K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, chu toàn tươm tất việc trong gia đình. Khi người ta đưa anh Dậu như cái xác không hồn về nhà, chị Dậu lo lắng, dồn toàn bộ tâm huyết để chăm sóc chồng. Chị lo lắng rằng anh có mệnh hệ gì, tất bật ngược xuôi mong anh tỉnh dậy. Đến khi anh tỉnh rồi chị mới an tâm được một chút và đi nấu cháo cho chồng ăn. Từng lời nói, cử chỉ, hành động của chị với chồng vô cùng đáng ngưỡng mộ. Dù trong lòng còn nhiều lo toan nhưng chị vẫn động viên chồng húp miếng cháo loãng để lại sức, cách gọi “Thầy em” vừa thể hiện sự trân trọng và kính nể, nhún nhường trước người chồng đau đớn của mình; vừa thể hiện tình cảm vô bờ bến dành cho chồng. Thật là một người phụ nữa đáng khâm phục

k cho mik nha

28 tháng 9 2021

 Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.  Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

k cho mik nha

28 tháng 9 2021

Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi anh Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng, bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

28 tháng 9 2021

chịu em đọc mãi cũng chụi

28 tháng 9 2021

Điều đầu tiên phải nói đến là tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con của lão Hạc... Vợ chết sớm, sống một mình trong cảnh gà trống nuôi con, lão yêu con hết mực. Khi con đến tuổi trưởng thành, vì nhà nghèo nên làm lỡ duyên con, lão vô cùng ân hận và cảm thấy mình có lỗi. Trách nhiệm làm cha luôn luôn thôi thúc giày vò lão, lão tìm mọi cách để làm yên lòng con.
 
Nhưng người con vì phẫn uất đã bỏ nhà đi đồn điền cao su để mình lão thui thủi ở nhà. Tình yêu con của lão được biểu hiện vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Trực tiếp qua tình cảm của lão với anh con trai, gián tiếp qua tình cảm với con Vàng - kỉ vật duy nhất của con. Lão cho nó ăn vào bát như chó nhà giàu, mình ăn gì nó ăn nấy. Lão nâng niu bế bồng nó như bà mẹ hiếm hoi chiều đứa con cầu tự. Những lúc vui buồn lão đều trò chuyện, tâm tình với nó, coi nó như người bạn tâm giao. Bao nhiêu tình cảm nhớ thương xa cách, lão đều dành cho nó.
 
 Không phải bất cứ người nào cũng có thể nhớ thương súc vật như vậy. Vậy lão không đôn hậu, yêu con đó sao? Nhưng mưa bão liên miên, hoa màu trong vườn đều bị phá sạch, việc làm chẳng còn, nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ ăn vào số tiền lão chắt chiu dành dụm cho con. Nếu đặt lên bàn cân mà tính số suất ăn của con chó cũng bằng lão, vậy tốn quá. Giữa số tiền dành dụm cho con và con chó, người bạn tâm tình, lão chọn ai đây! Để đi đến quyết định, lão đã phải dằn vặt, đau khổ, lão đã suy nghĩ nhiều, nhiều lắm mới dũng cảm bán chó. Cuộc lựa chọn tàn khốc diễn ra trong nước mắt.
 
 Nhưng nếu không bán lão sẽ chết, và số tiền dành dụm cho con cũng chẳng còn. Lão bán chó đâu phải để ăn mà để lo tương lai cho cho đứa con. Nét cao đẹp của lão Hạc chính là ở chỗ đó. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, thiếu vắng. Lão lại tự dằn vặt lương tâm mình, tự oán trách mình vì đã trót lừa một con chó: “các nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, lão hu hu khóc”. Vậy là, trong cuộc đổi chác này, cái được chẳng là bao mà cái mất thật là to lớn. Lão Hạc được vài đồng để sống qua ngày nhưng lại mất đi một người bạn, mất đi mối dây liên hệ giữa lão và đứa con. Xót xa thay, cay đắng thay cho một số phận của con người đôn hậu, hiền lành này.
 
Lão lương thiện đến mức chỉ vì bán con chó mà tự oán trách mình đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư, vợ ông giáo và bao người khác nữa, họ có hiểu không, hay họ chỉ thấy lão Hạc gàn dở và ngốc nghếch. Ta cảm thương cho số phận lão, ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hâụ của lão, một con người cao đẹp.
 
Đẹp hơn nữa trong tâm hồn lão Hạc là lòng tự trọng cao quý, lão tự trọng với mọi người, với đứa con và với chính bản thân mình, trận ốm kéo dài đã khiến lão suy sụp, lão không còn đủ sức để làm và cũng không còn gì để ăn. Nhưng lòng tự trọng không cho phép lão xâm phạm vào số tiền của con. Và như đã nói, lão bán chó, quyết định cay đắng để giữ trọn chữ tín với con. Khi mọi thứ đều đã hết, lão vẫn tiếp tục sống, một cuộc sống tạm bợ và vất vưởng. Vì tương lai của con, vì lòng tự trọng của mình, lão đã quyết định chết, cái giá đấy phải chăng là quá đắt. Không, với lão Hạc nó không hề đắt và có lẽ cũng vì vậy mà chúng ta thấy khâm phục trước nghị lực của lão.
 
 Có thể tưởng tượng, cuộc sống của lão Hạc như một bó đuốc lớn. Nó vẫn cháy và vẫn có thể cháy nhưng lão dập tắt để thắp thêm vào ngọn đuốc của con. Cái đáng chú ý ở đây là mặc dầu không biết số phận đứa con ra sao; còn sống hay đã chết, nhưng với niềm tin cháy bỏng, lão vẫn quyết định hi sinh. Với quyết tâm cao như vậy, lão chuẩn bị, sắp xếp cho cái chết một cách tỉ mỉ và cẩn thận; nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con và gửi tiền làm ma để đỡ phiền hàng xóm. Lòng tự trọng ấy cao đẹp biết bao. Từ đó, lão tồn tại gần như vất vưởng, vớ được thứ gì ăn thứ nấy, hôm thì quả sung, củ ráy, hôm thì củ chuối, con ốc... Lão đã chịu đựng một cách kiên gan và cao ngạo để giữ tròn phẩm giá. Lão đã từ chối gần như hách dịch tất cả mọi sự giúp đỡ của mọi người. Và cái chết của lão đâu phải là của con người. Phải chăng lão đã chết như một con vật để được sống như một con người? Ở con người này, quy luật “đói ăn vụng, túng làm liều” không thể xảy ra. Kết cục ấy là một diễn biết tất yếu của một cuộc đời trong sạch ngay thẳng như lão. Ta không những khâm phục mà còn nên lấy đó làm tấm gương noi theo.
 
Khi xây dựng nhân vật này, Nam Cao hẳn đã hướng nhân vật vào cái thiện, qua đó bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của lão nói riêng và của những người nông dân ở nông thôn Việt Nam nói chung. Ở điểm này, Ngô Tất Tố cũng giống như Nam Cao với nhân vật chị Dậu. Nhưng tác phẩm của Nam Cao xuất sắc hơn bởi nó đảm bảo được tính hiện thực của tác phẩm. Chị Dậu cũng bị dồn vào những mâu thuẫn sâu sắc cần phải giải quyết nhưng lần nào, với trí thông minh và sắc sảo hiếm có của mình, chị cũng thoát ra được. Điều đó phần nào đã làm mất đi tính chân thực của truyện. Ở đây lão Hạc cũng đã đến bước đường cùng, và cái chết ấy là kết cục tất yếu của hiện thực cuộc sống. Bởi vậy, có thể nói rằng nhân vật lão Hạc là một nhân vật xuất sắc trên mọi phương diện.
 
Cái cao tay của Nam Cao là để cho nhân vật lão Hạc hiện lên trong con mắt của rất nhiều người, đủ loại người: vợ ông giáo, ông giáo, Binh Tư. Tất cả đều hiểu lầm lão Hạc, coi lão thật ngớ ngẩn, dở hơi. Duy chỉ có ông giáo vì cảm thông, chịu tìm hiểu nên đã phát hiện được vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn lão Hạc. Còn riêng em, trong con mắt em, lão Hạc hiện lên là một người cha mẫu mực, một con người Việt Nam cao quý.

28 tháng 9 2021

hộ mình vớiii :(( mình k cho ạ 

28 tháng 9 2021

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 8

ĐOẠN VĂN SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU TRONG TỨC NƯỚC VỠ BỜ

Tuyển chọn những đoạn văn hay trình bày suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố)

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Hướng dẫn cách làm
  • 2. Dàn ý
  • 3. Những đoạn văn hay suy nghĩ về nhân vật chị Dậu
  • 3.1. Đoạn văn 1
  • 3.2. Đoạn văn 2
  • 3.3. Đoạn văn 3
  • 3.4. Đoạn văn 4
  • 3.5. Đoạn văn 5

Đoạn văn suy nghĩ về chị Dậu - Tuyển chọn những đoạn văn ngắn hay nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố).

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

-/-

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM:

Để viết được đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật chị Dậu thì các em cần lưu ý một số ý chính sau:

- Là người phụ nữ thương yêu chồng, khi chồng gặp nạn đã đứng mũi chịu sào, chị vừa đảm đang, tháo vát, biết xoay biến với mọi tình thế

- Người mẹ rất thương con, khi bắt buộc phải bán con đi chị đau đớn như đứt từng khúc ruột

- Là người phụ nữ đảm đang, chịu nhẫn nhục giỏi

- Là người phụ có sức mạnh tiềm tàng, khi tức nước vỡ bờ chị đã vùng lên chống lại bọn tay sai

DÀN Ý CHUNG SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố

- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.

   Ví dụ:

Cùng với nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,… thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một trong những nhà văn nổi tiếng trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Làm lên tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố có thể kể đến tác phẩm “Tắt đèn” - một trong tác phẩm nổi trội nhất của ông. Và nhân vật chị Dậu như được xây dựng lên là một người phụ nữ bị áp bức, nhưng dường như ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần phản kháng ấy của chị Dậu.

II. Thân bài: Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

Video Player is loading.

Play

X

Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:

- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.

- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.

- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.

1. Chị Dậu là một người rất yêu thương chồng

- Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu

-> Chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.

- Chị quạt cho cháo nhanh nguội để anh Dậu ăn

- Chị bước rón rén bưng cháo đến bên chồng

- Ngồi chờ chồng ăn cháo có ngon không

=> Chị Dậu là một người đảm đang, ân cần, dịu dàng, đằm thắm, tình cảm, hết lòng yêu thương chồng.

2. Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai

- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:

+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục

+  Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.

-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.

- Sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả

+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi

=> Chị nhẫn nhục nhưng không được

+ Chị thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà

+ Chị phản kháng bằng lời không được chị phản kháng bằng hành động: đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.

=> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.

3. Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Chị là một người vợ chu đáo, yêu thương chồng con

- Chị là một người phụ nữ đảm đang

- Chị Dậu là người chịu nhẫn nhục giỏi, nhưng tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên chống lại bọn tay sai

III. Kết bài:

- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.

- Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

Ví dụ:

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

Những đoạn văn hay suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Đoạn văn 1

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

28 tháng 9 2021

Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đán

28 tháng 9 2021

Bài làm :

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

 

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

28 tháng 9 2021

Anh trai tôi năm nay mới mười bảy tuổi, đây là độ tuổi có khoảng thời gian tươi đẹp nhất của tuổi trẻ. Anh của tôi khá cao, mới lớp mười một nhưng anh đã cao trên mét bảy và tôi thì rất ngưỡng mộ, ghen tỵ với chiều cao của anh bởi vì năm nay tôi đã lớp tám nhưng chiều cao thì rất khiêm tốn. Bên cạnh đó tôi còn ngưỡng mộ anh tôi ở điểm đó là anh tuy nghịch ngợm, ham chơi nhưng lại rất thông minh và không để việc chơi ảnh hưởng đến việc học. Chính vì thế kết quả học tập của anh vẫn cao.

Ngay từ nhỏ, tôi thường hay bám theo anh trai tôi. Mặc dù là con gái nhưng vì đi cùng anh từ nhỏ để quậy phá nên mẹ tôi mới nhận xét rằng tôi giống như con trai vậy, không một chút nữ tính nào. Tuy nhiên được nhận xét giống anh nên tôi cảm thấy giống như một lời khen chứ không giống lời chê trách chút nào cả. Anh tôi rất chiều tôi và mỗi khi tôi đòi theo thì anh đều cho đi. Nhớ ngày còn bé, khi anh đi chăn trâu thì tôi luôn bám theo anh để chơi đùa cũng anh và đám bạn mục đồng của anh. Có thể nói việc chạy chơi trên cánh đồng là một điều vô cùng lý thú, tôi biết được rất nhiều thứ hay ho mà trước đó tôi không hề biết. Anh chỉ cho tôi biết cái hương vị ngọt ngào của đòng đòng lúa, rồi vị sữa thơm ngon của hạt thóc non mà lũ trẻ chúng tôi ai đã từng thử một lần đều sẽ thích. Những ngày hè rủ nhau cùng đi mò cua bắt cá mặc dù khi về hai anh em ai nấy quần áo đều lấm lem và bị mẹ mắng nhưng vẫn vui.

Xem thêm:  Khổng Tử bàn về Tu thân, Lập ngôn

Anh trai tôi biết làm rất nhiều thứ hay ho mà mỗi khi thấy tôi đều đòi anh dạy và anh luôn kiên nhẫn dạy tôi từng chút một. Khi còn nhỏ anh dạy tôi làm chiếc diều rồi mỗi chiều hè khi đi chăn trâu lại mang theo để thả diều. Chạy trên bờ mương giữa cánh đồng rộng bao la bát ngát để thả diều là một điều rất thú vị. Rồi những dịp tết thiếu nhi, rằm Trung thu anh luôn nghĩ và tìm tòi những món đồ chơi nhỏ để làm tặng cho tôi. Mỗi khi như vậy tôi cảm thấy có anh trai thật tốt. Ngoài việc chơi thì kết quả học tập của anh trai tôi cũng rất đáng nể. Anh luôn được bạn bè, thầy cô khen ngợi về sự thông minh, nhanh nhạy. Mỗi tối thời gian học của anh thường rất ít và sau đó là dành thời gian để giảng bài, kèm thêm cho tôi.

Tường học của hai anh em ở gần nhau và có cùng thời gian vào lớp, tan học nên mỗi sáng hai anh em thường cùng nhau đi học. Anh luôn quan tâm đến việc xem tôi ở trường lớp có bị bạn nào bắt nạt không và cũng luôn đứng ra bảo vệ tôi. Mỗi khi tôi có chuyện buồn, tôi thường ít nói chuyện và hay ngồi một mình. Khi ấy anh trai tôi luôn là người phát hiện ra đầu tiên và tiến đến an ủi, làm trò gì đó khiến tôi vui. Bây giờ dù đã học lớp tám, đã lớn lên rất nhiều so với trước kia nhưng trong mắt anh tôi thì tôi vẫn là đứa em bé bỏng cần được nâng niu và bảo vệ. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc trước sự quan tâm, yêu thương của anh.



 

28 tháng 9 2021

Tham khảo :

Cây vĩ cầm đã câm lặng từ lâu, con còn nhớ khi chai sạn chiều hôn lên tay cha. Cây vĩ cầm vẫn ngân nga hằng đêm, bay mãi vào một thời ấu thơ là cây vĩ cầm. Trải bao giông bão, bao tháng năm kiếp người vẫn còn với cha cây vĩ cầm”...

Lời bài hát vang lên da diết làm em chợt nhớ về hình bóng yêu thương của bố - người cha muôn vàn kính yêu, người nghệ sĩ trong gia đình em.

Thấy bóng bố ngồi yên tĩnh bên cây vĩ cầm, câu chuyện về những ngày còn trẻ của bố mà mẹ hay kể lại ùa về. Hơn hai mươi năm trước, bố còn là chàng thanh niên hai mươi tuổi, nhiều ước mơ và hoài bão. Bố từ nhỏ đã kế thừa tình yêu âm nhạc từ bà nội, đặc biệt đam mê với loại hình nghệ thuật này.

Khi em ra đời thì bà nội đã mất, mẹ bảo bà hát dân ca hay lắm, bà còn biết kéo đàn nhị nữa. Nhưng bố không thích đàn nhị như bà nội, lúc bố 13 tuổi, hay sang nhà người hàng xóm từ bên nước ngoài về Việt Nam định cư, nghe người ta kéo đàn vĩ cầm - loại nhạc cụ hiếm có ở Việt Nam rồi theo người ta học kéo đàn.

Nhiều năm sau đổi mới, người hàng xóm kia quay lại quê hương họ tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu nho nhỏ. Cứ như vậy, cây vĩ cầm ấy theo bố đến hôm nay đã qua hơn hai mươi năm.

Sau này, bố gặp mẹ, bố là chàng trai Hà thành hào hoa, mẹ lại thiếu nữ Sài Gòn sôi nổi, cảm mến chàng thanh niên chơi vĩ cầm giỏi, ít lâu sau thì về chung một nhà. Mẹ bảo sau khi lập gia đình, bố không chơi vĩ cầm thường xuyên như trước nữa, chỉ chăm chú làm ăn lo cho vợ con. Mãi đến khi em lên lớp 2, thấy bố đem cây vĩ cầm đã cũ ra lau chùi, tò mò hỏi mẹ mới biết.

Em cứ nghĩ chắc mình sẽ không được nghe bố đàn vĩ cầm. Cho đến năm ngoái, anh trai đi xa về tặng cho bố một cây vĩ cầm màu nâu bóng, được thiết kế tỉ mỉ, đặt trong hộp gỗ. Em vẫn nhớ như in hình ảnh bố khi ấy, khuôn mặt vuông chữ điền chất phác của người đàn ông đã ngoài bốn mươi với nước da hơi ngăm bỗng bừng sáng hẳn lên.

Đôi mắt hiền từ thường ngày nheo nheo lại, vết nhăn mờ mờ nơi khóe mắt sau nhiều năm gánh vác gia đình thấp thoáng hiện lên. Bố nở nụ cười tươi, đôi tay gầy gầy khẽ vuốt ve cây đàn rồi nhẹ nhàng đặt nó lên, kẹp giữa bờ vai rộng và cần cổ.

Bàn tay bố từ từ đưa qua, kéo nhẹ dây đàn, bản nhạc du dương không biết tên vang lên, dù không được điêu luyện như những nghệ sĩ trên truyền hình nhưng nghe vô cùng ấm áp, xúc động. Hóa ra bố cũng là người nghệ sĩ tài giỏi như vậy.

Kéo đàn xong, bố nâng niu cây vĩ cầm, cẩn thận bỏ lại nó vào hộp rồi đem cất đi. Bóng dáng cao gầy, bước chân vững chắc, bình ổn thường ngày nhanh nhẹn hẳn lên. Sau đó, em cũng không được nghe bố kéo đàn vĩ cầm thêm lần nào nữa.

Bố trở về với cuộc sống thường ngày, vừa lo làm ăn nhỏ, vừa phụ giúp mẹ chăm lo gia đình. Bố là thần tượng của em từ ngày còn bé, luôn ân cần, dịu dàng, thậm chí nhiều món ăn bố nấu còn ngon hơn cả mẹ. Bố không bao giờ khắt khe trong việc học hành của em, thỉnh thoảng sẽ quan tâm con gái học hành có vất vả không, giúp em giảng giải nhiều bài tập khó. Nhiều lần, trời mưa gió mà vẫn phải đến trường, bố đều bỏ công việc, đưa đón em mới yên tâm.

Bố em vốn là người ít nói nhưng rất chu đáo, quan tâm đến mọi người. Những ngày đặc biệt như 20 – 10, 8 – 3, mẹ và em đều sẽ có quà, hai mẹ con lần nào cũng cảm động. Hàng xóm ai cũng yêu mến bố, đặc biệt là các cụ già, lúc nào cũng khen bố còn trẻ mà kiên nhẫn ngồi chơi cờ, tán gẫu với các cụ, các cụ bớt cô đơn hẳn.

Mỗi lần như vậy, em đều tự hào vô cùng. Bố chính là người mà em ngưỡng mộ nhất. Bố không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho gia đình em mà còn là người luôn nhẹ nhàng dạy cho em nhiều bài học đạo lý làm người, sống đúng đắn và nhân hậu. Em luôn cảm thấy mình may mắn rất nhiều khi được trưởng thành trong sự bảo vệ yêu thương của bố mẹ.

~ HT ~

Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm,...
Đọc tiếp

Bài 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Thiết lập ít nhất 1 trường từ vựng được gợi dẫn từ đoạn văn trên. Và cho biết giá trị
của trường từ vựng đó trong việc tạo lập văn bản?
Câu 4: Giải thích từ “cai lệ”? Cai lệ là danh từ chung hay danh từ riêng? Tên cai lệ này có
vai trò gì trong vụ thuế ở làng Đông Xá?
Câu 5: Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong
đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.
Câu 6: Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản? Đặt tên nhan đề như vậy có thỏa đáng không?
Vì sao? Tìm một số thành ngữ có ý nghĩa tương tự.
Câu 7: Cho câu chủ đề: "Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con". Hãy
viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn theo lối tổng phân hợp.

Bài 2:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng
nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển
sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.”
Câu 1: Nêu xuất xứ đoạn trích. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm có trong đoạn trích.
Câu 3: Chỉ ra các từ thuộc một trường từ vựng có trong đoạn trích. Gọi tên trường từ vựng
đó và nêu tác dụng của nó.
Câu 4: Từ truyện ngắn “Lão Hạc” kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng
10- 15 câu, nêu suy nghĩ của em về sự đồng cảm và chia sẻ giữa con người với con người
trong xã hội ngày nay. Trong đó có sử dụng 1 từ tượng hình, 1 từ tượng thanh. (Chú thích
rõ).

2
28 tháng 9 2021

ôi bạn ơi

15 tháng 10 2021

tui đang cần