K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa (…) Những giai điệu ngang tàng như gió biển Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời… (Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ...
Đọc tiếp

Đề 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
(…)
Những giai điệu ngang tàng như gió biển
Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi
Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa
Cứ ngỡ như vỏ ốc cất thành lời…
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, Nxb
Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1. Xác định thể thơ.
Câu 2.Phương thức biểu đạt chính
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Những giai điệu
ngang tàng như gió biển/ Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi.
Câu 4. Dấu chấm lửng được sử dụng ở giuuwax hai khổ thơ có tác dụng gì?
Câu 5 Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ?
Câu 6 . Hình dung của em về hình ảnh người lính đảo Trường Sa qua đoạn thơ
trên?
Câu 7. Sau khi đọc xong đoạn thơ , hãy viết một đoạn văn khoảng 5-8 dòng suy
nghĩ của em về trách nhiệm của học sinh với biển đảo việt Nam.
Đề 2.Đọc bài thơ sau
Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Ngày và đêm ầm ầm tiếng sóng
Lúc nào biển cũng là biển động
Sống ngả nghiêng vỡ toác quanh nhà

Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy

Ngày lòe lửa , hoàng hôn dần dật cháy
Cỏ chưa kịp non đã vội úa già.

Đảo Sơn ca không có Sơn Ca
Không có giống chim nào sống được
Cái doi cát mỏng manh như bọt nước
Trôi lang thang trên mặt biển sẩm màu mây

Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây
Mà hòn đảo bồng bềnh hư ảo
Tôi đi tìm. Thấy anh lính Hải quân
Đứng ngang trời thổi sáo...
( Trần Đăng Khoa-Tuyển thơ, NXB Văn học , Hà Nội 2016)
Câu 1. Xác định thể thơ?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính
Câu 3 Chi tiết nào trong bài thơ không nói lên sự khắc nghiệt của Đảo Sơn Ca ?
Câu 4. Tình cảm và suy nghĩ, thái độ của tác giả đối với người lính hải đảo?
Câu 5. Nôi dung ngăn gọn của bài thơ?
Câu 6 Đọc xong bài thơ em thích hình ảnh thơ nào nhất ? Vì sao?
Câu 7 Viết một đoạn văn 5- 8 dòng trình bày suy nghĩ trách nhiệm của em với
biển đảo Việt Nam hiện nay.
Giúp mình trước 7h với nha

0
12 tháng 5

đẹp cho mình

12 tháng 5

Mọi người giúp em với ạ

4
456
CTVHS
12 tháng 5

Hình?

12 tháng 5

sử dụng đt, mxh

12 tháng 5

chuyển

 

 

Mọi người sửa giúp mình bài nghị luận này với ạ  Mẹ thiên nhiên đã rất hào phóng khi đã ban tặng cho ta sự sống, đất , nước , không khí,... Thế nhưng lại có một thực trạng đáng buồn khi con người không biết trân trọng và giữ gìn những món quà ấy .Thầy vào đó chúng ta lại chặt phá rừng để phục vụ cho đời sống của con người.Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Rừng là lá phổi xanh...
Đọc tiếp

Mọi người sửa giúp mình bài nghị luận này với ạ 

Mẹ thiên nhiên đã rất hào phóng khi đã ban tặng cho ta sự sống, đất , nước , không khí,... Thế nhưng lại có một thực trạng đáng buồn khi con người không biết trân trọng và giữ gìn những món quà ấy .Thầy vào đó chúng ta lại chặt phá rừng để phục vụ cho đời sống của con người.Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Rừng là lá phổi xanh của trái đất, luôn che chở cho chúng ta trước những thiên tài như: hạn hán,sạt lở, lũ lụt,... Việc con người chặt phá rừng đã gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh, gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên.Trước thực trạng môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng chỉ vì như cầu phục vụ đời sống con người.Rừng là nhà của một số loài động vật và thực vật, tạo ra khí oxy nhờ quá trình quang hợp và tổng hợp các chất hữu cơ nhờ có diệp lục trong lá cây và ánh sáng mặt trời.Qua đó có thể thấy rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.Vậy để khắc phục các tình trạng trên chúng ta cần phải làm gì?. Chúng ta cần phải phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng, tuyên truyền đến mỗi người dân và có ý thức , trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 

Rừng là khu bảo tồn Sinh học cũng là người bạn thân thiết của con người, đã che chở cho chúng ta trước những thiên tài.khi con người tàn phá thiên nhiên chính là đang làm tổn thương người bạn thân thiết ấy.Mỗi khi ta khám phá về thiên nhiên ta thấy nó thật tươi đẹp biết bao.Rừng cũng góp phần bảo vệ đất,ngăn chặn các khí độc từ môi trường.

Để cho môi trường chúng ta ngày càng tươi đẹp hơn nữa hãy Nói không với việc chặt phá rừng để bảo tồn nguồn nhiên liệu trên trái đất cũng như để giảm thiểu biến đổi khí hậu.Hãy trồng cây gây rừng để ngôi nhà chung của chúng ta thêm xanh và tươi đẹp hơn nữa, bạn nhé 

(Có tệ lắm ko)

9
4
456
CTVHS
11 tháng 5

giỏi hơn mik thì có

4
456
CTVHS
11 tháng 5

bạn làm tốt đó , ko tệ!

“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra...
Đọc tiếp

“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.”

a. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?

b. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

c. Xét theo cấu ngữ pháp thì câu: “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì?

d. Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.

e. Từ nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa. Em có suy nghĩ gì về sự tự tin trong cuộc sống.

1
11 tháng 5

a. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật anh thanh niên, nói với ông họa sĩ già. Những lời nói của anh thanh niên giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của anh như sau:
- Khó khăn, vất vả:
+ Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: "Rét", "mưa tuyết", "gió tuyết".
+ Phải thức dậy và làm việc giữa đêm khuya, lúc "một giờ sáng".
+ Môi trường làm việc: "lặng im", "lạnh cóng", "hừng hực như cháy".
- Cô đơn:
+ Chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, không có người trò chuyện, chia sẻ.
+ Sống và làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất.
b. Miêu tả cảnh anh thanh niên thức dậy và làm việc lúc một giờ sáng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, qua đó thể hiện sự vất vả, gian khổ của công việc và phẩm chất tốt đẹp của anh.
c. Câu "Rét, bác ạ" thuộc kiểu câu cảm thán, thể hiện cảm xúc của người nói trước hoàn cảnh khắc nghiệt.
d. Câu có sử dụng phép nhân hóa: "Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung..."
- Tác dụng:
+ Làm cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh sự im lặng, lạnh lẽo và dữ dội của thiên nhiên nơi đây.
+ Thể hiện cảm nhận tinh tế của anh thanh niên về môi trường sống xung quanh.
e. Nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên thể hiện sự tự tin khi phải đối mặt với hoàn cảnh khắc nghiệt và công việc đầy thách thức. Mặc dù gặp phải những tình huống đáng sợ và căng thẳng, nhưng anh ta vẫn thể hiện sự quyết tâm và sẵn lòng vượt qua mọi khó khăn. Điều này cho thấy anh ta có một tinh thần kiên định và tự tin trong cuộc sống.

ĐỀ THI HỌC KỲ II VĂN 7 Phần I: Đọc kỹ đoạn thơ trả lời câu hỏi Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca Đảo Sơn Ca không có sơn ca Ngày và đêm rùng rùng tiếng sóng Lúc nào biển cũng là biển động Sóng ngả nghiêng ầm vỡ quanh nhà… Đảo Sơn Ca không có sơn ca Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy Ngày lòe lửa, hoàng hôn rần rật cháy Cỏ chưa kịp non đã vội úa già. Đảo Sơn Ca không có sơn ca Không có giống chim nào sống...
Đọc tiếp

ĐỀ THI HỌC KỲ II VĂN 7

Phần I: Đọc kỹ đoạn thơ trả lời câu hỏi

Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca
Đảo Sơn Ca không có sơn ca
Ngày và đêm rùng rùng tiếng sóng
Lúc nào biển cũng là biển động
Sóng ngả nghiêng ầm vỡ quanh nhà…

Đảo Sơn Ca không có sơn ca
Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy
Ngày lòe lửa, hoàng hôn rần rật cháy
Cỏ chưa kịp non đã vội úa già.

Đảo Sơn Ca không có sơn ca
Không có giống chim nào sống được
Cái doi cát mỏng manh như bọt nước
Trôi lang thang trên mặt biển sẫm màu mây

Có tiếng chim nào ríu ran đâu đây
Mà hòn đảo bỗng bồng bềnh hư ảo
Tôi ngước tìm. Thấy anh lính Hải quân
Đứng ngang trời thổi sáo…
                      ( Chim Sơn Ca trên đảo Côn Sơn)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
Câu 3 Qua bài thơ, tác giả thể hiện tình cảm, thái độ gì với những người lính hải quân?

Câu 4: Chi tiết nào không diễn tả sự khắc nghiệt của Đảo Côn Sơn?
Câu 5: Dấu chẩm lửng được sử dụng trong dòng thơ "Đứng ngang trời thổi sáo…"  có tác dụng gì?
Câu 6: Em thích nhất hình ảnh hay khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Câu 7: Từ bài thơ trên, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của em về trach nhiệm của thế hệ học sinh trong việc bảo vệ Biển đảo quê hương.

Giúp mình trước 8h45p với nhé

 
2
11 tháng 5

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là sử dụng hình ảnh và mô tả để truyền đạt thông điệp.

Câu 3: Tác giả thể hiện tình cảm biết ơn và tôn trọng đối với những người lính hải quân, thể hiện qua việc nhắc đến họ và hình ảnh của họ trong bài thơ.

Câu 4: Chi tiết không diễn tả sự khắc nghiệt của Đảo Côn Sơn là việc không nhắc đến sự khắc nghiệt của môi trường sống trên đảo, chỉ tập trung vào việc mô tả về sự vắng vẻ và hư ảo của nơi đó.

Câu 5: Dấu chấm lửng được sử dụng để tạo ra một hiệu ứng gián đoạn, đồng thời làm nổi bật câu cuối cùng, làm tăng sự chú ý và ấn tượng cho hình ảnh cuối cùng của bài thơ.

Câu 6: Em thích hình ảnh "Đêm trăng lên cát trắng mà đỏ áy" vì nó tạo ra một hình ảnh mơ hồ và đầy màu sắc, gợi lên cảm giác huyền bí và lãng mạn.

Câu 7: Thế hệ học sinh có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ Biển đảo quê hương. Chúng ta cần hiểu và ý thức về giá trị quốc gia của biển đảo, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, và lan tỏa ý thức bảo vệ biển đảo trong cộng đồng. Chỉ khi mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm và hành động, chúng ta mới có thể bảo vệ được tài nguyên biển đảo của quê hương.

4
456
CTVHS
11 tháng 5

Câu 1 : Thể thơ tự do ?

Câu 2 : Phương thức biểu đạt  : Miêu tả và biểu cảm

Câu 3 :

TK:

- Tình cảm của tác giả: Thấu hiểu với những khó khăn, thử thách mà người lính đảo phải đối mặt; Ca ngợi vẻ đẹp ý chí, vẻ đẹp tâm hồn của người lính đảo: không ngại khó khăn, gian khổ; tràn đầy tinh thần, trách nhiệm  với đất nước; trẻ trung, yêu đời… 

- Nhận xét về tình cảm của tác giả: Có thể theo hướng: Những tình cảm của tác giả chân thành, sâu sắc.

Câu 4 :

Bạn xem ở đoạn 1 hoặc đoạn 2 (câu này mik ko bt)

Câu 5 :

Dấu chấm lửng đc sử dụng để tạo ra 1 hiệu ứng gián đoạn , đồng thời làm nổi bật câu cuối cùng , làm tăng sự chú ý và ấn tượng cho hình ảnh cuối cùng của bài thơ.

Câu 6 :

TK

Em thich nhất hình ảnh chim sơn ca trong bài thơ vì nó mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thiếu vắng, sự cô đơn và sự khắc nghiệt của cuộc sống trên đảo Sơn Ca. 

Câu 7 :

TK:

Nhiều nhà thơ, nhà văn đã lấy tuổi trẻ, lấy thanh niên để làm đề tài cho bài văn, bài thơ của mình. Ngày trước, đã có biết bao anh hùng vì đất nước tổ quốc Việt Nam mà không quản ngại khó khăn, xả thân mình vì độc lập tự do của nước nhà. Đặc biệt có những anh hùng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào để giúp đất nước phát triển thịnh vượng như các bị tiền bối ngày xưa ??? Để giúp nước nhà phát triển, đầu tiên các bạn trẻ cần ra sức học tập thật chăm chỉ để có kiến thức thật vững vàng. Thứ hai, các bạn trẻ phải có hướng đi thật đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình để có thể phục dựng cho nước nhà theo hướng tốt nhất phù hợp với năng lực của mình. Và hơn nữa, các bạn còn cần phải ràn luyện thêt lực để có thể cống hiến trong trong trong bất cứ khi nào. Nói chung, việc giúp đỡ, cống hiến, cho nước nhà luôn là việc cần thiết nhất ở mỗi thời đại.