K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Học sinh là tương lai của đất nước. Quá trình học tập của các bạn học sinh luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội trong mọi thời đại. Tuy nhiên, một vấn đề đáng buồn trong cuộc sống hiện nay chính là sự lười học của học sinh. Có nhiều bạn học sinh chỉ quan tâm đến việc chơi, không tập trung vào việc học. Trên lớp, họ nói chuyện riêng không chú ý nghe giảng, và sau đó về nhà lại đi chơi thay vì hoàn thành bài tập và công việc học tập của mình. Hàng ngày, có nhiều bạn học sinh đến lớp với tình trạng chưa làm bài tập, không hiểu bài cũ và chưa chuẩn bị cho bài mới.

Một phần nguyên nhân của hiện tượng lười học này là do các bạn đang ở độ tuổi hiếu kỳ, thích chơi và khám phá mọi thứ xung quanh, dẫn đến việc lơ là việc học tập và chạy theo những niềm vui cá nhân. Một nguyên nhân khác phải kể đến là sự thiếu quan tâm thực sự của gia đình đối với con cái, thiếu sự động viên học hành từ phía gia đình. Nhà trường cũng chưa áp dụng được các biện pháp hiệu quả và thú vị để kích thích tinh thần học tập của các bạn.

Hậu quả của sự lười học là các bạn học sinh thiếu kiến thức và không đáp ứng được yêu cầu học tập trong chương trình. Hành vi lười học và tập trung vào việc chơi còn ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy và sự phát triển toàn diện, cũng như cách thức trở thành một người có ích trong xã hội. Là người học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức tự giác trong học tập, cố gắng rèn luyện bản thân và tích lũy kiến thức tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể trong trường để phát triển các kỹ năng mềm của bản thân; sống hòa thuận và yêu thương đồng hành với mọi người xung quanh, tạo dựng một cuộc sống tích cực và đẹp đẽ. Hành vi lười học để lại những hậu quả lớn mà chúng ta không thể đo lường được, vì vậy, hãy nhận thức sớm và cố gắng, nỗ lực từng ngày để trở nên tốt hơn.

25 tháng 3

Học tập đang trở thành một vấn đề quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu trong cộng đồng trẻ hiện nay. Tuy nhiên, một hiện tượng đáng buồn là nhiều bạn học sinh đang bỏ qua tầm quan trọng của việc học, thậm chí trở nên lười học. Lười học là tình trạng mà các bạn học sinh không có động lực để học tập, không muốn cố gắng để nâng cao trình độ của mình, mà thay vào đó, họ dành nhiều thời gian và sự quan tâm cho những niềm vui khác, từ đó dẫn đến sự suy giảm dần về trình độ và sự thiếu sót lớn trong kiến thức. Lười học có những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, và vì vậy, mỗi học sinh cần nhận thức và cố gắng nhiều hơn trong việc học tập, để trở thành một công dân tốt.

Hiện nay, tình trạng lười học và mải chơi của các em học sinh đang trở nên đáng lo ngại. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng truyền thông và mạng xã hội, tỷ lệ học sinh sử dụng điện thoại di động cũng tăng lên, từ đó tạo ra sự cám dỗ và sự mê hoặc đối với các trò chơi điện tử, làm cho việc học trở nên bị bỏ bê. Ngoài ra, còn có những trường hợp học sinh bỏ học hoặc trốn học để làm những công việc riêng tư,... Nguyên nhân đầu tiên của hiện tượng này phải kể đến cá nhân học sinh: họ lười biếng, bị cuốn hút và nghiện game, theo đuổi học theo sự cạnh tranh với bạn bè, thiếu mục tiêu, không có ước mơ,... Ngoài ra, gia đình và cha mẹ không yêu thương và chăm sóc con cái, tạo ra áp lực trong việc học tập khiến con trở nên mất hứng thú. Một nguyên nhân khác là do các thầy cô giáo chưa thể tạo ra sự hứng thú trong việc học tập cho học sinh, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy cổ hủ, chương trình học quá nặng, gây áp lực về thành tích,...

Hậu quả của việc lười học là rất nghiêm trọng. Trước tiên, nó tạo ra những lỗ hổng kiến thức cho học sinh. Những lỗ hổng này sẽ dẫn đến việc họ dần mất đi nền tảng kiến thức, từ đó gặp khó khăn trong mọi hoạt động. Ngoài ra, lười học cũng tạo ra nhiều tác động xấu, làm tổn hại đến xã hội. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên mỗi cá nhân học sinh phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, có đam mê và sự tận tâm trong việc học tập, không để bị cuốn hút bởi những trò chơi vô bổ. Gia đình cần quan tâm và chăm sóc con em nhiều hơn, còn nhà trường cần chú ý đến học sinh, đưa ra các chương trình giảng dạy độc đáo và hấp dẫn để tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi người hiểu rõ hơn về hậu quả của lười học và cố gắng nỗ lực hơn một chút, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và thế hệ học sinh sẽ phát triển văn minh hơn.

25 tháng 3

:)) ae cứu t với chứ t còn chx soạn văn nuaa

25 tháng 3

C. Chỉ thời gian

25 tháng 3

Phân tích tác phẩm Giọt sương đêm

Nhà văn Trần Đức Tiến có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông mang nét tinh tế, hồn nhiên. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là Giọt sương đêm.

Truyện được in trong tập Xóm Bờ Giậu. Nhân vật chính trong tác phẩm là Bọ Dừa - một vị khách bất người ghé qua xóm Bờ Giậu. Ở đó, Bọ Dừa đã gặp gỡ Thằn Lằn và nhận được lời mời vào nghỉ tạm trong chiếc bình - nhà của Thằn Lằn. Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo. Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

Nhân vật Bọ Dừa được xây dựng là một vị khách tình cờ ghé thăm đến xóm Bờ Dậu để tìm một chỗ trọ qua đêm. Trong cuộc trò chuyện với Thằn Lằn, nhân vật này hiện lên với vẻ từng trải. Bọ Dừa từng sợ hãi đến ám ảnh những khoảnh khắc bị bọn trẻ bắt cóc, bị giam hãm trong những chiếc hộp. Còn Thằn Lằn thì hiện lên với vẻ lịch sự, nhiệt tình của chủ nhà. Thằn Lằn đã đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được. Sau khi từ biệt Bọ Dừa, Thằn Lằn đến báo tin cho cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của Bọ Dừa. Cụ giáo Cóc tỏ ra am hiểu sâu rộng về họ cánh cứng. Điều đó khiến cho Thằn Lằn rất kinh ngạc, thán phục.

Khi đêm đã khuya, trời nhiều mây. Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn: “Tiếng Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa, hay cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng”. Bọ Dừa đang ngủ. Thì từ vòm lá trúc rơi xuống một giọt sương, làm lạnh toát cơ thể Bọ Dừa và khiến nhân vật sực tỉnh, chợt nhớ về những điều đã qua. Cái xóm nhỏ heo hút này giống cái xóm của ông thời thơ ấu, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn khiến ông quên mất. Vậy nên Bọ Dừa quyết định về thăm quê. Điều đó khiến cho Bọ Dừa quyết định trở về quê vào ngay sáng hôm sau. Tác giả đã gửi gắm bài học về sự biết ơn nguồn cội mà nhân vật đã vô tình lãng quên. Bọ Dừa vì mưu sinh mà dành nhiều ngày tháng để bươn chải đó đây, lấy những tán cây làm nhà để rồi một đêm tình cờ, giọt sương đêm rơi xuống đã khiến vị khách nhớ da diết những kỉ niệm và thời thơ ấu và rồi ông quyết định chuẩn bị cho một chuyến hành hương.

Nhân vật Bọ Dừa - nhân vật chính trong truyện đồng thoại được xây dựng mang những nét của con người để thể hiện ý nghĩa của truyện. Câu chuyện kết thúc mở Thằn Lằn đến kể cho cụ giáo Cóc nghe về việc Sọ Dừa mất ngủ, và lời nhận xét của cụ giáo: “Ấy đấy, chú thấy chưa. Có khi người ta thức trắng chỉ vì một giọt sương”. Thực chất, Bọ Dừa mất ngủ không phải là một giọt sương. Mà giọt sương là hình ảnh biểu tượng, gợi nhắc Bọ Dừa nhớ về quê hương. Nỗi nhớ quê hương đã khiến Bọ Dừa mất ngủ, sáng hôm sau quyết tâm về quê.

Truyện ngắn Giọt sương đêm muốn gửi gắm thông điệp đôi khi cuộc sống bận rộn khiến con người quên đi những điều gần gũi, thân thuộc. Và quê hương luôn là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi người.

25 tháng 3

Văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Tác giả đã khắc họa các nhân vật trong truyện hiện lên đầy chân thực, sinh động. Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, chúng ta thấy được kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò thật ngây thơ, trong sáng. Những cậu học trò thật nghịch ngợm với những trò chơi đã rất quen thuộc như bắn bi, chọi dế…

Đặc biệt là tình huống xảy ra với nhân vật Lợi. Vì ghen tị với Lợi có một chú dế lửa “bất khả chiến bại” - ai đổi gì cậu cũng không đồng ý nên tụi bạn đã bày trò trêu cậu. Nhưng sau trò nghịch ngợm đó, hậu quả dẫn đến hộp dế của Lợi bị thầy Phu tịch thu, rồi bị chiếc cặp của thầy giáo đã vô tình đè lên chiếc hộp. Các cậu bé lại cảm thấy vô cùng có lỗi khi nhìn thấy hình ảnh Lợi mắt đỏ hoe, nước mắt, nước mũi chảy thành dòng. Một đám tang được diễn ra ngay sau đó, với sự có mặt đầy đủ của các bạn, đặc biệt nhất là sự xuất hiện của thầy Phu. Có thể thấy rằng, những trò nghịch ngợm và những suy nghĩ trẻ thơ của các nhân vật trong truyện đã gợi nhắc người đọc nhớ về một tuổi thơ của bản thân. Chắc hẳn, ai cũng đã có một thời hồn nhiên và ngây thơ giống như cậu bé Lợi, Bảo hay nhân vật tôi. Đồng thời, nhân vật thầy Phu cùng với hành động đẹp khiến chúng ta nhận ra được bài học mà nhà văn muốn gửi gắm. Trước món đồ chơi của học trò thầy Phu vẫn tỏ ra trân trọng, và có lỗi. Lời xin lỗi của thầy Phu cho thấy tấm lòng đẹp đẽ. Nhân vật người thầy chính là tấm gương sáng ngời về nhân cách cao đẹp để học trò noi theo và học tập.

Với giọng điệu dí dỏm và cách xây dựng nhân vật độc đáo, tác phẩm đã giúp người đọc dễ dàng thấy được vẻ đẹp ẩn sâu trong mỗi nhân vật và từ đó tự rút ra những bài học quý giá cho chính mình.

GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG VỘI LẮM

ai biết giúp mình với! 

:((((

25 tháng 3

đoạn thơ nào?

25 tháng 3

                Hiền Lành:

    Ở hiền thì sẽ gặp lành,

Ấy là triết lí đã thành danh ngôn.

      Giữ trong nét đẹp tâm hồn,

Tâm hiền trí sáng như khuôn thước vàng.

      Đâu như những kẻ ác gian,

Sống trong nhung lụa mưu toan hại người.

Người hiền tâm trí sáng ngời,

Danh thơm còn mãi giữa trời quê hương.

 Tác giả: Thương Hoài olm.

 

 

 

25 tháng 3

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính ngưỡng: Thầy có nhớ em không ạ? Thầy giáo nói: Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào. Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà. Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em quyết ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và mách với thầy có người cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các học sinh và giáo viên. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy đã soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Em sợ thầy sẽ nêu tên em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy không bao giờ nói tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời và không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ rằng thầy đã cứu vớt cho nhân phẩm của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên…

Người thầy đáp: Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi tất cả các em, thầy cũng nhắm mắt mà (Nhị Tường dịch).

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
25 tháng 3

Câu này có nghĩa là Cho dù con có gặp bất cứ điều gì thì luôn có cha bên cạnh, luôn có cha chở che, bao bọc và cha cũng chính là động lực giúp con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. 

25 tháng 3

Ta có thể thấy những câu thơ mang theo mùa hè rất sinh động và đẹp. Thể hiện được vẻ đẹp của mùa hè mùa của tuổi trẻ và khát vọng sự tự do. Có thể thấy được tác giả đã chờ mùa hè rất lấu, khung cảnh mùa hè hiện lên thật đẹp.Tiếng ve đang ngân nga trong những vườn cây, thấy tiếng sáo diều đang vi vu trên bầu trời cao xanh ngoài khung cửa sổ nhà lao. Những màu sắc thật tươi tắn, rực rỡ của ngày hè, là những cánh đồng lúa chín vàng óng đang đến ngày thu hoạch, những hạt bắp vàng đang óng ánh giữa sân, những cơn mưa mùa hè tươi mát. Mùa hè gợi nhớ đến những kỉ niệm hè, những kì nghỉ hè.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
25 tháng 3

Em có thể tham khảo các ý sau: 

- Nghiện game đã và đang diễn ra ở một bộ phận không nhỏ con người, đặc biệt là học sinh, thanh thiếu niên.

- Số lượng tài khoản game được lập ra ngày càng nhiều.

Lí lẽ và bằng chứng: 

- Chủ quan: Do tính ham vui, tò mò của bản thân người chơi; tâm lí dễ dao động trước những lời dụ dỗ của bạn bè.

- Khách quan: Do sự quản lí lỏng lẻo, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh. Đầu tư máy tính, điện thoại có kết nối Internet để phục vụ việc học cho con nhưng thiếu đi sự giám sát.

- Về sức khỏe: Ảnh hưởng đến thị giác, cột sống, gây ra tình trạng ảo giác,..

- Tâm sinh lí: Gây ra những nhận thức, hành động lệch lạc: nói dối, bạo lực, trộm cắp tiền,...

- Làm sa sút việc học, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc.

- Đề xuất giải pháp:

+ Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình; ý thức được hành động của bản thân; biết quản lí quỹ thời gian hợp lí.

+ Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có ích, tích cực giao lưu, kết bạn để tránh xa các trò chơi tiêu khiển.

+ Phụ huynh dành nhiều thời gian để quan tâm hơn đến con trẻ.