Viết bài văn chứng minh rằng từ xưa đến nay dân tộc ta luôn có truyền thống thương người như thể thương thân.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha >>
Như chúng ta đã biết trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Nhưng xã hội ngày càng phát triển chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà cần phải biết học hỏi ở nhiều nơi nhiều chỗ trên mọi phương diện để có thể bồi đắp tu dưỡng thêm vốn kiến thức. Chính vì vậy tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên giải thích làm rõ vấn đề đó. Vậy tuổi trẻ ngày nay suy nghĩ và hành động như thế nào về vấn đề trên.
Câu tục ngữ trên đúc kết từ kinh nghiệm của ông cha ta. Nói” học thầy không tày học bạn” là ý muốn khuyên nhủ con người nhiều khi phải biết học tập từ chính bạn bè của mình, từ những người đồng trang lứa với mình. Trong câu tục ngữ có sự so sánh giữa việc học thầy và học bạn. Tuy nhiên nó không hề có ý hạ bệ, phủ nhận việc “ học thầy” mà cần được hiểu theo một nghĩ linh hoạt và tích cực. Liệu rằng câu tục ngữ trên có đối lập với câu tục ngữ khác cũng được cha ông ta đúc kết:” Không thầy đố mày làm nên?” Xin thưa là không. Trong học tập, vai trò của người thầy là không gì có thể thay thế được. Phải có người thầy là người đi trước, truyền đạt tri thức cho học sinh thì kiến thức mới được lan truyền rộng rãi và chính xác. Học thầy không tày học bạn có thể áp dụng trong một số trường hợp như có những điều dù đã được thầy giảng giải nhưng ta vẫn không hiểu, không nhớ, nhưng học từ bạn của mình thì có thể khiến ta ghi nhớ và không bao giờ quên hoặc mắc những sai lầm tương tự. Người xưa từng có câu: “ hậu sinh khả uý”. Có những người bạn của ta thật sự là nguwofi có tư chất, ở bạn có những điều tiến bộ hơn, cải thiện hơn mà ở thây chưa có. Đó cũng là một trong những tình huống mà chúng ta phải biết học bạn.
Vậy tại sao học thầy lại không tày học bạn? Người xưa đã từng nói:” Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”. Mỗi chúng ta ai cũng có tinh thần cạnh tranh và ý chí tiến thủ. Thầy là người đi trước, là người truyền đạt kiến thức cho chúng ta, thầy hơn ta là điều hiển nhiên mà ai cũng thừa nhận. Nhưng bạn là người đồng trang phải lứa với ta, nhất là cũng được học tập giống như ta, nhưng lại hơn ta, hiểu biết rộng hơn ta, điều đó khiến chúng ta phải tự nhìn nhận lại bản thân mình. Khi học từ bạn, ta sẽ có nhiều động lực hơn, khát khao phấn đấu để không thua kém bạn bè, để không bị bỏ lại… Vả lại học bạn cũng là một cách để cùng nhau học tập và tiến bộ, cùng nhau tìm ra cách giải một bài toán khó, hay cùng bàn về một câu chuyện, một bài thơ,… Đó là một cách tốt để mở rộng kiến thức, cùng nhau phát triển. Nó đem lại cho bản thân người học nhu cầu giao tiếp, sự cầu tiến và những kỹ năng hết sức quan trọng trong cuộc sống sau này.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, ngày càng tiến tiến, chúng ta không chỉ học ở thầy học ở bạn mà còn phải biết học từ mọi người xung quanh, học mọi lúc, mọi nơi. Tri thức là vô tận không thể cân đong đo đếm. Học bao nhiêu cũng vẫn là chưa đủ. Như Lê nin đã từng nói: “ Học, học nữa, học mãi.” Không có giới hạn cho người dạy học và cũng không có giới hạn cho người học. Biết tiếp thu học tập và lĩnh hội kiến thức trong mọi cơ hội là điều rất đáng quý nhưng mỗi con người cũng phải biết chọn lọc cái gì nên học và cái gì không nên học. Có những cách thức có thể chỉ áp dụng với người này mà không phù hợp với người khác, Vì vậy, mỗi người học trong hành trình học tập dài rộng của mình phải biết linh hoạt, bên cạnh việc học tập từ người khác cũng phải nâng cao năng lực phát hiện, tự duy và sáng tạo của bản thân. Tránh xa lối sống sao chép, dập khuôn theo người khác mà không biết tự mình tìm tòi, tổng hợp, tích lũy kiến thức cũng như vốn sống. Chỉ khi tự mình học tập. tự mình tìm tòi, sáng tạo và phát hiện ra tri thức thì đó mới thật sự là tri thức của ta, giúp ta khẳng định giá trị bản thân mình.
Bước đi trên con đường đời, không thể thiếu những cánh tay dìu dắt con người ta trải qua những khó khăn, thử thách, và cánh tay của những người thầy, người dạy dỗ ta cũng là một trong số đó. Do đó, “Không thầy đố mày làm nên” chính là một trong những lời nhắn nhủ của ông cha ta đối với thế hệ con cháu.
Câu tục ngữ đơn giản nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. “Thầy” ở đây là những người cho ta kiến thức, bài học về cuộc sống để con người có thể tư duy và phát triển, thực hiện những điều đúng đắn. Dùng một cách nói dân dã, “không thầy đố mày làm nên”, cha ông ta đã đề cao vai trò của những người thầy đối với cuộc đời của người, từ đó, khuyên nhủ con cháu cần biết kính trọng với những người đã giúp ta trong cuộc sống.
“Không thầy đố mày làm nên” là một câu tục ngữ có lẽ đã vô cùng phổ biến trong cuộc sống đối với mỗi thế hệ học sinh, sinh viên hay bất cứ con người nào về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Thật vậy, con người từ khi sinh ra chẳng phải là một cuốn từ điển bách khoa để có thể hiểu biết được tất cả mọi thứ, vì kiến thức là vô cùng vô tận, bên cạnh việc tự học, tự tìm hiểu thì cần có những người xung quanh cung cấp, chỉ bảo những điều hay, điều đúng đắn. Họ là những người thầy có ý nghĩa trong cuộc đời ta, chỉ cho ta những gì ta chưa biết, định hướng cho ta những gì ta đã biết, đóng một vai trò quan trọng trong chặng đường cuộc đời của ta. vforum.vn Vậy nên, khi con người tìm đến được thành công, thì không thể không kể đến công lao của những người thầy, người trợ giúp, người cung cấp tri thức cho ta.
Nếu cha mẹ là những người mở ra con đường đi đến thành công cho ta thì chính những người thầy – những người lái đò thầm lặng sẽ là những người đặt những viên gạch đầu tiên lên con đường ấy để ta có thể bước đi một cách vững trãi. Từ lâu, bên cạnh công lao sinh dưỡng của cha mẹ thì công lao dưỡng dục của người thầy cũng được nhân dân ta đề cao và coi trọng. Những người thầy lớn của dân tộc như Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký,...luôn được tôn vinh và kính trọng hay ngày lễ lớn Nhà Giáo Việt Nam 20-11 cũng là một dịp để các học trò tri ân, tôn vinh những người làm thầy, những người đã có công trong việc “trồng người”.
Nếu không có những người thầy mang lại ánh sáng của tri thức cho ta hay dìu dắt ta trên chặng đường của chính bản thân mình thì con người sẽ dễ dàng vấp ngã, từ bỏ hay mất niềm tin, động lực và vĩnh viễn chẳng thể nào đạt được thành công. Dó đó, cần phải biết ơn, kính trọng đối với những người thầy. Tuy nhiên, dù là một đạo lý truyền thống của dân tộc nhưng có nhiều cá nhân trong cuộc sống hôm nay vẫn có thói sống “ăn cháo đá bát”, họ vô ơn, bất kính đối với chính những người đã góp phần tạo nên thành công của họ, họ phủ nhận công lao dạy dỗ của những người thầy và cho rằng đó hoàn toàn là công sức của bản thân mình. Lối sống đó thật đáng lên án. Bên cạnh đó, cũng cần phải hiểu, tuy vai trò của người thầy trong cuộc sống của mỗi người là rất lớn thế nhưng không phải vì thế mà dựa dẫm hoàn toàn vào thầy, mà chính bản thân con người cũng cần không ngừng nỗ lực, cố gắng tiếp thu tri thức của người thầy và tự rèn luyện bản thân theo những gì mà thầy đã định hướng và chỉ bảo. Người thầy không phải là người tạo nên cuộc đời ta nhưng sẽ là người chỉ dẫn cho ta tạo nên cuộc đời chính mình.
Tuy đã ra đời từ bao đời nay nhưng câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Không thầy đố mày làm nên” quả thực là một lý lẽ vô cùng đúng đắn và có ý nghĩa tác động đến nhận thức và cách làm người của mỗi cá nhân trong cuộc sống, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cũng như biết bao thế hệ con cháu sau này, tiếp thu, nối tiếp đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà ông cha ta đã gìn giữ từ bao đời nay.
Đây là trang tiếng việt đấy, chưa đọc nội quy hỏi đáp à. Coi chừng bạn bị hack nick đấy😒😒😒😒
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
Chúng ta đều biết, môn Văn là một môn học rộng bao gồm ba phân môn nhỏ là Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.
Môn học này đang chiếm thời lượng nhiều nhất nên số lượng tiết học dao động từ 4-5 tiết/tuần. Vì lượng kiến thức rộng, đòi hỏi người dạy và học có sự khái quát cao mới cảm nhận hết được.
Trong khi đó, trải qua nhiều lần chỉnh sửa sách giáo khoa chúng ta phải thừa nhận rằng cách viết sách hiện nay vẫn dài dòng, rườm rà.
Đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nhiều bài nhập nhằng vào nhau và diễn đạt một cách chủ quan theo người viết sách.
Nội dung phản ánh của môn học rộng, chẳng hạn như môn Văn học gồm các tác phẩm Văn học trong nước, nước ngoài nhưng lại không sắp xếp theo trình tự thời gian mà hướng người dạy, người học theo hướng tích hợp cả ba phân môn.
Chính vì vậy mà đang Văn học trung đại lại nhảy sang Văn học hiện đại, hay Văn học nước ngoài .
Vì thế, nếu học sinh không chú tâm sẽ rất khó nhớ được tác phẩm văn học nào là hiện đại, tác phẩm nào là trung đại và không có một mạch cảm xúc xuyên suốt.
Đồng thời, sách giáo khoa cũng bố trí quá nhiều văn bản nhật dụng vào môn học nên giảm đi đặc trưng của văn học.
Trong khi đó, nhiều thầy cô dạy Văn không chịu làm mới mình. Một số thầy cô vẫn chủ quan cho rằng mình dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lên lớp cứ thao thao từ năm này qua năm khác với chừng ấy kiến thức.
Phần văn học trung đại là phần đòi hỏi phải có nhiều kiến thức Lịch sử, Triết học, sự hiểu biết về chữ Hán, Nôm thì mới thẩm thấu hết được, đằng này chỉ bám vào phần dịch thơ, hay văn bản tiếng Việt.
Chúng ta biết rằng nhiều bài thơ dịch không thể sát với nguyên bản tiếng Hán bởi người dịch phải dịch theo thể thơ, theo vần điệu…
Nhiều thầy cô chỉ bám vào hướng dẫn của sách giáo viên và thiết kế bài giảng đã có sẵn nên bài giảng cứng nhắc, rập khuôn.
Môn Văn lại luôn cần sự sáng tạo, luôn cần cái riêng để khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.
Từ lâu, khi kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới được mở, khả năng sau khi ra trường kiếm được thu nhập cao hơn, cơ hội xin việc dễ hơn.
Trong khi môn Văn chỉ thi được một số ngành mà cơ hội việc làm lại thấp. Vì thế, các môn tự nhiên là đối tượng các em yêu thích hơn, đầu tư nhiều hơn.
Một điều khó khăn nữa là một số hướng dẫn hiện hành mang tính cứng nhắc. Bởi từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục phát hành quyển Chuẩn kiến thức môn Ngữ văn.
Vì thế, trong quá trình dạy phải hướng học sinh tới cái “chuẩn” đã quy định. Nhất là phần nghệ thuật và ý nghĩa phải giống nhau nên tạo nên những máy móc bắt buộc.
Ai cũng phải thực hiện các mục này giống nhau. Nếu không giống thì bị bắt bẻ khi có giáo viên, Hội đồng bộ môn hay Ban giám hiệu dự giờ. Trong khi hai phần này gần như đều đã nằm trong ghi nhớ của bài học.
Chúng ta cũng cần thiết có một cái chuẩn chung cho mọi đối tượng học sinh. Nhưng, việc bắt buộc người dạy, người học phải đi qua chừng ấy các đề mục là điều không cần thiết.
Văn chương trước hết phải là văn chương, không nên gò bó hàng triệu mái đầu vào cùng chung một suy nghĩ của một người viết “chuẩn kiến thức”.
Trong những năm gần đây, việc thay đổi liên tục về phương pháp, cách tiếp cận, cách ra đề kiểm tra, đề thi cũng là một trong những nguyên nhân làm cho môn Văn không còn được nguyên vẹn như trước.
Mãi đến giữa học kì 1 của lớp 9 các em mới bắt đầu tiếp cận với phần nghị luận văn học nhưng cách định hướng kiểm tra cho phần cảm thụ văn học không nhiều, chủ yếu mới dừng lại ở phần “vận dụng thấp”...
Theo quy định hiện hành mỗi học kì giáo viên phải dự giờ một số tiết theo quy định, đặc biệt là thỉnh thoảng chúng tôi được dự một số tiết thao giảng của các trường trong huyện, tỉnh hoặc một số tiết dạy mẫu trong các đợt tập huấn.
Mặc dù, những tiết dạy mẫu có sự đầu tư của nhiều người cho tiết thao giảng, hay là sự báo trước cho chuẩn bị của các giáo viên trong trường, chúng tôi vẫn cảm thấy tiết dạy nhạt nhẽo và nhiều lỗi.
Nhiều tiết giảng văn mà giống như giảng bài môn học Giáo dục công dân. Êm đều, không có một điểm nhấn, cách đọc thơ vô hồn rất khó chấp nhận của một người giảng văn. Chất văn trong mỗi giờ học rất ít có.
Có lẽ, muốn cho học sinh yêu thích học môn Văn, thiết nghĩ không phải là điều quá khó đối với mỗi người thầy.
Chúng ta phải đặt mình trong vị trí người học. Nếu như một tuần có từ 4-5 tiết Văn mà người thầy cứ vào dạy một cách máy móc thì học sinh sẽ rất mau nhàm chán.
Từng buổi học, chúng ta phải tự làm mới mình bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Khi cảm thấy học sinh căng cứng phải cần phải thay đổi phương pháp hoặc có thể kể một câu chuyện vui liên quan đến bài giảng để tạo khoảng nghỉ và thư giãn cho học sinh.
Người thầy phải chuẩn bị chu đáo từng câu hỏi, từng bài để gợi mở cho các em tìm tòi, khám phá.
Chúng ta tận dụng tối đa những điểm nhấn của công nghệ thông tin về tranh, phim ảnh, về những bài ngâm thơ mẫu để tạo cho các em sự hứng thú và tái tạo lại bối cảnh lịch sử qua từng tác phẩm để các em đối chiếu tác phẩm văn học qua từng giai đoạn lịch sử.
Những bài dài như phân môn Tập làm văn phải biết cô đọng lại bài để 45 phút của tiết học các em phải hệ thống được kiến thức bài giảng và đặc biệt là giúp các em nắm được các kĩ năng làm bài Văn .
Dù ở thời đại nào thì môn Văn cũng là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi môn học này không chỉ giúp các em nắm được các kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng viết bài, nắm được sự giàu đẹp của tiếng Việt mà đây còn là môn học định hướng nhân cách, đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão cho học trò.
Vì thế, môn Văn có một vị trí vô cùng quan trọng trong trường phổ thông và đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại cách dạy và học của môn học này.
Trong vài năm trở lại đây việc học môn Ngữ văn đang trở thành vấn đề lo ngại của nhiều trường. Học sinh thế kỷ 21 dường như quá chán nản với việc học môn văn. Tình trạng học văn luôn ở trong tình trạng gượng ép chống đối, việc kiểm tra làm bài các em phụ thuộc quá nhiều và sách tham khảo, hay các bài văn mẫu. Đây là một thực trạng đáng buồn của giáo dục Việt Nam.
Nhà văn M.Goóc-ki đã từng nói rằng “văn học là nhân học” đó chính là câu nói làm toát lên những ý nghĩa sâu xa của văn học. Theo nho giáo của khổng tử việc học văn làm thơ đã từng hưng thịnh qua nhiều thời phong kiến. Trong mỗi bài văn, bài thơ đều là những bài học về giá trị nhân văn sâu sắc. Các cụ nhà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở” học văn chính là học cách làm người, học cách đối nhân xử thế. Văn học cũng là nơi lưu giữ tâm hồn của các thế hệ cha anh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây giáo viên, học sinh, phụ huynh ngày càng xem nhẹ môn học này.
Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này? Đầu tiên phải nói đến phương pháp dạy văn của Việt Nam qua nhiều năm rồi chưa có sự thay đổi cho phù hợp với thế hệ học trò mới. Nhiều thầy cô chỉ dạy theo lối dập khuôn máy móc theo hướng đọc – chép chưa khiến học trò cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Các tác phẩm văn học trong chương trình cũng xa lạ và ít gắn liền với thế hệ của các em. Cùng với thực trạng này là sự phát triển kinh tế kéo theo lối văn hóa nghe nhìn đã chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến việc học sinh không còn yêu thích môn văn.
Một trong số những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này chính là việc bố mẹ thường hướng cho con theo các khối khoa học tự nhiên xem nhẹ các môn xã hội. Vì nghĩ rằng các con học văn hay thi vào khoa văn tương lai sẽ không rộng mở. Chính vì tâm lý này nên các em ra sức học các môn tự nhiên còn ngữ văn chỉ cần trung bình là được.
Nhưng văn học là một môn học đặc biệt và cực kỳ cần thiết cho cuộc sống. Đó là môn học dạy chúng ta biết cách yêu thương, dạy chúng ta biết cách làm người. Dạy chúng ta cách đối nhân xử thế, biết nói những lời dễ nghe, thuyết phục lòng người. Nếu chúng ta không học văn học tâm hồn chúng ta sẽ khô cứng trước vẻ đẹp, lời nói sẽ thiếu đi sự thuyết phục, nhận thức về các giá trị trong cuộc sống sẽ có sự lệch lạc. Đến lúc này chúng ta muốn học thì cũng là quá muộn.
Văn chương mang màu sắc của cuộc sống nếu cuộc sống thiếu văn chương thì sẽ thật tẻ nhạt. Trong thời đại ngày nay, học tốt văn chương sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội trong cuộc sống. Đã bao giờ bạn tự hỏi sao các tổng thống mỹ họ có những bài phát biểu làm lay động lòng người? Tại sao các giám đốc công ty lớn họ có thể thuyết phục động viên kết nối nhân viên của mình chỉ bằng vài câu nói ngắn gọn. Đó chính là sức mạnh của văn chương. Chính vì trong thời đại toàn cầu hóa cùng với sự hội nhập quốc tế văn học lại càng trở nên cần thiết.
Văn chương cũng là nơi lưu giữ tâm hồn của các thế hệ cha anh. Vì vậy, đọc các câu ca dao tục ngữ chúng ta sẽ hiểu về nếp sống và những phong tục tập quán xưa của cha ông, cũng như những bài học kinh nghiệm mà cha ông ta muốn gửi gắm đến chúng ta. Học tốt ngữ văn sẽ giúp chúng ta làm chủ được ngôn ngữ nói và viết đây sẽ là tiền đề giúp chúng ta học tốt các môn học khác.
Học văn sẽ giúp khơi dậy trong chúng ta những điều tốt đẹp giúp chúng ta rèn luyện những nhân cách tốt trong bản thân và thành công hơn trong cuộc sống. Khi học văn học chúng ta còn giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống lý tưởng của các thi nhân, thi si thời xưa hiểu được ước mơ khát vọng của một thế hệ. Ví như đọc thơ của Bác chúng ta cảm nhận được cái đẹp trong tâm hồn chiến sỹ, hiểu được chất thép trong thơ Bác sẽ hiểu được rằng văn chương cũng là một thứ vũ khí góp phần và chiến thắng dành độc lập dân tộc.
Thật sự, nếu chúng ta đam mê học tin học, toán học, vật lý… không có gì là sai. Tuy nhiên nếu chỉ giỏi số học mà quên đi văn học thì sẽ là một điều thiệt thòi lớn trong đời người.
Làm sao để học tốt ngữ văn? Điều đầu tiên cần đến từ cách dạy của những người thầy, người cô. Chính cách dạy đọc chép đã quá xưa cũ các thầy cô nên thêm vào chương trình học những phương pháp dạy mới để khích lệ khả năng sáng tạo ngôn ngữ của các em. Cùng với đó các bạn là bộ giáo dục cần thêm vào nhiều tác phần gắn liền với thực tế cuộc sống của các em để giảm bớt đi sự nhàm chán trong môn học.
Bản thân mỗi bạn học sinh đều cần rèn cho mình thói quen đọc sách. Thói quen này không chỉ giúp ích cho môn văn học mà còn giúp bạn bổ sung kiến thức cho nhiều môn học khác. Niềm đam mê và yêu thích văn học sẽ giúp bạn gắt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Chắc hẳn ai cũng biết Bác Hồ phải không? Bác là một vị cha già của dân tộc, bác là người lãnh tụ tài ba, Bác là một vị danh nhân của thế giới. Đấy, Bác Hồ của chúng ta vĩ đại như vậy đấy, nhưng Bác không kiêu ngạo, như PHẠM VĂN ĐỒNG đã nói Bác giản dị trong lối sống, Bác giản dị trong quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết.
Rất đúng! Tuy Bác là một người luôn bận rộn nhưng Bác vẫn đi thăm các em thiếu nhi. Bác luôn động viên các em thiếu nhi là"tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình"Bác còn ra 5 điều, để dạy thiếu nhi. Bác hay thăm các em ở trại trẻ mồ côi,Bác còn phát kẹo cho các cháu. Không những Bác quan tâm đến các em thiếu nhi, mà Bác còn quan tâm đến các cô chú công nhân, Bác lo cho cuộc sống của họ. Đêm 30 Bác lại đi thăm các hộ gia đình nghèo Bác còn tặng quà, ân cần hỏi han sức khoẻ. Khi Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập Bác hỏi"Mọi người có nghe rõ không ?Vầo ngày trung thu Bác thuờng làm thơ cho các em thiếu nhi "Trung thu trăng sáng như gương Bác hồ ngắm cảnh nhớ thuơng nhi đồng"
Thế đấy cuộc sống của Bác rất giản dị, nhưng tình cảm của Bác thì không hề giản dị. Tình cảm của Bác dành cho chúng ta bằng một đại dương, đại dương ấy sẽ không bao giờ cạn được. Chúng ta tuy còn nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể làm cho Bác vui lòng được đó là cố gắng học thật giởi để mai sau chúng ta có thể giúp ích cho đất nước Việt Nam này. "Bác ơi ! Bác à! Bác cứ ngủ thật ngon, chúng con sẽ luôn cố gắng thực hành điều Bác mong muốn! " Đó là điều em muốn nói trước khi Bác ra đi
viết thiof dài lắm bn cố tham khảo trên mạng nha
mk cho bạn vài câu mà dẫn dắt vào bài hay làm dẫn chứng nà: nhiễu điều phủ lấy giá gương/người trong một nước phải thương nhau cùng
lá lành đùm lá rách
anh em như thể chân tay/rách lành đùm bọc rở hay đỡ đần
thương người như thể thương thân