nêu những giả thiết về việc xây dựng kim tự tháp ai cập?
Giúp mình với các bạn ơi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé.
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước. Ôn lại lịch sử và truyền thống vẻ vang của dân tộc mỗi chúng ta vô cùng biết ơn và tự hào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân tộc ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1. Sự hình thành dân tộc Viêt Nam
Nằm ở Đông Nam lục địa châu Á, có bờ biển dài 3.260km với hàng nghìn hòn đảo, Việt Nam không chỉ có vị trí địa lý chính trị quan trọng với khu vực và thế giới mà còn có tài nguyên phong phú, đa dạng.
Qua các bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta đã khẳng định có sự tồn tại thời kỳ nguyên thủy. Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc bản địa. Đất nước Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người.
Từ khoảng thế kỷ IX trước công nguyên (TCN) ở nước ta đã hình thành các trung tâm văn hóa và ra đời của các nhà nước sơ khai đầu tiên. Đó là văn hóa Đông Sơn với Nhà nước Văn Lang, văn hóa Sa Huỳnh với Nhà nước Cham Pa cổ, văn hóa Ốc Eo của Vương quốc Phù Nam. Các dòng văn hóa đó trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất, trong đó dòng văn hóa Đông Sơn là chủ đạo.
Kế thừa các nền văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 2.000 năm TCN), văn hóa Đồng Đậu (khoảng 1.070 năm TCN), văn hóa Đông Sơn nổi bật và rực rỡ nhất (có niên đại cách chúng ta 820 TCN ±120 năm) là nền văn hóa đồ đồng đã đạt đến mức hoàn hảo về mặt kỹ thuật chế tác và nghệ thuật trang trí. Sự ra đời và phát triển của các công xã nông thôn trên các khu vực đất đai ổn định là những tiền đề cho sự hình thành giai cấp và nhà nước đầu tiên ở nước ta.
Theo lịch sử và truyền thuyết, từ buổi đầu thời đại đồ đồng ở nước ta có khoảng 15 bộ tộc Lạc Việt định cư ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu là ở miền trung du và đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã. Các bộ tộc đó có chung vùng lãnh thổ và phương thức sản xuất, chung kiểu tổ chức xã hội, tiếng nói, tập quán và văn hóa tương đối giống nhau
Do yêu cầu sản xuất và tồn tại, việc trao đổi kinh tế, văn hóa mở rộng nên các bộ tộc có xu hướng thống nhất với nhau. Trong số đó, bộ tộc Văn Lang là mạnh hơn cả đã thống nhất các bộ tộc dựng nên nước Văn Lang, đứng đầu là Hùng Vương, khoảng thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên18
Việt Nam nằm ở vị trí ven biển, khu vực nhiệt đới gió mùa, nền sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn nhưng cũng chịu không ít khó khăn. Trong quá trình dựng nước, ông cha ta đã thích nghi, biết đắp đê sông, đê biển, đào kênh mương làm thủy lợi, khai thác mặt thuận lợi, khắc phục những trở ngại của thiên nhiên để sản xuất. Quá trình ấy đã sớm tạo nên sự cấu kết cộng đồng xóm làng, sự gắn bó con người với quê hương bền chặt.
Nền kinh tế chủ yếu là làm ruộng, trồng lúa nước. Cư dân sớm biết làm thủy lợi, dùng sức kéo của động vật, dùng công cụ đồng để sản xuất, đã biết làm đồ gốm, dệt vải… Những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, hiện đang lưu giữ, cho ta thấy sự phong phú của văn hóa dân tộc Việt thời đó.
Thời kỳ Văn Lang, còn gọi là thời kỳ Hùng Vương, trải qua 18 đời vua, là giai đoạn quan trọng – thời kỳ mở nước của dân tộc Việt Nam. Thiết chế quản lý xã hội thời kỳ Văn Lang dù còn đơn giản nhưng đã mang hình thái nhà nước đầu tiên.
Cần phải thấy rõ đặc điểm ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam khác với các nước phương Tây. Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam ra đời không phải do sự phân hóa giai cấp, không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ mà do yêu cầu xây dựng đất nước. Quan hệ nô lệ trong xã hội người Việt cổ, tuy có tồn tại nhưng rất ít ỏi, bé nhỏ, không trở thành quan hệ chi phối và phổ biến trong xã hội. Lực lượng lao động nô lệ trong xã hội rất ít ỏi, chủ yếu ở trong các gia đình bé nhỏ, lao động làm thuê theo thời vụ không giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất. Chủ gia đình và người nô lệ (nếu có) cũng đều lao động. Mối quan hệ giữa con người Việt Nam ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội Việt Nam ít có sự cách biệt, đối lập gay gắt mà sớm có sự gắn kết mang tính cộng đồng nước, làng, nhà khá sâu sắc.
Trên nền tảng kinh tế, chế độ chính trị và nền văn hóa của dân tộc ngày càng rõ nét. Văn minh đầu tiên của người Việt, còn gọi là văn minh sông Hồng là văn minh nông nghiệp lúa nước đã đạt đến trình độ cao của nhân loại đương thời. Sự xuất hiện sớm của dân tộc và có sự rực rỡ của nền văn hóa Văn Lang – Âu Lang tạo nên cơ sở thống nhất, đoàn kết dân tộc Việt Nam
Thực tiễn dựng nước và các truyền thuyết, truyện cổ tích về nguồn gốc con cháu Rồng Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng đã làm rõ cơ sở của truyền thống quý báu, giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đó là nền tảng sức mạnh mở đầu cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trên cơ sở nghiên cứu khoa học khẳng định nguồn gốc dân tộc và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, Đảng, Nhà nước ta đã lấy ngày 10-3 âm lịch hàng năm làm Quốc giỗ tổ Hùng Vương.
Cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử. Do nằm trên ngã ba đường giao lưu của châu Á, nhiều dân tộc ở các nước xung quanh, chủ yếu từ phía Bắc, di cư đến. Những đợt di cư này kéo dài đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cả sau này vẫn còn những đợt di cư lẻ tẻ của một số gia đình, đồng tộc. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số.
Đất nước Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các dân tộc sinh sống lâu đời trên đất đai ổn định, với tiếng nói riêng, có nền kinh tế sản xuất lúa nước là cơ sở chủ yếu, có nhà nước đầu tiên và có các nền văn hóa độc đáo. Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và ngày càng phát triển.
1.2. Dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử
Thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc vào khoảng thế kỷ thứ VIII – VII TCN với sự ra đời nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương. Năm 208 TCN, thủ lĩnh Thục Phán hợp nhất bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, xưng vua là An Dương Vương, tên nước là Âu Lạc, kinh đô cổ Loa (Hà Nội)
Tiếp theo là thời kỳ hơn 10 thế kỷ dân tộc ta đấu tranh chống phong kiến phương Bắc xâm lược và đồng hóa dân tộc ta với một số mốc lịch sử tiêu biểu:
Năm 187-179 TCN, Triệu Đà đánh chiếm được Âu Lạc và đô hộ nước ta. Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm lại, thống trị nước ta. Năm 40, Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa giành được độc lập và đóng đô tại Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Từ năm 220 đến năm 20, nước ta bị nhà Đông Ngô đô hộ. Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ, nhanh chóng đánh đổ chính qưyền đô hộ nhà Ngô ở nước ta.
Từ năm 316 đến năm 581, nhà Lương thống trị nước ta. Năm 542 Lý Bí (Lý Bôn) đã lãnh đạo thắng lợi cuộc khởi nghĩa chống giặc thắng lợi. Ông xưng vua là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, kinh đô ở Long Biên.
Từ năm 581 là nhà Tùy, đến năm 618 là nhà Đường thay nhau xâm lược, cai trị nước ta. Cuộc khởi nghĩa của Triệu Quang Phục (545-571) thắng lợi, giành lại nước Vạn Xuân. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722 thắng lợi. Ông xưng Vương là Mai Hắc Đế, lấy Vạn An (Hà Tĩnh) là kinh đô.
Năm 905, Khúc Thừa Dụ phất cờ nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường thắng lợi. Ông tự xưng là Tiết Độ Sứ, tiến hành nhiều cải cách quan trọng để tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương.
Từ năm 930, nước ta lại rơi vào ách thống trị của quân Nam Hán, Ngô Quyền lãnh đạo quân dân ta đại thắng quân Nam Hán trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Ngô Quyền xưng Vương, lấy cổ loa (Hà Nội) làm kinh đô, thành lập quốc gia phong kiến độc lập.
Sau 12 năm dẹp loạn 12 sứ quân năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất quốc gia và xưng Vương, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư (Ninh Bình) làm kinh đô. Sau 12 năm, nhà Tiền Lê do Lê Hoàn kế tục trị vì đất nước đến năm 1009.
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, xưng là Lý Thái Tổ và quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long. Thời nhà Lý, quân dân Đại Việt đã 2 lần đánh thắng quân xâm lược Tống (lần thứ nhất năm 981 và lần thứ hai năm từ 1075-1077). Nhà Lý tồn tại 116 năm, đến vua Lý Chiêu Hoàng năm 1225 thì chuyển sang nhà Trần.
Nhà Trần lấy Quốc hiệu nước ta là Đại Việt, kinh đô ở Thăng Long, tồn tại qua 12 đời vua, kéo dài 175 năm (1226-1400). Nhà Trần xây dựng và tăng cường chế độ phong kiến trung ương tập quyền với bộ máy hành chính và quân đội khá chặt chẽ và đã tổ chức ba lần đánh quân Mông-Nguyên (lần thứ nhất năm 1258, lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288).
Triều Hồ (1400-1407) dời đô về An Tôn (Thanh Hóa) đổi tên là Tây Đô, đổi Quốc hiệu nước là Đại Ngu và đề ra nhiều cải cách chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa xã hội quan trọng.
Qua 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, nhà Hậu Lê được thiết lập, lấy Quốc hiệu Đại Việt, kinh đô ở Thăng Long (1428-1527) xây dựng chế độ chuyên chế phong kiến trung ương tập quyền mạnh đạt tới mức hoàn bị với thiết chế rất chặt chẽ.
Từ 1527-1592 là triều Mạc, sau đó là thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1672), đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị, nội chiến và chia cắt thành Đàng ngoài và Đàng trong.
Năm 1786, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm 1788, Nguyễn Huệ xưng ngôi vua Quang Trung, đại phá quân Thanh năm 1789, khôi phục nền độc lập, chấm dứt tình trạng chia cắt và thống nhất đất nước.
Triều Nguyễn (1802-1945) là thời kỳ chế độ phong kiến chuyên chế tập trung khá hoàn thiện. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều Nguyễn đã trở nên bảo thủ, không nắm được ngọn cờ dân tộc chống thực dân Pháp. Tháng 8 năm 1883, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Hác Măng, sau đó đến tháng 6 năm 1884, tiếp tục ký Hiệp ước Patơnốt đầu hàng. Từ đó, nước ta mất tên, trở thành xứ An Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã liên tiếp đứng lên khởi nghĩa rất quyết liệt, với nhiều hình thức phong phú. Tiêu biểu là phong trào cần Vương (1885-1896), khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám (1915-1913), phong trào Đồng Du (1904-1908), phong trào Duy Tân (1906-1908)… Mặc dầu các phong trào đó có tinh thần anh dũng rất cao, nhưng tất cả đều bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại.
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng, giành được những thắng lợi vĩ đại, tạo ra những thay đổi chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệp 20 năm đổi mới, đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1 Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Các điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội và sự hình thành dân tộc là cơ sở bồi đắp nên truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam nằm ở vị trí ven biển, khu vực nhiệt đới gió mùa, nền sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn cũng như hứng chịu không ít khó khăn. Trong quá trình dựng nước, ông cha ta đã thích nghi, biết đắp đê sông, đê biển, đào kênh mương làm thủy lợi, khai thác mặt thuận lợi, khắc phục những trở ngại của thiên nhiên để sản xuất. Quá trình ấy đã sớm tạo nên sự cấu kết cộng đồng xóm làng, sự gắn bó con người với quê hương bền chặt hơn tạo nên cơ sở của tình yêu nước thiết tha.
Quá trình xây dựng các chế độ chính trị và chống ngoại xâm đã tác động sâu sắc đến sự hình thành của tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự tôn dân tộc.
Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam luôn là mục tiêu nhòm ngó của các kẻ thù bên ngoài lớn hơn mình nhiều lần. Từ thế kỷ III TCN đến nay, không kể những cuộc xâm lấn biên giới nhỏ, dân tộc ta đã phải đương đầu với nhiều cuộc xâm lược quy mô lớn của kẻ thù. Qua hàng nghìn năm lịch sử, kể từ cuộc kháng chiến chống quân Tần, thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong hơn 22 thế kỷ, dân tộc ta đã liên tục đấu tranh với các đế chế phong kiến phương Bắc và đế quốc phương Tây để giữ nước và giải phóng dân tộc. Con đường sống còn của dân tộc khi đó tất yếu phải huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc đế đấu tranh.
Nước ta bao gồm nhiều vùng địa lý với những đặc điểm, lịch sử cụ thể, tạo nên những vùng địa văn hóa khác nhau, góp phần làm đa dạng văn hóa Việt Nam. Do ở vị trí đầu mối tự nhiên của Đông Nam Á, nối liền đại lục với đại duơng, giao tiếp với nhiều dân tộc, văn hóa Việt Nam vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa bên ngoài nhưng vẫn giữ bản sắc riêng của mình. Lòng yêu nước, ý thức dựa vào sức mạnh là chính, Người Việt Nam đã sáng tạo những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần rất đa dạng.
Sự gắn bó làng nước và nước nhà trong dựng nước và đấu tranh giữ nước là cốt lõi văn hóa dân tộc. Tinh thần yêu nước của mỗi con Người, mỗi thành phần dân tộc là một bộ phận của văn hóa Việt Nam; cơ sở cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2.2 Biểu hiện nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam
Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước của dân tộc không ngừng được bồi đắp và phát huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây đắp nên nhiều truyền thống quý báu. Lòng yêu nước của mỗi người, mỗi thành phần dân tộc là một bộ phận của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là truyền thống bao trùm và nổi bật nhất đã trở thành sức mạnh, động lực để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Yêu nước là cơ sở và biểu hiện thành các truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, thông minh sáng tạo, tự lực tự cường, kiên cường bất khuất, đánh giặc giữ nước, truyền thống kính trọng tổ tiên, ông bà cha mẹ; truyền thống hiếu học, kính thầy yêu bạn, quý trọng hiền tài; trọng nghĩa tình, thủy chung, hiếu khách… và nhiều truyền thống tốt đẹp khác.
Cần cù vốn là bản chất của người lao động; là một trong những truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam, có sắc thái riêng. Sinh ra trên một địa bàn đất đai nhỏ hẹp, tài nguyên không giàu có, sản xuất nông nghiệp khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt lại luôn bị ngoại xâm Để dọa nên nhân dân Việt Nam sớm có bản năng và ý thức cần cù, kiên nhẫn, chăm chỉ lao động, giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống.
Trong quá trình lao động, nhân dân ta có tinh thần sáng tạo rất cao; luôn sáng tạo kỹ thuật canh tác, dẫn nước, trị thủy; sớm biết nghệ thuật luyện đồng; có nhiều nghề thủ công cổ truyền, nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, các công trình đê sông Hồng, kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Tây Phương… là thành quả lao động cần cù, trí tuệ thông minh sáng tạo và ý thức tự lực tự cường của con người Việt Nam.
Tính lạc quan, yêu đời là một nét đặc sắc, thể hiện bản lĩnh của tâm hồn Việt Nam. Người Việt Nam tin tưởng vững chắc vào sức lực và trí tuệ của mình, vào sức mạnh chính nghĩa trong đấu tranh chống ngoại xâm. Đây là động lực quan trọng để tổ tiên ta chịu đựng gian khổ, hy sinh, bền bỉ phấn đấu.
Ngày nay, biết phát huy truyền thống cần cù lao động sáng tạo, thông minh hiếu học, có đầy đủ cơ sở tiếp thu kỹ thuật hiện đại, người Việt Nam chắc chắc chắn sẽ không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giáo dục và động viên mọi người phát huy truyền thống lao động cần cù, trí thông minh, sáng tạo để tạo ra nhiều của cải vật chất làm giàu cho mình và cho đất nước.
Đoàn kết, nhân nghĩa là truyền thống quý báu của dân tộc được hình thành và phát triển trên cơ sở luôn phải chế ngự thiên nhiên và chống trả các thế lực ngoại xâm mạnh hơn mình để tồn tại.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam sớm nảy sinh ý thức cộng đồng. Những câu “Sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau”, “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” đã sớm ngấm vào máu thịt của con người Việt Nam và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành tình thương người, sống có nhân, có nghĩa.
Ông cha ta từ hàng nghìn năm trước cũng đã biết để có yêu nước thì phải thương dân, “khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc là thượng sách giữ nước”, “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao truyền thống đoàn kết dân tộc Người coi đó là một yếu tố quyết định đến sự sống còn của cả dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Người chỉ rõ nguồn gốc sức mạnh đoàn kết là phải quan tâm chăm lo đến dân. “Yêu nước thì việc gì có lợi cho dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết”. Người khái quát thành chân lý về sức mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, đã đề ra đường lối đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Ngay từ rất sớm, nhân dân Việt Nam đã nhận thức đầy đủ rằng dù nhỏ bé, dân tộc ta hoàn toàn có quyền độc lập và bình đẳng. Đất nước Việt Nam phải do chính chúng ta làm chủ. Bất kỳ nước nào, dù dù lớn gấp nhiều lần, dù mạnh đến bao nhiêu hễ đến xâm lược nước ta thì quân giặc nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn. Câu thơ của Lý Thường Kiệt khẳng định “Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Sách trời đã phân định rõ ràng. Quân giặc cớ sao xâm phạm tới. Nhất định sẽ bị đánh tơi bời” được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Nguyễn Trãi cũng viết “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác”… Tinh thần đó thể hiện sâu sắc lòng tự tôn dân tộc chính đáng của nhân dân ta.
Độc lập tự do là nội dung cơ bản chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam. Đã nhiều thế kỷ dưới ách thống trị của nước ngoài, hơn ai hết, nhân dân ta ý thức rất sâu sắc rằng mất nước thì sẽ mất tất cả, mất cả quyền sống và đạo lý làm người, mất cả bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy đã từ lâu trong tình cảm của nhân dân ta, tình yêu Tổ quốc gắn chặt với tình yêu gia đình. Yêu nước, thương nhà gắn kết và hòa với nhau làm một. Nước mất thì nhà tan nên cứu nước, cứu nhà là nghĩa vụ thiêng liêng đối với tất cả mọi người.
Sự gắn bó xóm làng, tình làng nghĩa nước, nước nhà hòa quyện với tình yêu quê hương bắt đầu từ một nền văn minh nông nghiệp hình thành sớm, gắn với làng xóm, mái đình, cây đa, bến nước là cốt lõi văn hóa dân tộc đã trở thành triết lý “trung với nước, hiếu với dân” – cốt cách của con người Việt Nam.
Vì độc lập, tự do, nhân dân ta đã chiến đấu kiên cường, không sợ khó khăn gia khổ, chấp nhận hy sinh. Hai Bà Trưng thà tuẫn tiết không chịu để giặc bắt. Tướng Lĩnh nhà Trần đã xin nhà vua quyết tâm chống giặc “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Trần Bình Trọng bị giặc bắt, dụ dỗ đã nói thẳng “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Lê Lai vì nghĩa lớn, liều mình cứu Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn; Nguyễn Trung Trực trước lưỡi gươm quân giặc đã khẳng định: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”, anh hùng Nguyễn Viết Xuân Viết Xuân kêu gọi: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Các tấm gương anh hùng, liệt sĩ đã tô thắm thêm trang sử vàng của dân tộc.
Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập, tự cường đã trở thành một sức mạnh, một động lực tạo nên lợi thế về chính trị, tinh thần và chiến lược chiến tranh để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã kết tinh truyền thống độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc; nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử tư tưởng và tình cảm của dân tộc Việt Nam.
Yêu nước phải xây dựng đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước, đó là giá trị lớn của bài học phát huy truyền thống yêu nước.
Đánh giặc giữ nước là một trong những truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Từ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, lịch sử đất nước còn ghi lại hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng đã mở đầu truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam cho đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thế kỷ XX, Dân tộc ta đã chiến thắng hàng chục cuộc tấn công xâm lược với quy mô lớn của kẻ thù bên ngoài.
Những trang sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta đậm khí phách anh hùng. Trong điều kiện đất đai không rộng, người không đông, lại phải luôn đứng trước các đội quân xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dân tộc ta đã có sự nỗ lực phu thường, và có mưu trí sáng tạo rất cao. Biết dựa vào sức mạnh của toàn dân đánh giặc chứ không phải chỉ có quân đội. Nghệ thuật đánh giặc hết sức độc đáo là lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh, kết hợp khéo léo quân sự với ngoại giao… tài thao lược ngoại giao của ông cha ta đã hạn chế mọi cái mạnh, khoét sâu mọi chỗ yếu của địch để chiến thắng.
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc được nâng lên tầng cao từ khi giai cấp công nhân Việt Nam có Đảng lãnh đạo, đã được tô thêm những trang vàng rực rỡ. Ngoài những truyền thống tiêu biểu nêu trên, dân tộc ta còn những truyền thống tốt đẹp khác. Mỗi địa phương, mỗi dòng họ còn nhiều truyền thống tốt đẹp khác.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của dân tộc anh hùng. Những truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên ta để lại là tài sản quý báu và thiêng liêng nhất của dân tộc. Ôn cũ để biết mới, uống nước nhớ nguồn, hiểu biết về lịch sử dân tộc, chúng ta càng tự hào về dân tộc. Quý trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó là động lực để chúng quyết tâm xây dựng, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn./.
2. Mẫu bài dự thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam số 2: Tự hào Tổ quốc Việt NamYêu nước là truyền thống nổi bật trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy là mẫu số chung, là nguồn lực nội sinh của cộng đồng dân tộc. Lòng yêu nước của người Việt Nam không chỉ là tư tưởng, tình cảm mà đã trở thành triết lý, là chủ nghĩa yêu nước, là ý chí, khí phách, quyết tâm và hành động của mỗi con người.
Nhận định về truyền thống yêu nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.6, tr.171).
Lòng yêu nước của người Việt Nam được thể hiện ở lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; yêu từng tấc đất, núi sông, yêu thiết tha quê hương, làng xóm, yêu con người, yêu văn hoá, phong tục tập quán, lối sống tốt đẹp trọn nghĩa vẹn tình.
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Lịch sử dân tộc Việt Nam là thiên anh hùng ca về tinh thần quật khởi, ý chí quật cường bất khuất, xả thân trong các cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa, chống lại sự đô hộ, đồng hóa, âm mưu xâm lược của ngoại bang, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, sóng gió để đi đến những thắng lợi vinh quang, cũng như tinh thần quyết tâm mạnh mẽ xây dựng đất nước hùng cường trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước.
Trong bài Diễn văn kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3/2/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cũng nhấn mạnh: “Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh rằng, yêu nước và giữ nước, kiên quyết chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền và thống nhất đất nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân ta”.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Ôi! Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi! Tổ quốc! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông!
Lòng yêu nước ấy, tinh thần ấy không chỉ được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử, qua những chiến công vĩ đại, mà còn được thể hiện sâu sắc chính ngay trong cuộc sống thường ngày, bởi những con người bình dị nhất. Mỗi người Việt Nam luôn thể hiện tinh thần ấy, ý chí ấy trong quá trình lao động sản xuất, chiến đấu để góp phần cống hiến cho đất nước, cho Tổ quốc của mình.
Những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống “giặc” đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước ấy. Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, từ trong nước đến đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn kết, quyết tâm. Nổi bật trong cuộc chiến ấy là những chiến sĩ công an, quân đội, những bác sĩ, y tá đã quên ăn, quên ngủ, chấp nhận vất vả và hy sinh sự an toàn của bản thân vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, đất nước. Hơn bao giờ hết, trong mỗi thời khắc “sống còn ấy” dòng máu Lạc Hồng lại chảy trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.
Trong Lời kêu gọi toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ngày 30/3/2020 viết: “Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội”. “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19”.
Cùng với lòng yêu nước thì tinh thần đoàn kết cũng là truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đoàn kết trở thành giá trị vững bền, là “chất keo” kết dính tự nhiên, là mạch nguồn của sức mạnh Việt Nam. Mỗi người Việt Nam từ lịch sử đến hiện tại đều mang trong mình giá trị tinh thần ấy.
Trong bài thơ “Lịch sử nước ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn nghìn năm
Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa
Thuận hòa, đoàn kết, bao bọc, che chở lẫn nhau là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta. Trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, tư tưởng thuận hòa, đoàn kết, sự hòa đồng là tư tưởng chủ đạo, chi phối. Nó mạnh hơn tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử. Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai tiếng “đồng bào” khi đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hai tiếng thiêng liêng ấy như sức mạnh lôi cuốn, cố kết các thể cộng đồng, dòng giống Việt Nam.
Trên tinh thần ấy, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh từ “đoàn kết” được coi là chìa khóa để mở ra sức mạnh Việt Nam. Cụm từ “đoàn kết” được Người nhắc tới hơn 2.000 lần và cụm từ “đại đoàn kết” được Người nhắc tới hơn 80 lần. Điều đó nói lên sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết, đồng thời tỏ rõ tầm chiến lược tư tưởng đoàn kết của Người. Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm tinh thần đoàn kết đã tạo nên một sức mạnh vô địch và bất diệt, nó nhấn chìm mọi bè lũ bán nước và cướp nước. Tinh thần đoàn kết ấy còn được thể hiện ở sự đùm bọc, sẻ chia, yêu thương, cảm thông với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ trong thời kỳ cả nước chống “giặc” Covid-19. Những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong cuộc chiến chống Covid-19 đã tiếp tục lan tỏa tinh thần ấy.
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên nhiều giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, nổi bật là tinh thần yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, nhân nghĩa, bao dung, cần cù, sáng tạo và ý chí kiên cường, bất khuất. Truyền thống đó đang tiếp tục được phát huy và tỏa sáng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Chỉ sau một tuần phát động sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tham gia ủng hộ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc hiện vật, là hàng nghìn phần quà là khẩu trang y tế, nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách ly, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí…
Bên cạnh đó còn có những mẹ Việt Nam Anh hùng, những cụ già, những em nhỏ, những Việt kiều xa quê đều tích cực hưởng ứng lời kêu gọi ấy. Có nhiều bác sĩ đã nghỉ hưu, những sinh viên các trường đại học còn làm đơn tình nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Tất cả những việc làm đó đã tiếp tục làm cháy mãi ngọn lửa của tinh thần đoàn kết Việt Nam.
Hãng thông tấn Sputnik của Nga có bài đánh giá cao những kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam, cho rằng "Việt Nam đã nêu tấm gương trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19", đồng thời khẳng định, truyền thống đoàn kết, nhất trí, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đã giúp Việt Nam khống chế hiệu quả dịch Covid-19.
Trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn thì tinh thần đoàn kết còn mở rộng thành tinh thần vượt khó, nhân nghĩa, bao dung. Người Việt Nam tự nhắn nhủ nhau rằng:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống những chung một giàn
Nên mỗi cử chỉ, hành động của họ đều hướng theo tinh thần ấy. Thâu thái lối sống trọng nhân tình, đạo lý, lễ nghĩa, nhân ái, khoan dung của người Việt Nam, trong “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi đã viết:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Hay trong “Bảo kính cảnh giới” Nguyễn Trãi cũng viết:
Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền
Cành Nam cành Bắc một cội nên
Tinh thần nhân nghĩa, bao dung của người Việt Nam cũng được thể hiện ngay trong những ngày chống dịch Covid-19. Với tinh thần “không bỏ lại ai ở phía sau” nên ai cũng được quan tâm, chăm sóc. Những lúc hoạn nạn mới thấy hai tiếng “đồng bào” mang ý nghĩa thiêng liêng và lớn lao đến thế. Những người con ở xa Tổ quốc vẫn muốn về với đất mẹ để được che chở, bao dung, để được sẻ chia đùm bọc. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, luôn coi sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống của nhân dân lên trên hết. Hình ảnh người chiến sĩ công an đáp lại đề nghị của người dân mua giúp đồ dùng tại khu cách ly cũng là những hình ảnh mang mang tinh thần đồng bào, tương thân, tương ái ấy.
Trong Lời kêu gọi toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ngày 30/3/2020 cũng viết: “Với tinh thần coi sức khoẻ và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”.
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, người Việt Nam không chỉ bảo vệ mình mà còn chữa trị và chăm sóc người nước ngoài chu đáo. Nghĩa cử đó được cộng đồng quốc tế và các cơ quan báo chí quốc tế đánh giá rất cao.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward đã nói: “Tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả y, bác sĩ và các cơ quan chính phủ Việt Nam vì đã giúp chúng tôi hỗ trợ các công dân Anh mắc Covid-19 trong thời gian qua”.
Nhiều cơ quan truyền thông và báo chí tại Cộng hòa Séc trong những ngày qua đã đồng loạt đưa tin ca ngợi tấm lòng và tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng người Việt tại Séc dành cho chính quyền và người dân sở tại trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19. Hãng Thông tấn Séc ngày 25/3, dẫn lời ông Marcel Winter, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Séc-Việt đánh giá, cộng đồng người Việt là cộng đồng người nước ngoài duy nhất tại Séc đã hỗ trợ các bệnh viện, lực lượng ứng cứu và người dân Séc bằng cả vật chất và tài chính trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đó là lý do tại sao những ngày vừa qua, các hãng truyền thông quốc gia và địa phương cũng như nhiều tờ báo ở Séc như Mlada fronta dnes, Lidove noviny… đưa tin đậm nét về tình đoàn kết của cộng đồng người Việt tại Séc đối với người dân sở tại trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19. Trước đó, trong bài diễn văn tối 23/3, Thủ tướng Séc Andrej Babis đã ca ngợi tinh thần đoàn kết của người dân trong công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19. Đó là những minh chứng rõ nét về tinh thần bao dung, nhân ái của người Việt Nam.
Hơn hết, trong bất kỳ một cuộc chống giặc nào, từ giặc ngoại xâm đến “giặc Covid-19”, người Việt Nam luôn thể hiện tinh thần vượt khó vươn lên, khát khao chiến thắng mãnh liệt, luôn tin tưởng ở chiến thắng, ở tương lai của dân tộc. Tinh thần ấy được thể hiện ở sự quả cảm, ý chí kiên cường cùng quyết tâm sắt đá để vượt qua mọi khó khăn gian khổ của người Việt Nam.
Trong kháng chiến, đó là tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng, “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, vượt lên phong ba lửa đạn để chiến đấu chống kẻ thù. Trong hòa bình, đó là khát khao đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Ngày nay, trong chống dịch Covid-19, đó là tinh thần quyết tâm cao độ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm hạn chế sự lây lan, không chế thành công dịch. Với quyết tâm đó, Việt Nam đã thành công trong đợt đầu chống dịch, và mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới ngày càng có diễn biến phức tạp, nhưng đến nay Việt Nam vẫn đang thể hiện tinh thần chủ động, làm chủ tình hình, khắc phục khó khăn để chiến thắng dịch bệnh. Cùng với đó, mọi người dân Việt Nam đều vững một niềm tin mạnh mẽ vào quyết tâm của Chính phủ, cùng đồng lòng, nhất trí để chiến thắng dịch trong thời gian sớm nhất.
Trong Lời kêu gọi toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ngày 30/3/2020 cũng viết: “Trong tình hình hiện nay, sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch này”.
Câu thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giai đoạn lịch sử hào hùng chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII của dân tộc sẽ tiếp tục lan tỏa, bồi đắp khát vọng, ý chí mãnh liệt của mỗi con người Việt Nam về một đất nước hùng cường, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình và phát triển xứng tầm với quốc tế.
Mênh mông một dải Bạch Đằng
Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh!
Sửa 3. Mẫu bài dự thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam số 3: Tự hào lòng yêu nước của dân tộc taDân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dưng nước và giữ nước. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Câu nói này đã khẳng định về lòng yêu nước to lớn trong mỗi người dân Việt Nam luôn được nuôi dưỡng và hiện hữu để bảo vệ tổ quốc, non sông.
Vì thế đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là truyền thống yêu nước, truyền thống được hun đúc và phát huy trong suốt quá trình phát triển của đất nước Việt Nam. Người dân Việt Nam luôn ghi nhớ lịch sử hào hùng của các thế hệ đi qua trong lịch sử như các vị vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần,... Trong mỗi thời kỳ lịch sử, truyền thống yêu nước luôn có những biểu hiện riêng bởi điều kiện lịch sử khách quan và hệ tư tưởng nhất định nhưng mục đích duy nhất vẫn là bảo vệ và gìn giữ bờ cõi non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Sửa Tự hào lòng yêu nước của dân tộc taTruyền thống yêu nước của mối người dân Việt Nam được thể hiện sâu sắc trong cuộc khánh chiến chống Mỹ. Bởi truyền thống yêu nước đã tạo nên sức mạnh về chính trị - tinh thần, mà cốt lõi là sức mạnh về nhân tố con người. Truyền thống yêu nước là cơ sở cơ bản để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hơn nữa truyền thống yêu nước còn phát huy sự sáng tạo của nhân dân trong kháng chiến, phát huy được sức mạnh thời đại để giành lấy độc lập tự do. Các giá trị về truyền thống yêu nước của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống mỹ được nâng lên một tầm cao mới, là giá trị công lý được nhân loại thừa nhận sự tiến bộ. Vì qua đó thì lòng yêu nước của nhân dân là vì quyền tự do, độc lập, tự quyết của nhân dân; lòng yêu nước vì quyền được sống trong một đất nước hoà bình và hạnh phúc của con người;…
Ngày nay truyền thống yêu nước của người dân vẫn luôn hiện hữu trong những vấn đề đời sống thường ngày. Đất nước đã trải qua đợt dịch bệnh khủng khiếp Covid-19 cùng thế giới nhưng người dân Việt Nam luôn có lòng yêu nước và bảo vệ đồng bào lúc khó khăn. Điển hình là mọi người dân luôn ủng hộ, tình nguyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Họ không quản ngại khó khăn, gian nan và bệnh tật đang vây quanh mà đưa tay giúp đỡ những người đang nằm trong vùng dich. Bởi với họ dịch bệnh cũng là một loại kẻ thù phá hoại sự yên bình, hạnh phúc của một đất nước. Chiến tranh đẩy lùi dịch bệnh cũng là tình yêu nước vô bờ của mối công dân Việt Nam.
Trong thời kỳ phục hồi nền kinh tế hiện nay do dịch bệnh gây nên thì lòng yêu nước cũng luôn trực chờ trong lòng dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước luôn thể hiện bằng cách học tập và làm việc để đất nước được phát triển, phục hồi nền kinh tế do dịch bệnh hoành hành. Vì thế mỗi người dân luôn làm việc, sáng tạo chăm chỉ đưa ra những hướng đi cho sự phát triển kinh tế. Cùng với đó là giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước bởi giáo dục lòng yêu nước là một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước cũng chính là giáo dục thái độ đúng đắn đối với các bậc ông cha đã đi trước. Lòng yêu nước cũng là những nguyên lý đạo đức tiềm ẩn trong tâm trí của mọi người dân Việt Nam giúp cho họ tự nhiên phản ứng đúng với lẽ phải, đúng với quyền lợi và danh dự của dân tộc khi có sự cố xảy ra. Lòng yêu nước không có sẵn khi dân tộc xuất hiện, đó là tất cả những giá trị tinh thần được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc.
Như vậy, tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là mỗi người dân hiểu về cốt lõi truyền thống yêu nước của dân tộc, giáo dục về long yêu nước và luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp ấy.
Sửa 4. Thể lệ cuộc thi "Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam"Cuộc thi do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thực hiện. Đây là hoạt động trong Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, đoàn kết dân tộc,… các tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ hiện nay cho các đối tượng giáo viên, học sinh, sinh viên.
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
1.1. Sự hình thành dân tộc Viêt Nam
Nằm ở Đông Nam lục địa châu Á, có bờ biển dài 3.260km với hàng nghìn hòn đảo, Việt Nam không chỉ có vị trí địa lý chính trị quan trọng với khu vực và thế giới mà còn có tài nguyên phong phú, đa dạng.
Qua các bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta đã khẳng định có sự tồn tại thời kỳ nguyên thủy. Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc bản địa. Đất nước Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người.
Từ khoảng thế kỷ IX trước công nguyên (TCN) ở nước ta đã hình thành các trung tâm văn hóa và ra đời của các nhà nước sơ khai đầu tiên. Đó là văn hóa Đông Sơn với Nhà nước Văn Lang, văn hóa Sa Huỳnh với Nhà nước Cham Pa cổ, văn hóa Ốc Eo của Vương quốc Phù Nam. Các dòng văn hóa đó trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất, trong đó dòng văn hóa Đông Sơn là chủ đạo.
Kế thừa các nền văn hóa Phùng Nguyên (khoảng 2.000 năm TCN), văn hóa Đồng Đậu (khoảng 1.070 năm TCN), văn hóa Đông Sơn nổi bật và rực rỡ nhất (có niên đại cách chúng ta 820 TCN ±120 năm) là nền văn hóa đồ đồng đã đạt đến mức hoàn hảo về mặt kỹ thuật chế tác và nghệ thuật trang trí. Sự ra đời và phát triển của các công xã nông thôn trên các khu vực đất đai ổn định là những tiền đề cho sự hình thành giai cấp và nhà nước đầu tiên ở nước ta.
Theo lịch sử và truyền thuyết, từ buổi đầu thời đại đồ đồng ở nước ta có khoảng 15 bộ tộc Lạc Việt định cư ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu là ở miền trung du và đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã. Các bộ tộc đó có chung vùng lãnh thổ và phương thức sản xuất, chung kiểu tổ chức xã hội, tiếng nói, tập quán và văn hóa tương đối giống nhau
Do yêu cầu sản xuất và tồn tại, việc trao đổi kinh tế, văn hóa mở rộng nên các bộ tộc có xu hướng thống nhất với nhau. Trong số đó, bộ tộc Văn Lang là mạnh hơn cả đã thống nhất các bộ tộc dựng nên nước Văn Lang, đứng đầu là Hùng Vương, khoảng thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên18
Việt Nam nằm ở vị trí ven biển, khu vực nhiệt đới gió mùa, nền sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn nhưng cũng chịu không ít khó khăn. Trong quá trình dựng nước, ông cha ta đã thích nghi, biết đắp đê sông, đê biển, đào kênh mương làm thủy lợi, khai thác mặt thuận lợi, khắc phục những trở ngại của thiên nhiên để sản xuất. Quá trình ấy đã sớm tạo nên sự cấu kết cộng đồng xóm làng, sự gắn bó con người với quê hương bền chặt.
Nền kinh tế chủ yếu là làm ruộng, trồng lúa nước. Cư dân sớm biết làm thủy lợi, dùng sức kéo của động vật, dùng công cụ đồng để sản xuất, đã biết làm đồ gốm, dệt vải… Những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, hiện đang lưu giữ, cho ta thấy sự phong phú của văn hóa dân tộc Việt thời đó.
Thời kỳ Văn Lang, còn gọi là thời kỳ Hùng Vương, trải qua 18 đời vua, là giai đoạn quan trọng – thời kỳ mở nước của dân tộc Việt Nam. Thiết chế quản lý xã hội thời kỳ Văn Lang dù còn đơn giản nhưng đã mang hình thái nhà nước đầu tiên.
Cần phải thấy rõ đặc điểm ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam khác với các nước phương Tây. Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam ra đời không phải do sự phân hóa giai cấp, không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ mà do yêu cầu xây dựng đất nước. Quan hệ nô lệ trong xã hội người Việt cổ, tuy có tồn tại nhưng rất ít ỏi, bé nhỏ, không trở thành quan hệ chi phối và phổ biến trong xã hội. Lực lượng lao động nô lệ trong xã hội rất ít ỏi, chủ yếu ở trong các gia đình bé nhỏ, lao động làm thuê theo thời vụ không giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất. Chủ gia đình và người nô lệ (nếu có) cũng đều lao động. Mối quan hệ giữa con người Việt Nam ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội Việt Nam ít có sự cách biệt, đối lập gay gắt mà sớm có sự gắn kết mang tính cộng đồng nước, làng, nhà khá sâu sắc.
Trên nền tảng kinh tế, chế độ chính trị và nền văn hóa của dân tộc ngày càng rõ nét. Văn minh đầu tiên của người Việt, còn gọi là văn minh sông Hồng là văn minh nông nghiệp lúa nước đã đạt đến trình độ cao của nhân loại đương thời. Sự xuất hiện sớm của dân tộc và có sự rực rỡ của nền văn hóa Văn Lang – Âu Lang tạo nên cơ sở thống nhất, đoàn kết dân tộc Việt Nam
Thực tiễn dựng nước và các truyền thuyết, truyện cổ tích về nguồn gốc con cháu Rồng Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng đã làm rõ cơ sở của truyền thống quý báu, giàu bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đó là nền tảng sức mạnh mở đầu cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trên cơ sở nghiên cứu khoa học khẳng định nguồn gốc dân tộc và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, Đảng, Nhà nước ta đã lấy ngày 10-3 âm lịch hàng năm làm Quốc giỗ tổ Hùng Vương.
Cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử. Do nằm trên ngã ba đường giao lưu của châu Á, nhiều dân tộc ở các nước xung quanh, chủ yếu từ phía Bắc, di cư đến. Những đợt di cư này kéo dài đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cả sau này vẫn còn những đợt di cư lẻ tẻ của một số gia đình, đồng tộc. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số.
Đất nước Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử, các dân tộc sinh sống lâu đời trên đất đai ổn định, với tiếng nói riêng, có nền kinh tế sản xuất lúa nước là cơ sở chủ yếu, có nhà nước đầu tiên và có các nền văn hóa độc đáo. Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và ngày càng phát triển.
1.2. Dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử
Thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc vào khoảng thế kỷ thứ VIII – VII TCN với sự ra đời nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương. Năm 208 TCN, thủ lĩnh Thục Phán hợp nhất bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, xưng vua là An Dương Vương, tên nước là Âu Lạc, kinh đô cổ Loa (Hà Nội)
Tiếp theo là thời kỳ hơn 10 thế kỷ dân tộc ta đấu tranh chống phong kiến phương Bắc xâm lược và đồng hóa dân tộc ta với một số mốc lịch sử tiêu biểu:
Năm 187-179 TCN, Triệu Đà đánh chiếm được Âu Lạc và đô hộ nước ta. Đến năm 111 TCN, nhà Hán chiếm lại, thống trị nước ta. Năm 40, Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa giành được độc lập và đóng đô tại Mê Linh (Vĩnh Phúc).
Từ năm 220 đến năm 20, nước ta bị nhà Đông Ngô đô hộ. Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ, nhanh chóng đánh đổ chính qưyền đô hộ nhà Ngô ở nước ta.
Từ năm 316 đến năm 581, nhà Lương thống trị nước ta. Năm 542 Lý Bí (Lý Bôn) đã lãnh đạo thắng lợi cuộc khởi nghĩa chống giặc thắng lợi. Ông xưng vua là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, kinh đô ở Long Biên.
Từ năm 581 là nhà Tùy, đến năm 618 là nhà Đường thay nhau xâm lược, cai trị nước ta. Cuộc khởi nghĩa của Triệu Quang Phục (545-571) thắng lợi, giành lại nước Vạn Xuân. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722 thắng lợi. Ông xưng Vương là Mai Hắc Đế, lấy Vạn An (Hà Tĩnh) là kinh đô.
Năm 905, Khúc Thừa Dụ phất cờ nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường thắng lợi. Ông tự xưng là Tiết Độ Sứ, tiến hành nhiều cải cách quan trọng để tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương.
Từ năm 930, nước ta lại rơi vào ách thống trị của quân Nam Hán, Ngô Quyền lãnh đạo quân dân ta đại thắng quân Nam Hán trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Ngô Quyền xưng Vương, lấy cổ loa (Hà Nội) làm kinh đô, thành lập quốc gia phong kiến độc lập.
Sau 12 năm dẹp loạn 12 sứ quân năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất quốc gia và xưng Vương, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư (Ninh Bình) làm kinh đô. Sau 12 năm, nhà Tiền Lê do Lê Hoàn kế tục trị vì đất nước đến năm 1009.
Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, xưng là Lý Thái Tổ và quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long. Thời nhà Lý, quân dân Đại Việt đã 2 lần đánh thắng quân xâm lược Tống (lần thứ nhất năm 981 và lần thứ hai năm từ 1075-1077). Nhà Lý tồn tại 116 năm, đến vua Lý Chiêu Hoàng năm 1225 thì chuyển sang nhà Trần.
Nhà Trần lấy Quốc hiệu nước ta là Đại Việt, kinh đô ở Thăng Long, tồn tại qua 12 đời vua, kéo dài 175 năm (1226-1400). Nhà Trần xây dựng và tăng cường chế độ phong kiến trung ương tập quyền với bộ máy hành chính và quân đội khá chặt chẽ và đã tổ chức ba lần đánh quân Mông-Nguyên (lần thứ nhất năm 1258, lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288).
Triều Hồ (1400-1407) dời đô về An Tôn (Thanh Hóa) đổi tên là Tây Đô, đổi Quốc hiệu nước là Đại Ngu và đề ra nhiều cải cách chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa xã hội quan trọng.
Qua 10 năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, nhà Hậu Lê được thiết lập, lấy Quốc hiệu Đại Việt, kinh đô ở Thăng Long (1428-1527) xây dựng chế độ chuyên chế phong kiến trung ương tập quyền mạnh đạt tới mức hoàn bị với thiết chế rất chặt chẽ.
Từ 1527-1592 là triều Mạc, sau đó là thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627-1672), đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị, nội chiến và chia cắt thành Đàng ngoài và Đàng trong.
Năm 1786, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm 1788, Nguyễn Huệ xưng ngôi vua Quang Trung, đại phá quân Thanh năm 1789, khôi phục nền độc lập, chấm dứt tình trạng chia cắt và thống nhất đất nước.
Triều Nguyễn (1802-1945) là thời kỳ chế độ phong kiến chuyên chế tập trung khá hoàn thiện. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều Nguyễn đã trở nên bảo thủ, không nắm được ngọn cờ dân tộc chống thực dân Pháp. Tháng 8 năm 1883, nhà Nguyễn ký Hiệp ước Hác Măng, sau đó đến tháng 6 năm 1884, tiếp tục ký Hiệp ước Patơnốt đầu hàng. Từ đó, nước ta mất tên, trở thành xứ An Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã liên tiếp đứng lên khởi nghĩa rất quyết liệt, với nhiều hình thức phong phú. Tiêu biểu là phong trào cần Vương (1885-1896), khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám (1915-1913), phong trào Đồng Du (1904-1908), phong trào Duy Tân (1906-1908)… Mặc dầu các phong trào đó có tinh thần anh dũng rất cao, nhưng tất cả đều bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại.
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng, giành được những thắng lợi vĩ đại, tạo ra những thay đổi chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệp 20 năm đổi mới, đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1 Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Các điều kiện kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội và sự hình thành dân tộc là cơ sở bồi đắp nên truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam nằm ở vị trí ven biển, khu vực nhiệt đới gió mùa, nền sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn cũng như hứng chịu không ít khó khăn. Trong quá trình dựng nước, ông cha ta đã thích nghi, biết đắp đê sông, đê biển, đào kênh mương làm thủy lợi, khai thác mặt thuận lợi, khắc phục những trở ngại của thiên nhiên để sản xuất. Quá trình ấy đã sớm tạo nên sự cấu kết cộng đồng xóm làng, sự gắn bó con người với quê hương bền chặt hơn tạo nên cơ sở của tình yêu nước thiết tha.
Quá trình xây dựng các chế độ chính trị và chống ngoại xâm đã tác động sâu sắc đến sự hình thành của tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự tôn dân tộc.
Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam luôn là mục tiêu nhòm ngó của các kẻ thù bên ngoài lớn hơn mình nhiều lần. Từ thế kỷ III TCN đến nay, không kể những cuộc xâm lấn biên giới nhỏ, dân tộc ta đã phải đương đầu với nhiều cuộc xâm lược quy mô lớn của kẻ thù. Qua hàng nghìn năm lịch sử, kể từ cuộc kháng chiến chống quân Tần, thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong hơn 22 thế kỷ, dân tộc ta đã liên tục đấu tranh với các đế chế phong kiến phương Bắc và đế quốc phương Tây để giữ nước và giải phóng dân tộc. Con đường sống còn của dân tộc khi đó tất yếu phải huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc đế đấu tranh.
Nước ta bao gồm nhiều vùng địa lý với những đặc điểm, lịch sử cụ thể, tạo nên những vùng địa văn hóa khác nhau, góp phần làm đa dạng văn hóa Việt Nam. Do ở vị trí đầu mối tự nhiên của Đông Nam Á, nối liền đại lục với đại duơng, giao tiếp với nhiều dân tộc, văn hóa Việt Nam vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa bên ngoài nhưng vẫn giữ bản sắc riêng của mình. Lòng yêu nước, ý thức dựa vào sức mạnh là chính, Người Việt Nam đã sáng tạo những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần rất đa dạng.
Sự gắn bó làng nước và nước nhà trong dựng nước và đấu tranh giữ nước là cốt lõi văn hóa dân tộc. Tinh thần yêu nước của mỗi con Người, mỗi thành phần dân tộc là một bộ phận của văn hóa Việt Nam; cơ sở cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2.2 Biểu hiện nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam
Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước của dân tộc không ngừng được bồi đắp và phát huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã xây đắp nên nhiều truyền thống quý báu. Lòng yêu nước của mỗi người, mỗi thành phần dân tộc là một bộ phận của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là truyền thống bao trùm và nổi bật nhất đã trở thành sức mạnh, động lực để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Yêu nước là cơ sở và biểu hiện thành các truyền thống đoàn kết, lao động cần cù, thông minh sáng tạo, tự lực tự cường, kiên cường bất khuất, đánh giặc giữ nước, truyền thống kính trọng tổ tiên, ông bà cha mẹ; truyền thống hiếu học, kính thầy yêu bạn, quý trọng hiền tài; trọng nghĩa tình, thủy chung, hiếu khách… và nhiều truyền thống tốt đẹp khác.
Cần cù vốn là bản chất của người lao động; là một trong những truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam, có sắc thái riêng. Sinh ra trên một địa bàn đất đai nhỏ hẹp, tài nguyên không giàu có, sản xuất nông nghiệp khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt lại luôn bị ngoại xâm Để dọa nên nhân dân Việt Nam sớm có bản năng và ý thức cần cù, kiên nhẫn, chăm chỉ lao động, giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống.
Trong quá trình lao động, nhân dân ta có tinh thần sáng tạo rất cao; luôn sáng tạo kỹ thuật canh tác, dẫn nước, trị thủy; sớm biết nghệ thuật luyện đồng; có nhiều nghề thủ công cổ truyền, nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, các công trình đê sông Hồng, kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Tây Phương… là thành quả lao động cần cù, trí tuệ thông minh sáng tạo và ý thức tự lực tự cường của con người Việt Nam.
Tính lạc quan, yêu đời là một nét đặc sắc, thể hiện bản lĩnh của tâm hồn Việt Nam. Người Việt Nam tin tưởng vững chắc vào sức lực và trí tuệ của mình, vào sức mạnh chính nghĩa trong đấu tranh chống ngoại xâm. Đây là động lực quan trọng để tổ tiên ta chịu đựng gian khổ, hy sinh, bền bỉ phấn đấu.
Ngày nay, biết phát huy truyền thống cần cù lao động sáng tạo, thông minh hiếu học, có đầy đủ cơ sở tiếp thu kỹ thuật hiện đại, người Việt Nam chắc chắc chắn sẽ không thua kém bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giáo dục và động viên mọi người phát huy truyền thống lao động cần cù, trí thông minh, sáng tạo để tạo ra nhiều của cải vật chất làm giàu cho mình và cho đất nước.
Đoàn kết, nhân nghĩa là truyền thống quý báu của dân tộc được hình thành và phát triển trên cơ sở luôn phải chế ngự thiên nhiên và chống trả các thế lực ngoại xâm mạnh hơn mình để tồn tại.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam sớm nảy sinh ý thức cộng đồng. Những câu “Sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau”, “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” đã sớm ngấm vào máu thịt của con người Việt Nam và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo thành tình thương người, sống có nhân, có nghĩa.
Ông cha ta từ hàng nghìn năm trước cũng đã biết để có yêu nước thì phải thương dân, “khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc là thượng sách giữ nước”, “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao truyền thống đoàn kết dân tộc Người coi đó là một yếu tố quyết định đến sự sống còn của cả dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước. Người chỉ rõ nguồn gốc sức mạnh đoàn kết là phải quan tâm chăm lo đến dân. “Yêu nước thì việc gì có lợi cho dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết”. Người khái quát thành chân lý về sức mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, đã đề ra đường lối đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Ngay từ rất sớm, nhân dân Việt Nam đã nhận thức đầy đủ rằng dù nhỏ bé, dân tộc ta hoàn toàn có quyền độc lập và bình đẳng. Đất nước Việt Nam phải do chính chúng ta làm chủ. Bất kỳ nước nào, dù dù lớn gấp nhiều lần, dù mạnh đến bao nhiêu hễ đến xâm lược nước ta thì quân giặc nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn. Câu thơ của Lý Thường Kiệt khẳng định “Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Sách trời đã phân định rõ ràng. Quân giặc cớ sao xâm phạm tới. Nhất định sẽ bị đánh tơi bời” được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Nguyễn Trãi cũng viết “Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác”… Tinh thần đó thể hiện sâu sắc lòng tự tôn dân tộc chính đáng của nhân dân ta.
Độc lập tự do là nội dung cơ bản chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam. Đã nhiều thế kỷ dưới ách thống trị của nước ngoài, hơn ai hết, nhân dân ta ý thức rất sâu sắc rằng mất nước thì sẽ mất tất cả, mất cả quyền sống và đạo lý làm người, mất cả bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy đã từ lâu trong tình cảm của nhân dân ta, tình yêu Tổ quốc gắn chặt với tình yêu gia đình. Yêu nước, thương nhà gắn kết và hòa với nhau làm một. Nước mất thì nhà tan nên cứu nước, cứu nhà là nghĩa vụ thiêng liêng đối với tất cả mọi người.
Sự gắn bó xóm làng, tình làng nghĩa nước, nước nhà hòa quyện với tình yêu quê hương bắt đầu từ một nền văn minh nông nghiệp hình thành sớm, gắn với làng xóm, mái đình, cây đa, bến nước là cốt lõi văn hóa dân tộc đã trở thành triết lý “trung với nước, hiếu với dân” – cốt cách của con người Việt Nam.
Vì độc lập, tự do, nhân dân ta đã chiến đấu kiên cường, không sợ khó khăn gia khổ, chấp nhận hy sinh. Hai Bà Trưng thà tuẫn tiết không chịu để giặc bắt. Tướng Lĩnh nhà Trần đã xin nhà vua quyết tâm chống giặc “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Trần Bình Trọng bị giặc bắt, dụ dỗ đã nói thẳng “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Lê Lai vì nghĩa lớn, liều mình cứu Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn; Nguyễn Trung Trực trước lưỡi gươm quân giặc đã khẳng định: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”, anh hùng Nguyễn Viết Xuân Viết Xuân kêu gọi: “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Các tấm gương anh hùng, liệt sĩ đã tô thắm thêm trang sử vàng của dân tộc.
Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập, tự cường đã trở thành một sức mạnh, một động lực tạo nên lợi thế về chính trị, tinh thần và chiến lược chiến tranh để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Chân lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, đã kết tinh truyền thống độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc; nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử tư tưởng và tình cảm của dân tộc Việt Nam.
Yêu nước phải xây dựng đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước, đó là giá trị lớn của bài học phát huy truyền thống yêu nước.
Đánh giặc giữ nước là một trong những truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Từ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân, lịch sử đất nước còn ghi lại hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng đã mở đầu truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam cho đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thế kỷ XX, Dân tộc ta đã chiến thắng hàng chục cuộc tấn công xâm lược với quy mô lớn của kẻ thù bên ngoài.
Những trang sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta đậm khí phách anh hùng. Trong điều kiện đất đai không rộng, người không đông, lại phải luôn đứng trước các đội quân xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dân tộc ta đã có sự nỗ lực phu thường, và có mưu trí sáng tạo rất cao. Biết dựa vào sức mạnh của toàn dân đánh giặc chứ không phải chỉ có quân đội. Nghệ thuật đánh giặc hết sức độc đáo là lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh, kết hợp khéo léo quân sự với ngoại giao… tài thao lược ngoại giao của ông cha ta đã hạn chế mọi cái mạnh, khoét sâu mọi chỗ yếu của địch để chiến thắng.
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc được nâng lên tầng cao từ khi giai cấp công nhân Việt Nam có Đảng lãnh đạo, đã được tô thêm những trang vàng rực rỡ. Ngoài những truyền thống tiêu biểu nêu trên, dân tộc ta còn những truyền thống tốt đẹp khác. Mỗi địa phương, mỗi dòng họ còn nhiều truyền thống tốt đẹp khác.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của dân tộc anh hùng. Những truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên ta để lại là tài sản quý báu và thiêng liêng nhất của dân tộc. Ôn cũ để biết mới, uống nước nhớ nguồn, hiểu biết về lịch sử dân tộc, chúng ta càng tự hào về dân tộc. Quý trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó là động lực để chúng quyết tâm xây dựng, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn./.
Bạn tham khảo nhé.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.
Lịch sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút (văn bản) nhằm để lại cho hậu thế. Với cách hiểu như vậy, có thể thấy lịch sử là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, như lịch sử dân tộc và nhà nước, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử các tổ chức đảng phái, đoàn thể,… Nói một cách cụ thể, mỗi con người, mỗi gia đình hay mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong đời sống xã hội và trong thế giới tự nhiên đều có lịch sử của riêng nó. Việc ghi chép các sự kiện lịch sử không chỉ để cho các thế hệ hậu sinh biết được những sự kiện xã hội, tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ, cũng như biết được các thế hệ tiền bối đã sống như thế nào và đã làm những việc gì, mà còn muốn để cho các thế hệ hậu sinh rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ để sống tốt hơn, làm giỏi hơn các thế hệ tiền bối của mình. Chính với mục đích đó mà các nhà nước trên thế giới đã sớm đưa môn học lịch sử vào giảng dạy trong các nhà trường cùng với các môn toán học, thiên văn học, thần học, luật học, triết học, ngôn ngữ học,... Lịch sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại; không có quá khứ thì cũng không có tương lai. Không biết gì về lịch sử, không học lịch sử, người ta sẽ không hình thành được thái độ trân trọng, tình cảm biết ơn và những việc làm tri ân đối với các bậc “khai quốc công thần”, các vĩ nhân, danh nhân, các anh hùng, liệt sĩ. Không biết gì về lịch sử, người ta cũng không thể hiểu được, giải thích được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang tồn tại, đang vận động và biến đổi không ngừng. Đối với các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách hay làm công tác quản lý xã hội, nếu không hiểu biết gì về lịch sử nói chung, về lịch sử ngành nghề, lĩnh vực mình đảm trách nói riêng, chắc chắn họ sẽ rơi vào tình trạng quan liêu, tùy tiện, giáo điều, kinh nghiệm chủ nghĩa. Người ta sẽ trở thành người vô tâm, vô cảm và “mất gốc” khi không biết mình là ai, không biết lai lịch, nguồn gốc gia đình, quê hương, bản quán của mình như thế nào. Một nhà thơ Xô-viết từng viết: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. Câu nói đó hoàn toàn ứng nghiệm với kết cục nhân - quả của những kẻ xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, bôi nhọ và phỉ báng lịch sử. Đến một thời kỳ nào đó, xã hội loài người sẽ không còn giai cấp và sự phân cách giàu nghèo, sang hèn, nhưng nguồn gốc gia đình, dân tộc, ranh giới quốc gia sẽ vẫn còn tồn tại, do đó, việc học và dạy lịch sử sẽ vẫn còn cần thiết. Lịch sử là những sự kiện diễn ra trong quá khứ, bởi vậy, nó có những đặc trưng rất khác biệt so với các lĩnh vực khác. Sự khác biệt đó là ở chỗ, các sự kiện lịch sử đòi hỏi phải được ghi chép một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí sau: 1- Danh tính (tên gọi) của sự kiện và bối cảnh xảy ra sự kiện; 2- Địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện; 3- Nội dung, diễn biến của sự kiện; 4- Nhân vật (con người) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự kiện; 5- Nguyên nhân, tác động, ảnh hưởng và ý nghĩa của sự kiện tại thời điểm xảy ra sự kiện. Các tiêu chí đó có liên quan mật thiết với nhau; nếu thiếu một tiêu chí nào đó thì sự kiện lịch sử sẽ trở nên phiến diện, bị sai lệch, thậm chí bị lợi dụng, bị xuyên tạc. Để bảo đảm việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí nêu đó, những người viết sử (thời phong kiến gọi là quan ngự sử) phải là những người có các phẩm chất: công tâm, khách quan, trung thực, dũng cảm. Với những đặc trưng khác biệt, người châu Âu đã coi lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội. Và không phải ngẫu nhiên mà những lãnh tụ, những chính khách nổi tiếng trên thế giới đều là những người rất am hiểu lịch sử trong nước và lịch sử nhân loại. Thông qua lịch sử mà truyền cảm, thôi thúc các thế hệ hậu sinh phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với sự mong đợi, kỳ vọng của các thế hệ cha ông, như người xưa nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Học sinh học lịch sử không chỉ tự mình đọc sử ký và những tài liệu lịch sử do các nhà sử học thời xưa ghi chép, mà còn phải đến trường để nghe các thày, cô giáo dạy sử chỉ dẫn, phân tích, giảng giải những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc của những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng còn là để “ôn cố tri tân”, biết cũ, hiểu mới. Nếu kết hợp việc tự học lịch sử, xem phim ảnh, đọc các tác phẩm dã sử với việc nghe các thày, cô giáo giảng về lịch sử thì lịch sử sẽ sinh động, sâu sắc, hấp dẫn biết nhường nào. Có học lịch sử, người Việt Nam mới thấy dân tộc ta, đất nước ta có một bề dày lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước rất hào hùng, oanh liệt, với biết bao sự kiện, sự việc. Khách quan và nghiêm túc mà nói, lịch sử dân tộc ta, đất nước ta là vô cùng sôi động, hấp dẫn. Nhưng tại sao nhiều năm nay môn học lịch sử trong các cấp nhà trường ở nước ta chưa hấp dẫn học sinh, sinh viên? Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn là trong đó có hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, do giáo trình, tài liệu, giáo cụ phục vụ cho việc dạy lịch sử quá sơ sài, rời rạc, chắp vá và có phần tùy tiện. Thứ hai, do đội ngũ giáo viên dạy lịch sử thiếu nhiệt huyết, ít đọc, ít sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan, dẫn đến việc giảng lịch sử ở trên lớp chỉ dựa vào giáo án được soạn từ sách giáo khoa. Với cách thức giảng dạy như thế và được diễn đi, diễn lại trong nhiều năm (y như một món ăn theo công thức có sẵn) đã khiến cho số đông học sinh, sinh viên cảm thấy nhàm chán, vô bổ. Từ sự cảm nhận đó mà học sinh, sinh viên hình thành tâm lý, thái độ học tập hình thức, đối phó, miễn sao có chứng chỉ, bằng cấp để xin việc, kiếm sống mà thôi. Là người được đào tạo về chuyên ngành lịch sử và đã có một thời gian giảng dạy lịch sử, tôi thấy rằng, để môn lịch sử thực sự là một môn học có sức truyền cảm, hấp dẫn người học, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử cũng như việc giảng dạy môn lịch sử cần phải có những người tâm huyết, mạnh dạn đổi mới và hội tụ các yếu tố sau đây: Một là, việc biên soạn sách giáo khoa lịch sử (chính sử) phải do các giáo sư, các chuyên gia có uy tín trong ngành sử học đảm trách và chỉ đạo để bảo đảm các yêu cầu rõ ràng, đầy đủ, chính xác các sự kiện lịch sử. Những sự kiện lịch sử nào đó có tính chất truyền thuyết, truyền miệng thì nên đưa vào tài liệu tham khảo, chứ không nên coi đó là chính sử. Chẳng hạn, các truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” (Bà Âu Cơ sinh trăm trứng, rồi nở ra trăm người con…), “Thánh Gióng” (Thánh Gióng bay về trời…),… là không có căn cứ khoa học để đưa vào chính sử, mà nên coi đó là những câu chuyện dã sử, nhằm tránh sự hoài nghi, thắc mắc của người học. Môn học lịch sử dù được giảng dạy ở cấp nào thì các sự kiện lịch sử cũng phải bảo đảm tính thống nhất về sự chính xác, rõ ràng, đầy đủ, loại trừ sự tùy tiện, sai lệch. Tùy theo cấp học mà các sự kiện lịch sử được phân tích, so sánh, liên hệ và bình luận nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Hai là, các thày, cô giáo giảng dạy lịch sử cần phải đọc rất nhiều, bởi có như vậy, các sự kiện lịch sử mới không trở nên khô khan, trần trụi. Chẳng hạn, khi nói về sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Hà Nội, đổi tên Kinh đô là Thăng Long, thì xung quanh sự kiện này có rất nhiều vấn đề liên quan đến địa lý, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, phòng chống ngoại xâm,…, đòi hỏi các thày, cô giảng dạy lịch sử cần giới thiệu, phân tích, so sánh, liên hệ và giải thích. Ngoài ra, việc các thày, cô giới thiệu những câu chuyện dân gian truyền miệng có tính chất dã sử xung quanh sự kiện dời đô và nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn cũng sẽ làm cho sự kiện lịch sử đó càng thêm phần phong phú, hấp dẫn. Hay chẳng hạn, khi giảng về cuộc kháng chiến của dân tộc ta ở thời nhà Trần chống giặc Nguyên - Mông, nếu các thày, cô giảng dạy lịch sử có phần giới thiệu cho học sinh biết nguồn gốc của giặc Nguyên - Mông, cũng như biết được tài năng, công trạng của các danh tướng nhà Trần, thì chắc chắn là bài giảng lịch sử của các thày, cô sẽ rất phong phú, sinh động và gây ấn tượng sâu sắc. Rõ ràng, việc giảng dạy lịch sử chỉ trở nên hấp dẫn, có ý nghĩa sâu rộng khi các thày, cô giảng dạy lịch sử có kiến thức và sự hiểu biết về các lĩnh vực văn học, địa lý, kinh tế, chính trị, quân sự, dân tộc, tôn giáo… Các thày, cô dạy lịch sử cũng là dạy cả về cách làm người, cách “biết mình, biết người” và cách “đối nhân, xử thế” ở đời. Ba là, muốn cho môn học lịch sử hấp dẫn và có ý nghĩa thiết thực, gây ấn tượng sâu sắc, việc tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích, bảo tàng lịch sử hay xem phim ảnh lịch sử cũng rất nên được các cấp nhà trường quan tâm thực hiện. Ngoài ra, các thày, cô giảng dạy môn lịch sử cũng cần tổ chức những buổi ngoại khóa, mời các giáo sư, các nhà nghiên cứu có uy tín trong ngành sử học đến thỉnh giảng; hoặc tổ chức thảo luận (hội thảo) theo chuyên đề nhằm lôi cuốn học sinh, sinh viên vào việc đọc và sưu tầm hay giới thiệu các tư liệu, tài liệu lịch sử. Đây không chỉ là cách chứng tỏ lịch sử là một môn khoa học xã hội, mà còn là cách khắc phục lối mòn giảng dạy một chiều, có tính chất áp đặt đã tồn tại bao năm nay ở nước ta. Mong sao lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” sẽ trở thành hiện thực thông qua việc đổi mới nhận thức, quan điểm đối với môn học lịch sử cũng như cách thức viết sử và giảng dạy lịch sử ở nước ta./. |
Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đồ ách cai trị ngoại bang, lập ra nước Lâm Ấp (tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa). + Vuơng quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với vai trò của những vùng địa lí khác nhau.
• Nguyên thủy kim tự tháp là một ngọn đồi
Một trong những giải thích thú vị, kỳ lạ song lại có thể tin được cho rằng vị trí khởi đầu của các kim tự tháp là mô đất hay ngọn đồi tự nhiên, sau đó những tảng đá khổng lồ được đặt lên theo chiều từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên.
Theo Herodotus, kim tự tháp nguyên thủy là một ngọn đồi.
Giả thiết này lần đầu được đề cập trong một bài báo năm 1884 trên tờ Fort Wayne Journal-Gazette (Mỹ), phục vụ cho một hội thảo của các nhà khoa học. Có lẽ đây là giả thiết xuất phát từ quan điểm của Herodotus đưa ra trước đó và được nhiều người xem là có lý mặc dù nó xuất phát từ trí tưởng tượng. Herodotus là sử gia Hy Lạp nổi tiếng vào thế kỷ 5 trước Công nguyên.
• Sử dụng các loại máy móc, cần cẩu cổ đại
Giả thiết tiếp theo được xem là có cơ sở, đó là việc sử dụng các loại máy móc, cần cẩu cổ đại, giống như công việc xây dựng một tòa nhà hiện đại, phải sử dụng cần cẩu để nâng để vận chuyển những vật liệu nặng. Các kim tự tháp đầu tiên có dạng bậc thang với bề mặt phẳng lớn nên các loại cần cẩu hạng nặng có thể đã được sử dụng.
Có thể các loại máy móc, cần cẩu cổ đã được sử dụng để xây kim tự tháp bậc thang với bề mặt phẳng lớn.
Chắc chắn, các nền văn hóa cổ đại nhận thức được vai trò của đòn bẩy và hệ thống ròng rọc nên họ có thể đã sử dụng những dụng cụ tương tự cho việc xây dựng các kim tự tháp đầu tiên. Tuy nhiên, cần cẩu có thể không thể áp dụng cho những kim tự tháp có bề mặt nhỏ. Đây chỉ là những giả thiết dựa trên khoa học xây dựng hiện đại, còn đối với cách xây dựng các kim tự tháp hình học ở Giza lại chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa hiểu hết.
• Làm phẳng, đánh bóng đá bằng tay
Một trong những công việc khó khăn nhất liên quan đến xây dựng kim tự tháp mà người Ai Cập đã làm là cắt gọt những tảng đá khổng lồ với độ chính xác cao để xếp chúng gần như sát lại với nhau mà không cần chất kết dính. Làm thế nào mà người Ai Cập đạt được sự hoàn hảo đến như vậy bởi ngày nay như lưỡi cắt kim cương mạnh nhất cũng khó đạt được trình độ này.
Với những gì có trong tay, người Ai Cập cổ đại đã làm được điều này bằng cách làm mịn hai mặt tảng đá thủ công nhờ dây thừng. Dây thừng đóng vai trò giống như bọt thủy, nếu mặt đá gồ ghề tiếp xúc với dây thừng bôi đất đỏ thì những chỗ lồi sẽ được đánh dấu và đánh bóng tiếp.
Nghệ thuật đánh bóng đá giúp người Ai Cập cổ tạo ra những kim tự tháp vững chắc, đồ sộ và mang tính nghệ thuật cao.
Về cách vận chuyển những khối đá khổng lồ này, người Ai Cập đã xây dựng những đoạn đường dốc. Đây chính là hệ thống đường dẫn đặc biệt, bao gồm một đoạn đường nối trung tâm, hai bên sườn dốc có nhiều lỗ hổng.
Một chiếc xe giống như xe trượt tuyết được dùng để đặt khối đá đưa ra khỏi mỏ, lỗ hổng được dùng để cắm vật chặn. Hệ thống dây thừng gắn liền với chiếc xe trượt tuyết đóng vai trò quan trọng giúp giảm tải, phân tán lực cho người kéo khiến nó dễ dàng hơn khi kéo lên dốc.
Cũng có giả cho rằng những khối đá khổng lồ đã được di chuyển trên những đống cát ướt để dễ kéo kéo đi, nhất là những khối đá nặng tới hàng chục tấn. Đó là vận chuyển đá từ mỏ ra còn, vận chuyển đá đã gia công để lắp dựng, người Aio Cập cổ đại lại dùng tới một đoạn đường dốc dích dắc dài tới 1 dặm (1,6km), dốc 7 độ tính từ kim tự thá, nó được dùng suốt quá trình xây dựng tháp.
Sở dĩ có cấu trúc ngoằn ngoèo như vậy là do độ cao của kim tự tháp. Cuối cùng, các khối đá mài nhẵn bề mặt được xếp chồng lên nhau lên tới độ cao hàng trăm mét, độ khít hoàn hảo đến nỗi một sợi tóc hay một tờ giấy mỏng cũng khó có thể lọt qua khe đá được.
Ok thi cho mik xin 2 ticks nka <3
Thanks<3