ. Cạnh đó là hàng cá biển, những chú cá thu to được ướp đá chuyển về bán cho người dân và phân thành khúc nhỏ bán. Đi dạo một vòng quanh chợ cũng là lúc mặt trời vừa lên cao, tỏa ánh nắng rực rỡ xuống nhân gian, báo hiệu phiên chợ cũng gần đến tầm trưa và cũng đến giờ em đi về.Các bà, các chị, các bác ai nấy cũng đều xách giỏ nặng trĩu, mặt ai cũng rạng rỡ, vui vẻ vì đã chọn lựa được những món hàng mình ưa thích.Mẹ và em cũng rất vui và muốn nhanh chóng về nhà, chế biến những thực phẩm tươi ngon cho cả nhà thưởng thức.

Phiên chợ quê em chứa chan bao tình cảm những người bán, người mua cũng có những kỷ niệm đáng nhớ để lưu lại.Em cũng rất vui vì có những phiên chợ họp ra để em có nơi được cùng gia đình mua sắm không những ngày thường mà cả ngày lễ tết.Em cảm ơn những phiên chợ đã được mở ra để cho em và tất cả mọi người được tham gia và mua sắm.