Đọc đoạn văn SGK Ngữ Văn 7 trang 18 phần Luyện tập và thực hiện các yêu cầu sau:
a)Tính liên kết trong đoạn văn được thể hiện như thế nào?
b)Suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong đoạn văn trên
Ai làm xong trước tối mai được 3tick
Giúp mk nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Sáng nay là buổi sáng đầu tiên em được cùng bố ra thăm ruộng lúa nhà mình. Cậu "ấm sứt" hôm nay sẽ được lội chân xuống bùn! Dậy sớm một chút và chuẩn bị đầy đủ vài nông cụ cần thiết, hai bố con lên đường.
Chỉ khoảng năm phút đi xe máy là đã ra tới ruộng rồi. Ngạc nhiên quá, những cây mạ hồi ra Tết mới chỉ có vài ba lá run rẩy bám vào thân cây yếu ớt thì giờ đã phổng phao thành những cây lúa trưởng thành đang thời kì trổ đòng đòng. Ruộng xanh biếc một màu, cây nào cũng tràn đầy sức sống như những cô thiếu nữ đang thì con gái.
Ngồi bên bờ ruộng, em cảm nhận rất thật, rất gần hương thơm thoang thoảng của mùi sữa lúa non mới trổ, hương thơm tinh khôi đó hòa vào làn gió quê làm tâm hồn mình bỗng nhiên thấy thanh thản lạ kì.
Những cây lúa mỏng manh bắt đầu cong cong về một hướng khi mang trên mình những người bạn mới. Những hạt lúa xanh xanh lớn dần lên trong sự kết tinh của bùn đất, của nắng, của gió và công lao chăm sóc của bàn tay con người. Lá lúa cũng dày hơn, gân lá ở giữa cứng cáp hơn, cạnh lá cũng sắc bén hơn nên nếu chẳng may để lá cứa vào là đứt tay liền chứ chẳng đùa đâu! Bông lúa lúc này cũng đã có hình dáng của bông trưởng thành, hình thoi cân đối, đưa lên miệng cắn sẽ cảm nhận được sữa lúa màu trắng đục, giống như màu sữa mẹ, vị mát, thanh. Đó là những cây lúa mà chỉ vài tháng nữa thôi là sẽ mang lại cho người nông dân một vụ gặt bận rộn.
Một cơn gió tới, cây đua cây, đung đưa đầy kiêu hãnh vì dường như chúng biết chúng mang một vẻ đẹp đầy kiêu hãnh, thanh thoát mà cũng rất Á Đông.
Vẫn đang mải mơ màng mà bố đã làm xong công việc từ bao giờ, hai bố con nhanh chóng thu xếp đồ quay trở về nhà, ngoảnh lại con đường bờ cỏ sau lưng hình như em nghe thấy tiếng khe khẽ chào tạm biệt của những bông lúa tinh nghịch mà cũng rất dịu dàng.
Tình bạn đối với mình là một thứ gì đó rất quan trọng , rất quý giá ( không thể mua được bằng tiền mà chỉ có được một tình bạn đẹp bằng tấm lòng ) nên rất đáng trân trọng.
Bài làm
Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:
“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"
Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.
Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.
Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.
Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.
Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :
"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.
Doraemon là một bộ phim rất nổi tiếng với thế hệ trẻ
Tất nhiên là ít nhiều ai cũng phải xem qua
Và mình cũng vậy !!!
văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:
“Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"
Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:
“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...
Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.
“Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”
Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.
“Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”
Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:
“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Có khi họ bị chồng đánh đập:
“Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"
Có khi bị chồng phụ bạc:
“Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."
Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’
Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.
Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.
À mình bt trả lời rùi ai tham khảo thì tham khảo
Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.
Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.
lên mạng nhận soạn bài ;những câu hát nghĩa ting là ra ngay ấy mà
Bn tham khảo Link sau nhé : Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình | Soạn văn 7 hay nhất tại VietJack
Học tốt nhá
# MissyGirl #
Cảm xúc - với lời đề tặng Thế Lữ - là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu (1917 - 1985) in trong tập thơ thứ nhất của anh: Tập Thơ thơ (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội - 1938). Cuối bài Cảm xúc, không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác bài thơ này, nhưng vì đó là bài đầu tiên của tập thơ gồm những bài Xuân Diệu viết từ năm 1933 đến năm 1938, nên có thể đoán Cảm xúc được sáng tác vào năm 1933.
Đoạn đầu bài thơ có những câu:
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và "nhại" theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bàiCảm xúc (và ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu), cũng trong đoạn đầu bài thơ:
Nếu "thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây",
Để tâm hồn treo ngược ở cành cây
Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…
Mấy chục năm nay, nhiều người đọc và cả các nhà nghiên cứu thường cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài này với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu, tuyên chiến với các nhà thơ lãng mạn.
Gần đây nhất, trên Báo Sài Gòn giải phóng số 10.628 ra ngày 21/1/2007, trong bài Bút chiến thơ của Nhất Sinh, tác giả còn lấy hai bài thơ trên của Xuân Diệu và Sóng Hồng làm dẫn chứng tiêu biểu cho cuộc bút chiến của những nhà thơ theo khuynh hướng "Nghệ thuật vị nghệ thuật" và "Nghệ thuật vị nhân sinh".
Tác giả viết: "… Ở cuộc họa thơ giữa nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa Xuân Diệu (Là thi sĩ) và nhà thơ Sóng Hồng, bút danh của đồng chí Trường Chinh khi làm thơ (Nếu thi sĩ)… ý thơ của Sóng Hồng là lời phân tích sâu sắc, động viên ân tình và kêu gọi thiết tha… Xin lưu ý: Là thi sĩ vàNếu thi sĩ mà tác giả dẫn ra chỉ là những chữ đầu ở những câu thơ đầu của hai bài thơ mang tên Cảm xúc (Xuân Diệu) và Là thi sĩ (Sóng Hồng).
Có điều, mục đích của tác giả bài thơ Là thi sĩ có phải là để bút chiến và đây có phải là việc họa thơ hay không?
Ta hãy nghe chính nhà thơ Sóng Hồng kể lại trong một bức thư gửi một bạn đọc:
"Năm 1942, tôi hoạt động bí mật ở ngoại thành Hà Nội. Các anh chị em vận động binh lính đang tìm cách tuyên truyền một anh thư ký của nhà binh Pháp. Anh này hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa. Một hôm, đồng chí Hoàng Văn Thụ và tôi đến cơ quan binh vận Trung ương ở quận 6 ngoại thành.
Một chị binh vận đưa cho chúng tôi xem một bài thơ lãng mạn của anh thư ký nhà binh kia. Tôi bảo chị: "Anh này thích thơ, để tôi làm một bài thơ nói về nhiệm vụ của nhà thơ, rồi chị đưa cho anh ta xem, họa chăng có giúp các chị một phần nào để cảm hóa anh ta chăng".
Dĩ nhiên là chị binh vận kia hoan nghênh ý kiến của tôi và giục tôi làm mau bài thơ đó.
Vài hôm sau, tôi đưa cho chị bài Là thi sĩ. Chị nhảy lên vì sung sướng. Sau tôi được biết bài thơ đó đã có tác dụng nhất định trong công tác binh vận của Đảng và trước hết là trong việc giác ngộ anh thư ký nhà binh nói trên.
Bài thơ Là thi sĩ đã được đăng trên báo bí mật, ký là Sóng Hồng… sau Cách mạng Tháng Tám lại được đăng trên báo công khai ở Hà Nội". (Xem Trường Chinh - Tuyển tập văn học - tập II - Trang 295, 296, NXB Văn học - Hà Nội 1997).
Như vậy, đoạn văn này của đồng chí Trường Chinh cho ta thấy: Mục đích trước hết của tác giả khi viết bài thơ này là… làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là anh thư ký nhà binh Pháp "hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa".
Nếu tác giả có nhắc lại những ý thơ và "nhại" cách viết của bài Cảm xúccủa Xuân Diệu (sau đó có đề dưới tên bài thơ là Tặng các nhà thơ Việt Nam) thì đó chỉ là cái cớ để tác giả thực hiện mục đích ấy, chứ không phải tác giả viết Là thi sĩ để bút chiến với Xuân Diệu, hay để họa thơ của Xuân Diệu - dù họa thơ với mục đích gì.
Thế là, từ một trường hợp rất cụ thể, rất riêng, vì nói được ý tưởng lớn của thời đại, nhiệm vụ lớn của mỗi người làm thơ cũng như mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng trở nên có một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, rất có thể vượt ra ngoài ý định ban đầu của người viết
công lý được người dân chúng ta tin tưởng và chuyền lại cho bao nhiêu đời chúng ta bởi vì công lý luôn đứng về phía lẽ phải , công lý giúp chúng ta được thanh minh một cách vô tội và trong sạch . cũng chính vì vậy trong hàng nghìn câu nói của những ngưởi lẽ phải luôn là câu " công lý chưa bao giờ khuất " . để cho người dân hiểu rằng , chúng ta làm đúng không làm sai thì chúng ta sẽ được cho là người trong sạch , không phải những loại người bẩn thỉu làm việc vì lợi ích cho chính mình .các bạn biết ko ! từ thời xa xưa con người chúng ta cũng ai có công lý bảo vệ nhưng có 1 số người cũng lợi dụng nó để chứng minh mình trong sạch nhưng trái lại với ý nghĩ đó , họ đã mất đi công lý của chính mình và lại quanh quẩn theo 1 vòng của quy luật tự nhiên , xấu xa thì bị bắt , tốt bụng thì trong sạch !
a)-Là một những tính chất quan trọng của văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu
b)Ghi nhớ sgk chấm thứ 2
Tính liên kết được thể hiện thế nào chứ ko phải định nghĩa