K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12

Võ Tòng là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Đây là một con người đặc biệt với tâm hồn đẹp đẽ rắn rỏi ẩn giấu sau ngoại hình kỳ dị khác người. Cuộc đời của chú trải qua nhiều bất hạnh và oái oăm, những con người này vẫn luôn giữ được nét phóng khoáng và cái tâm thiện lương đậm chất Nam Bộ.

Theo lời kể của tác giả, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Bắt gặp một dáng dấp như thế, một con người như thế, dù là ai cũng sẽ thấy sợ hãi nếu chưa quen biết chú thật thân thiết.

Chú Võ Tòng từng trải qua nhiều chuyện oái oăm. Bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Trong em, Võ Tòng luôn hiện lên là một hình ảnh đẹp, đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Những con người cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời. Đó chính là những tấm gương lớn, nhắc nhở em về thái độ trân trọng, biết ơn cuộc sống hòa bình ấm no mà mình đang được hưởng, đồng thời phải ra sức cố gắng để cống hiến, đáp đền những hi sinh oanh liệt ấy.

12 tháng 12

Mỗi thứ 2, em đều tràn ngập hứng khởi khi bước vào trường cho buổi lễ chào cờ. Đó là khoảnh khắc thiêng liêng, tạo nên cảm giác khó diễn đạt bằng lời. 

Thói quen hàng tuần, em sớm có mặt để sẵn sàng cho buổi lễ. Sáng nay trời đẹp, xanh ngắt với vài đám mây trắng nhẹ nhàng. Ánh nắng ấm áp của mặt trời làm cho mọi thứ trở nên sống động, tươi mới. Không khí trong lành, gió nhẹ thoảng qua làm cho cành cây nhẹ nhàng rung động, tạo nên bức tranh sống động. 

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, tạo nên bức tranh trắng đỏ quen thuộc. Sân trường trắng bóng áo học sinh, khắp nơi là hình ảnh rất đẹp. Khi tiếng trống vang lên, mọi hoạt động trên sân trường dừng lại. Em nhìn lên phía thầy cô giáo. 

Khi mọi thứ đã yên bình, bạn tổng phụ trách hô lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào!”. Học sinh và thầy cô đồng lòng giơ tay lên trán nhìn lá cờ. Bầu không khí trang nghiêm lan tỏa khắp ngôi trường. Hát Quốc ca, mỗi người học sinh hết mình hát, tưởng nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc. 

Bài hát Đội ca tiếp theo, với giai điệu vui tươi, làm cho tinh thần trở nên phấn khởi. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách nhận xét về tình hình học tập và thực hiện nhiệm vụ của trường. Dù buổi lễ đã kết thúc, nhưng ấn tượng của nó mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Đọc kĩ văn bản sau: Người bạn mới Buổi học hôm nay có chuyện hay quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ: - Mẹ ơi! Lớp con có một thằng Mẹ ngẩng lên: - Sao lại thằng? Tú vẫn hớn hở: - Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm! Mẹ nhìn em: - Buồn cười làm sao? - Hí hí! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Áo con gái thế nào? Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái thằng ấy mới xin chuyển về,...
Đọc tiếp
Đọc kĩ văn bản sau: Người bạn mới Buổi học hôm nay có chuyện hay quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ: - Mẹ ơi! Lớp con có một thằng Mẹ ngẩng lên: - Sao lại thằng? Tú vẫn hớn hở: - Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm! Mẹ nhìn em: - Buồn cười làm sao? - Hí hí! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Áo con gái thế nào? Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái thằng ấy mới xin chuyển về, vào lớp 5C của con, nó mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo len thì lại cổ lá sen. Kiểu cổ áo của con gái. Thế có buồn cười không? - Cái thằng ấy, mẹ ạ Mẹ lắc đầu: - Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được gọi bạn là thằng nọ thằng kia. Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi thế? Tú lúng túng: - Con con cũng chưa biết ạ! - Không biết một tí gì hết? Tú ngần ngừ, rồi thưa: - Nó dát lắm mẹ ạ. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi. Nghe Tú nói, vẻ mặt mẹ vẫn không vui. Mẹ nhìn em có ý trách: - Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc là: bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì? - Là Nam. Phó Văn Nam mẹ ạ. Buồn cười quá cơ! - Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé! Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi. Ngay bài toán tập đầu tiên làm ở lớp mới, không cần phải hỏi bạn ngồi bên cạnh, không xem bài của ai, cậu ấy đã được hẳn mười điểm. Mà chữ viết nữa chứ, rất đẹp. Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. Đến cái ti vi, bố mẹ cậu ấy cũng không có tiền để mua. Nam phải chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây giờ cơ quan mới chia nhà cho. Trước đây là đi ở nhờ. Bố mẹ Nam có hai con. Chị Nam là con gái, áo quần mặc chật từ lúc bé, có cái nào mẹ lại mặc cho Nam. Mặc ở nhà và mặc ở trong cũng được. Mẹ Nam bảo Nam là: Bộ mặc ở ngoài thì cần phải đúng là của con trai. Lớn hơn nữa, thì thôi. Giờ còn bé thì mặc tạm. Mẹ sẽ dành tiền may cho Nam. Thương mẹ vất vả, nên Nam đã vâng lời. Tú nghe bạn kể mà thương bạn. Mặc áo thừa của chị, mà vẫn học giỏi, lại biết thương mẹ, chứ không đua đòi, thấy ai có cái gì cũng muốn có theo. Ngay hôm đó, về nhà Tú khoe: - Mẹ ơi! Bạn Nam ấy, hay lắm mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Hay làm sao? - Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan, mẹ ạ! Mẹ nhìn em. Ánh mắt mẹ cười vui (Phong Thu - Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)
Phần II : viết : hãy phân tích đặc điểm nhân vật Nam trong câu chuyện trên?

 

0
(6 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:  Tôi về, đi tìm ngoại Tôi về, đi tìm ngoại Rừng lặng tiếng ve kêu Căn nhà tranh vách lá Vẫn đứng im thở đều. Tôi về, đi tìm ngoại Chái bếp chẳng thơm tro Chén đũa nằm trong rá Chẳng tiếng khua lần mò. Tôi về, đi tìm ngoại Lu nước đã lưng lưng Mùa mưa về lâu quá Cây khô khóc giữa rừng. Tôi về, đi tìm ngoại Buồng chuối ngự còn...
Đọc tiếp

(6 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6: 

Tôi về, đi tìm ngoại

Tôi về, đi tìm ngoại
Rừng lặng tiếng ve kêu
Căn nhà tranh vách lá
Vẫn đứng im thở đều.

Tôi về, đi tìm ngoại
Chái bếp chẳng thơm tro
Chén đũa nằm trong rá
Chẳng tiếng khua lần mò.

Tôi về, đi tìm ngoại
Lu nước đã lưng lưng
Mùa mưa về lâu quá
Cây khô khóc giữa rừng.

Tôi về, đi tìm ngoại
Buồng chuối ngự còn xanh
Căn buồng còn đóng cửa
Ngoại tôi đương giấc lành.

Tôi về, đi tìm ngoại
Khóc cho đã nửa đời
Tôi về, trong lòng ngoại
Tôi tìm được biển khơi.

Tôi về, đi tìm ngoại
Mới đó đã mươi năm
Ngoại nằm kia, nơi đó
Nơi giấc mơ tôi nằm.

         (Trích Thưa ngoại con mới về, Lam)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng xuyên suốt bài thơ.  

Câu 4. Em hiểu như thế nào về khổ thơ thứ năm? 

Câu 5. Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì?

Câu 6. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của em về nội dung của bài thơ trên bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng). 

0