K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

+ Thực vật cung cấp oxi cho con người

+ THực vật cung cấp nơi ở cho động vật

Đối vs đời sống con người

Hạn chế hiện tượng sói mòn sạt lở

Bảo vệ , giữ mạch nước ngầm

Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người

4 tháng 5 2019

#)Trả lời : 

      Vai trò của thực vật đối với đời sống con người : 

            - Nhiều cây có giá trị sử dụng :

                  +) Làm lương thực, : lúa, ngô, khoai, sắn, ...

                  +) Làm thực phẩm : mướp đắng, xu hào, cà chua, ...

                  +) Cho công nghiệp : chè, cao su, cà phê, hồ tiêu, ...

                  +) Cho hoa quả : vải, ổi, bòng, bưởi, nho, ...

                  +) Làm dược liệu : nhân sâm, đinh lăng, tía tô, tam thất, ...

                  +) Làm cảnh : cây mai, cây đào, cây si, ...

       Kết luận : Thực vật có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người :

               - Cung cấp oxi cho con người, tạo bầu không khí trong lành, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường

               - Hạn chế hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sạc lở đất 

               - Bảo vệ và giữ mạch nước ngầm

               - Cung cấp lương thực cho con người 

               - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp

               - Cung cấp dược liệu, làm cảnh, ...

     #~Will~be~Pens~#

            

4 tháng 5 2019

Khí hậu tiếp tục thay đổi, trở nên khô hạn do mặt trời chiếu sáng liên tục, các hạt trần nguyên thủy dần dần bị chết thay vào đó là các hạt kín.

4 tháng 5 2019

#)Trả lời :

    Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện : Khí hậu tiếp tục thay đổi, trở nên khô hạn do mặt trời chiếu sáng liên tục, các

hạt trần nguyên thủy dần dần bị chết thay vào đó là các hạt kín.

          #~Will~be~Pens~#

4 tháng 5 2019

Chí tuyến bắc nằm ở vĩ độ nào ?

Đáp án :

nằm ở vĩ tuyến 23° 26' 22" bắc

4 tháng 5 2019

 Lời giải chi tiết từ gg :

Chí tuyến Bắc hay Bắc chí tuyến (còn được gọi là hạchí tuyếnchí tuyến Cự Giải, hay nhiệt tuyến Bắcgiải) là một trong năm vĩ tuyến chủ yếu để đánh dấu bản đồ Trái Đất. Đường tuyến này song song với đường xích đạo và nằm ở vĩ tuyến 23° 26' 22" bắc

4 tháng 5 2019

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

4 tháng 5 2019

Hơi dài đó nha bn có thể bn cát ngắn ik nha :

               mk chỉ nghĩ đc năm khổ thui à thông cảm nha bn.

          

Khổ thơ đầu tiên đã đọng lại trong em niềm kính yêu Bác vô hạn.

Mở đầu là một phát hiện và một câu hỏi của anh đội viên:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ

Có lẽ sự xúc cảm mạnh nhất là biểu tượng Đêm nay Bác không ngủ. Xúc động và ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa, anh tự hỏi mình: Mà sao Bác vẫn ngồi, đêm nay Bác không ngủ? Bác giữa đêm khuya, dưới mái lều tranh xơ xác, trong cảnh trời mưa lâm thâm, hình ảnh Bác được nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Đọc câu thơ, em thấy thương Bác vô cùng, tuổi cao sức yếu, Bác vẫn cùng các chiến sĩ ra mặt trận, cung “nếm mật, nằm gai ”. Con người luôn luôn đem đến cho đồng bào chiến sĩ nụ cười rạng rỡ, vậy mà giờ đây, nụ cười ấy biến đi đâu, nhường chỗ cho sự trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ... Bác đang thao thức và băn khoăn với bao ý tưởng nung nấu trong lòng, những lo toan gánh vác việc nước, việc quân. Cái hay của bài thơ là nói đến quan hệ chan hoà yêu thương giữa lãnh tụ và chiến sĩ trong khói lửa của cuộc chiến tranh. Đó là tình cha con, tình bác cháu vô cùng thắm thiết. Anh đội viên xúc động, bồi hồi. Tình cảm chân thành của người lính trẻ, bộ đội,... đối vs Bác.

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương.

Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:


                                         # Học tốt #
 

1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình: tuỳ thuộc vào lứa tuổi , giới tính , thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau

2. Điều kiện tài chính :  cần cân nhắc, một bữa ăn đủ chất không cần đắt tiền

3. Sự cân bằng dinh dưỡng : đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn

4. Thay đổi món ăn

- Tránh nhàm chán

- Đổi cách chế biến để ngon miệng

- Thay đổi hình thức trình bày , màu sắc để món ăn hấp dẫn

- Không nên có món ăn cùng loại hoặc cùng phương pháp chế biến

4 tháng 5 2019

1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình: tuỳ thuộc vào lứa tuổi , giới tính , thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau

2. Điều kiện tài chính :  cần cân nhắc, một bữa ăn đủ chất không cần đắt tiền

3. Sự cân bằng dinh dưỡng : đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn

4. Thay đổi món ăn

- Tránh nhàm chán

- Đổi cách chế biến để ngon miệng

- Thay đổi hình thức trình bày , màu sắc để món ăn hấp dẫn

- Không nên có món ăn cùng loại hoặc cùng phương pháp chế biến

a. Có thể nào :QHT

CN:quan niệm

VN:được sức mãnh liệt của tình yêu

mà :QHT

CN:không

VN:đem nó vào lửa đạn, gay go thử thách

b. CN:Người ta giờ đây

VN:đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết

4 tháng 5 2019

C1 :

- Những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân:

+ Tự ý vô nhà người khác khi chủ nhà chưa cho phép

+ Đột nhập vào nhà người khác để lấy đồ trong nhà

C2 :

câu danh ngôn :

  • “Học, học nữa, học mãi” Lenin
  • “Âú nhi học, tráng nhi hành” luận ngữ
  • Học thầy không tày học bạn.
  • Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
  • Ngọc không mài không thành ngọc quý. Người không học không biết đạo lý
  • Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
  • Học ăn, học nói, học gói, học mở.
  • Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
  • Người không học như ngọc không mài.
  • Học không hiểu, học không hành là học như vẹt.
  • Bộ long làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người.

** Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

4 tháng 5 2019

C2 :

Tục ngữ :

  • Học ăn học nói, học gói học mở. ...
  • Học hay cày biết. ...
  • Học một biết mười. ...
  • Học thầy chẳng tầy học bạn. ...
  • Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu. ...
  • Ăn vóc học hay.
4 tháng 5 2019

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

- Sử dụng phép nhân hóa so sánh phong phú, có hiệu quả.
=> Giúp cho văn bản trở thành một bức tranh tự nhiên, sinh động với những hình ảnh hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên, với những hình ảnh mạnh mẽ của con người cùng với những hình ảnh vượt thác vô cùng hào hùng.

4 tháng 5 2019

So sánh và nhân hóa.

So sánh có tác dụng là:giúp cho câu văn gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng hơn.Mục đích của sự so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau. Mà để nhằm diễn tả hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc hiểu biết sự vật một cách sinh động

Nhân hóa có tác dụng là:nhân hóa khiến sự vật, sự viêc trở nên sinh động gần gũi với đời sống con người. Biện pháp nhân hóa cũng đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.

Đây là tác dụng khái quát của phép nhân hóa và so sánh.

Có gì sai bảo mik nhé :)))

Tất cả các quốc gia trên thế giới là thành viên củaLiên Hiệp Quốc, ngoại trừ Hoa Kỳ, đều đã phê chuẩn công ước này. ... Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.

4 tháng 5 2019

Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hiệp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới.