K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4

bạn tham khảo:

Tiêu đề: Sử Dụng Mạng Xã Hội: Thời Gian Và Phiền Phức

Trong thế giới hiện đại, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không ít người cho rằng việc sử dụng mạng xã hội là lãng phí thời gian và chỉ mang lại phiền phức. Tuy nhiên, theo quan điểm của em, mạng xã hội không phải lúc nào cũng gây ra những điều tiêu cực đó. Trong bài viết này, em sẽ bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này.

Trước hết, mạng xã hội có thể được coi là một công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta kết nối với bạn bè và gia đình. Nhờ vào mạng xã hội, chúng ta có thể dễ dàng trò chuyện, chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ và cập nhật thông tin về cuộc sống của nhau. Điều này giúp chúng ta duy trì mối quan hệ và giao tiếp hiệu quả mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. 

Thứ hai, mạng xã hội cũng là một nguồn thông tin vô cùng phong phú. Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin về bất kỳ chủ đề nào chỉ qua một vài cú click chuột. Từ việc học tập đến việc giải trí, mạng xã hội mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian. 

Ngoài ra, mạng xã hội còn là một nền tảng cho sự phát triển cá nhân và chia sẻ ý kiến. Chúng ta có thể tham gia vào các nhóm quan tâm, thảo luận về những vấn đề quan trọng trong xã hội và học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Điều này giúp mở rộng tầm nhìn và làm giàu kiến thức của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc sử dụng mạng xã hội cũng có nhược điểm. Sự lạm dụng mạng xã hội có thể dẫn đến lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Do đó, việc sử dụng mạng xã hội cần phải được kiểm soát và sử dụng một cách có tỉnh táo.

Tóm lại, mạng xã hội không chỉ là một nguồn gây ra sự lãng phí thời gian và phiền phức. Nó còn là một công cụ hữu ích giúp chúng ta kết nối, học hỏi và phát triển cá nhân. Quan trọng là sử dụng nó một cách thông minh và có trách nhiệm để tận dụng được những lợi ích mà nó mang lại.

 

#hoctot!
 

22 tháng 4

TK:

Chắc hẳn, chúng ta không thể nào phủ nhận được sức mạnh của mạng xã hội đối với con người chúng ta. Mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích tốt đẹp như là mở mang cho chúng ta những kiến thức, những kinh nghiệm từ xưa đến nay. Làm cho mọi người đến gần nhau hơn, có thể giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng mạng xã hội chỉ mang lại những phiền phức cho con người. Với nhiều người, mạng xã hội là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Làm cho người ta có thể quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Vậy nên để mạng xã hội không mang phiền phức cho con người thì chúng ta cần phải có những cái nhìn, rèn luyện bản thân để không bị mạng xã hội chi phối.  hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn.

22 tháng 4

Tôi biết sông Cầu từ thuở còn tắm trần với tụi trẻ con cùng xóm ngõ. Rồi ngày kháng chiến chống Pháp, tôi theo mẹ tản cư lên Phú Bình, Thái Nguyên lại gặp sông Cầu bởi gia đình tôi ở nhờ nhà bà cô ruột lấy chồng trên đó. Nhà cô tôi có một soi quýt rộng trên chục mẫu chạy dài ven theo sông Cầu, tre bao bọc xung quanh, có lối đi xuống sông tắm giặt lát đá xanh. Tôi và thằng em con cô tôi tung hoành khắp soi, bắt dế, phá tổ chim, nướng khoai, rủ tụi con gái hàng xóm ăn cùng. Và nướng trứng nữa. Nhặt lá quýt, lá tre khô, đốt lấy tro nóng, phủ lên một cái hố nhỏ, bỏ vài quả trứng vào, lại đốt lá lấy tro phủ lên trên và xung quanh, tiếp tục đốt lá, nhưng phải đốt từ từ, háu ăn đốt lửa to, trứng bục thì chỉ có ăn tro. Trứng chín là nhờ ủ tro nóng chứ không phải chín bằng lửa. Được quả nào thằng em tôi liền chia ngay cho tụi con gái mà lại chia cho chúng phần nhiều. Tôi chờ đến lượt, thèm rỏ rãi. Trứng nướng chín, bửa đôi ra, lòng trứng vàng rộm, ăn vào thấy hương vị thơm ngon đậm đà, quên cả chết.

Năm hòa bình đầu tiên sau hơn ba ngàn ngày chống Pháp thắng lợi, gia đình tôi trở về quê, một làng ven sông Cầu, huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Ngày ngày, tôi ra sông tắm, nhảy tõm từ cành đa xuống. Mát ơi là mát. Rồi hò hét, chửi tục, thách đố đuổi bắt, dìm nhau. Không để đâu cho hết vui. Lúc ấy tôi vừa ở tuổi rời chiếc khăn quàng đỏ thân thương của tuổi thiếu niên và mới đủ khôn để nhận ra rằng cái bến tôi tắm hiện nay chính là đoạn dưới của con sông Cầu mà trước đây không lâu anh em chúng tôi đã từng tắm và nướng trứng ăn cùng với tụi con gái ngây thơ mắt đen như mắt thỏ ngọc.

Khác với rất nhiều con sông bạn bè, từ chỗ khởi nguồn đến nơi đổ ra biển, sông Cầu nằm gọn trong lòng đất nước, ôm lấy những bờ tre gốc lúa lầm lụi quê mùa, có lẽ vì thế mà nó hiền lành, êm đềm. Sóng của nó lăn tăn ánh bạc đêm trăng, dòng trôi của nó lững lờ như thật như mơ dưới bóng những lũy tre xanh. Phải chăng vì thế mà một nghệ nhân quan họ say mê nó đã làm ra một bài quan họ nổi tiếng với cái tên mơ màng: "Sông Cầu nước chảy lơ thơ". Sông Cầu phát nguyên từ những cánh rừng sâu, những ngọn núi cao trùng điệp, nơi địa đầu của tỉnh Bắc Cạn giáp với một nước láng giềng lớn vài trăm cây số đường biên. Những khu rừng cổ nguyên sinh, những dãy núi tai mèo sắc nhọn ngạo nghễ vùng biên giới, chắt chiu từng giọt nước từ tâm can sâu thẳm tạo nên nhiều dòng suối nhỏ âm thầm nghìn năm, vạn năm luồn lách trong những vùng núi đá sừng sững, cổ thụ um tùm, chụm lại thành dòng suối to hơn, to hơn nữa để cuối cùng tạo nên sông Cầu. Bởi vậy tính chất sông Cầu không chỉ mềm mại, thong dong mà còn kiên cường, bền bỉ. Chính vì thế mà kẻ thù phương bắc liền kề nước ta một đôi lần định vượt sông Cầu vào chiếm Thăng Long mà không qua nổi, mặc dù đã huy động đến thiên binh vạn mã.

Khi kết thúc sứ mệnh của mình, sông Cầu cũng thực hiện điều ấy ngay trong lòng đất mẹ tại Lục Đầu Giang. Đây là nơi hợp lưu của sáu con sông: sông Cầu - dài hai trăm chín cây số, sông Thương - dài tám mươi cây số, sông Lục Nam - dài hơn hai trăm cây số, sông Đuống, sông Kinh Thầy và sông Thái Bình. Lục Đầu Giang này là ngã sáu đường thủy duy nhất ở Việt Nam, sáu con sông dồn nước về tạo nên một vùng nước mênh mông tưới cho đồng ruộng tốt tươi và là nơi dìm đắm quân thù khi chúng hỗn xược xâm lược. Trên thế giới tôi chưa biết có trường hợp nào sáu con sông gặp nhau tương tự như vậy. Sông Cầu còn có điểm đặc biệt lý thú nữa là tại nơi phát nguyên của nó sát kề với nước hàng xóm lớn, những kẻ đại bá đứng đầu nước ấy thường hay nhòm ngó, nhũng nhiễu, xâm chiếm đất đai của ta một cách quỷ quyệt từ trong lịch sử xa xôi thì ở nơi hợp lưu với các con sông khác, chính những kẻ đi cướp đất ấy đã bị người anh hùng dân tộc của chúng ta hạ “đo ván” trong trận thủy chiến lẫy lừng mà trọng tài thời gian đếm đến mấy trăm năm chúng vẫn còn khiếp sợ, không dám mon men dòm ngó. Và khi về nơi vĩnh hằng, người anh hùng ấy lại xin với trời đất, tổ tiên cho nằm ở ngay quả đồi cao nhìn xuống Lục Đầu Giang để canh chừng kẻ thù cho con cháu. Riêng ở thời Lý, trước chiến thắng sông Như Nguyệt vua Tống chỉ phong cho Lý Nhân Tông là “Giao Chỉ quận vương” nhưng sau chiến thắng này nhà Tống đã phải phong cho vua ta là “An Nam quốc vương”.
 



Một góc sông Cầu (ảnh Internet)

Ngày trước giao thông chưa phát triển, đường thủy là quan trọng, sông Cầu là con đường huyết mạch từ miền thượng du xuôi xuống đồng bằng. Những chiếc thuyền đinh, thuyền buồm cột cao nghễu nghện chở hàng hóa xuôi ngược đi như mắc cửi, những chiếc bè dài vài mươi con sào đủng đỉnh chở gỗ đinh, lim, sến, táu về miền xuôi làm nhà, bắc cầu. Tháng chạp lại chở thêm củ nâu, lá dong, nấm, mộc nhĩ cho bà con dưới xuôi nhuộm quần áo trẻ em, người già diện tết, cho mâm cỗ cúng tổ tiên thêm nhiều hương vị và thêm cả chiếc bánh trưng xanh rờn màu lá thương du. Sông Cầu đã bào mòn cơ thể mình tạo nên hàng triệu triệu tấn phù sa đem lai mầu mỡ cho biết bao cánh đồng ở hạ lưu thuộc hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh tạo nên vùng văn minh sông Cầu. Dân cư sinh sống dọc hai bờ con sông này từ nghìn năm nay đã biết làm nông nghiệp trồng lúa, trồng ngô, chăn tằm, dệt vải, làm chum vại, đồ sành sứ phục vụ cho đời sống ấm no của làng mình, huyện mình, tỉnh mình và cả các vùng miền lân cận, xa xôi. Nhiều sản vật của vùng này nổi tiếng khắp nơi như rượu làng Vân, gốm Thổ Hà, sứ Lãng Ngâm, nếp cái hoa vàng Đại Lâm, Vạn An, Hữu Chấp... Rượu Làng Vân đem tiến vua được vua phong là “Vân hương mỹ tửu”, nổi tiếng cả nước cho đến ngày nay. Vùng hạ lưu sông Cầu này còn là cái nôi của sản phẩm văn hóa phi vật thể nổi tiếng. Khoảng một nghìn năm trước đây, quan họ nảy sinh đầu tiên là ở một làng ven sông Cầu là làng Diềm, Hữu Chấp. Sau đó lan sang các làng Quả Cảm, Phấn Động, Khúc Toại và đến các làng thuộc huyện Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành… tỉnh Bắc Ninh. Tổng cộng là bốn chín làng được gọi là quan họ gốc mà UNESCO đã công nhận là sản phẩm văn hóa phi vật thể. Sau này, Bắc Giang có bảy làng quan họ cũng được công nhận là sản phẩm văn hóa phi vật thể. Riêng Bắc Ninh còn có thêm ca trù được UNESCO công nhận là sản phẩm văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp.

Sông Cầu có một niềm kiêu hãnh lớn xứng đáng là dòng sông anh hùng vì trên dòng sông Cầu này có hàng nghìn, hàng vạn giặc Tống đã bị quân ta đánh cho tan tác, chết mất xác. Vào tháng chạp năm 1076, vua Tống Thần Tông Trung Hoa nghe theo lời tể tướng Vương An Thạch cho quân sang xâm chiếm nước ta. Họ định chia lại quận huyện hòng khôi phục uy danh của thiên triều trước nước Kim, nước Liêu, nước Hạ đã xâu xé, cướp một nửa vùng trung nguyên màu mỡ của đại quốc. Kinh đô nhà Tống phải từ Biện Kinh rời về Nam Kinh. Theo lệnh vua, Quách Quỳ thống lĩnh ba mươi vạn quân, một vạn ngựa, hai mươi vạn phu vận chuyển lương thực gồm cả đàn bà, con gái đi theo để phục dịch, hôi của, đã luồn lách vượt qua được Quỷ Môn Quan. Đây chính là một cửa ải khủng khiếp đối với kẻ thù phương Bắc. Chính tướng nhà Hán Hầu Nhân Bảo sang ăn cướp nước ta cách đó hơn chín mươi năm đã bị rơi đầu bởi một viên tướng dũng mãnh của vua Lê Đại Hành, thua nhục nhã. Với một lực lượng hùng hậu như vậy, Quách Quỳ tưởng có thể ăn tươi nuốt sống nước ta. Quỳ cho quân của chúng đóng dày đặc phía bắc sông Cầu từ Mai Đình, Hiệp Hòa qua Trúc, Lát, Quang Lâm qua chân dãy núi Nham Biền đến tận Vạn Xuân tức Vạn Kiếp. Khu vực đóng quân của chúng dài hơn năm mươi cây số, tưởng như con kiến chui không lọt. Nhưng, sau hơn ba tháng không vượt qua được sông Cầu để vào Thăng Long, tuy đoạn đường chỉ còn khoảng hơn mười cây số theo đường chim bay, chúng đã bị đại tướng quân, tể chấp Lý Thường Kiệt đánh cho tơi bời, xác chết đầy trên cánh đồng. Khi thua chạy về nước, quân số của chúng chỉ còn non một nửa. Thật là đau đớn cho vua tôi tham tàn nhà Tống.

Hiện nay ở ven hai phía sông Cầu cả bờ nam lẫn bờ bắc đều có nhiều cánh đồng mang tên là Đồng Xác. Nhân dân lưu truyền rằng, xác ở đây là xác quân Tàu, chúng sang ăn cướp nước ta, bị quan quân triều đình đánh chúng chết như ngả rạ, chết nhiều vô kể. Ở xã Mai Đình đã xảy ra trận đánh rất lớn, chết hàng vạn quân Tống, nên cánh Đồng Xác cũng lớn hơn cả và ở giữa cánh đồng ấy còn có một Gò Xác, chắc hẳn đó là nơi chôn vùi xác của hàng vạn tên giặc. Tại đây, nhân dân đã xây một ngôi cũng gọi là chùa “Xác” hay còn gọi là “An Lạc Tự” để hương khói cho những tên giặc Tống được an bình nơi cực lạc, để đừng bao giờ đi ăn cướp nước người. Trên bờ phía nam có những cánh Đồng Xác thuộc các xã Tam Giang, Thụy Hòa, Dũng Liệt và một vài địa danh khác trong huyện Yên Phong. Riêng tại xã Yên Phụ lại có cánh đồng “Mả Tầu”. Tại địa phận giữa làng Phương La Đông và làng Như Nguyệt có “Đồng Bờ Xác”. Đó chính là những địa danh chôn vùi xác và mộng tưởng cướp nước ta của quan quân nhà Tống. Tại các nơi này nhân dân ta đều có lập những miếu, chùa dùng vào việc hương khói cho họ, được gọi là Chùa Âm Hồn hoặc An Lạc Tự. Những ngôi chùa này cái còn, cái mất do sự tàn phá của thời gian và thiên nhiên hoặc do những thay đổi nhận thức xã hội. Nhưng ý nghĩa của việc xây những ngôi chùa ấy thật lớn lao, lòng nhân ái của nhân dân ta thật đáng nể trọng. Nếu tôi là người có quyền, tôi sẽ mời những người đang lãnh đạo đất nước đại bá kia sang thăm những cánh “Đồng Xác” dọc hai phía sông Cầu để họ thấy nhân dân nước Đại Việt có một tinh thần bao dung, độ lượng biết bao. Và liệu họ còn dám mở miệng nói rằng nơi nào có hài cốt người Hán, nơi ấy là đất đai của Trung Quốc như họ đã nói về hòn đảo nào đó ở biển đông. Và nếu họ có thì giờ, xin mời họ luôn thể ghé thăm Gò Đống Đa, gần nơi tôi đang sống, ở đó có hàng vạn nắm xương gốc Hán chính hiệu, không cần thử ADN vẫn có thể nhận biết vì lịch sử nước họ cũng đã thừa nhận bị bại trận ở Đống Đa.

Con sông Cầu từ Bắc Cạn về đến Thái Nguyên được sử sách Trung Quốc đặt tên là Phú Lương và cũng có sách ghi là Nam Định, với hàm ý vượt qua sông này xuôi về đến Thăng Long là lấy được nhiều của cải vật chất, bình định được phương nam… Nhưng Quách Quỳ cùng các phó tướng là Triệu Tiết, Miêu Lý và tướng Yên Đạt thấy rằng nếu để cánh quân nhập Giao Chỉ từ Cao Bằng qua Bình Gia, Bắc Sơn xuống và vượt sông Cầu - (thời đó dân ta gọi là sông Như Nguyệt) ở Nam Định- Phú Lương thì không khó, nhưng đoạn đường từ đó về Thăng Long là con đường độc đạo, dài gần một trăm cây số, quân của chúng thế nào cũng bị phục kích. Chúng bèn cho cánh quân này về Mai Đình lập đại bản doanh để vượt sông Cầu ở bến sông Như Nguyệt, nơi ấy lòng sông rộng nhiều chiến thuyền, bè mảng có thể cùng sang một lúc. Từ đây, chúng sẽ đánh chiếm đại bản doanh của Lý Thường Kiệt đặt tại Yên Phụ rồi qua ba làng Mịn, chín làng Chờ, qua Đông Yên về Chèm, vượt sông Hồng chỉ khoảng mười lăm cây số. Như vậy, Mai Đình trở thành điểm khởi đầu của chiến tuyến sông Như Nguyệt.

 

Theo binh pháp Tôn Tử, quân thù từ xa đến đang mỏi mệt nên đánh ngay, nhưng Lý Thường Kiệt muốn cho sự huyênh hoang, kiêu ngạo, điều tối kị ở một viên tướng, cứ tăng lên đi và nhuệ khí của quân sĩ giảm xuống thì đánh cũng chưa muộn và đánh càng dễ. Sở dĩ ông biết hắn huyênh hoang vì khi nhận chức chủ tướng Tổng hành doanh chinh phục An Nam, hắn đã bẻm mép nói với vua Tống rằng thu phục Giao Chỉ dễ như trở bàn tay. Hơn nữa, ông còn muốn cắt đoạn tuyệt mối liên hệ giữa Quách Quỳ và Dương Tùng Tiên là viên tướng thống lĩnh thủy quân sang đánh An Nam và tiêu diệt thủy quân của chúng trước.

Sau khoảng ba tuần chờ thủy quân vào để chở quân sĩ vượt sông và phối hợp, đánh vào Thăng Long mà biệt vô âm tín, Quách Quỳ quyết định bắc cầu phao cho hàng trăm chiến thuyền, bè, mảng nhiều như lá tre, ào ạt bơi trên sông, tiến sang bờ nam ở bến sông Như Nguyệt. Lý Thường Kiệt ra lệnh cho tiền quân đánh mạnh những tên quân từ dưới nước leo lên chiến lũy cao hơn hai mét dàì vài chục cây số mà ông đã cho đắp kỳ công từ nhiều tháng trước. Trung quân phục ở đằng sau diệt những tên quân vượt được lên mặt đất. Hậu quân giữ đại bản doanh và tiếp ứng khi có lệnh. Sau hơn một canh giờ, hàng vạn quân Tống đã lên được trên bờ. Trận đánh giáp lá cà dài vài dặm diễn ra trên nhiều cánh đồng, xác chết chồng lên nhau ngổn ngang khắp mọi nơi. Quân Tống bị đánh bật trở lại. Chúng rút chạy xuống bờ sông, đứng như rừng cây trên bãi cát, chờ và đổ xô, tranh nhau, chen chúc nhau lên cầu phao. Giữa lúc đó có tiếng thét kinh hoàng của những tên giặc Tống: “Cầu phao đã bị cắt”. Tiếng thét đó khiến cho quân Tống có mặt ở bờ sông hoặc đang cầm cự ở trên các cánh đồng rã rời chân tay, chỉ tìm cách chạy thoát thân. Những tên giặc Tống đã xuống được bờ sông chờ để về bờ bắc trở thành mồi của những quân cung nỏ của Lý Thường Kiệt từ trên chiến lũy bắn xuống. Trận tấn công của quân Tống do Triệu Tiết, Miêu Lý chỉ huy bị thất bại thảm hại. Người chỉ huy đoàn quân phá cầu phao ở đây bằng một trận thủy chiến một chọi mười không hề đơn giản là công chúa Nguyệt Sinh. Nàng là một cô gái đầy cá tính. Năm mười tuổi thân hình nổi trội so với chị em cùng lứa ở trong cung, Nguyệt Sinh đã xin với vua cha cho đi theo nghiệp võ, bỏ qua những việc khâu vá thêu thùa tẻ nhạt và các loại kinh sách khó hiểu, nặng đầu. Kịp đến tuổi dậy thì nàng được chọn gả cho hoàng tử Chăm sang cầu hôn, nhưng nàng từ chối vì đã trót gá nghĩa với một võ tướng trẻ họ Chu, người truyền thụ võ nghệ cho nàng từ mấy năm nay. Vua cha tức giận cô con gái lỗi đạo hiếu nghĩa, dám trái ý vua cha, đáng tội chết, nhưng vua thương tình con gái tính cách mạnh mẽ, nên giáng cho làm thường dân. Nàng bèn về quê chồng ở làng Vọng Nguyệt, Yên Phong, Bắc Ninh làm nghề canh cửi, tằm tơ. Sau này, nàng được phong làm tổ nghề của làng. Khi Lý Thường Kiệt vâng mệnh vua đi xây dựng chiến tuyến sông Cầu và tổ chức dân binh ở các hương thôn Yên Phong để chống quân Tống, Nguyệt Sinh đã tìm đến, xin ông cho đảm nhiệm một công việc đánh giặc. Ông đã giao cho Nguyệt Sinh trông coi xây dựng toàn bộ dân binh ở các hương dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt. Đồng thời, nhà vua cũng đã nể tình Lý Thường Kiệt, chấp nhận lời thỉnh cầu của ông, khi ông xin cho Nguyệt Sinh được nhận lại tước hiệu công chúa và còn sắc phong cho Chu Đình Dự, chồng nàng là phò mã. Hai người đội ơn ông vô vàn.

Năm ngoái, trong một dịp đi tìm hiểu chiến tuyến sông Như Nguyệt, ngồi nói chuyện với những người khai thác cát ở ven sông Cầu, một bác chừng bốn mươi tuổi cho tôi biết rằng toán thợ của họ đã đào được ở giữa lòng sông một chiếc cọc gỗ lim dài khoảng chín, mười mét hai đầu bịt sắt nhọn. Tôi giật mình nghĩ tại sao ở đây lại có cọc gỗ giống kiểu của sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán. Tôi hỏi họ hiện chiếc cọc đó có còn không, ở đâu, hay đã bán cho hàng đồng nát rồi. May quá, họ trả lời rằng đã nộp cho xã, hiện vẫn đang để trong đình làng “Quả Cảm”. Tên của làng này đã là nỗi ám ảnh của tôi từ sau ngày hòa bình chống Pháp thắng lợi. Tại sao nó lại có cái tên giống kiểu đật tên thể hiện tinh thần chiến đấu thời chống Pháp như “Quyết Tâm”, “Dũng Liệt”, “Chiến Thắng”, “Đồng Tiến”, “Vinh Quang”... đến như thế. Té ra, cái tên “Quả Cảm” này là do Lý Thường Kiệt đặt. Dưới thời Lý, làng có tên là “Kẻ Cởm” nghĩa là ăn cắp vì nhiều người làng này hay đi trộm gà bắt chó của dân làng mình và cả làng khác. Sau khi đọc những tài liệu điền dã và nghe cán bộ, nhân dân địa phương, tôi mới biết rằng, vào thời gian Lý Thường Kiệt chống Tống, ở quãng sông làng này đã diễn ra một trận chiến đấu ác liệt giữa hai bên. Trước đó, phó tướng Lưu Khánh Đàm đã từng sang đánh Ung Châu cùng Lý Thường Kiệt, được cử đến làng Kẻ Cởm xây dựng đội dân binh, xây hầm chứa lương thực và có ngách cho voi tạm trú trước khi chuyển lên vùng Lạng Giang cho Thân Cảnh Phúc để sử dụng phá kho lương thực và những trận đánh tập hậu. Hầm này rất dài, bề rộng hai mét rưỡi, chiều cao hai mét, chạy sâu vào trong lòng núi. Khi Quách Quỳ sang, phát hiện ra núi Kẻ Cởm là một kho lương thực lớn, đã sai phó tướng Miêu Lý dùng thuyền chiến, bè lớn, mỗi chiếc chở được năm trăm quân, nửa đêm tập kích chiếm kho lương thực. Chúng không biết có hàng đàn voi đang ở bên trong. Lưu Khánh Đàm cho đánh cầm chừng, dử chúng lên lưng chừng núi mới cho quân cung nỏ bắn tên tẩm dầu xuống, thả dàn voi ra cùng với quân đao, kiếm đâm chém địch tới tấp. Quân Tống bị vỡ trận. Hơn một nửa quân số của Miêu Lý bị voi dày và tên lửa diệt chết. Trong trận chiến đấu ấy dân binh Kẻ Cởm phối hợp với quân triều đình, giết được nhiềù giặc, bảo vệ được tổng kho lương thực. Khi bình công trạng của các hương dọc tuyến sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã tâu lên vua cho “Kẻ Cởm” được mang tên mới là “Quả Cảm”. Vua chuẩn y lập tức. Chiếc cọc vừa tìm thấy là một chứng cớ minh họa cho một trận chiến mà Lý Thường Kiệt đã kế thừa mưu kế của Ngô Quyền, ông tổ sáu đời của Ngô Tuấn tức Lý Thường Kiệt. Đúng là hổ phụ sinh hổ tử.

Tập tài liệu của làng Phấn Động, xã Tam Đa, huyện Yên Phong gửi Bộ Văn hóa xin công nhận đền, chùa làng “Phấn Động” là di tích chiến tuyến sông Như Nguyệt - (tức sông Cầu) trong cuộc kháng chiến chống Tống cho biết rằng, Lý Thường Kiệt đã về đây xây dựng đội dân binh, lập trại ngựa. Ông Cả Mai, hương trưởng được Lý Thường Kiệt cử đứng đầu đội dân binh. Trại ngựa đông vô kể, không biết là bao nhiêu con, chỉ biết là phân ngựa thải ra đầy đường làng, ngõ xóm; khắp nơi, trong làng, ngoài đồng, phân ngựa chất thành đống lớn đống nhỏ, không biết chứa vào đâu cho hết. Trại ngựa Phấn Đông này chỉ cách đê sông Như Nguyệt gần một trăm mét. Sau ngày đánh đuổi được giặc Tống rồi làng được gọi là Phẩn Động để ghi nhớ đóng góp và công tích của dân làng đối với công cuộc chống giặc Tống. “Phẩn” tức là phần cái tên này duy trì liền bảy tám trăm năm, đến đời vua Gia Long mới xin cải lại thành “Phấn Động” cho bớt phần thô lậu và giữ đến tân ngày nay. Trại ngựa ấy chắc phải có khoảng dăm bảy nghìn con vì vua Tống cho Quách Quỳ đem theo một vạn ngựa thì ta ít nhất cũng phải có khoảng đó mới đủ sức chống lại nó. Thấy trại ngựa là một hiểm họa cho quân lính mình, phó tướng Triệu Tiết cho quân sang cướp phá, hãm hiếp đàn bà, trẻ em, bắt đi rất nhiều ngựa. Trong trận chống trả quân Tống, ông Cả Mai cưỡi ngựa tay đao tay kiếm, động viên mọi người hăng hái giết giặc: “Đàn ông gậy tầy, gậy mấu/ Đàn bà bị trấu, bị tro/ Ra trước cửa Ngò đánh nhau với giặc”. Dân gian kể lại, theo sáng kiến của ông Cả Mai, quân Tống muốn lên được bờ nam, chúng phải từ mép nước leo lên chiến lũy, đàn bà con gái ở trên bờ dùng trấu, dùng tro tung vào mắt chúng, cản, không cho chúng nhanh chóng lên được bờ và chúng sẽ bị gươm giáo của dân binh, quân lính triều đình đâm chém. Trong trận chiến không cân sức ấy, ông Cả Mai đã hy sinh. Ông được dân làng phụng thờ nghiêm cẩn cho đến ngày nay. Trong tài liệu xin chứng nhận di tích chiến tuyến sông Như Nguyệt vẫn sáng chói tên ông. Ngày nay, vào dịp lễ hội Phấn Động, dân làng bao giờ cũng nhớ đặt bị trấu, bị tro ở nơi tế lễ.

Theo cuốn Địa Chí Yên Phong do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2002, vào cuối tháng hai năm 1077 vua Lý Nhân Tông, Thái phi nhiếp chính Ỷ Lan đã đi thị sát chiến tuyến sông Như Nguyệt, xem xét tình hình chiến sự, úy lạo tướng sĩ. Nhà vua có đưa cho Lý Thường Kiệt một bản hịch động viên quân sĩ dốc lòng đánh giặc lập công, phò vua, cứu nước. Và ông được phép thay mặt nhà vua đọc bài hịch trước ba quân trong trận tấn công quyết định ngày mai. Đêm ấy ông tập hợp đầy đủ quân sĩ, đọc bài hịch của vua, gây khí thế cho khắp ba quân. Bài hịch ấy được những quân thường trực đang gác trên mỗi vọng canh, đọc truyền cho vọng canh sau, cách nhau một dặm cho đến vọng gác cuối cùng ở Vạn Xuân, tạo nên khí thế bừng bừng khắp chiến tuyến. Bài hịch ấy kết thúc bầng bốn câu thơ: “Nam quốc sơn hà nam đế cư ... ” dễ thuộc, dễ nhớ, cho nên, về sau các vọng canh chỉ đọc bốn câu thơ mà thôi. Quân Tống nghe quân Đại Việt đọc thơ, hô hào diệt chúng tơi bời, đâm ra hoang mang. Giữa lúc đó hàng nghìn bó đuốc sáng rực chiếu sáng cho quân ta vượt sông đánh chúng khắp tuyến sông. Đến gần sáng bất thần xuất hiện kỵ binh, tượng binh của Thân Cảnh Phúc từ Lạng Giang xuống đánh tập hậu. Quách Quỳ thấy bốn phía đều bị tấn công, lương thực đã cạn, phải thịt ngựa ăn, quân bị chết bệnh, chết trận đã đến một nửa, tình thế ngàn cân treo sợi tóc, bèn ra lệnh lui binh, về nước chịu tội với vua Tống.

Vào một ngày giữa mùa xuân năm nay tại đền Xà nơi thờ Trương Hống, Trương Hát, những vị thần đã giúp Lý Thường Kiệt phá tan giặc Tống trên sông Như Nguyệt, đã có một buổi lễ long trọng do các nhà sư cử hành. Nội dung của buổi tế lễ, cầu siêu này là nhằm tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt và các tướng sĩ của ông trong công cuộc chống ngoại xâm thời nhà Lý tại chính nơi họ đã chiến đấu và hy sinh. Đây là một chiến công vĩ đại trong lịch sử của dân tộc ta, có thể sánh ngang những chiến thắng trên sông Bạch Đằng và Điên Biên Phủ. Nếu tách riêng có thể coi chiến thắng chống Tống trên sông Như Nguyệt là Điện Biên Phủ thời Lý. Hàng vạn người từ các làng “Tam Giang”, “Như Nguyệt”, “Vọng Nguyệt” và xa hơn nữa là các làng “Quả Cảm”, “Phấn Động”, “Thọ Đức” và một số địa phương trong và ngoài tỉnh đã đến dự. Đó là những địa phương đã gắn liền với chiến tuyến sông Cầu cách đây gần một nghìn năm. Lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh vì dân, vì nước đã thể hiện rõ trong buổi lễ trọng thể này. Những người đứng ra tổ chức buổi lễ là những người dân, cán bộ chính quyền địa phương, một vị tướng của viện nghiên cứu khoa học, những hòa thượng của tổ chức Phật giáo. Họ bàn nhau tôn tạo những di tích đã có, xây mới tượng đài, nơi thờ cúng vị anh hùng dân tộc chống Tống mà sự vinh danh ông đôi lúc còn chưa xứng tầm. Tiền của để làm những việc đó đã huy động được rồi. Chỉ còn chờ một ngày đẹp trời nào đấy, khi mọi điều kiện khác hội tụ đầy dủ là khởi công.

Chiến công trên dòng sông Như Nguyệt cách đây trên chín trăm năm vẫn được ghi nhớ, vẫn sống trong lòng nhân dân. Trong buổi lễ cầu siêu ở đây không ai nói đến lòng hận thù nhưng tận nơi sâu thẳm trong lòng không tránh khỏi những suy tưởng về tội ác của những kẻ thù của dân tộc. Nhưng với tấm lòng nhân hậu, trong lễ cầu siêu này người dân trên chiến tuyến sông Như Nguyệt dành một phần nghi lễ cho những tên giặc Tống đã chết ở đây. Còn tôi, xin nói rằng dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ, muôn đời nay như vậy, giống người dân Việt hiền hòa, nhưng vào những lúc thời thế giông bão nó cũng có thể nhấn chìm những kẻ đi xâm lược xuống lòng sông. Ở biển đông, những kẻ đang hầm hè, lăm le xâm chiếm lãnh thổ, gây tội ác hãy dè chừng, đừng làm điều càn rỡ để người dân vùng chiến tuyến sông Như Nguyệt, những vị hòa thượng cao niên phải vượt sóng vượt gió để ra biển làm lễ cầu siêu cho họ./.

trên gg có mà bạn, tui viết dài,tự chịu

 

22 tháng 4

1.Câu ca dao "Sông Cầu nước chảy lơ thơ Đôi ta thương nhớ bảo giờ cho xuôi" khiến em nhớ đến vẻ đẹp huyền bí và bình dị của quê hương. Sông Cầu - dòng nước êm đềm, chảy lơ thơ, như một biểu tượng cho sự êm đềm và bình yên của cuộc sống quê nhà. Hình ảnh này gợi lên trong em cảm giác ấm áp và thanh bình. Câu ca dao cũng thể hiện sự nhớ nhung và tình cảm thương yêu của người dân với quê hương, với những kỷ niệm và người thân thương đã từng ở bên bờ sông này. Bằng cách thể hiện sự nhớ mong, câu ca dao gợi lên trong em một tâm trạng hoài niệm và sâu lắng về quê hương, về những người thân yêu đã từng chia sẻ bên bờ sông Cầu. Nó cũng đề cao ý thức về việc trân trọng khoảnh khắc hiện tại và giữ gìn những kỷ niệm đẹp đẽ, để không phải hối tiếc sau này. Đồng thời, câu ca dao cũng khơi gợi trong em sự hi vọng và mong muốn cho một tương lai tươi sáng và hạnh phúc, nơi mọi điều tốt lành sẽ đến với đôi ta, như dòng nước của sông Cầu vẫn chảy mãi về phía trước.

 

 

 

2.Câu ca dao "Sông Cầu nước chảy lơ thơ Đôi ta thương nhớ bảo giờ cho xuôi" chứa đựng biết bao cảm xúc và ý nghĩa sâu sắc về tình yêu thương và quê hương. Sông Cầu, với dòng nước chảy êm đềm, lơ thơ, là biểu tượng của sự bình yên và thanh tịnh, đồng thời là kí ức về quê hương thanh bình và yên bình. Trong câu ca dao này, việc nhắc nhở về việc "đôi ta thương nhớ bảo giờ cho xuôi" là một lời nhắc nhở về việc trân trọng những khoảnh khắc hiện tại và giữ gìn những kỷ niệm đẹp đẽ. Đồng thời, câu ca dao cũng gợi lên trong em một tâm trạng hoài niệm và sự nhớ mong về quê hương, về những người thân yêu đã từng ở bên bờ sông Cầu. Nó cũng là lời chúc phúc, hy vọng cho một tương lai tươi sáng và hạnh phúc, khi mọi điều tốt lành sẽ đến với đôi ta, giống như dòng nước của sông Cầu vẫn chảy mãi về phía trước, không ngừng, không dừng lại.

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ...
Đọc tiếp

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở.. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước

Câu1:giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em khi chú chim gặp nạn đàn kiến có giúp đỡ chú chim không?vì sao?

Câu2: em hãy viết 1 bài văn nghĩ luận trình bày cảm nhận về lòng viết ơn trong cuộc sống

 

0
22 tháng 4

báo cáo cho các bạn ấy chừa tội còn đăng lung tung trên diễn đàn

4
456
CTVHS
22 tháng 4

Bọn nó nhờn lắm bà ơi..

22 tháng 4

Qua việc đọc đoạn cuối tản văn “Bản tin về hoa anh đào”, em cảm nhận được những mong muốn mà tác giả gửi gắm. Tác giả hi vọng giữa cuộc sống hối hả, tất bật và lộn xộn thì con người vẫn có thể tìm ra điều gì đó tốt đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Ông mong những thông tin tiêu cực sẽ giảm thiểu đáng kể, sự rối ren của xã hội cũng xuất hiện thưa dần, thay vào đó là thông tin về các loài hoa, những mùa hoa nơi thành phố yêu thương. Được như vậy, tâm hồn của mọi người sẽ được thanh lọc, thư thái hơn rất nhiều.

 

Cơ sở là sự giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác các tác phẩm 

Kết luận là vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng...
Đọc tiếp

     Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. 

(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? 

Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? 

Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? 

Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây? 

Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

 
0
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được...
Đọc tiếp

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh
đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.
(Trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm” - Thạch Lam)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Đoạn trích trên viết về phương diện nào của cốm ?
Câu 3. Câu văn nói rõ nhất giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?
Câu 4. Nghĩa của từ “thanh khiết” trong câu:”Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” là gì?
Câu 5. Trong câu “Hồng cốm tốt đôi” từ “hồng” chỉ sự vật gì?
Câu 6. Tại sao tác giả nghĩ đến cốm lại nghĩ đến quà sêu tết?
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu văn sau: “Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già”?
Câu 8. Dấu chấm lửng trong câu văn: “Hồng cốm tốt đôi…” dùng để làm gì?
Câu 9. Qua đoạn ngữ liệu trên, tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc là cốm?
Câu 10. Thạch Lam khẳng định: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Quan điểm của em về thức quà quê – cốm là gì?

 

0
22 tháng 4

Trong truyện ngụ ngôn "Con lừa già và người nông dân", một đặc điểm nổi bật là việc sử dụng các nhân vật động vật để ẩn dụ cho hành vi và tính cách con người. Truyện kể về một con lừa già không còn khả năng làm việc nặng như trước, và người nông dân quyết định không cho nó ăn nữa với hy vọng rằng con lừa sẽ chết. Tuy nhiên, con lừa đã tìm cách cứu mình bằng cách giả vờ chết để thoát khỏi sự ngược đãi của người nông dân.

Trong truyện này, con lừa tượng trưng cho những cá nhân già cỗi, bị xã hội bỏ rơi khi họ không còn khả năng đóng góp. Người nông dân đại diện cho những người lạm dụng và không trân trọng những đóng góp trước đây của người khác khi họ không còn hữu ích. Sử dụng nhân vật động vật thay cho con người giúp đơn giản hóa các bài học đạo đức và làm cho chúng dễ tiếp cận hơn với độc giả, đồng thời cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những khuyết điểm của xã hội con người mà không trực tiếp chỉ trích bất kỳ cá nhân cụ thể nào. Truyện ngụ ngôn như vậy thường mang đến bài học hoặc đạo lý thông qua câu chuyện hấp dẫn và tượng trưng.