K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2024

Văn bản "Mắt biếc" sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

30 tháng 4 2024

ủa Mắt Giếc đỏ hoe mà???

Đề 3- Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 01/6/2021 … “Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải...
Đọc tiếp

Đề 3- Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

01/6/2021

… “Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung. Dự báo F0 sẽ tiếp tục tăng, đời sống người dân đang bị đảo lộn khi 8/10 huyện thị của Bắc Giang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mà mùa vải đang sắp vào chính vụ...

Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch. Thiếu nhân lực, vật lực, tỉnh phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Và trong những ngày khó khăn, y bác sĩ từ Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Nha Trang... đã đến chi viện cho Bắc Giang.

…Nhưng đằng sau những tin tức tích cực ấy là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu - những "chiến sĩ" áo trắng tình nguyện xa nhà chống dịch, xa cha mẹ già, con thơ, chống chọi với cái nóng hầm người, rát da, nóng đến mất nước trong bộ đồ bảo hộ kín mít... Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: "Mẹ ơi sao mẹ chưa về"...

Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, "cấm trại" tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày”

                                                                             (Theo tuoitre.vn)

Câu 1: Đoạn trích thuộc thể loại gì?

Câu 2.  Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin nào?

Câu 3. Tìm 3 từ ngữ có trong đoạn trích chuyên dùng trong lĩnh vực y tế?

Câu 4. Trong những ngày dịch bùng phát, các “chiến sĩ” áo trắng phải trải qua những khó khăn nào?

Câu 5. Tìm và nêu công dụng của thành phần trạng ngữ có trong câu văn sau: “Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch.” 

Câu 6. Mặc bộ đồ bảo hộ, các y bác y phải chịu đựng những gì?

Câu 7. Từ “Cấm trại” có nghĩa là gì?

Câu 8. Nêu ý nghĩa của đoạn trích?

Câu 9. Hãy bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em trước việc làm của các chiến sĩ áo trắng?

Câu 10. Đoạn trích gửi gắm những thông điệp gì? 

0
30 tháng 4 2024

lên mạng ik có đó bn

30 tháng 4 2024

Bình minh là từ ghép nhé!

\(#MinhChauu\)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô với nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường Ngày Trái Đất...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô với nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường

Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.

          Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

          Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.

          Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

          Vì vậy chúng ta cần phải:

- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu[8] chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.

- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.

- Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gọi thực phẩm.

- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bè bạn, và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bảo vệ trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường.

          Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!

          Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.

          Hãy cùng nhau hành động:

“MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”.

                           (Theo tài liệu của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội năm 2000)                                                                                                                                              

 

 

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1: Chủ đề chính của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là gì?

A. Hạn chế sử dụng bao bì ni lông.

B. Một ngày không dùng bao bì ni lông.

C. Tái sử dụng bao bì ni lông.

D. Không vứt bao bì ni lông xuống các cống dẫn nước thải.

Câu 2: Trạng ngữ được in đậm trong câu: Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc” bổ sung ý nghĩa gì?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện.

B. Trạng ngữ chỉ cách thức.

C. Trạng ngữ chỉ mục đích.

D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Câu 3: Lời kêu gọi có tính chất bao quát nhất trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là gì?

A.   Nhận thức về tác hại của bao bì ni lông là trách nhiệm của mọi người.

B.   Bỏ thói quen sử dụng bao bì ni lông lâu nay.

C.   Hãy cùng nhau hành động “Một ngày không dung bao bì ni lông”

D.   Xóa bỏ nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường của bao bì ni lông.

Câu 4: Nội dung của đoạn văn “Như chúng ta đã biết ... các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh” là gì?

A. Những nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

B. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường, sức khỏe và con người.

C. Những nhược điểm của bao bì ni lông với các vật liệu khác.

D. Những tính chất hóa học cơ bản của bao bì ni lông và tác dụng của nó trong đời sống của con người.

Câu 5: Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra điều gì là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại với môi trường tự nhiên?

A. Tính không phân hủy của pla – xtic.

B. Trong ni lông màu có nhiều chất độc hại.

C. Khi đốt bao bì ni lông, trong khói có nhiều khí độc.

D. Chưa có phương pháp xử lí rác thải ni lông.

Câu 6: Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, bao bì ni lông được coi là gì?

A. Một loại rác thải công nghiệp.

B. Một loại chất gây độc hại.

C. Một loại rác thải sinh hoạt.

D. Một loại vật liệu kém chất lượng.

Câu 7: Từ in đậm trong câu: Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết” được tác giả sử dụng có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ Hán.

B. Ngôn ngữ Ấn - Âu.

C. Ngôn ngữ Thuần Việt.

D. Ngôn ngữ khác.

Câu 8: Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

A. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa.

B. Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

C. Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người.

D. Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất.

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9. Qua văn bản trên, bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm là gì?

Câu 10. Bản thân em cần làm gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường? (Trả lời bằng ba đến năm câu văn).

0
GIỜ TRÁI ĐẤT 29/03/2014           Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.           Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtray-li-a (Astralia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới...
Đọc tiếp

GIỜ TRÁI ĐẤT

29/03/2014

          Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.

          Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtray-li-a (Astralia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Tổ chức này đã thảo luận với Công ti quảng cáo Lê-ô Bớc-nét Xít-ni (Leo Burnett Sydney) về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Ô-xtray-li-a về vấn đề biến đổi khí hậu . Chiến dịch dựa trên niềm hi vọng rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất nơi chúng ta đang sinh sống.

           Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtray-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”.

          Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-nét được giao một nhiệm vụ khó khăn đặt tên cho chiến dịch. Từ đó, tên “Giờ Trái Đất” ra đời kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Tên gọi Giờ Trái Đất giúp chiến dịch mở rộng từ mục tiêu kêu gọi mọi người tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện sang mục tiêu có tính bền vững, lâu dài hơn. Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trường thành phố Xít-ni.

          Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtray-li-a với sự tham gia của 2,2 triệu dân và 2 100 doanh nghiệp tại đây, sự kiện kéo dài một tiếng đồng hồ từ 19h30 đến 20h30.

          Chiến dịch Giờ Trái Đất ban đầu chỉ nằm trong kế hoạch thuộc phạm vi quốc gia Ô-xtray-li-a nhưng đã thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất những năm sau đó.

          Vào ngày 29-3-2008, chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người .

          Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu  người. Hơn 4 000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

          Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-ha-ghen (Copenhagen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.

 

1. Lựa chọn đáp án đúng trong các câu từ 1 đến 8:

Câu 1: Australia bắt đầu tìm kiếm phương pháp cho Trái Đất từ năm bao nhiêu?

A. 2001                                                                             B. 2002

C. 2003                                                                              D. 2004

Câu 2: Chiến dịch giờ Trái Đất hoạt động dựa trên cơ sở nào?

A. Trái Đất giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

B. Trái Đất trở thành hành tinh xanh

C. Hi vọng mỗi cá nhân có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất

D. Trái Đất tiết kiệm được tài nguyên

Câu 3: Từ in đậm trong câu: “Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trường thành phố Xít-ni có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Hán

B. Tiếng Anh

C. Tiếng Pháp

D. Tiếng Nga

Câu 4: Dòng nào sau đây nêu lên chính xác ý nghĩa của từ môi trường trong văn bản trên?

A. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

B. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như : không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

C. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người.

D. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, không ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

 Câu 5: Giờ Trái Đất có ý nghĩa như nào với nhân loại?

A. Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc

B. Chấm dứt chiến tranh

C. Thể hiện hành động cụ thể để bảo vệ hành tinh

D. Kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã

Câu 6: “Từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất” hoạt động này có ý nghĩa gì?

A. Thay đổi nhận thức, thói quen, sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của

người dân.

B. Thay đổi thói quen, hành động sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của

người dân.

C. Thay đổi nhận thức về việc sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của

người dân.

D. Thay đổi nhận thức, thói quen, hành động sử dụng năng lượng của người

dân.

Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-he-ghen (Copenhaghen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.

A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

B. Khởi phát của giờ Trái Đất

C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin

D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu

Câu 8 : Ý kiến của En-đi Rít-li cho thấy ông đề cao điều gì trong chiến dịch Giờ Trái Đất?

A. Tính tự giác của con người

B. Hành động nhỏ nhưng thiết thực 

C. Những lợi ích toàn diện và lâu dài

D. Vì một cuộc sống an toàn trong tương lai

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9. Theo em, văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì?

Câu 10. Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.

1
30 tháng 4 2024

TK:
 

Câu 1: Đáp án là D. 2004.

Câu 2: Đáp án là C. Hi vọng mỗi cá nhân có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất.

Câu 3: Đáp án là B. Tiếng Anh.

Câu 4: Đáp án là A. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

Câu 5: Đáp án là C. Thể hiện hành động cụ thể để bảo vệ hành tinh.

Câu 6: Đáp án là A. Thay đổi nhận thức, thói quen, sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của người dân.

Câu 7: Đáp án là D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu.

Câu 8: Đáp án là B. Hành động nhỏ nhưng thiết thực.

Câu 9: Văn bản này thuật lại sự kiện hình thành và phát triển của chiến dịch Giờ Trái Đất, từ khi bắt đầu ở Ô-xtray-li-a cho đến khi trở thành một phong trào toàn cầu, thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Câu 10: Thông tin từ văn bản trên cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đối với bản thân em, điều này có ý nghĩa là em cần tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, chẳng hạn như tiết kiệm năng lượng, giảm lượng rác thải, hoặc tham gia vào các chiến dịch cộng đồng để làm sạch môi trường.