K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2019

Ba giây ... bốn giây ... năm giây ... lâu quá !

30 tháng 1 2019

Ba giây...bốn giây...năm giây...lâu quá!

=> Làm cho người đọc có cảm giác chậm rãi, có thể tưởng tượng ra khung cảnh một cách dễ dàng, làm câu văn thêm sinh động

30 tháng 1 2019

a,nghĩa: 

  • nghĩa đen:đói thì phải ăn uống cho sạch sẽ ,rách phải thơm tho
  • nghĩa bóng:dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống  trong sạch

b,câu có nội dung tương tự:

giấy rách phải giữ lấy lề

30 tháng 1 2019

a) nội dung: câu tục ngữ nói về hình ảnh không làm điều ác hay điều trái với lẽ phải, coi trọng danh dự của chính mình

b)chết vinh còn hơn sống nhục

30 tháng 1 2019

de oi la de

30 tháng 1 2019

nhung con vat la cho vit te giac chim khi ca😅 😃 😁

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

30 tháng 1 2019

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất men nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

Học tốt

Mik đâu có rảnh để viết ra dài dằng dặc như thế !

Mik còn phải trả lời cho nhiều bạn khác chứ !!!!!!

30 tháng 1 2019

k 5  k đã

30 tháng 1 2019

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”

- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. 
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.

30 tháng 1 2019

Mk ủng hộ bn nè

30 tháng 1 2019

không phải đâu nha , ấn bình chọn đó

30 tháng 1 2019

1.Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra từ tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.

30 tháng 1 2019

còn câu 2,3 nữa mà

30 tháng 1 2019

Người xưa từng nhắc nhở chúng ta bằng những lời vàng quý giá: có ba điều khi đã xảy ra rồi thì không thể nào cưỡng lại được – đó là lời đã nói, mũi tên đã bay đi và thời gian trôi chảy. Câu nói của người xưa thật vô cùng ý nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta hãy cân nhắc kĩ lưỡng mỗi khi bạn nói một lời, hãy cẩn trọng mỗi khi hành động và đặc biệt phải biết xem trọng sự quý giá của thời gian.

 

Thời gian là gì? Nó là cái vô hình mà không ai trong chúng ta có thể cầm nắm được. Thế nhưng thật là kì lạ bởi tất cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra đều được ghi tạc bởi thời gian. Thời gian đánh dấu rồi ghi tạc tất cả những gì lớn lao kì vĩ hoặc cũng phủ nhòa những gì nhỏ bé vô nghĩa đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Mỗi sự vật hay mỗi quá trình sinh trưởng hay cả quá trình biến đổi của vũ trụ lớn lao, tất cả đều nằm trong thời gian vô hình và bất tận.

Sự quý giá của thời gian tất nhiên là ở chỗ nó ghi lại tất cả những gì mà chúng ta đã có. Thế nhưng điều quý giá hơn là thời gian không bao giờ ngừng lại. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta muôn sống một cuộc sống đầy ý nghĩa thì chúng ta phải chạy đua với những bước đi vô tận của thời gian.

Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ. Một hôm, sau bữa cơm chiều, bố kể cho tôi nghe một câu chuyện của một nhà văn nổi tiếng. Nhân vật chính của câu chuyện ấy là một anh thanh niên rất giàu lí tưởng. Anh ôm ấp nhiều ước mơ và hoài bão. Ngày nào anh cũng vạch ra kế hoạch cho tất cả những công việc của mình. Thế nhưng cuối cùng anh lại chẳng chịu vận động để làm gì. Thời gian cứ trôi và khi mặt trời đã lặn, anh ta nói: “Thôi công việc ta hãy để ngày mai”. Và rồi cứ thế, cuộc sống của người thanh niên nọ trôi qua tưởng là ý nghĩa nhưng kì thực cuối cùng nó chẳng mang lại một ý nghĩa gì.

 

Ngày ấy khi kể xong câu chuyện, bố tôi không giải thích điều gì nhưng sau này thì tôi đã hiểu, câu chuyện của bố thực chất là một thông điệp nhắc nhở tôi phải biết quý thời gian. Tôi cần phải biết sử dụng thời gian sao cho nó đem lại lợi ích cho bản thân, cho công việc và cho xã hội.

Người biết quý thời gian là người biết sắp xếp công việc theo mỗi ngày, thậm chí theo mỗi giờ một cách thông minh và khoa học. Những công việc ấy cần thiết phải được hoàn thành theo đúng dự định của chúng ta. Các bạn đừng bao giờ có suy nghĩ như anh thanh niên nọ mà tôi vừa kể. Bởi có những việc ngay sau thời gian dự định bạn vẫn hoàn thành nó nhưng lúc ấy thời gian đã trôi qua, cơ hội đã không còn và việc làm kia cũng sẽ hoàn toàn mất đi ý nghĩa.

Thời gian có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chúng ta nhất là đối với những người trẻ tuổi. Nước ta đi lên từ một nước công nghiệp nghèo nàn. Cái tư tưởng chưa biết xem trọng thời gian vẫn còn phổ biến. Chính vì thế, nếu chúng ta muốn làm một việc gì có ích hay bạn có thể ôm một khát vọng lớn hơn thì ngay lập tức bạn hãy biết quý thời gian và hãy biết sử dụng vốn thời gian của mình sao cho có ích.

30 tháng 1 2019

Thời gian là vàng câu nói đó là đúng với mọi hoàn cảnh vì thời gian luôn vận động vĩnh hằng trong cuộc sống, mỗi giây mỗi phút đi qua nó sẽ không bao gờ quay trở lại nữa vì vậy chúng ta cần phải biết quý trọng thời gian.

Thời gian là sự vận động vĩnh hằng trong vũ trụ, vũ trụ sinh ra thời gian thời gian luôn luôn vận động và không ngừng chuyển động, mỗi giây mỗi phút có thời gian nếu chúng ta biết quý trọng nó thì chúng ta sẽ làm được những điều có ích cho xã hội này, để thời gian trôi đi và lãng phí  khoảng thời gian đó khi ngoảnh đầu lại chúng ta sẽ cảm thấy hối tiếc vì những gì mà mình đã đánh mất, trên đời này có rất nhiều thứ đi qua có thể lấy lại được nhưng duy nhất có thời gian nếu đi qua chúng ta sẽ vĩnh viễn sẽ không bao giờ lấy lại được. Khi để thời gian trôi đi khỏi vòng tay chúng ta mới cảm thấy yêu quý thời gian. Quý trọng đó là chúng ta phải biết giữ gìn và chân trọng những giây những phút đó, nếu chúng ta biết quý trọng thời gian chúng ta thực sự sẽ trở thành những con người khoa học. Những ai biết quý trọng thời gian thì học sẽ thành công và làm được những điều có ích cho xã hội này.



 

Có rất nhiều những biểu hiện chứng mình sự quý trọng thời gian của chúng ta, họ luôn chân trọng từng giây từng phút không để thời gian trôi đi vô ích, vô vọng học biết chắt chiu chân trọng từng giây từng phút họ không  để thời gian trôi đi trong sự vô vọng và hoài phí, trong học tập học biết chia khoảng thời gian ra để học tập, những người  biết chân trọng thời gian thì chắc chắn họ sẽ thành công trong học tập, một người khoa học học có thể phân chia thời gian ra thành nhiều khoảng khác nhau, họ có một lịch trình thời gian cụ thể cho bản thân mình, thời gian này học làm việc này thời gian này học làm việc kia, cứ như vậy trôi qua khi thời  gian vẫn luôn chuyển động và người đó vẫn làm được những người có ích cho xã hội, con người chúng ta thường  bị lu mờ trước mắt khi nhiều cám dỗ của cuộc sống khiến chúng ta bỏ qua những khoảng thời gian tốt đẹp vì vậy để không lãng phí những khoảng thời gian bên cạnh mình, từng giây từng phút hãy nâng niu và yêu quý nó. Nhiều cá nhân trong xã hội không biết quý trọng thời gian khi tuổi trẻ  đã bỏ qua thời  gian học tập và khi trưởng thành học cảm thấy hối tiếc vì những điều mà mình đã bỏ phí và cảm thấy luyến tiếc vì những điều đó nữa. Thời gian đi qua sẽ không bao giờ quay trở lại chúng ta hãy biết chân trọng và giữ gìn những khoảng thời gian mà chúng ta đang có, có như vậy chúng ta mới thực sự trở thành những con người của xã hội, những con người biết cống hiến hết mình cho xã hội này.

Các cụ đã dậy chúng ta những điều rất đúng, chúng ta cần phải biết quý trọng thời gian, thời gian sẽ giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội hãy nâng niu và chân trọng chúng.

30 tháng 1 2019

Nhà văn Amerson đã từng viết: “Một ngày cho công việc cực nhọc, một giờ cho thể thao, cả cuộc đời cho bạn bè vẫn còn quá ngắn ngủi”. Thật vậy, tình cảm bạn bè, theo cách nhìn một cách chính xác, đó là một trong những tình cảm quan trọng của con người.

Ai trong số chúng ta, ít nhiều cũng phải có lấy một người bạn, để cùng san sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Mặt khác, một người bạn chân chính phải là người biết chỉ ra những khuyết điểm của nhau để giúp nhau ngày càng hoàn thiện hơn. Có lẽ, như vậy, chưa đủ để nói lên tầm quan trọng của người bạn đối vs ta. Nhưng, ta không thể sống nổi nếu thiếu tình bạn phải chăng?

Hằng ngày, ta tiếp xúc vs rất nhiều người, nhưng có mấy ai trong số họ là “bạn” của ta? Từ “bạn” có vẻ nghe rất đơn giản nhưng ẩn trong đó là cả một sự phức tạp để hình thành nên tình bạn. Ngay từ lúc sinh ra, chúng ta đã bắt đầu biết làm bạn vs những món đồ chơi yêu thích, vs những con thú cưng trong nhà, vs bất cứ thứ gì làm cho ta vui, ta hạnh phúc. Vậy một người bạn có phải là người mà ta cảm thấy vui khi ở bên họ? Đó chính là định nghĩa của tình bạn phải không?

Tất cả chúng ta rồi ai cũng phải lớn lên, gặp gỡ nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn, va chạm vs thực tế cũng nhiều hơn, và mỗi khi xã hội phát triển thì càng làm cho con người khép lòng  mình lại, bó hẹp mình lại trong một góc của xã hội, đi xa dần cái gọi là “tình bạn” thật sự. Bây giờ, có khi người ta đã quên mất cái định nghĩa về tình bạn chân chính. Người ta chỉ kết bạn theo vẻ bề ngoài mà quên đi cái con người thật của họ. Người ta chỉ quan tâm xem: nhà người đó có giàu không, có xe hơi xịn không, có phải là hotboy hay hotgirl không, bố mẹ người đó có phải là “cán bộ cao cấp” không? Và còn rất nhiều, rất nhiều thứ khác nữa. Tình bạn như vậy liệu có giữ được bền lâu mãi mãi không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Bởi vì đó là tình bạn chớp nhoáng, bị những thứ vậy chất bên ngoài che phủ, chẳng thể phân biệt nổi đúng hay sai, cái gì có lợi hay cái gì có hại. Tình bạn “không chân chính” như vậy thì không nên tồn tại ở trong xã hội này mới đúng.

 

Kết bạn vs những người tốt không khó, nhưng giữ cho tình bạn lâu dài mới khó. Đôi bạn thân thiết phải là khi họ giống như khí ôxi và những thanh sô-cô-la, ta cần có nó để sống và thêm yêu cuộc sống này hơn. Vì sao lại là khí ôxi và sô-cô-la? Chắc có lẽ, ôxi tượng trưng cho sự quan trọng của tình bạn vs mỗi con người. Tình bạn có thể giúp ta vượt qua những rào cản trong cuộc sống tự tin hơn trong mọi công việc và biết sống vì mọi người. Còn thanh sô-cô-la, nó tượng trưng cho vị đắng nhưng trong đó cũng có ngọt của tình bạn. Đôi khi, ta giận một người bạn vì những lí do vu vơ mà đến hàng tuần, thậm chí cả tháng cũng không nói chuyện vs nhau, nhưng cũng trong lúc đó, ta nhận ra, thế nào là một người bạn đích thực, một người bạn mà mình đang mong đợi và cũng có thể bạn suy nghĩ rằng: vì sao mình lại chọn người bạn đó chứ không phải là người khác. Nếu bạn có câu trả lời thì tức là bạn đã có một người bạn thật sự. Có hàng nghìn lí do để kết luận về tình bạn. Ta sẽ có một mối quan hệ tốt khi những lí do mà ta đưa ra là trong sáng. Và nếu không có sự yêu thương tin tưởng thì tình bạn của ta chỉ giống như một người “khách trọ” qua đường mà thôi.

Tình bạn sẽ bền vững hơn nếu như ta biết chia sẻ sở thích, bên nhau trong những vui buồn ưu tư của cuộc sống. Nếu ta không chỉ tràn đầy nhiệt huyết mà còn tạo thành một đội mạnh, nếu ta cùng viết báo để kiếm nhuận bút, cùng tặng thiệp handmade cho thầy cô nhân dịp 20/11, cùng chơi một môn thể thao mà cả bạn và ta cùng yêu thích,… vậy thìu xem như người bạn tốt của ta đã xuất hiện và luôn luôn ở rất gần ta. Vì vậy, hãy chọn bạn vì những phẩm chất bên trong con người họ hay vì sở thích chung thay cho gia thế của người đó, ta sẽ có được những phút giây thoải mái khi ở bên những người bạn như vậy.

Khi bị điểm kém, khi bất đồng quan điểm vs anh chị em, khi thất tình, hay vì bất cứ lí do nào không vui, bạn có thể gọi điện thoại hàng giờ vs người bạn mà mình yêu quý. Bạn ấy sẽ lắng nghe, thông cảm, an ủi, còn ta  sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Khi hạnh phúc, lúc vui vẻ, bạn ấy là người đầu tiên mà ta muốn chia sẻ những cảm xúc ấy. Bạn ấy sẽ biết chia nhỏ nỗi buồn và nhân đôi niềm vui, bạn ấy luôn chân thành và không bao giờ ghen tị vs bạn. Đó là một người bạn cực kì tuyệt vời.

Vậy, bạn đã duy trì tình bạn đó ra sao? Xin hãy trân trọng tình bạn và cho bạn ấy biết bạn ấy có ý nghĩa vs ta như thế nào. Hãy cho như những gì ta đã nhận từ  bạn ấy. Những việc ta nên làm là chúc mừng khi bạn ấy có chuyện vui và an ủi khi bạn ấy buồn. Và khi có một tình bạn chân thành thì đừng bao giờ rằng điều đó là thừa thải.

Cuộc sống luôn luôn co nhiều thay đổi, nó sẽ làm cho tình bạn của chúng ta có nhiều khoảng cách. Và một người bạn chân thành thì sẽ không để cho khoảng cách ngăn cách tình bạn. “Nếu trái tim bạn là một đoá hồng, miệng bạn sẽ thốt ra những lời ngát hương”. Nếu sống trên đời mà không có tình bạn thì ai sẽ là người cùng ta đi hết chặng đường dài của cuộc đời. Vì vậy: hãy coi tình bạn là một thứ vô giá và đừng bao giờ chối bỏ nó, điều đó sẽ làm cho ta hối hận đấy!