K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến   Ảnh: Cột cờ Hà Nội       Cột cờ Hà Nội       Cột cờ Hà Nội được xây dựng xong từ năm 1812 vào thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Trải qua hơn 200 năm in dấu và “sống” cùng những thăng trầm...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến

Ngữ văn 10, Văn bản thông tin, olm 

Ảnh: Cột cờ Hà Nội

      Cột cờ Hà Nội

      Cột cờ Hà Nội được xây dựng xong từ năm 1812 vào thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Trải qua hơn 200 năm in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, những phần hư hỏng của Cột cờ đã được trùng tu lại, nhưng vẫn giữ được hiện trạng ban đầu. Và Cột cờ Hà Nội hiện nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. 

      Cột cờ Hà Nội trước đây còn có tên gọi Kỳ đài Hà Nội. Thời nhà Nguyễn, Kỳ đài còn có chức năng là vọng canh, vì theo trục bắc-nam, kiến trúc này chỉ cách Đoan Môn khoảng 300m, cách điện Kính Thiên 500m và cách cửa Bắc chừng gần 1.000m. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ.

      Nhìn tổng thể cột cờ gồm những khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thót dần từ dưới lên trên. Bố cục cân đối ấy đã tạo những đường nét thẳng, khoẻ khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân cột cờ, dù cảm thấy đỉnh cao ngất, nhưng không hề có cảm giác nặng nề, mà trái lại, dáng vẻ của nó hài hoà, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh. Ở mỗi cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, tuy đơn giản nhưng lại tạo ra những đường nét mềm mại và mang vẻ đẹp riêng cho từng cấp.

      Công trình kiến trúc cổ kính này được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một, mỗi chiều dài 42,5m; cao 3,1m có 2 cầu thang bằng gạch cổ dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa thông gió, cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ “Nghênh Húc” (đón ánh sáng ban mai), cửa Tây với hai chữ “Hồi Quang” (ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với hai chữ “Hướng Minh” (hướng về ánh sáng), cửa Bắc không đề chữ. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m, có cửa lên cầu thang trông về hướng Bắc. Ở cửa hướng bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan lồng với nhau trông tựa hình mạng nhện. 

      Trên tầng này là phần thân của cột cờ, cao 18,2m; hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có 54 bậc cầu thang xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng (và thông hơi) bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình dẻ quạt. Những lỗ này được đặt dọc các mặt, mỗi mặt có từ 4 đến 5 lỗ. Nhờ có các lỗ thông hơi chạy xung quanh thân cột nên ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng.

      Đỉnh Cột Cờ (Vọng canh) được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng với tám mặt, có thể đủ cho 5-6 người đứng quan sát. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m, cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ.

      Toàn bộ cột cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ là 41,4m. Điều đặc biệt của cột cờ là giữa những ngày Hà Nội nóng nhất, nhiệt độ bên trong cột cờ vẫn luôn mát mẻ như có máy lạnh. Hơn nữa, kết cấu các cửa lên xuống của cột cờ được xây dựng rất khoa học, mỗi khi trời mưa to, nước cũng không thể chảy vào trong lòng tháp.

      Biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến

      Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Chính vì vậy, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, hình ảnh Cột cờ Hà Nội đã được in trang trọng trên đồng tiền được phát hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

      Đến ngày 10-10-1954, Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón ngày hội lớn - ngày Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng. Cả Hà Nội dồn về cột cờ chờ đón giây phút lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”. Đúng 15 giờ, khi còi Nhà hát Thành phố nổi lên, Đoàn quân nhạc cử Quốc ca, cờ Tổ quốc - lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên theo nhịp khúc quân hành. Lần đầu tiên sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cờ Tổ quốc lại tung bay hiên ngang trên bầu trời lộng gió của thủ đô Hà Nội. 

      Giờ đây, Cột cờ Hà Nội là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành. Theo thống kê của Ban Quản lý Khu di tích Cột cờ - Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, mỗi ngày có 1.000 - 2.000 du khách đến thăm quan cụm di tích (Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Cột cờ Hà Nội) này. Điểm di tích này mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ hai và thứ năm đóng cửa để bảo dưỡng. 

      Hơn 60 năm qua, gắn trên đỉnh Cột cờ Hà Nội là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay trên nền trời của Thủ đô, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do.

      Được khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, cột cờ Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc làm nên dáng vóc của Hà Nội thời bấy giờ. Đến nay, cột cờ Hà Nội không chỉ là một biểu tượng hùng thiêng của Thủ đô, mà còn là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua của Hà Thành. Năm 1989, cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử và thu hút được nhiều du khách tới thăm quan khi đến với Hà Nội. 

Lan Khanh (tổng hợp) 

Câu 1. Văn bản trên giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào?

Câu 2. Nhan đề của văn bản thể hiện sự đánh giá như thế nào về Cột cờ Hà Nội?

Câu 3. Các đề mục nhỏ và nội dung của văn bản đã triển khai vấn đề được đưa ra ở nhan đề như thế nào? 

Câu 4. Theo em, vì sao văn bản Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến lại được coi là văn bản thông tin tổng hợp?

Câu 5. Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản. 

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  GẶP QUỶ DỮ VÀ THẦN RỪNG (HỔ) (Trích chèo Trương Viên) Mụ:                                - Con ơi, bây giờ mẹ đói bụng khát nước, nhọc lắm... Mẹ không thể đi được nữa, con xem có gần nhà ai thì con xin cho mẹ một chút đỡ đói lòng. Thị Phương: (Nói sử)     - Mẹ ơi,                            ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

GẶP QUỶ DỮ VÀ THẦN RỪNG (HỔ)

(Trích chèo Trương Viên)

Mụ:                                - Con ơi, bây giờ mẹ đói bụng khát nước, nhọc lắm... Mẹ không thể đi được nữa, con xem có gần nhà ai thì con xin cho mẹ một chút đỡ đói lòng.

Thị Phương: (Nói sử)     - Mẹ ơi,

                                        Con trông bên đông có lửa

                                        Mẹ ngồi đây, con thử vào coi

                                        Có cơm cháo xin người thí bỏ

Quỷ: (Ra)                        - Động ta đây nghiêm chỉnh sắp bày

                                        Ủa kìa người họa phúc tới đây

                                        Sai chúng quỷ ra vây bắt lấy

(Xưng danh)                    Mỗ bạch yêu tinh

                                        Chiếm cao san nhất động

                                        Ngày ngày thường bắt người nuốt sống

                                        Đêm thời đón khách nhai gan

                                        Lộc thiên trù đưa đến tự nhiên

                                        Nay được bữa no say... cha chả!

                                        Này người kia,

                                        Sơn lâm rừng vắng

                                        Đỉnh thượng non cao

                                        Chốn hang sâu sao dám tìm vào

                                        Đi đâu đó, kìa con, nọ mẹ?

Thị Phương:                   - Trình lạy ông thương đoái

                                        Mẹ con tôi đói khát lắm thay

                                        Xẩy nhà lạc bước đến đây

                                        Có cơm cháo xin người thí bỏ

Quỷ:                                - Không khiến kêu van kể lể

                                        Ta quyết nhai tuổi, nuốt sống không tha

Quỷ cái: (Ra)                  - Chàng ăn thịt gì cho thiếp tôi ăn với!

Quỷ:                                 - Ta ăn thịt Thị Phương.

(Lược một đoạn: Quỷ nói chuyện với Quỷ cái. Thương cho Thị Phương, Quỷ cái nhận Thị Phương là em kết nghĩa để nàng không bị ăn thịt. Quỷ cái còn cho Thị Phương năm lạng vàng để nàng đem về nuôi mẹ.)

Thị Phương: (Quay ra) - Mẹ thức hay ngủ mẹ ơi!

Mụ:                                 - Con vào đấy có được tí gì không?

Thị Phương:                 - Thưa mẹ, con vào đó, quỷ đông đòi ăn thịt.

Mụ:                               - Ăn cơm với thịt đông à?

Thị Phương:                 - Quỷ đông đòi ăn thịt con, mẹ ạ. Quỷ cái ra can rồi lại cho vàng.

Mụ: (Cầm vàng)          - Ở hiền rồi lại gặp lành (hát sắp)

                                     Gặp vợ chú quỷ cho thanh tre già

(Nói sử)                         Ới con ơi, 

                                     Mẹ cảm thương thân mẹ

                                     Mẹ lại ngại thân con (Hát văn)

                                     Như dao cắt ruột mẹ ra

                                     Trăm sầu, nghìn thảm chất đà nên con!

(Nói)                              - Con ơi, trời còn sớm hay đã tối mà con cứ dắt mẹ đi mãi thế này?

Thị Phương:                - Trình lạy mẹ,

                                     Vầng ô đã lặn

                                     Vắng vẻ cửa nhà

                                     Mẹ con ta vào gốc cây đa

                                     Nằm nghỉ tạm qua đêm sẽ liệu (ngồi nghỉ).

Thần rừng (Hổ): (Ra)  - Ra oai hùm gầm kêu ba tiếng

                                     Phóng hào quang chuyển động phong lôi

                                     Xa chẳng tỏ, nhảy lại ngó coi

                                     Giống chi chi như thể hình người

                                     Đi đâu đó? - Kìa con, nọ mẹ

                                     Muốn sống thời ai chịu cho ai

                                     Vào nộp mệnh cho ta nhai một.

Thị Phương:                - Trăm lạy ông,

                                     Nhẽ ngày hôm qua một tận không còn

                                     Tôi kêu trời khấn đất đã vang

                                     Qua nạn ấy, nạn này lại phải

                                     Ơn ông vạn bội

                                    Ông ăn thịt một, còn một ông tha

                                     Ông để mẹ già, tôi xin thế mạng.

Mụ: (Nói sử)                 - Trình lạy ông

                                     Con tôi còn trẻ

                                     Công sinh thành, ông để tôi đền

                                     Ông ăn thịt tôi, ông tha cháu nó.

Thị Phương:               - Thưa mẹ, mẹ để con chịu cho.

Mụ:                               - Ới con ơi, con còn trẻ người non dạ, để mẹ chịu cho.

Thần rừng (Hổ):         - Nhẽ ra thời ăn thịt cả không tha

                                     Thấy mẹ con tiết nghĩa thay là

                                     Tha cho đó an toàn tính mệnh.

(Trích Trương Viên, in trong Tuyển tập chèo cổ, Hà Văn Cầu, NXB Sân khấu, 1999)

Tóm tắt đoạn trích: Trương Viên quê đất Võ Lăng, nhờ mẹ sang hỏi cưới Thị Phương, người con gái của Tể tướng đã hồi hưu. Thấy chàng học giỏi, cha Thị Phương đồng ý và cho đôi ngọc lưu ly làm của hồi môn. Giữa lúc chàng đang dùi mài kinh sử thì được chiếu đòi đi dẹp giặc, chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để ra chiến trường. Trong cảnh chạy giặc, Thị Phương đã dắt mẹ chồng lưu lạc suốt mười tám năm. Hai người bị quỷ dữ trong rừng sâu đòi ăn thịt, song may nhờ người vợ quỷ nhận làm chị em xin tha rồi cho vàng. Tiếp đó họ lại bị hổ dữ đòi ăn thịt. Thị Phương tình nguyện dâng mạng mình để cứu mẹ chồng. Hổ tha mạng cho cả hai mẹ con.

Câu 1. Xác định chủ đề của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra những lối nói, làn điệu xuất hiện trong văn bản. 

Câu 3. Qua hai lần suýt chết, Thị Phương hiện lên là một người phụ nữ như thế nào?

Câu 4. Nhận xét về thái độ, cách ứng xử của người mẹ chồng đối với Thị Phương.

Câu 5. Em rút ra được những bài học nào từ văn bản? Chia sẻ suy nghĩ của em về những bài học đó.

0
26 tháng 11 2024

Nhanh cần gấp

DS
26 tháng 11 2024

DS
26 tháng 11 2024

26 tháng 11 2024

Trong văn bản "Giấc mơ khối màu," hình ảnh căn bếp của mẹ hiện lên đầy chân thực và sinh động, trở thành biểu tượng cho không gian ấm cúng và tình yêu gia đình. Căn bếp không chỉ là nơi chế biến thức ăn mà còn là trái tim của ngôi nhà, nơi diễn ra những khoảnh khắc bình dị nhưng sâu sắc. Ở đó, mẹ tỉ mỉ chọn từng nguyên liệu, chế biến từng món ăn với sự chăm chút, thể hiện tình yêu thương bao la dành cho gia đình. Hơi nóng từ bếp cùng hương thơm quyến rũ của những món ăn hòa quyện tạo nên một không khí ấm áp, gần gũi. Khung cảnh gian bếp thường có hình ảnh mẹ mặt mũi ướt đẫm mồ hôi, nhưng ánh mắt luôn rạng rỡ, đầy sự hy vọng cho những đứa con. Căn bếp ấy không chỉ nuôi dưỡng thể xác mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, là nguồn cảm hứng cho những ước mơ và khát vọng cháy bỏng. Qua hình ảnh đó, tác giả khéo léo thể hiện tầm quan trọng của tình mẫu tử, khắc họa vẻ đẹp giản dị nhưng vô cùng quý giá của người mẹ trong cuộc sống.

 

 

28 tháng 11 2024

Trong văn bản "Giấc mơ khối màu", hình ảnh căn bếp của mẹ gợi lên những kỷ niệm sâu sắc và tình cảm gia đình thiêng liêng. Căn bếp không chỉ là nơi chuẩn bị những bữa ăn cho gia đình mà còn là không gian ấm áp, nơi người mẹ cặm cụi chăm sóc con cái, thể hiện sự hy sinh và yêu thương vô bờ. Bếp mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị nhưng đầy ý nghĩa, như chiếc nồi cơm, bếp lửa, và mùi thơm của các món ăn, tạo nên không khí ấm cúng. Căn bếp trở thành nơi gắn kết tình cảm gia đình, là nơi mỗi thành viên tìm thấy sự bình yên và cảm giác được yêu thương. Trong không gian ấy, người mẹ là linh hồn của gia đình, là nguồn cảm hứng để con cái nuôi dưỡng ước mơ và hướng tới tương lai. Hình ảnh căn bếp trong tác phẩm vì thế không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là biểu tượng của sự gắn bó, đùm bọc và tình yêu thương vô điều kiện.