Cho mình hỏi:
Phân biệt tục ngữ với ca dao dân gian.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Em cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội ?-> Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …).
- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …
- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.
- Nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới:
Phủ xanh đồi trọc
Khôi phục lại rừng
Trồng thêm rừng
HTDT
Nhỏ nhặt vậy mak cx bị viết ak,,cô giáo của bn quá đáng vãi lờ ra..
cô mình ko làm bài, làm thiếu ; trêu bạn cũng phải viết bản kiểm điểm cơ
Bài làm
Em rất yêu thích lịch sử, đặc biệt là lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước Việt Nam ta. Trong đó, em rất ngưỡng mộ những vị tướng đã dẫn dầu đội quân chiến đấu, nhất là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
Ông tên là Trần Hưng Đạo, ông là một vị tướng tuyệt vời thời Trần, là con cháu hoàng gia nhà Trần, không chỉ vậy, ông còn là một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba. Người người biết đến ông với công lao đã đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên vào năm 1285 và 1288. Ông là một người rất thông minh, chính trực, yêu nước và công bằng. Rất nhiều kế sách của ông trong việc đẩy lùi giặc ngoại xâm đã thành công, bảo vệ Đại Việt khỏi ách thống trị của giặc phương Bắc. Không chỉ vậy, ông còn có rất nhiều những câu nói nổi tiếng đến tận bây giờ. Ông là một con người thanh liêm. Vì đã có công lớn với đất nước, nhà vua đã ban cho ông vị trí toàn quyền chỉ huy quân đội toàn quốc, đồng thời ban quyền phong tước cho bất kì người nào mà ông muốn. Nhưng suốt cả một đời, ông không hề sử dụng đặc quyền ấy dù chỉ một lần. Một con người thật tuyệt vời làm sao! Ngày nay, tượng đài và đền thờ của ông được xây dựng ở nhiều nơi khắp cả nước.
Em rất kính trọng vị tướng nhà Trần này. Em tự nhủ sẽ học thật giỏi để góp phần xây dựng đất nước, không phụ công lao của những vị tướng xưa kia.
# Chúc bạn học tốt #
Hà Nội năm 2018
Các bạn thân yêu!
Trong khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn mỗi chúng ta đều thần tượng hoặc yêu quý một thầy cô nào đó. Đó có thể là thầy cô chủ nhiệm nghiêm khắc nhưng lại vô cùng yêu thương học sinh. Cũng có thể đó là cô giáo dạy âm nhạc có giọng hát hay hoặc thầy giáo dạy mĩ thuật vẽ rất đẹp,... Đối với tôi, người mà tôi thần tượng, coi là người hùng của mình chính là cô giáo dạy Lịch sử. Cô không chỉ là một cô giáo bộ môn mà còn là một người cô ruột của tôi nữa.
Cô của tôi tên là Phương Trúc, năm nay cô vừa tròn hai mươi tư tuổi. Cô có dáng người mảnh mai, làn da trắng hồng và một nụ cười như tỏa nắng. Mái tóc của cô được cắt ngắn đến ngang vai và tạo kiểu xoăn sóng làm tăng sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống ở con người cô. Cô đảm nhiệm vai trò dạy bộ môn Lịch sử ở trường tôi. Không chỉ vậy, cô còn là một giáo viên dạy giỏi, một cô giáo luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với học sinh và những bài giảng của mình. Trước khi lên lớp, cô đều chuẩn bị những bài dạy rất kĩ lưỡng, cô sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học khiến học sinh thích thú hơn và lôi cuốn được các bạn tham gia vào các nhiệm vụ học tập, xây dựng bài học. Là một cô giáo trẻ tuổi nên cô Trúc vô cùng tâm lí, gần gũi với học sinh. Các bạn học sinh có thể chia sẻ với cô về những phần kiến thức chưa hiểu rõ một cách thoải mái. Bên cạnh đó, cô còn đặc biệt quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lớp chủ nhiệm để đến động viên, thăm hỏi.
Vào khoảng hai tháng trước, do mải chơi nên tôi đã quên làm bài tập về nhà môn của cô. Tôi cảm thấy xấu hổ vì điều đó. Chắc hẳn cô đã thất vọng về tôi nhiều lắm. May mắn làm sao khi cô không nói chuyện này với bố mẹ tôi. Cô chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở tôi phải học hành chăm chỉ để bố mẹ vui lòng, hơn nữa cũng đừng lơ là những môn học phụ. Học Lịch sử rất bổ ích bởi thông qua đó chúng ta biết được quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, chúng ta cũngbiết được lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và các cuộc chiến tranh ác liệt mà nhân dân ta phải trải qua, chiến đấu hết mình để có được nền hòa bình, độc lập như ngày hôm nay. Tôi đã xin lỗi cô và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa.
Ở nhà, tôi thường xuyên tâm sự những chuyện trên lớp với cô, tôi còn chia sẻ cho cô biết về ước mơ của mình. Đó là ước mơ trở thành một tiếp viên hàng không. Cô rất ủng hộ tôi tuy rằng công việc này khá vất vả. Cô không quên nhắc tôi phải ăn uống đầy đủ, rèn luyện sức khỏe thật tốt và trau dồi ngoại ngữ để có thể thực hiện ước mơ.
Các trường vùng cao đang thiếu giáo viên, do đó cô của tôi đã đăng kí và nhận được quyết định chuyển công tác lên miền đất Tây Bắc để giảng dạy. Khi biết tin này, ông bà tôi đã ngăn cản bởi cô đang được biên chế ở trường huyện, nay chuyển lên vùng cao biết bao khổ cực và vất vả lại xa gia đình, người thân, xa ngôi trường mà mình đã gắn bó. Tôi cũng không muốn cô đi nhưng hành động của cô khiến tôi rất ngưỡng mộ. Cô sẵn sàng từ bỏ sự ổn định trong sự nghiệp mình đang có để đến với tiếng gọi của vùng cao, để giúp các bạn học sinh dân tộc biết thêm về lịchsử nước mình cũng như lịch sử thế giới.
Trước lúc rời xa gia đình, cô đến xoa đầu tôi và dặn dò tôi phải học tập thật tốt, khi nào về cô sẽ mua cho tôi một chiếc cặp sách hoặc một bộ quần áo bằng thổ cẩm của các dân tộc ở trên đó. Điều ấy khiến tôi vô cùng thích thú. Tôi hứa với cô sẽ chăm chỉ học bài và làm các bài tập về nhà để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Thỉnh thoảng cô liên lạc về gia đình và nói rằng cuộc sống vùng cao tuy có đôi chút khó khăn nhưng mọi người lại gắn bó với nhau như trong một gia đình nên cô cũng vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà.
Người cô của tôi xứng đáng là một người hùng khi không quản ngại khoảng cách xa xôi, vất vả để mang kiến thức đến rẻo cao Tây Bắc và truyền đạt cho học sinh những bài học quý giá.
Các bạn hãy kể về người hùng của mình đi nhé!
Tạm biệt các bạn
Trần Khánh Chi
B1. Vào "trang cá nhân Bingbe"
B2. Đăng nhập bằng nick mà bạn muốn đổi tên. Nói cho dễ hiểu là:
Đăng nhập bằng nick có tên A(tên cũ) để khi vào thì sẽ đổi tên A thành tên B.
B3. Ở góc bên trên bên phải màn hình, nhấn vào tên của bạn rồi chọn "Tài khoản"
B4. Giờ thì đổi tên được rồi !!!
Học tốt nhé bạn Vũ ~!!!!!!!!
a. Nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên là:
- Tác giả sử dụng phép hoán dụ: "muôn triệu tim chờ" để chỉ những người dân VN.
- Dấu ba chấm để chỉ sự nghẹn ngào của cảm xúc
- Phép nhân hóa "chim cũng nín" cho thấy sự thiêng liêng, xúc động của giây phút Hồ chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa.
b. Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên là:
- Từ bộc lộ cảm xúc trực tiếp "ôi"
- Đảo ngữ "trắng rừng" => nhấn mạnh sắc trắng và vẻ đẹp của biên giới độc lập.
- Dấu ba chấm thể hiện sự nghẹn ngào của cảm xúc.
Thơ Đường là tinh hoa văn hoá của văn học Trung Quốc và của nhân loại. Thơ Đường mà chúng em được học trong chương trình thường chỉ có bốn câu, gồm những bài: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết buổi mới về quế. Hai câu cuối trong bài Cảm nghĩ trong đèm thanh tĩnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất:
Phiên âm:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đè đầu tư cố hương. (Lý Bạch)
Dịch thơ:
Ngẩng đầu nhìn trăng sảng
Cúi đầu nhớ cố hương.
Toàn bộ bài thơ thề hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thìa tình quê hương của một người sông xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh, nhưng ở hai câu cuối thể hiện điều đó rõ nhất. Nội tâm của người ngắm cảnh được biếu hiện qua hai hành động đối lập ngẩng đầu và cúi đầu. Ngẩng đầu vầng trăng vằng vặc bao la mênh mông, ơ trên cao, một mình trăng giữa cả một bầu trời quá rộng, trăng cô đơn lẻ loi. Dưới mặt đất đêm mênh mông chỉ mình người lữ thứ đang thức ngắm nhìn trăng. Trăng và người cùng cảnh ngộ, cùng tâm sự nỗi niềm nhưng trăng trên cao, người dưới thấp đối diện nhưng không được chia sẻ được nỗi lòng, không chia sẻ được tâm sự đầy vơi.
Hành động cúi đầu như là một hệ quả tất yếu. Người lữ thứ nhớ về những người thân yêu ỏ' quê nhà, nhớ mảnh đất quê hương gắn bó mà giờ mình đang phải xa cách nghìn trùng. Và cũng có thế nhớ về một đêm trăng tương tự như thế được ở bên bạn bè để vừa làm thơ, uống rượu và ngắm trăng.
Trong đời người chắc chắn ai cũng sẽ có một lần xa quê, nhưng có ngắm vầng trăng sáng nơi đất khách quê người thì mới thấu hiểu tâm trạng người lữ thứ. Vào mỗi lần nhìn vầng trăng sáng, bài thơ Cảm nghĩ trong đèm thanh tĩnh của Lý Bạch lại trào dâng trong tâm hồn đề rồi đến lượt mình ta lại: Đề đầu tư cố hương như thi Tiên hàng nghìn năm trước.
"Tục" là thông tục, dân dã. Tục ngữ là những lời nói được dân gian đúc kết lại về kinh nghiệm, ứng xử thông qua các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Khôn sống mống chết; Con dại cái mang; Đời cha ăn mặn, đời con khát nước; Được múa lúa úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa; Mắt lác đổ tại hướng đình;
"Ca" là hát. "Dao" cũng là hát. Ca dao là lời hát trong dân gian thể hiện tình cảm yêu thương, tình yêu thiên nhiên đất nước con người... nó được viết theo lối có vần điệu, dễ đọc dễ nhớ, thường theo câu thơ 6 - 8.
Trong đầm gì đẹp bằng sen...
Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng 1 mình cũng xinh.
1. Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về Vũ trụ, Thiên nhiên, Cuộc sống, Con người, và Xã hội
2. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.