Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Rừng gì luôn ồn ào?
Rừng tre luôn ồn ào bởi tiếng lá tre va vào nhau khi gió thổi.
2. Câu thơ sau là trích đoạn của bài thơ nào?
Câu thơ "quân đi điệp điệp trùng trùng
ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan" là trích đoạn của bài thơ "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu.
Rác thải là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Nó xuất hiện ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ nhà ra ngõ, và gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với môi trường sống và con người. Trên khắp thế giới, hàng tỉ tấn rác thải được sinh ra hàng năm, và cách chúng ta xử lý rác thải đó có ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
Trước hết, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng việc xử lý không đúng cách các loại rác thải sinh hoạt đã gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất đai ở nhiều khu vực trên thế giới. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đốt cháy rác thải gây ra khói độc hại chứa các hợp chất hóa học nguy hiểm như dioxin, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả con người và động vật.
Thứ hai, rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với rác thải có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như dị ứng, vi khuẩn gây bệnh, và các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Ví dụ, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng ở Anh đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với kim loại nặng từ rác thải có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn tiền đình và suy giảm chức năng thận.
Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của chúng ta, chúng ta cần có các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu và xử lý rác thải một cách bền vững, dựa trên các dẫn chứng khoa học và nghiên cứu. Chỉ khi chúng ta làm được điều này, chúng ta mới có thể bảo vệ hành tinh và sức khỏe của chúng ta cho những thế hệ tương lai.
Hiện nay, vấn đề môi trường đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm và được đề cập đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trong đời sống xã hội. Việc bảo vệ môi trường trước sự tác động của tự nhiên và con người là cần thiết và cần có những giải pháp hiệu quả hơn trong thực tế để có một không gian sống lành mạnh, tích cực.
Môi trường sống bao gồm tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta. Đó là đất, nước, không khí, ánh sáng, các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên xã hội…Bảo vệ môi trường là những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu của tự nhiên và con người đến môi trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.
Câu hỏi đặt ra là vì sao phải bảo vệ môi trường sống? Thứ nhất, phải bảo vệ môi trường bởi vì môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người. Không khí, nước, ánh sáng,..đều phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người. Nếu sống trong một môi trường tốt con người sẽ được bảo vệ về sức khỏe, có nhiều năng lượng học tập, làm việc và phát triển.
Ngược lại, nếu con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ phải chịu nhiều tác động, hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần và đời sống. Môi trường bị ô nhiễm là “con virus” gặm nhấm sức khỏe mỗi người, thậm chí nếu lâu dài có thể cướp đi cả mạng sống con người. Thế nên bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ chính chúng ta.
Thứ hai, chúng ta không thể không thừa nhận rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên nhân chính từ ý thức con người. Trong thực tế, có hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày, tuy nhiên việc xử lý rác thải vẫn còn chưa thực sự tốt. Thậm chí ở những thành phố lớn, nhiều khu dân cư vẫn tồn tại hiện tượng rác thải chất hàng đống chưa xử lý kịp thời, gây ô nhiễm.
Hơn thế nữa, các nhà máy thải khói, nước thải một cách bừa bãi thiếu khoa học làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước. Lạm dụng các chất hoá học như thuốc diệt cỏ, khử trùng đất, thuốc kích thích tăng trưởng của người lao động cũng khiến đất đai bị phá huỷ, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng,… Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống con người, đe dọa sức khỏe, sinh mạng con người.
Thứ ba, việc bảo vệ môi trường không chỉ bảo vệ cho chúng ta hôm nay mà còn bảo vệ cho cuộc sống của những thế hệ mai sau. Nếu chúng ta thờ ơ với những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong môi trường hiện nay thì thế hệ sau phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sự vô ý thức của con người hiện tại có thể đe dọa đến đời sống trong tương lai.
Vì vậy, để có một môi trường sống tốt hơn, đảm bảo hơn chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ nó. Chú trọng đến việc tuyên truyền các tổ dân phố, người dân trong các ngõ hẻm, làng quê nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhà nước đưa ra những quy định và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường. Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố, hay các thôn bản ở vùng quê nhằm tuyên truyền người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp.
Ở các trường học, các học sinh cần tham gia các hoạt động chăm sóc vườn hoa, trồng cây xanh, thu gom rác,… tích cực. Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống. Vì một Việt Nam khỏe mạnh, vì một môi trường trong lành chúng ta cần phải góp sức, góp công từ những việc nhỏ nhặt nhất ngay từ hôm nay.
Môi trường là nguồn sống của chúng ta. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ hơi thở và sự sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi chúng ta phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường, đừng để những hành động vô ý thức gieo rắc tai họa làm môi trường “bị tổn thương” thêm. Hãy nhớ: “Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”.
Hiện nay, vấn đề môi trường đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm và được đề cập đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trong đời sống xã hội. Việc bảo vệ môi trường trước sự tác động của tự nhiên và con người là cần thiết và cần có những giải pháp hiệu quả hơn trong thực tế để có một không gian sống lành mạnh, tích cực.
Môi trường sống bao gồm tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta. Đó là đất, nước, không khí, ánh sáng, các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên xã hội…Bảo vệ môi trường là những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu của tự nhiên và con người đến môi trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.
Câu hỏi đặt ra là vì sao phải bảo vệ môi trường sống? Thứ nhất, phải bảo vệ môi trường bởi vì môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người. Không khí, nước, ánh sáng,..đều phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người. Nếu sống trong một môi trường tốt con người sẽ được bảo vệ về sức khỏe, có nhiều năng lượng học tập, làm việc và phát triển. Ngược lại, nếu con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ phải chịu nhiều tác động, hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần và đời sống. Môi trường bị ô nhiễm là "con virus" gặm nhấm sức khỏe mỗi người, thậm chí nếu lâu dài có thể cướp đi cả mạng sống con người. Thế nên bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ chính chúng ta.
Thứ hai, chúng ta không thể không thừa nhận rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên nhân chính từ ý thức con người. Trong thực tế, có hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày, tuy nhiên việc xử lý rác thải vẫn còn chưa thực sự tốt. Thậm chí ở những thành phố lớn, nhiều khu dân cư vẫn tồn tại hiện tượng rác thải chất hàng đống chưa xử lý kịp thời, gây ô nhiễm. Hơn thế nữa, các nhà máy thải khói, nước thải một cách bừa bãi thiếu khoa học làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước. Lạm dụng các chất hoá học như thuốc diệt cỏ, khử trùng đất, thuốc kích thích tăng trưởng của người lao động cũng khiến đất đai bị phá huỷ, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng,... Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống con người, đe dọa sức khỏe, sinh mạng con người.
Thứ ba, việc bảo vệ môi trường không chỉ bảo vệ cho chúng ta hôm nay mà còn bảo vệ cho cuộc sống của những thế hệ mai sau. Nếu chúng ta thờ ơ với những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong môi trường hiện nay thì thế hệ sau phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sự vô ý thức của con người hiện tại có thể đe dọa đến đời sống trong tương lai.
Vì vậy, để có một môi trường sống tốt hơn, đảm bảo hơn chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ nó. Chú trọng đến việc tuyên truyền các tổ dân phố, người dân trong các ngõ hẻm, làng quê nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhà nước đưa ra những quy định và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường. Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố, hay các thôn bản ở vùng quê nhằm tuyên truyền người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp. Ở các trường học, các học sinh cần tham gia các hoạt động chăm sóc vườn hoa, trồng cây xanh, thu gom rác,... tích cực. Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống. Vì một Việt Nam khỏe mạnh, vì một môi trường trong lành chúng ta cần phải góp sức, góp công từ những việc nhỏ nhặt nhất ngay từ hôm nay.
Môi trường là nguồn sống của chúng ta. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ hơi thở và sự sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi chúng ta phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường, đừng để những hành động vô ý thức gieo rắc tai họa làm môi trường “bị tổn thương” thêm. Hãy nhớ: “Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”.
Năm học vừa rồi, em đã có một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ. Chính trải nghiệm ấy, đã khiến em thay đổi rất nhiều.
Từ trước đến nay, em luôn là một học sinh rất kém môn thể dục. Ai cũng cho là như vậy, kể cả em. Và chính em cũng luôn cho rằng, mình sẽ chẳng thể nào tốt hơn được. Cho đến một buổi học thể dục vào năm học trước, tất cả đã thay đổi.
Hôm đó, em được học với thầy giáo mới đến là thầy Hùng. Như thường lệ, khi các bạn chơi bóng chuyền ở trên sân, em lại đứng bên cạnh quan sát và đi nhặt bóng giúp các bạn. Thấy thế, thầy Hùng đã tiến lại và đề nghị em cũng hãy vào sân chơi cùng các bạn. Nghe vậy, em đã rất ngạc nhiên và có chút sợ sệt. Tuy nhiên, thầy vẫn cương quyết đề nghị xen lẫn yêu cầu em ra sân bóng. Mới đầu, em cứ lóng ngóng tay chân, chẳng đỡ được một lượt bóng nào. Nhưng thầy Hùng vẫn không quản ngại, mà kiên nhẫn chỉ cho em. Các bạn trên sân cũng kiên nhẫn đứng chờ, như đang góp những lời cổ vũ thầm lặng cho em. Và thế là, đến cuối buổi tập, em đã thành công đỡ được hơn mười lượt bóng, thậm chí ghi được một điểm cho đội mình. Điều đó thực sự rất tuyệt vời, khiến em hạnh phúc vô cùng. Thì ra, em cũng có thể chơi bóng như các bạn, chứ không phải là không thể.
Sau hôm đó, em dần tự tin và chăm chỉ hơn trong các tiết học thể dục. Em cũng đã dành thời gian mỗi buổi chiều tối để chạy bộ và rèn luyện thêm sức khỏe. Nhờ vậy, em dần hòa nhập vào những buổi học thể dục, những buổi chơi bóng ở lớp cùng các bạn. Tất cả chính là nhờ vào trải nghiệm tuyệt vời hôm ấy.
Trải nghiệm sẽ đem đến cho con người nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Và em cũng có được rất nhiều trải nghiệm như vậy.
Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, gia đình em sẽ về quê ngoại để ăn Tết. Mọi năm, gia đình em thường ăn Tết ở quê nội - trên thành phố. Nhưng năm nay, em đã được trải nghiệm không khí Tết ở một vùng nông thôn. Em cảm thấy rất tuyệt vời và thú vị.
Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Khu chợ nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Các mặt hàng như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… được bày bán rất nhiều. Người mua, người bán rộn ràng không kém với thành phố. Không khí vui tươi khiến em cảm thấy thật háo hức, rộn ràng.
Hai mươi tám Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau gói bánh chưng. Mẹ đã đi chợ mua sẵn các nguyên liệu gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Lần đầu tiên trong đời, em được xem và gói bánh chưng. Mọi người trong gia đình vừa gói bánh, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.
Bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to, rồi cho từng chiếc bánh vào. Sau đó, bố còn đổ nước vào để luộc bánh. Chiếc bánh của em cũng được cho vào luộc. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng chị gái háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.
Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Khoảnh khắc năm mới đang đến rất gần rồi.
Một trải nghiệm đáng nhớ, khiến em thêm yêu quê hương của mình. Không chỉ vậy, em cũng thêm trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước nhiều hơn.
Trong quá trình học tập, tôi luôn tin rằng sự chủ động là yếu tố quan trọng giúp học sinh phát triển và thành công. Sự chủ động không chỉ là việc làm theo yêu cầu của giáo viên hay sách vở, mà còn là tinh thần tự quản lý học tập, tự tìm kiếm kiến thức và phát triển bản thân.
Đầu tiên, sự chủ động giúp học sinh xây dựng kỹ năng tự học. Thay vì chỉ chờ đợi sự chỉ dẫn từ giáo viên, học sinh tự mình tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề mình quan tâm. Điều này giúp học sinh trở nên độc lập và tự tin trong việc giải quyết vấn đề.
Thứ hai, sự chủ động giúp học sinh phát triển ý thức trách nhiệm. Khi tự quản lý học tập, học sinh nhận ra rằng thành công phụ thuộc vào nỗ lực và cố gắng của bản thân. Họ sẽ tự đặt ra mục tiêu và kế hoạch hành động để đạt được điều đó.
Ngoài ra, sự chủ động còn giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý thời gian. Họ học cách sắp xếp lịch trình hợp lý, ưu tiên công việc quan trọng và tối ưu hóa thời gian học tập.
Cuối cùng, sự chủ động giúp học sinh phát triển sự sáng tạo và sự sẵn sàng thử nghiệm. Thay vì chỉ làm theo những gì đã được dạy, họ dám đặt ra câu hỏi, tìm kiếm các phương pháp mới và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Tóm lại, sự chủ động trong học tập không chỉ là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt được thành công trong học tập mà còn là kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân và thành công trong cuộc sống.
I.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
- Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
2. Biểu hiện của lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
3. Tại sao phải có lòng biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
4. Mở rộng vấn đề
- Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.
VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ...
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.