K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? a.                             Bao nhiêu người thuê viết                                 Tấm tắc ngợi khen tài                                 "Hoa tay thảo những nét                                  Như phượng múa rồng bay". (Ông đồ - Vũ Đình Liên) b. Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi...
Đọc tiếp

Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

a.                             Bao nhiêu người thuê viết

                                Tấm tắc ngợi khen tài

                                "Hoa tay thảo những nét

                                 Như phượng múa rồng bay".

(Ông đồ - Vũ Đình Liên)

b. Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi bảo con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?" Con tôi trả lời: "Con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh".

(Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ)

174
7 tháng 6 2021

Các lời dẫn trong bài văn trên là :

“Hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay” 

B “ vì sao con mang tới hai đôi gang tay trong túi áo ?”

-“con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà có nhiều bạn họcmaf không có gang tay. Nếu con có thể cho ban ấy mượn  và tay bạn sẽ không bị lạnh “

 

14 tháng 9 2021

Câu a: là câu gián tiếp

Câu b: là câu trực tiếp

17 tháng 10 2021

TL:

trả lời  câu c nhen

  Giọt nước mắt của ông Hai là nỗi đau xót xa, xấu hổ, tủi thẹn khi nghe tin làng Dầu theo Tây.  Ông Hai rất day dứt đau khổ nhìn thấy lũ con ông tủi thân đến trào nước mắt. Đó là nỗi đau đớn tủi hổ của người cha khi có những đứa con ngây thơ vô tội. Vậy mà bây giờ cHúng cũng phải mang tiếng là việt gian.  chúng nó cũng là trẻ con nhà Việt gian đấy ư chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi…  Nỗi đau của người cha yêu con nhưng lại không thể làm gì cho con. Có lúc ông bình tĩnh suy xét kiểm điểm từng người trong tâm trí và ông thấy người nào cũng có tinh thần kháng chiến cả. Nhưng không có lửa làm sao có khói nên dù ông muốn tin cũng ông vẫn phải chấp nhận sự thật ấy. Và ta càng hiểu vì sao lòng ông đang dâng lên đổi ức. Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

        Giọt nước mắt của sự ám ảnh trong lòng ông. ông thấy xấu hổ không dám nhìn mặt ai không dám bước chân ra ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Ông trốn tránh vì không dám đối diện với sự thật mà tất cả mọi người đều lên án. Tất cả cái nước VN này người ta đều ghê tởm. Ông để ý nghe ngóng rồi lại nơm nớp  lo sợ. Lúc nào ông cũng nghĩ người ta đang bàn tán về ông và làng chợ dầu. Thấy người ta túm tụm nói cười nghe tiếng Tây cam nhông là ông lão lại lủi ra góc nhà nín thin thít. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả trạng thái tâm lí ông 2 tinh tế phù hợp . Nỗi lo lắng của ông 2 lên đến đỉnh cao là khi mụ chủ nhà bắn tin sẽ đuổi dân của làng Chợ Dầu.

         Tâm trạng của ông 2 càng đau đớn u uất” thật là tuyệt đường sinh sống .  Tình yêu làng và lòng yêu nước trong ông hai đã diễn ra cuộc xung đột nội tâm ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình làng thì yêu thật nhưng làng theo tay thì phải thu. Dùng phải đau đớn cắt từng khúc ruột nhưng ông không còn cách lựa chọn nào khác vì tình yêu nước, yêu cách mạng bao trùm lên tình yêu làng quê. Đó cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn người dân Việt Nam khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tất cả để hướng tới tình cảm thiêng liêng của cộng đồng.

           Ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm nhân vật, đối thoại được tác giả sử dụng rất thành công làm nổi bật nỗi đau đớn xót xa của ông hai. Cái Lan mà ông yêu như máu thịt rất tự hào đã theo giặc thì phải thù. Ta thấy ở ông có tấm lòng chung thủy với cách mạng với cụ Hồ: anh em đồng chí biết cho bố con ông cụ hồ ở trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông. Tình cảm ấy thật sâu nặng bền vững cái ông bố con là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Nhà văn kim lân đã miêu tả rất cụ thể diễn biến nội tâm quá ý nghĩa, hành động và lời nói nói lên nhà văn am hiểu sâu sắc về người dân

17 tháng 10 2021

hello các bạn

17 tháng 10 2021

TKL:

1, Độc thoại nội tâm: "Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế?"

⇒tác dụng: nói lên tâm trạng lo lắng của ông Hai khi sợ mụ chủ nhà phát hiện ra làng Chợ Dầu theo Tây rồi đuổi cả nhà ông đi nơi khác

2, ông hai " trằn trọc không sao ngủ được " vì ông vẫn còn văng văng lời nói của người đàn bà cho con bú, ông không ngờ được làng CD có tinh thần lắm mà lại đi theo Tây, đồng thời ông cũng lo sợ tin làng CD theo Tây sẽ đến tai mụ chủ nhà

4, các từ tượng hình tượng thanh: léo xéo, thình thịch

⇒tác dụng: nói lên nỗi lo lắng, sợ hãi của ông Hai

^HT^

17 tháng 10 2021

TL:

uk đợi me tí'

^HT^

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: - Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi. Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: - Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo:

- Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi.

Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi:

- Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc?

Anh ta mếu máo:

- Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo thế ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?

(Truyện cười dân gian)

b. Một ông trọc phú đang tiếp những khách sang. Bỗng có một người đầy tớ cầm cái giấy vào thưa rằng:

- Thưa ông, có người nhà cụ Chánh đưa thư này và đang đợi ông trả lời.

Ông trọc phú vốn dốt đặc, nhưng trước mặt các quý khách không lẽ nhờ người đọc hộ, mới giả vờ mở giấy ra đọc, rồi trả lời rằng:

- Bảo nó cứ về đi, rồi chốc nữa tao sang.

Nhưng tên người nhà cụ Chánh đã bước vào, gãi đầu gãi tai thưa rằng:

- Thưa cụ, ông chủ con sai con sang mượn cụ con ngựa kia ạ.

(Truyện cười dân gian)

138
7 tháng 6 2021

b phương châm về chất

a, phương châm về chất

14 tháng 9 2021

2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:

Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn

Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.

8 tháng 4 2021
Có vì đều có từ nói,lời:)))))))))))
8 tháng 4 2021

Trả lời:

Hai câu không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau nhằm giúp ta hiểu được tầm quan trọng của lời nói và việc lựa chọn, sử dụng lời nói trong cuộc sống, việc gìn giữ lời ăn tiếng nói.

7 tháng 6 2021

Phương châm về chất

14 tháng 9 2021

Lời nói của Từ Hải vi phạm phương châm về chất. Vì Kiều đang sống ở lầu xanh, một nơi mà Kiều cho là chốn bùn đen nhơ nhớp, ô uế. Từ Hải lại gửi thiếp danh đến "lầu hồng" - chỉ nơi ở của người con gái đài các.

“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh.Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp...
Đọc tiếp

“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh.

Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Câu 1. Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Em hiểu gì vê nhân vật có lời nói trong đoạn văn trên?

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật “ta” được thề hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn, có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu.

giup voi

3

“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” (Sách Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục) 1(1,0). Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Giải thích nhan đề của văn bản có đoạn trích trên? 2(1,0). Đoạn trích trên là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Hãy dùng một câu văn để nêu rõ nhận xét của em về nhân vật ta trong đoạn trích trên. 3(3,0). Qua nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu văn theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ phẩm chất nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, một lời dẫn trực tiếp (có chú thích). 4.(1,0)Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên câu sau: “Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

k cho mk nha

HT

 Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản:"Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm Ngô Gia Văn Phái( Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du,...)

 Giải thích nhan đề: Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của nhà Lê.

Câu 2: Đoạn trích là lời của vua Quang Trung nói với các tướng sĩ dưới quyền. 

Trong hoàn cảnh quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta

Nhận xét: Vua Quang Trung là người có tài khích lệ quân sĩ chiến đấu vì nghĩa lơn; không những thế còn là người có mưu lược cầm quân, có tầm nhìn trông rộng và tài tiên đoánchính xác của một nhà quân sự có tài.

Câu 3: Viết đoạn văn:

           Hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Hình ảnh vua Quang Trung hiện lên với những vẻ đẹp phi thường của một bậc đại tướng. Thông qua ngòi bút sinh động của nhóm tác giả họ Ngô , hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên vô cùng đẹp đẽ, phi thường. Đó là con người có hành động mạnh mẽ ,quyết đoán và có trí tuệ sáng suốt, sâu xa ,nhạy bén.Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long ông không hề nao núng mà quyết định thân chinh cầm quân đi ngay. Trong vòng một tháng ông đã liên tiếp làm nên nhiều chiến công, ông thu phục lòng dân và có danh nghĩa ra Bắc dẹp giặc. Bên cạnh đó, Quang Trung - Nguyễn Huệ còn là một người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.Mới khởi binh nhưng ông đã khẳng định được sự chiến thắng.Điều này Nguyễn Huệ đã khẳng định rằng ông thật sự là một tài năng quân sự ,một nhà mưu lược tài ba.Trong những cuộc chiến tranh phong kiến ở Việt Nam hiếm có một vị tướng nào tính toán thần tình và sâu xa đến vậy.Trong trận chiến với quân Thanh hình ảnh nhà vua hiện lên vô cùng oai phong, lẫm liệt! ông thân chinh cầm quân đóng vai trò là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự "cưỡi voi đi đốc thúc" ,xông pha tên đạn.Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy áo vải quân Tây Sơn đã đánh trận thật lẫy lừng. Những chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. 

Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên câu sau:

       “Chờ mười năm nữa, cho ta/ được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân

                                            CN          VN

 mạnh, thì ta/ có sợ gì chúng?”

              CN        VN

Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.

Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.

Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.

"Võng mắc chông chênh đường xe chạy....” đoạn thơ này nhé 

5 tháng 10 2021

"Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục", áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16. Một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút". Truyện kể lại một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình ở Nam Xương có dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, một thời loạn lạc, đầy biến động. Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, thuộc phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa", sống giữa thời loạn lạc Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "... mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

... "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..."


 
(Chinh phụ ngâm)

Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Qua năm sau, "việc quân kết thúc, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã "mắng nhiếc" và "đánh đuổi đi". Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời "bày tỏ" của vợ, mọi sự "biện bạch" của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ "mất nết hư ân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng", mãi mãi soi tỏ với dời "vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu Mĩ". Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc đã gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa!". Lúc bấy giờ Trương Sinh "mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi. Người đọc xưa nay cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. Vũ Nương tự tử, nàng cũng chẳng oán chồng con "rày xin chén nước cho người thác oan" (Truyện Kiều).

Phần cuối truyện đậm đặc tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Phan Lang được biếu một con rùa mai xanh nhưng không giết thịt mà đem thả con rùa xuống sông. Nào là Phan Lang bị chết đuối, xác giạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi vợ vua biển Nam Hải lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ. Phan Lang sống lại. Linh Phi mở tiệc ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang, ân nhân cứu sống mình ngày xưa. Tình tiết Phan Lang gặp Vũ Nương tại bữa tiệc của Linh Phi. Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang nhắc lại nhà cửa, phần mộ của tiền nhân. Tình tiết Vũ Nương gửi Phan Lang chiếc hoa tai vàng và dặn chồng lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh... yên phận hẩm hiu, và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" đã làm cho giá trị nhân đạo của truyện thêm phần bi thiết. Nỗi ân tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải tỏa? nhưng âm - dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ.


 
Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Người đọc càng thêm xúc động khi nhớ lại vần thơ của vua Lê Thánh Tông trong bài "Lại bài viếng Vũ Thị”:

... "Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng..."

Nguyễn Dữ là học trò xuất sắc của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm sống giữa thế kỉ XVI lúc mà chế độ phong kiến nhà Lê đang bắt đầu suy yếu. Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi về sống ẩn dật viết sách và sáng tác văn học. Chuyện người con gái Nam Xương được rút ra trong tập Truyền kì mạn lục, là một câu chuyện được nhà văn sáng tạo trở thành một tác phẩm văn học đích thực. Qua câu chuyện ta thấy nổi lên là nhân vật Vũ Nương với số phận và phẩm chất cao đẹp.

Số phận của Vũ Nương là một tấn bi kịch đầy thương tâm. Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ phong kiến mang vẻ đẹp truyền thống “công – dung – ngôn – hạnh”. Bằng sự đồng cảm sâu sắc và tấm lòng trân trọng nâng niu, Nguyễn Dữ đã dành hết tâm huyết của mình để ca ngợi Vũ Nương.

Nhưng thật oái oăm, Vũ Nương được kết tinh bao nhiêu thứ đẹp thì để rồi trở nên trắng tay trong cuộc đời. Trong hoàn cảnh loạn lạc chiến tranh phong kiến, Trương Sinh phải đầu quân đi lính, nàng vất vả một mình nuôi con nhỏ chăm sóc mẹ chồng già yếu ốm đau. Cái bóng trên tường mà nàng vô tình dỗ con chính là nguyên cớ của sự sụp đổ. Ngày sum họp cũng là ngày nàng vĩnh viễn rời xa tổ ấm. Đau đớn hơn nữa kẻ đẩy nàng vào chỗ chết không ai khác chính là chồng và con mình. Chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư” mà Trương Sinh nghi vợ mình không thuỷ chồng. Tâm lý ghen tuông khiến Trương Sinh đến mù quáng, sự ích kỷ của kẻ vô học khiến Trương Sinh băm bổ phỉ bám và độc quyền không cho vợ thanh minh. Quả thực sự ghen tuông dẫn tới đa nghi đó của người đàn ông khiến cho người vợ dù có tinh khôn đến mấy thì cũng khó lòng mà lường hết được. Lẽ ra cuộc sống hạnh phúc là tin tưởng là cảm thông nhưng một kẻ tầm thường như Trương Sinh thì chỉ cần một cái cớ rất nhỏ ấy cũng có thể tưởng tượng ra sự việc vô cùng nghiêm trọng. Cứ thế mà dẫn tới tan nát cửa nhà. Tuy nhiên xét về khách quan, trong hoàn cảnh Trương Sinh trở về sau ba năm mẹ đã mất, chỗ dựa tinh thần lớn nhất là vợ và con. Chàng cứ suy diễn để rồi tưởng tượng có người thứ ba xen vào trong gia đình mình. Chàng không còn tỉnh táo để suy xét lời con nói ngay cả sự van xin của vợ cũng chẳng thèm lọt tai. Nàng không tự minh oan cho mình được nữa đành gieo mình xuống sông tự tử.

Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi nếu như không có một đêm tình cờ “Cha Đản lại đến kia kìa” Người cha thứ hai vô tình ấy chính là nguyên nhân sâu xa gây ra cái chết oan uổng của Vũ Nương. Thế là chỉ một trò đùa trong thương nhớ dẫn tới cái chết oan khiên của người vợ dung hạnh. Nàng chết sự lẻ loi cô đơn và nỗi ân hận sẽ là hình phạt dày vò Trương Sinh suốt quãng đời còn lại. Cái chết của Vũ Nương cũng là đại diện cho số phận chung của người phụ nữ phong kiến. Một con người đẹp nết đẹp người, thuỷ chung son sắt thì bị nghi oan là thất tiết. Một con người hết lòng xây dựng cho hạnh phúc gia đình đến cuối cùng phải bất hạnh lìa xa cuộc đời. Tác phẩm tố cáo đanh thép cái xã hội nam quyền độc đoán, cảnh chiến tranh phong kiến dẫn tới sự chia lìa. Người đọc cũng được cảnh tỉnh về sự nhẹ dạ vô ý dẫn tới những hậu quả thương tâm.

Dưới chế độ phong kiến người phụ nữ bị coi rẻ, mất hết quyền tự chủ nhưng bằng tấm lòng nhân đạo cao cả Nguyễn Dữ đã dành những trang viết hết sức xúc động để ca ngợi phẩm chất của Vũ Nương. Mặc dù cuộc hôn nhân với Trương Sinh là hoàn toàn gượng ép nhưng nàng luôn sống yên phận hết lòng, vun đắp cho hạnh phúc nhà chồng. Biết chồng đa nghi và hay ghen lúc nào nàng cũng sống “khuôn phép” để vợ chồng khỏi “thất hoà”. Nàng thuỷ chung son sắt đợi chờ chồng trong những năm tháng chồng phải đi trận mạc: “Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Khi bị chồng nghi oan nàng cố gắng dãi bày và níu kéo khi hôn nhân có nguy cơ đổ vỡ.

Chuyện mẹ chồng nàng dâu trong xã hội phong kiến thường là chuyện đố kị nhất trong gia đình. Nhưng với Vũ Nương nàng là người con dâu hiếu thảo: “Chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ đẻ mình”, chạy chữa thuốc thang khi mẹ chồng ốm khiến cho mẹ chồng phải nể trọng. Trước khi chết bà cụ còn cầu nguyện “xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ chồng mất một mình nàng lo ma chay rất chu đáo, được mọi người kính nể. Vũ Nương còn là người mẹ tận tụy đảm đang hết lòng yêu thương con. Một mình một bóng nuôi con Vũ Nương vừa là người mẹ dịu hiền vừa làm thay bổn phận người cha để làm chỗ dựa tinh thần cho con trẻ.

Về với thuỷ cung, một thế giới lung linh huyền ảo, Vũ Nương được hồi sinh đúng như lời nguyện trước khi chết. Nàng vẫn mong muốn trở về với quê hương gia đình. Nhưng ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Tác giả thêu dệt bức tranh dưới thuỷ cung nhằm hoàn thiện nhân cách Vũ Nương: con người ấy ngay cả khi chết vẫn muốn được trở về với quê hương.

Bằng tài năng sáng tạo và tấm lòng nhân đạo cao cả. Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương điển hình cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ là những con người có phẩm chất truyền thống tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều nỗi oan trái cay nghiệt cái xã hội mà ta nói đến là:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son