“Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình” Hãy phân tích tình huống truyện của hai tác phẩm: “Làng” (Kim Lân) và “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) để làm sáng tỏ điều đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Câu 1:
*Phương pháp: Đọc, hiểu
*Cách giải:
- Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
- COVID-19 chủ yếu lan truyền qua các giọt từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Bạn có thể nhiễm COVID-19 nếu bạn chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút và sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.
- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu 2:
*Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
*Cách giải:
v Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng;
- Viết một bài văn có đầy đủ Mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài bài văn khoảng 2 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
v Yêu cầu nội dung:
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19.
b. Thân bài
- Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19
- Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua
- Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc
- Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc
- Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc?
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn.
câu 1
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
- COVID-19 chủ yếu lan truyền qua các giọt từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Bạn có thể nhiễm COVID-19 nếu bạn chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút và sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.
- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
câu 2
hiện nay thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với một đại dịch rất nguy hiểm, có tốc độ lây lan và gây thiệt hai nặng nề. Đó là đại dịch Covid-19, ta có thể thấy tình hình dịch bệnh hiện nay hết sức phức tạp. Để hiểu rõ hơn và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch ta nên tìm hiểu kĩ hơn về địa dịch này.
Dịch bệnh nCov cũng giúp mọi người nhận ra bản chất của Trung Quốc: giả dối, thâm độc, nham hiểm. vậy ta hiểu dịch nCov là gì?Bệnh virus corona 2019 (COVID-19), còn được gọi là bệnh viêm phổi do virus corona mới bởi Trung Quốc và bệnh viêm phổi Vũ Hán, là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi một chủng virus corona mới, SARS-CoV-2 (trước đây được gọi tạm thời là 2019-nCoV).Virus corona chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có các triệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi, với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Các phản ứng y tế đối với căn bệnh này thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vì hiện tại chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với 93 triệu người, vừa thoát khỏi chiến tranh gần 50 năm trước, đang tiến hành các biện pháp đơn giản song triệt để nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 . Khác với các nước Châu Âu , Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán.Việt Nam áp dụng một loạt biện pháp, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những người nhiễm virus và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngoài ra, người dân Việt Nam có tinh thần giám sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai trái tới cơ quan chức năng; các hành vi như chia sẻ tin giả, thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 đều bị xử lý.Lực lượng chức năng Việt Nam cũng luôn đồng hành cùng người dân. Khắp các quận đều phát những hướng dẫn phòng ngừa qua loa phóng thanh. Toàn bộ người dân nhận được một tin nhắn SMS gần như hằng ngày với các nội dung chỉ dẫn hoặc thông báo tìm kiếm những người có nguy cơ. Việt Nam còn thể hiện ở chỗ điều kiện của Việt Nam còn khó khăn nhưng có thể trở thành “tấm gương” cho nhiều quốc gia khác về cách thức dập dịch đạt hiệu quả cao nhất với mức chi phí tối thiểu. Những người ở tuyến đầu chiến đấu với dịch bệnh chính là đội ngũ y bác sĩ. Những "thiên thần áo trắng" trong bộ đồ bảo hộ “kín mít”, nhìn và đối thoại với đồng nghiệp qua ánh mắt, cử chỉ, hành động; tạm gác lại tình thân và những giây phút quây quần bên gia đình trong ngày xuân năm mới để “trực chiến”, tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Đó còn là những nhà khoa học sẵn sàng đối diện với hiểm nguy để nuôi cấy, phát hiện cơ chế hoạt động của virus, điều chế vác-xin phòng dịch. Công việc thầm lặng của “những chiến sĩ trên tuyến đầu” chống dịch đã để lại những cảm xúc yêu thương, trân trọng của mọi người, góp phần lan tỏa tình vị tha, lòng nhân ái trong cộng đồng...Việt Nam ta đã thể hiện đc tinh thần tương thân tương ái trong mùa dịch bằng những hình ảnh đẹp :Tặng gạo cho người nghèo, người bán vé số, tích cực hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ ở các khu cách ly; vận động các chủ nhà trọ giảm giá tiền phòng…Bên cạnh những hành động đẹp về sự đồng lòng của Chính phủ và nhân dân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, vẫn còn đó những hình ảnh xấu, tiêu cực.Đây là dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống. Nó khiến cho con người "lao đao", nhiều người rơi vào cảnh phá sản, cuộc sống của những người ở khu "ổ chuột" lại càng thêm khổ hơn..Trong xã hội thông tin, bên cạnh “dòng” thông tin chính thống, hữu ích, thì có rất nhiều kẻ tung tin giả (fake news). Những tin giả xuất hiện tràn lan trên internet và mạng xã hội thường gây hoang mang, lo lắng, bi quan cho không ít người. Những thông tin xấu, tin giả với mục đích “câu view”, xuyên tạc, bịa đặt cũng được coi là một loại "dịch bệnh xã hội" mà đôi khi tác hại của nó còn nguy hiểm hơn virus.học sinh chúng mình cũng phải nghiêm túc trong công tác phòng chống dịch.bản thân chúng ta cũng sẽ góp phần đẩy lùi dịch bệnh bằng cách chấp hành nghiêm chỉnh các quy định phồng chống dịch đơn giản.Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang phải oằn mình chống lại COVID-19 thì tại Việt Nam, đại dịch đã dần được khống chế. Bằng tinh thần dân tộc, bằng sự vào cuộc quyết liệt “Chống dịch như chống giặc”, sự đoàn kết của toàn dân, toàn quân,... Việt Nam đã và đang khẳng định được thế mạnh trong công tác phòng ngừa, điều trị và đẩy lùi dịch bệnh từ hiện thực đời sống cũng như các sản phẩm văn hóa nghệ thuật./.
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật sẽ phân tích
- Đoạn trích cần phân tích để làm rõ vẻ đẹp nhân vật
b. Thân bài
- Khái quát: thông tin chủ yếu về nhân vật (tên tuổi, hoàn cảnh vào chiến trường,...), vị trí của nhân vật trong tác phẩm.
- Phân tích, bình luận:
+ Hoàn cảnh chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn: "Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa." "Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần." Từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp về sự can đảm, không quản ngại khó khăn.
+ Nhiệm vụ gian khổ, nguy hiểm đã khiến người đọc một lần nữa thấy được vẻ đẹp gan dạ, dám đương đầu với thử thách khó khăn của Phương Định.
+ Lạc quan, yêu đời, mơ mộng: "Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ.", "Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó vui. "
- Đánh giá, nhận xét:
+ Phương Định là cô gái can đảm, vui vẻ, lạc quan,... hình tượng nhân vật điển hình cho những chiến sĩ trong các tác phẩm văn học.
+ Từ nhân vật Phương Định, người đọc sẽ nhận ra được sự cống hiến, sống hết mình, có lí tưởng.
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận về nhân vật
- Liên hệ bản thân
Câu 3.
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật sẽ phân tích
- Đoạn trích cần phân tích để làm rõ vẻ đẹp nhân vật
b. Thân bài
- Khái quát: thông tin chủ yếu về nhân vật (tên tuổi, hoàn cảnh vào chiến trường,...), vị trí của nhân vật trong tác phẩm.
- Phân tích, bình luận:
+ Hoàn cảnh chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn: "Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa." "Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần." Từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp về sự can đảm, không quản ngại khó khăn.
+ Nhiệm vụ gian khổ, nguy hiểm đã khiến người đọc một lần nữa thấy được vẻ đẹp gan dạ, dám đương đầu với thử thách khó khăn của Phương Định.
+ Lạc quan, yêu đời, mơ mộng: "Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ.", "Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó vui. "
- Đánh giá, nhận xét:
+ Phương Định là cô gái can đảm, vui vẻ, lạc quan,... hình tượng nhân vật điển hình cho những chiến sĩ trong các tác phẩm văn học.
+ Từ nhân vật Phương Định, người đọc sẽ nhận ra được sự cống hiến, sống hết mình, có lí tưởng.
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận về nhân vật
- Liên hệ bản thân
a,Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
b, Thể thơ:Tự do
c, “Người đồng mình” đó là những người vùng mình, người miền quê mình. Hay rộng hơn là những người sống cùng trên một đất nước, một dân tộc.
* Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn nội dung đoạn thơ.
*Thân đoạn:
- Cuộc sống của “Người đồng mình” còn nhiều vất vả, nhiều nỗi buồn, song họ luôn mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thể hiện qua cách nói của người miền núi:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
-Sự thủy chung bền bỉ, gắn bó với quê hương, dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Phân tích điệp ngữ “không chê” mang tính khẳng định, hình ảnh mộc mạc mà giàu ý nghĩa khái quát như “đá”, “thung”, “gập ghềnh” “nghèo đói”, chỉ nơi sống và cuộc sống ở đó còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.
- “Người đồng mình” có cách sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt. Phân tích hình ảnh so sánh “ Sống như sông, như suối”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ nỗi khó nhọc trong cuộc sống, làm ăn, song “người đồng mình’ không lo cực nhọc” vẫn sống tự tin, thanh thản.
* Người cha nhắc nhở con:
- Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình.
- Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
=> Phân tích qua lời gọi tha thiết “con ơi”, cụm từ “cha vẫn muốn” , điệp ngữ “ không chê”, “sống”… để thấy lời mong mỏi tha thiết con sẽ làm được những điều cha mong muốn.
*Phần kết đoạn:
Bằng giọng thơ thiết tha, trìu mến, cách diễn đạt tình cảm và suy nghĩ với những hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, nhà thơ dân tộc Y Phương qua đoạn thơ trên đã giúp ta hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của một dân tộc miền núi, nhắc nhở ta gắn bó với quê hương và có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
a. Tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương
b. Thể thơ tự do
c.
- "Người đồng mình" là những người dân vùng núi, những người đồng bào ở nơi mà con được sinh ra
- Những vẻ đẹp của "người đồng mình":
+ Vượt qua nỗi buồn, gian nan, thử thách... hơn nữa luôn nuôi chí lớn, nỗ lực phấn đấu đi lên
+ Dù cuộc sống gian nan, vất vả, "người đồng mình" vẫn suốt đời gắn bó thủy chung, không chê bai, không một lời than thở
+ Sống lạc quan, mạnh mẽ như thiên nhiên (sông, suối) chấp nhận những thác ghềnh để rút ra những bài học quí báu
1,
Có người cho rằng "Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống"đối với tuổi trong cuộc sống hôm nay. Theo em ý kiến này là hoàn toàn đúng và chúng ta nên thực hiện. Vậy mạnh dạn là gì? Mạnh dạn là tự tin không sợ nguy hiểm khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần phải đối diện với nhiều khó khăn từ dễ đến khó mới có thể rèn luyện được thói quen mạnh dạn đó. Khi mạnh dạn đối diện với thử thách, chúng ta dễ dàng có thể vượt qua những thử thách đó, được mọi người tôn trọng và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên vẫn còn đó một số người không dám đương đầu trước khó khăn, luôn nhờ đến sự trợ giúp của người khác khi gặp khó. Những người đó sẽ không dễ thành công trong cuộc sống cũng như không có sự tự tin nhất định vào bản thân mình. Vậy nên mỗi con người chúng ta cần phải rèn luyện sự mạnh dạn để đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống ngay từ bây giờ. Tóm lại mạnh dạn chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống là hoàn toàn cần thiết và rất đáng học hỏi.
ĐỀ 2
Khát vọng cống hiến, lan tỏa đến mọi người của tác giả Thanh Hải cho mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. Một bài thơ cũng nói về khát vọng cống hiến lan tỏa chính là bài thơ"Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương.
- Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
2. Gợi ý:
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19.
b. Thân bài
- Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19.
- Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua.
- Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc.
- Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc.
- Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc?
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn.
- Liên hệ bản thân.
Câu 1:
- Thành phần tình thái: "chắc chắn"
- Phép lặp: "chúng ta"
Câu 2: Trong đoạn trích, theo tác giả con người cần dùng tiếng nói để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu và để được lắng nghe.
Câu 3: Thông điệp
- Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.
- Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.
Câu 1
- Thành phần tình thái : " chắc chắn "
- Phép lặp " chúng ta "
Câu 2
Trong đoạn trích , theo tác giả con người cần dùng tiếng nói để thổ lộ , để giãi bày , để xoa dịu và để được lắng nghe
Câu 3
Thông điệp
+) Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.
+) Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.
Giải chi tiết:
1/ Đặt vấn đề:
- Dẫn dắt, nêu ý kiến.
- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.
+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.
- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.
2/ Giải quyết vấn đề:
2.1/ Giải thích ý kiến:
- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:
+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.
+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.
2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm:
a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:
* Tình huống truyện:
- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.
- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.
+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.
+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.
+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.
* Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:
+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...
+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam.
b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:
* Tình huống truyện:
- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.
- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.
* Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:
+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.
+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.
- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.
- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
3/ Đánh giá chung:
- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.
- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.