K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2022
tìm1 một số biết rằng số đó bằng tổng của 25 và 35 giảm đi4 lần  
26 tháng 4 2022
bạn lớp mấy ?
25 tháng 4 2022

vì rêu đó đã có chất nhầy dịch chuyển từ bãi sình về sông và về biển

4 tháng 11

Cá bạn còn học không:D

Xin lỗi! đây là OLM ko phải ZALO nên bạn hãy đừng đang linh tinh trên trang hỏi đáp, bạn lớn tuổi rồi mong bạn hãy cân nhắc và tôn trọng quy luật, cảm ơn!

23 tháng 4 2022
Các loài đông vật quý hiếm ở việt nam

Dưới đây là một số loài động vật quý hiếm ở nước ta hiện nay.

Bò tót

Đây là giống bò to nhất nhất trong họ nhà bò với chiều cao trung bình khoảng 2m và cân nặng vào khoảng gần 2 tấn. Giống bò tót này thường đầu to, trán dẹt và hơi lõm vào trong, có một vài đốm trắng trên trán. Với cặp sừng nhô cao to khỏe cân đối và uốn cong lên phía trên tạo thành vòng cung.

Giống bò tót này không có yếm giống như những con bò bình thường. Bộ lông ngắn mềm mượt màu nâu hoặc đen xám ở lưng. Con cái thường có màu hung đỏ và bốn chân từ khoe trở xuống có màu trắng đục.

Các loài đông vật quý hiếm ở việt nam

Hiện tại ở Việt Nam chỉ còn khoảng 300 cá thể được phân bố ở các vườn quốc gia như Lào cai, Kon Tum…

Hổ

Đây là loài động vật có kích thước lớn nhất trong họ nhà mèo, trọng lượng có thể nặng khoảng 250 kg. Với đặc trưng là lông màu vàng xen kẽ với vệt màu đen chạy trên lưng. Ở dưới bụng thường là màu trắng. Những cá thể hổ ở Việt nam thường có kích thước nhỏ hơn so với những cá thể hổ ở những khu vực khác trên thế giới.

Hiện nay các cá thể hổ ở Việt Nam đang giảm mạnh do tình trạng săn bắt trái phép và chỉ còn lại khoảng chục cá thể sinh sống tại các khu rừng ở Việt Nam. Đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng thì các cá thể hổ này được nhà chức trách nuôi trong chuồng nhằm duy trì tình trạng sống sót cũng như tránh được tình trạng săn bắt trái phép.

Sao La

Loài động vật này lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào khoảng tháng 5/1992 đây là một trong những phát hiện gây chấn động đến toàn thế giới bởi thời điểm này mà phát hiện ra loài động vật này là khó có thể xảy ra.

Ở Việt Nam thì Sao la được xếp vào nhóm những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Vì vậy mà hiện này ở Việt Nam chỉ còn khoảng 50 đến 60 cá thể sao la được nuôi dưỡng ở các vườn quốc gia.

Đặc điểm :

  • Có kích thước lớn, với chiều dài thân khoảng 1m3 đến 1m5 trọng lượng cơ thể khoảng 80 đến 120 kg. Trên đầu sao la có màu nâu sẫm và có những vạch trắng hoặc đen.
  • Cả cá thể đực và cái đều có những sọc trắng ở trên và dưới mắt và ở cằm và cổ có nhiều vạch máu trắng, mặt sau tai có màu nâu nhạt.
  • Hai bên sườn có vạch màu trắng và phân cách lưng với chân là màu đen nhạt. Với bộ lông mềm và có các xoáy ở giữa mũi, cổ và tai. Sừng dài và thẳng không có sự phân nhánh như các loài hươu khác.
Hươu Vàng

Loài động vật này phân bố chủ yếu ở Tây nguyên và ở vùng  Nam Trung Bộ với nhiều cá thể sinh sống với nhau.

Đặc điểm :

  • Loài Hươu Vàng có kích thước trung bình với chiều dài thân khoảng 1m3 đến 1m5 và trọng lượng cơ thể vào khoảng 50-60kg.
  • Với bộ lông ngắn và mềm, màu vàng hung hay vàng xám, lông ở trên lưng thường thô. Cặp sừng nhỏ và ngắn, thường sừng hươu vàng có khoảng 2 đến 3 nhánh phụ nhỏ mọc ra.
  • Do hiện nay loài Hươu Vàng này không còn dấu hiệu sinh sống nên các nhà sinh vật học đã đưa vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Việt Nam.
Voọc mũi hếch

Đây là một trong những loài động vật chỉ thấy xuất hiện ở một số tỉnh ở miền núi phía Bắc của Việt Nam. Hiện nay cá thể Vooc mũi hếch chỉ còn khoảng 110 cá thể đang sinh sống ở Việt Nam. Do tình trạng săn bắt cá thể này cao lên đẩy loài động vật này đến với bờ vực tuyệt chủng rất cao.

Đặc điểm:

Loài Vooc mũi hếch này thường có bộ lông màu nâu đen và ở trên đầu và quanh mặt có lông màu trắng nhạt. Loài Vooc này không có mào trên đầu và thường có lông màu trắng ở ngực, bụng và mặt trong của các chi. Đuôi Vooc thường dài hơn thân và có lông xù.

voọc mũi hếch ở đâu

Vooc đầu trắng

Hiện nay trên thế giới thì các thể Vooc đầu trắng có khoảng 60 cá thể và đều tập trung ở Việt Nam.

Đặc điểm :

  • Có bộ lông dày và những sợi lông thô, những cá thể đã trưởng thành thường có lông ở đầu và vai màu vàng. Trên đầu Vooc đầu trắng thường có mào, đuôi thon dài và dày lông.
  • Ở Việt Nam gì cá thể Vooc đầu trắng thường thấy xuất hiện ở đảo Cát Bà.
Rùa da

Đây cũng là một trong những loài cá thể rùa lớn nhất trong họ nhà rùa. Nhìn tổng thể thì loại rùa này trông giống với những loài rùa biển nhưng chúng có kích thước lớn và không có mai. Loài rùa này không có răng và thay vào đó là chung có những gai sắc nhọn ở trong miệng giúp rùa giữ lại được thức ăn.

Loài rùa da này thường tập chung chủ yếu ở khu vực biển miền trung nước ta. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài sứa.

Sếu đầu đỏ

Đây là loài động vật có giá trị cao về thẩm mỹ cũng như trong sinh học. Sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên trái đất.

Đặc điểm :

  • Cơ thể chúng là một màu xám bạc ánh thép, khi trưởng thành thì ở phần đầu và cổ thường không có lông và có một màu đỏ nổi bật đồng thời ở trên cánh và đuôi có màu xám.
  • Sếu trưởng thành thường cao khoảng 1m5 đến 1m8 với chiều dài sải cánh khoảng 2m2 và 2m5 và có trọng lượng cơ thể khoảng 8 đến 10kg.
  • Loài sếu đầu đỏ này thường xuất hiện ở vườn quốc gia Tràm chim.
Voi
  • Đây là loài động vật có kích thước to nhất với chiều dài thân khoảng 6m. Phần môi trên và mũ đã phát triển thành vòi dài. Đặc điểm nhận dạng rễ nhất ở voi là có cặp ngà dài và tai to. Voi đực thường có hai ngà với chiều dài khoảng 150cm cân nặng khoảng 15 đến 20 kg.
  • Da voi dày và ít lông.
  • Chúng ta chỉ bắt gặp cá thể voi ở vùng Tây nguyên của nước ta.

Xem thêm: Con voi ăn gì? Voi được chia làm mấy loài

các loài voi

Cheo cheo Nam Dương

Cheo Cheo Nam Dương có tên khoa học được biết tới là Tragulus kanchil, hay là Cheo Cheo kanchil. Đây là loài động vật có vú thuộc vào họ Cheo Cheo, bộ móng guốc, guốc chẵn.

Thân hình của Cheo Cheo Nam Dương vô cùng nhỏ bé nếu so về những loài động vật cùng trong hệ móng guốc của mình. Chiều dài cơ thể chỉ khoảng 40 50cm, cao trung bình khoảng 30cm, trọng lượng từ 1,5 cho đến 2,5 kg. Hình dạng bên ngoài của chúng nhìn thì hơi giống hoẵng, hươu con, tuy nhiên chúng không có sừng cả con đực lẫn cái.

Ngoài ra, Cheo Cheo Nam Dương không có tuyến ở đằng trước mắt, răng nanh của chúng mọc dài ra ngoài mép, răng cửa trên bị khuyết mất. Chi của chúng rất mảnh, chỉ có ngón thứ 3 và 4 là phát triển mà thôi. Chúng có bộ lông mịn, có màu nâu đỏ và hơi ngắn một chút. Sau gáy có vệt màu đen, dọc theo lưng có màu đỏ sẫm. Bên dưới cằm và họng có vệt trắng đặc trưng giống như hoẵng, lông đuôi hơi xù lên.

Đặc điểm phân bố, sinh thái của Cheo Cheo Nam Dương

Cheo Cheo Nam Dương là loài động vật ăn cỏ, chúng thường chỉ ăn chồi non, lá cây, các loại hạt, quả bé, đôi khi là xác côn trùng và các loài tương tự. Ở Việt Nam, chúng sinh sống rải rác từ khắp khu vực miền núi phía Bắc cho tới tận trong Nam, từ Lạng Sơn tới vùng Tây Ninh.

Cheo Cheo Nam Dương là loài sống đơn độc, không sống dựa theo bầy đàn. Chúng kết đôi vào tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, và có lứa đầu tiên vào tháng 1 tới tháng 9, đặc biệt đẻ rất nhiều vào tháng 5 đến tháng 7 mùa hè. Thời kỳ mang thai của con cái là khoảng 120 ngày, mỗi năm chỉ đẻ 1 lứa duy nhất từ 1 tới 2 con.

Chúng hay sống đơn độc tại những khu rừng hoang khô ráo, có nhiều cây cối rậm rạp bao phủ. Chúng cũng hay sống trong những gốc cây hoặc những hốc tự nhiên mà kín đáo. Cheo Cheo Nam Dương sống về đêm, hoạt động từ sau 19 giờ và mạnh nhất là sau 23 giờ. Thi thoảng mới thấy chúng xuất hiện vào tờ mờ sáng lúc 4 5 giờ.

Trên thế giới hiện nay, Cheo Cheo Nam Dương phân bố chủ yếu ở các nước khu vực Đông Nam Á như là Myanmar, Lào, Campuchia, Indonesia, và Ấn độ.

Tại sao Cheo Cheo Nam Dương lại có tên trong sách đỏ?

Trước đây, loài Cheo Cheo Nam Dương cũng sinh sống đầy đủ và đông đúc như nhiều loài hươu hoẵng khác. Tuy nhiên do nạn săn bắt bừa bãi để làm thịt và trang trí cho nên số lượng của loài này đang giảm mạnh. Còn có tin đồn rằng Cheo Cheo Nam Dương giúp bổ thận tráng dương, tăng cường khả năng cho đàn ông cho nên lại càng bị săn bắt nhiều hơn nữa.

Theo như trong sách đỏ Việt Nam, nước ta tồn tại 2 loài Cheo Cheo đó là:

  • Tragulus kanchil, thuộc vào nhóm Tragulus Javanicus, có xuất xứ từ đảo Java của Indonesia.
  • Tragulus Versicolor, thuộc vào phân loài của T. napu, hiện nay đang sinh sống chủ yếu ở tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam.

Số lượng cá thể theo thống kê tại nước ta hiện nay chỉ còn khoảng dưới 10000 cá thể còn sống. Vậy nên vấn đề bảo tồn cho Cheo Cheo Nam Dương cần trở nên cần thiết hơn nữa trước nạn săn bắt bừa bãi của người dân.

Hiện nay cũng có một vài trang trại ở Việt Nam tổ chức nuôi giống Cheo Cheo nhằm mục đích sinh nở loài vật này để giết thịt bạn cho những đối tượng có nhu cầu mua. Bởi Cheo Cheo Nam Dương có giá trị dinh dưỡng khá lớn, chữa trị nhiều chứng bệnh và tốt cho sức khỏe sinh dục của nam giới nói chung. Tuy nhiên chúng ta cần phải lên án việc làm này.

Con mang rừng

Mang rừng là một dạng hươu, nai thuộc chi Muntiacus. Con mang rừng có lẽ là loại hươu xuất hiện cổ nhất được biết đến, xuất hiện vào khoảng 15-35 triệu năm trước, căn cứ trên di tích hóa thạch tìm thấy trong các trầm tích của thế Miocen tại Pháp và Đức.

con mang rừng

Các loài ngày nay còn sống có nguồn gốc nguyên thủy ở vùng Đông Nam Á cũng như ở Ấn Độ. Bản địa của loài mễn bao gồm cả vùng Hoa Nam, Đài Loan, Việt Nam và các hải đảo thuộc Indonesia. Mang hay mễn Reeves được du nhập sang Anh và nay đã sinh sản, phổ biến ở một số khu vực ở Anh quốc.

Tại Việt nam, con mang rừng có tên là hoẵng Nam Bộ có thân thon mảnh, chúng cùng loài với nai, hươu, giống như con bê con. Mang rừng nặng khoảng 30kg trung bình nặng độ 20–25 kg, nhìn bề ngoài chúng giống hệt con hươu nhưng bé hơn. Nhìn chung, chúng là loài thú cỡ nhỏ, thân hình thon nhỏ, vóc chúng có con chỉ to bằng con chó lớn.

Xem thêm: Con mang rừng, con hoẵng hay con mễn là con gì?

Rái cá Việt Nam

Rái cá thường thuộc họ chồn Mustelidae, bộ thú ăn thịt Carnivora. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì rái cá thường đã bị giảm sút nhiều, do tình trạng săn bắt lấy da lông.

Đặc điểm nhận dạng

Rái cá thường có thân hình dài, mềm dẻo, mõm ngắn, đầu hơi dẹp bề ngang, có màng bơi da trần phủ hết ngón, vuốt ngón chân dài thò ra khỏi ngón nhưng ngắn và tù.

Tai nhỏ, vành tai tròn có nắp che lỗ tai. Bộ lông màu xám đến nâu hung đốm hoa râm, hơi thô, phần bụng màu xám tro, họng và má phớt trắng, lông đệm dày và không thấm nước, đuôi dài gần nửa thân, với đặc điểm đuôi dài tròn đều nhỏ dần từ gốc đến mút đuôi. Da mũi trần có viền hình chiếc đe.

Thức ăn của rái cá

Nguồn thức ăn chủ yếu của rái cá thường gồm có cua, ốc, cá và một số động vật thủy sinh khác. Rái cá thường sống và hoạt động  gắn liền với các thủy vực gồm bờ biển, sông ngòi, đầm hồ, khe suối…chủ yếu ở các vùng rừng núi. Rái cá thường kiếm ăn ở các khu vực nước.

Rái cá đào hang làm tổ ở bờ các thủy vực, trong các hốc đá, hố cây, do vậy mà chúng hoạt động cả ban ngày và ban đêm.

Rái cá sống theo gia đình, mỗi đàn từ 3- 5 con, nhưng khi kiếm ăn chúng có thể tập chung thành đàn lên đến 10- 12 con. Rái cá thường đẻ tập trung vào các tháng 2- 4 hàng năm, và mang thai khoảng 61 ngày, đẻ con trong các hốc cây, hang đất, hang đá, mỗi lứa đẻ được từ 2- 4 con.

Phân bố

Rái cá Việt Nam thường được tìm thấy ở Lai Châu, Yên Bái, Quảng Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng, Hòa Bình, Hà Nội…còn ở trên thế giới phân bố rộng ở cả Châu Âu và Châu Á.

Hiện nay số lượng rái cá thường đã bị suy giảm nghiêm trọng, do nạn săn bắt lấy da lông để buôn bán, và môi trường sống bị suy thoái.

Rùa núi vàng

Rùa núi vàng, tên khoa học là Indotestudo elongata, đây là một loài rùa quý hiếm. Chúng có những đặc điểm nhận dạng cụ thể như sau:

  • Cơ thể cỡ trung bình, chiều dài mai khoảng 275mm.
  • Trên đầu có nhiều tấm sừng.
  • Mai gồ cao, đôi khi hơi thắt ở giữa.
  • Phía trước yếm phẳng, phía sau yếm lõm sâu.
  • Con đực có đuôi dài, cứng, yếm lõm sâu; con cái có đuôi ngắn, yếm phẳng.
  • Chân hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai màu vàng, giữa mỗi tấm vảy có đốm đen.

Rùa núi vàng sống trong rừng nơi có những bụi cây thấp, ở độ cao tương đối thấp. Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô, rùa núi vàng nằm lì trong bụi và không ăn; sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn. Rùa núi vàng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm, đẻ từ 4 – 5 trứng, có kích thước 50/40mm và có tập tính vùi trứng trong đất.

Rùa núi vàng xuất hiện nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận.

Ngoài ra, trên thế giới, rùa núi vàng còn xuất hiện ở các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ, Malaixia và Philippin.

Rùa núi vàng là loài động vật có giá trị khoa học, thẩm mỹ đối với con người và trong tự nhiên. Rùa núi vàng còn được nuôi ở những nơi vui chơi, giải trí, vườn bách thú… Tuy nhiên, hiện nay số lượng rùa núi vàng ngoài tự nhiên giảm sút > 50% do săn bắt trái phép quá mức.

Tê giác Việt Nam

Theo thông tin của bà Hà Thị Tuyết Nga – Giám đốc của Cơ quan quản lý CITES tại Việt Nam , hiện tại số cá thể tê giác ở Việt Nam chỉ còn khoảng 36 con. Cụ thể như sau: Vườn thú Đại Nam: 5 con, Vườn Xoài: 2 con, vườn thú Mường Thanh: 4 con, Thảo cầm viên Hồ Chí Minh: 2 con, Thiên đường Bảo Sơn: 4 con và vườn thú Mỹ Quỳnh: 19 con.

Toàn bộ những cá thể tê giác được nhập về Việt Nam trong khoảng vài năm trước đây, hiện tại sức khỏe của chúng vẫn đang được bảo đảm và được gắn chip để thuận tiện theo dõi, không hề có việc tê giác dễ dàng nhập lậu về nước ta được.

tê giác việt nam

Nói về tê giác Việt Nam bị tuyệt chủng, năm 2011 đã tìm thấy 1 cá thể tê giác ở vùng phân bố chết do tuổi già, sức khỏe yếu, bệnh tật. Vì thế, một vài nguồn tin cho rằng tê giác Việt Nam đã tuyệt chủng.

“Nhưng xét về yếu tố chuyên môn, phải xét theo chu kỳ của 1 vòng đời của tê giác là 35 – 40 năm, khi kết thúc mà không phát hiện được ra cá thể tê giác nào tồn tại trong môi trường tự nhiên nữa, thì lúc đó mới được tính là loài tê giác bị tuyệt chủng. Từ đó đến giờ vẫn không có thêm thông tin gì về tê giác Việt Nam, và cũng chưa thực sự có một cuộc điều tra toàn diện về vấn đề này.

Voọc Cát Bà

Loài này có tên khoa học là: Trachypithecus poliocephalus. Loài này bây giờ chỉ còn dưới 60 loài, là một loài đặc hữu ở Việt Nam, là loài quý hiếm chỉ thấy ở trong khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng và nằm trong danh sách những loài linh trưởng nguy cấp hàng đầu thế giới.

Đặc điểm của loài voọc Cát Bà

Con voọc Cát Bà thường có thân hình màu đen, dễ dàng phân biệt chúng nhờ sở hữu bộ lông ở đầu và vai màu trắng vàng. Chỏm lông ở phía trên đầu thường tạo thành mào nhọn. Chúng thường sống theo từng bầy đàn khoảng từ 5 – 15 con.

Chúng thường sống ở trên núi đá vôi, có nhiều địa thế hiểm trở. Voọc cái thường có thói quen ẵm con đi cùng để kiếm thức ăn. Thức ăn chủ yếu của chúng là những cây chồi non và một số loại quả dễ ăn khác, mọc ở trên những đảo đá vôi tại vườn quốc gia Cát Bà

Voọc chà vá chân nâu

Con voọc chà vá chân nâu hay còn được gọi tên khoa học: Pygathrix nemaeus chúng thuộc giống linh trưởng quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp ở Việt Nam. Hiện đang chỉ còn hơn 1300 cá thể đang sinh sống và tồn tại ngoài tự nhiên.

Tập tính sống của loài voọc chà vá chân nâu

Chúng thuộc chi chà vá và còn có 2 loài khác gần giống với voọc chà vá chân nâu là voọc chà vá chân xám, chân đen. Tại Việt Nam, quần thể giống voọc này ước tính nhiều nhất tại Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, số lượng lên tới 445 – 2137 cá thể. Còn tại bán đảo Sơn Trà ghi nhận khoảng 180 – 200 cá thể Voọc chà vá chân nâu đang tập trung tại đây.

Chúng thường sống trong những khu rừng thường xanh mùa mưa nhiệt đới, ẩm thấp. Và sống ở độ cao trên 1.300m. Đôi khi chúng cũng xuống đất để uống nước hoặc ăn đất bổ sung chất khoáng.

Đặc điểm của con voọc chà vá chân nâu

Cá thể đực thường có kích thước to lớn hơn so với cá thể cái trưởng thành. Chiều dài của con đực trưởng thành khoảng 55 – 63cm, còn con cái khoảng từ 50 – 57cm, chiều dài đuôi cũng xấp xỉ gần bằng chiều cao của thân.

Khi trưởng thành cả 2 con đực và cái sẽ có màu sắc giống nhau. Bộ lông của chúng có rất nhiều màu sắc gồm có màu nâu đỏ, màu xám, màu vàng, đen, vì thế mà được mệnh danh là nữ hoàng linh trưởng.

Chúng thuộc nhóm loài động vật ăn lá, nhưng đôi khi cũng vẫn thấy ăn hoa quả hoặc hạt tùy theo mùa khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, Voọc ăn hơn 87% là lá, quả và hạt thì chiếm 10,2% tổng thức ăn.

Chúng chủ yếu chỉ sống ở trên cây và hoạt động tập trung vào ban ngày. Chúng cũng hay chia ra từng bầy đàn nhỏ và có một con đực trưởng thành đầu đàn, và lại chia ra theo từng gia đình riêng lẻ như 1 đực và 2 – 3 con cái, cùng những đứa con.

Rùa sa nhân

Loài rùa sa nhân có kích thước trung bình trong các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam, có thể dễ dàng nhận dạng loài rùa này qua những đặc điểm sau:

  • Yếm: có bản lề giúp cho rùa có thể khép một phần trên của yếm vào nhau phía mai, nhưng không khép kín hẳn như các loài rùa hộp khác. Những con đực yếm thường lõm ở phía dưới, con cái có yếm phẳng. yếm có màu vàng nhạt hoặc màu nâu, có viền đen xung quanh yếm.
  • Mai: có màu sắc thay đổi từ nấu sáng đến nâu đạ, có khi màu đen hoàn toàn. Trên lưng có 3 gờ nổi rõ, trong đó hai gờ đối xứng hai bên qua gờ sống lưng tạo thành 2 mặt phẳng nhô cao. Màu sắc mai trên hai mặt phẳng thường sáng hơn so với các vùng xung quanh. Gờ chính giữa chạy dọc sống lưng, hai gờ hai bên chạy từ tấm sườn thứ nhất đến tấm sườn thứ 4 của mai. Các tấm rìa phía cuối mai có dạng răng cưa, một số tấm phía trước có thể có răng cưa, vì vậy Rùa sa nhân còn có tên gọi là rùa mai răng cưa.
  • Mắt: Rùa sa nhân có đặc điểm nổi bật là tròng mắt thường có màu đỏ, rất ít cá thể có mắt màu đen.
  • Đầu: khá to, có màu hơi vàng đến nâu đậm, một số cá thể khác đầu lại có màu xám đen, da ở đỉnh đầu cứng, có trường hợp tạo nếp giống hoa văn.
  • Đuôi: những con đực thường có đuôi dài và to hơn con cái. Một số trường hợp đuôi cá thể đực và cái không khác biệt nhiều nên khó phân biệt chúng.
  • Chân: chân rùa sa nhân khá dài giúp cơ thể được nâng cao khỏi mặt đất và di chuyển nhanh nhẹn. Da chân có vảy, móng chân chắc và khỏe giúp chúng di chuyển tốt trong rừng núi và đào đất.
  • Trọng lượng: rùa trưởng thành có trọng lượng từ 400g – 800g. Trong đó số cá thể đạt 600g  – 700g chiếm tần suất lớn nhất. Trọng lượng lớn nhất đạt được là 1261g.
  • Kích thước: qua việc cân đo trực tiếp trên 30 cá thể rùa, chiều dài mai trung bình của Rùa sa nhân trưởng thành từ 140 – 180 mm. Trong đó các cá thể có kích thước 160  – 170mm chiếm tần suất nhiều nhất. Kích thước dài nhất đạt được là 203mm, trong khi kích thước nhỏ nhất với 109,2mm. Sau khi đo đạc toàn bộ số rùa trưởng thành cho thấy các cá thể đực có mai dài hơn các cá thể cái và có sự tương phản giữa giới tính và chiều dài mai.

Rùa sa nhân khi trưởng thành không có sự biến đổi nhiều về trọng lượng, sự tăng giảm cân phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vào cuối mùa thu rùa đạt trọng lượng cơ thể cao nhất, sau đó chúng sẽ ít hoạt động dần đi cho đến mùa đông chúng nằm im trong hang, đống cỏ, lá (ngủ đông) khi đó trọng lượng cơ thể chúng sẽ giảm xuống mức thấp nhất.

Trong quá trình cân, đo, quan sát trực tiếp cho kết quả là các cá thể rùa đực có kích thước lớn hơn và trọng lượng nặng hơn các cá thể cái. Con đực thường nặng hơn con cái trung bình từ 60 – 65g, kích thước mai thường dài hơn 8 – 9mm. Rõ ràng có một sự tương quan giữa kích thước, trọng lượng của cơ thể với giới tính của loài rùa này. Toàn bộ những cá thể có trọng lượng dưới 200g  thì khó xác định được giới tính của chúng.

Kết quả nghiên cứu về hình thái của loài rùa sa nhân cho thấy có sự tương quan giữa trọng lượng và kích thước cơ thể. Điều này hết sức có ý nghĩa, vì loài rùa này thường ủ bệnh rất lâu, đến khi có các biểu hiện ốm thì chúng sẽ chết rất nhanh sau đó. Vì thế khi cân trọng lượng rùa để kiểm tra sức khỏe kết hợp với kích cỡ mai để xác định khoảng trọng lượng phù hợp. Nếu cá thể nào đó có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn mức bình thường thì cần phải chú ý hơn và áp dụng các biện pháp chăm sóc, chữa trị ngay cho cá thể đó trước khi chúng phát bệnh.

Tình trạng hiện nay của rùa sa nhân

Rùa sa  nhân là loài vật quý hiếm, có giá trị khoa học, thẩm mỹ, giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái. Nhưng hiện nay, chúng đang có nhiều người săn bắt để bán nên ngày càng trở nên khan hiếm. Do đó, chúng ta cần lên án và nghiêm cấm các hình thức săn bắt.

Hiện nay có nhiều tổ chức nhân giống và bảo tồn loài rùa sa nhân này. Trong năm 2012, Chương trình đã cho ấp sinh sản thành công 7 cá thể rùa Sa nhân vào ngày 12 tháng 9. Đây là kết quả sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt thành công nhất từ trước tới nay mà Chương trình bảo tồn Rùa đã đạt được.

Rùa Sa Nhân cũng đã được liệt kê vào danh sách những loài đang bị đe dọa bởi Liên Minh Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN). Do số lượng cá thể rùa sa nhân ngày càng ít đi nên con người càng cần phải có ý thức bảo vệ rùa sa nhân.

Loài rùa này cũng đang có xu hướng giảm số lượng do nhiều người bắt chúng để làm thức ăn và vật nuôi, xuất khẩu trái phép. Loài này cũng suy giảm số lượng do nạn phá rừng và săn bắt đã được chứng minh là mối đe dọa lớn đối với những con rùa này.

Trên đây là các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam. Nhưng do tình trạng săn bắt đang một tăng lên dẫn tới tình trạng các loài động vật này đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Vì vậy mà mọi người lên có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng đẻ các loài động vật này không phải rơi vào tình trạng báo động.

                    4/5 -
23 tháng 4 2022
  • 1.1 Bò tót.
  • 1.2 Hổ
  • 1.3 Sao La.
  • 1.4 Hươu Vàng.
  • 1.5 Voọc mũi hếch.
  • 1.6 Vooc đầu trắng.
  • 1.7 Rùa da.
  • 1.8 Sếu đầu đỏ
13 tháng 5 2022

Khác với các thành viên của protista lớp trên có nhân thật như tế bào động vật và thực vật, vi khuẩn có tế bào nhân sơ, nhân chỉ có một nhiễm sắc thể, không có màng nhân, không có ti lạp thể, không có bộ máy phân bào nhưng các tế bào lại phức tạp hơn.

Vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trên thế giới sống vì cấu tạo cơ thể chúng gần như cấu tạo của một tế bào. Cơ thể vi khuẩn gồm: thành tế bào.

Chúc học tốt!

a.      Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virus là vật thể không? Giải thích. b.      Hãy kể tên một số bệnh do virus gây ra? Em có biết mình đã từng được tiêm những loại vaccine nào không? Tại sao cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau? Câu 3: a, trình bày cấu tạo của tế bào vi khuẩn. Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong...
Đọc tiếp

a.      Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virus là vật thể không? Giải thích.

b.      Hãy kể tên một số bệnh do virus gây ra? Em có biết mình đã từng được tiêm những loại vaccine nào không? Tại sao cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau?

Câu 3:

a, trình bày cấu tạo của tế bào vi khuẩn. Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới?

b, Em hãy nêu một số ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người.

c. Nêu một số bệnh do vi khuẩn gây ra và cách phòng, chống bệnh.

           Câu 4:

a.      Trình bày đặc điểm của các ngành Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín

Câu 5:

a, Vẽ sơ đồ phân loại động vật

b, Trình bày đặc điểm của lớp Cá, lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú

bạn nào làm sớm mik tích cho nha

0