K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2018
Vì muốn chúng ta nhớ đến công việc của cô lao công rất quan trọng
26 tháng 3 2018

Tác giả đã nêu ra nhận định về lợi ít của chổi tre trong bài. Nhầm muốn mọi người hiểu được tầm quan trọng của " tiếng chổi tre" =>Những người lao động thầm lặng. Như trong đoạn của bài thơ, vào một đêm giông lạnh, khi chúng ta đang chìm trong giấc ngủ, chăn êm nệm ấm. Thì tiếng chổi tre vẫn vang đều đều. Những người công nhân quét rác chịu lạnh trong đêm để giữ cho đường phố sạch đẹp vs cũng nhầm thức tỉnh ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường

27 tháng 2 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

27 tháng 2 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Nhận xét bài này:Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.                                                                                             Bài làm:           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể...
Đọc tiếp

Nhận xét bài này:

Chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống trong đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

                                                                                             Bài làm:

           Nhân dân Việt Nam ta không chỉ là một dân tộc anh hung, mà còn là một dân tộc có đầy đủ lễ nghĩa, gia giáo mà tất cả mọi người trên thế giới đều nể phục. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn sống trong nhưng tình cảm cao quý của con người. Một trong số đó là lòng biết ơn. Và để cho mọi thế hệ sau này đều có lòng biết ơn, nhân dân ta đã đúc kết thành kinh nghiệm qua những câu tục ngữ truyền miệng. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Uống nước nhớ nguồn”. Tuy có khác nhau về con chữ song cả hai câu tục ngữ đều diễn đạt một chân lí – đó là lòng biết ơn. Khi ta ăn một quả ngon ngọt, ta phải ghi nhớ công ơn của người đã trồng nên nó, người đã bỏ mồ hôi công sức, tiền bạc và thời gian của mình để làm ra những quả ấy. Tương tự như vậy, khi ta uống nước, ta phải biết nó từ đâu mà có, tức là phải biết được cội nguồn dòng nước, biết ơn vì đã góp phần nuôi sống chúng ta. Khi ta hình tượng hoá những câu tục ngữ ấy lên, dễ dàng ta thấy được ý nghĩa to lớn của nó. Vì thế, người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng, các vị tướng, những người có công với cách mạng… Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Dù cho có đi đâu về đâu, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, hàng triệu người Việt Nam lại đi về Đền Hùng ở Phú Thọ để viếng và tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng – những người đã có công dựng nước. Lòng biết ơn đó được hiện thực hoá bằng cách chung tay xây dựng Tổ quốc, Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những đền thờ, miếu mạo thờ các vị tướng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm cũng được xây dựng khắp nơi trên đất nước. Lòng biết ơn của người dân ta lại thể hiện ở một khía cạnh khác, đó không chỉ là vật chất mang đi lễ, mà còn là tấm lòng biết ơn vô bờ đến những người đã gìn giữ và bảo vệ tổ quốc thân yêu. Đến ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2, mọi người đều gửi những lời chúc hay những món quà lưu niệm coi như tưởng nhớ công ơn của những người được coi là “thiên thần áo trắng” – những người đã chữa bệnh cho mọi người. Hay ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ, ngày mà tất cả mọi người đều tưởng nhớ công ơn các anh hung liệt sĩ. Bằng những hành động thiết thực như thăm hỏi thương binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, viếng mộ liệt sĩ… tất cả mọi người đều bày tỏ được lòng biết ơn của mình. Không nói chi xa vời, ngay những ngày giỗ hay dịp Tết hằng năm, người Việt Nam ta cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những người lớn trong dòng họ của mình bằng cách tổ chức giỗ, đi tảo mộ, thắp nén hương cho ông bà cũng đủ để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với những thế hệ đi trước. Gần nhất với học sinh là ngày 20/11. Như mọi người cũng thấy,vào ngày 20/11,cả nước ta lại rộn ràng trong không khí hân hoan mừng ngày nhà giáo. Những bó hoa tươi thắm,những lời chúc hay những nụ hôn đến từ người học trò, là 1 biểu hiện vô cùng rõ ràng về lòng biết ơn những người lái đò đã đưa thế hệ trẻ vươn xa,sánh vai các cường quốc năm châu mà rộng ra là thể hiện truyền thống nhớ ơn ,biết ơn của dân tộc ta.Những nghĩa cử cao quý trên,tuy khác nhau nơi việc làm,nhưng đều thể hiện rõ dân tộc Việt Nam là 1 dân tộc luôn có lòng biết ơn. Những phong tục, lễ hội truyền thống ấy đã góp phần làm nên một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta đã gìn giữ từ ngàn đời nay – lòng biết ơn. Vì thế, chúng ta phải ra sức giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống ấy. Hiện thực hoá những điều ấy lên để đất nước ngày càng chan hoà, giàu đẹp và văn minh.

8
27 tháng 2 2018

Hay đấy. Cậu tự làm ak

27 tháng 2 2018

Hay lắm.Cắn vú tớ ko?

27 tháng 2 2018

Câu 1 :

Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.

Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.

Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần.

Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người.

Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình.

Ai ai cũng đều có ước mơ và những thú vui của riêng mình, nhưng đối tôi niềm vui của tôi là được đọc những cuốn sách mà mình thích mỗi ngày.

Câu 2 : Người ta có câu " Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn". Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.

​Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án "Cùng đọc sách" tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.
​Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.
​Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: " Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy,chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng"
 

28 tháng 2 2018

Hành động dũng cảm của em Lê Thành Đạt (lớp 7C trường THCS Phan Đình Giót, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng về lòng dũng cảm, được nhiều bạn bè cảm phục.

Chúng tôi tìm đến gặp cậu học trò Lê Thành Đạt khi em đang học tại trường. Cứ nghĩ cậu học trò lớp 7 cứu được bạn học sinh lớp 9 phải khá to con, nhưng ngược lại, Đạt có thân hình nhỏ nhắn hơn bạn bè cũng trang lứa. Em chỉ cao 1m35 và nặng hơn 30 kg.

Đạt ngại ngùng kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện cứu bạn. Hôm đó vào khoảng hơn 6h30 ngày 6/10, trời mưa lớn trong nhiều ngày khiến các sông hồ tại xã Cẩm Quan nước dâng cao.

Do đây là khu vực nằm trũng, thêm vào đó nước từ các xã thượng nguồn đổ về nên tại khu vực cầu Tráo nước dâng cao gần 1 bánh xe, lấp luôn cả lòng cầu. Đây cũng là con đường đến trường của Đạt và nhiều học sinh khác.

Em Lê Thành Đạt có dáng người nhỏ nhưng cứu được bạn học sinh lớp 9

Sáng hôm đó, Đạt và chị gái là Lê Thị Diễm đến trường cùng bạn gái là Lê Thị Thơm (lớp 9C). Thơm đạp xe đi trước sát với mép cầu nên bị nước cuốn trôi cả người và xe ra xa cầu gần 2m.

Nhìn thấy bạn bị nước cuốn, Đạt bỏ cặp lại rồi vội vàng lao theo. Do nước chảy xiết, lại nhỏ con hơn bạn nên Đạt quyết định bơi ra phía sau, nắm lấy áo mưa của bạn rồi kéo bạn lên bờ.

Đưa bạn lên đến bờ Đạt cũng mệt nhoài nhưng vẫn cố gắng động viên bạn khỏi sợ hãi trong khi bản thân cũng đang run vì thoát nạn trong tích tắc.

Chia sẻ về khoảnh khắc ấy, Đạt cho biết: "Nhà em ở gần sông nên em biết bơi từ lúc học lớp 1. Khi thấy bạn bị nước cuốn, em cũng thấy rất sợ hãi vì nước chảy rất mạnh. Nhưng em sợ bạn gặp nguy nên chỉ biết nhảy xuống thật nhanh để đưa bạn vào bờ".

Đưa Thơm lên bờ, Đạt và chị lại tiếp tục đến trường nhưng do quần áo ướt sũng nên Đạt nhờ bạn xin cô giáo nghỉ học với lý do... bị ngã xuống nước.

Đến chiều cùng ngày, nước rút, chiếc xe đạp của em Lê Thị Thơm mới được người dân trong làng đưa lên. Cũng trong buổi chiều, gia đình Thơm đến cám ơn Đạt, lúc này mọi người trong nhà mới biết chuyện.

“Ngày hôm đó, nhiều học sinh cũng xin nghỉ học vì mưa to đường ngập.. Lúc đầu thấy các em báo cáo lại tôi cũng nghĩ Đạt nghỉ học cũng do vậy. Sau này, nhiều học sinh ở đó chứng kiến về kể lại ban giám hiệu nhà trường mới biết”, cô giáo Nguyễn Thị Hường – tổng phụ trách đội nhà trường cho biết.

Trước hành động dũng cảm đó, BGH nhà trường đã tổ chức tuyên dương Đạt trước toàn trường.

Ban Thường vụ Huyện đoàn Cẩm Xuyên đã tặng giấy khen và đang làm hồ sơ đề nghị Ban Bí thư TW Đoàn, Ban thi đua - khen thưởng TW Đoàn, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh xem xét tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho em Lê Thành Đạt.

Đạt là con út trong gia đình có 3 chị em. Cuộc sống của gia đình khá khó khăn nhưng bố mẹ Đạt luôn cố gắng để các con học hành đầy đủ. Không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ, kết quả học tập của Đạt luôn ở nhóm đầu trong lớp, Đạt cũng năng nổ tham gia nhiều hoạt động của trường lớp.

Cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Hồng tự hào khi nhắc đến cậu học trò nhỏ: “Trong lớp Đạt là lớp phó học tập rất gương mẫu. Các giờ học Đạt rất hăng say phát biểu, xây dựng bài. Em học khá toàn diện các môn nên bộ môn nào thầy cô đều có ấn tượng tốt về Đạt. Em đặc biệt có niềm đam mê với môn Toán, bên cạnh đó em còn có năng khiếu về đàn organ. Chỉ mới làm quen với cây đàn nhưng hè vừa qua, Đạt đã dành được học bổng của trường Cao đẳng Văn hóa Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) dành cho học sinh có năng khiếu”

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 3 2018

Nhân dân ta có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm. Từ xưa đến nay, Triệu, Đinh, Lý, Trần,... đều anh dũng và đánh bay giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Kể cả những người phụ nữ, khi đất nước trong cơn nguy biến, những người phụ nữ cũng đứng lên dẹp yên quân thù. Như chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi ra trận, đền nợ nước trả thù nhà. Thời chống Pháp, chống Mỹ có những người phụ nữ kiên cường như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Chiên, Định Thị Vân, Võ Thị Sáu, Võ Thị Thắng, Nguyễn Thị Định,... Khi giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Những người phụ nữ kiên cường ấy cũng góp một phần to lớn bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.

27 tháng 2 2018

Nơi em sống là một vùng quê nằm ở ngoại thành. Xung quanh là ruộng lúa sông ngòi. Với những cánh đồng bát ngát, cò bay mỏi cánh hiện lên trong sương sớm.

         Ông Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà, tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

       Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.

27 tháng 2 2018

Đền thờ Hai Bà Trưng xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội nay là Đền Hát Môn là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và cổ kính nhất. Tương truyền, ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, sau khi bị quan Thái thú nhà Hán là Tô Định giết chết chồng, Bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị tụ cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát Giang. Sông Hát xưa nay là sông Đáy, cửa sông Hát xưa giờ bị bồi lấp nên cửa sông Đáy giờ đây chỉ là con mương nhỏ thuộc cụm 8 xã Hát Môn. Sau khi đánh đuổi Tô Định, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay Mê Linh thuộc Hà Nội). Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện (một vị tướng lão luyện, tài giỏi) mang quân đến ( dưới thời Hán là quận Giao Chỉ). Do quân của Hai Bà là quân mới tập hợp, kinh nghiệm chiến đấu ít, nên dễ dàng thất bại trước đội quân tinh nhuệ, thiện chiến của Mã Viện. Sau khi thất trận, hai Bà rút quân quay trở lại cửa sông Hát (nơi lúc đầu tụ binh khởi nghĩa) để củng cố lực lượng. Tuy nhiên do quân địch quá mạnh, thế cùng lực kiệt Hai Bà nghe theo lời khuyên của bà bán nước nên đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Thời gian này vừa qua Tết Hàn thực (3/3) nên bà bán nước dâng Hai Bà 2 đĩa bánh trôi, hai Bà ăn xong hai đĩa bánh trôi và hai quả muỗm rồi làm lễ kính cáo trời đất sau đó gieo mình xuống sông Hát Giang tự vẫn. Đó là ngày mồng 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên). Ngay sau khi Hai Ba mất, dân làng đã làm miếu thờ để ghi nhớ công Hai Bà. Vậy có thể nói đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn đã có ngay sau khi hai Bà mất (tức là ngay sau năm 43). Vì hai bà ăn bánh trôi vào ngày mồng 6 tháng 3 (là ngày mất của Hai Bà) nên hiện nay nhân dân xã Hát Môn không ai ăn bánh trôi trước ngày 6/3 ÂL, phải đợi sau khi trên Đền cúng giỗ Hai Bà xong (tức là Hai Bà ăn rồi) thì mọi người mới được ăn.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng xã Hát Môn là lễ cúng giỗ hai Bà được tổ chức từ ngày mồng 04 đến ngày 06 Âm lịch hàng năm. Hiện nay Đền Hát Môn là Di tích Quốc gia đặc biệt nên lễ hội của đền do Huyện ủy, UBND Huyện Phúc Thọ tổ chức.

Quý khách có thể về dự lễ hội đền và dâng hương Hai Bà vào ngày thường hoặc dịp lễ hội. Đường về Đền Hát Môn rất dễ đi, có thể đi từ Cầu Giấy Hà Nội theo đường Quốc lộ 32 đến Thị trấn Phùng, qua cầu Phùng 1 km rẽ phải qua xã Tam Thuấn - Thanh Đa là đến xã Hát Môn, hoặc đến đê Quai Chè (tiếp giáp giữa xã Tam Hiệp và xã Ngọc Tảo) rẽ phải, hoặc đi theo nhiều đường từ Cầu Thăng Long đi theo bờ đê sông Hồng qua quận Bắc Từ Liêm, qua huyện Đan Phượng sang xã Hát Môn, hoặc đi từ thị xã Sơn Tây xuống, đi từ Vĩnh Phúc sang.

quai Chè là xã mk(Tam Hiệp)

xã mk gần hát môn

em yêu trường lắm

mái trường trung nguyên

sân trường rộng lớn 

có hai hàng cây 

hàng cây xanh mát 

tao ra mỗi lúc 

cao lên mỗi ngày

mỗi lúc chuông reo 

là báo ra chơi 

sân trường nhộn nhịp 

khi nào có dịp

mời bn đến xem

mỗi khi ra về lòng sao vương vấn

vương vấn mái trường 

mái trường trung nguyên^^^.....^^^^^

k nha thanks

27 tháng 2 2018

Một số bài thơ 4 chữ hay về tình bạn



Từng ngày băn khoăn
Từng ngày suy nghĩ
Trầm ngâm thắc mắc
Bạn bè là chi?
Trong những kí ức
Kỉ niệm buồn vui
Bạn bè là người
Ta luôn chia sẻ
Từng ngày từng ngày
Từng năm từng tháng
Bạn bè thân thiết 
Luôn ở bên ta
Chưa hề ghi nhớ
Chưa hề khắc ghi
Mà hình ảnh bạn

Tình bạn chúng ta
Như ngàn vì sao
Trên bầu trời cao
Tinh tú sáng ngời

Tình bạn chúng ta
Như vạn lời ca
Ca vang ca mãi
Trên bầu trời xanh

Tình bạn chúng ta
Xiết chặt vòng tay
Gắn kết bè bạn
Để cùng tiến tới

Tình bạn chúng ta
Tinh tú sáng ngời
Ôi thật tuyệt vời
Tình bạn của ta

----------------------------------------------------------

Thơ 4 chữ hay về mái trường:
Em yêu trường lắm
Mái trường Thành Công
Sân trường rộng lớn
Có hai hang cây
Hàng cây xanh mát
To ra mỗi lúc
Cao lên mỗi ngày.


Mỗi lúc chuông reo
Là báo ra chơi
Sân trường nhộn nhịp
Bao giờ có dịp
Mời bạn đến thăm.

Mỗi khi ra về
Lòng sao vương vấn
Vương vấn mái trường
Mái trường Thành Công.

------------------------------------------------------

Yêu lắm trường lớp ơi

Yêu lắm trường lớp ơi 
Em yêu mái trường 
Có hàng cây mát 
Xôn xao khúc hát 
Rộn vang tưng bừng 
Những giờ ra chơi 
Sân trường nhộn nhịp 
khi nào có dịp 
Mọi bạn ghé thăm
Nơi đây biết bao 
Bạn bè trang lứa
Thầy cô dạy bảo
Cho em bước vào
Lời cô ngọt ngào
Thấm tung trang sách 
Cô dạy bao cách 
Giảng bài thật hay
Những ngày nghỉ học 
Em thấy nhớ trường
Nào các bạn ơi 
Gắng đi học đều 
Có đêm trong mơ 
Bỗng cười khúc khích
Thích ơi là thích
Ngỡ đang ở lớp
Cùng bạn đùa vui.

27 tháng 2 2018

Trong số những món đồ chơi của em, em thích nhất là chú gấu bông Mi-sa. Đây cũng là một món đồ chơi gắn bó và có nhiều kỉ niệm với em nhất.

Mi-sa chỉ to như con mèo thật, nhưng hình dáng thì tròn trịa, mập mạp hơn. Chú trong tư thế chễm chệ ngồi, hai cái tay ngắn ngủn dang rộng về hai phía lúc nào cũng như đón chào em. Toàn thân chú khoác lên mình một bộ lông màu vàng chanh, chỉ ở tai, mõm, bàn chân và cái bụng phệ là pha những mảng màu trắng ngà.
Gương mặt Mi-sa toát lên vẻ hiền hậu và vui vẻ. Tuy đã cũ nhưng hai mắt chú đen láy như mắt thật, lộ nét tinh nghịch và thông minh. Cái mũi chú nhỏ, nhàn nhạt nâu trông khá buồn cười. Trên cổ lại thắt cái nơ đỏ đã bạc mầu, còn thêm một bông hoa màu trắng trên đôi tay tuy không còn mới nhưng trông chú thật duyên dáng.

Em rất yêu Mi-sa. Em không biết chú có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em nhớ được thì Mi-sa đã ở bên em rồi. Mẹ em bảo rằng, Mi-sa có từ trước khi em ra đời. Hàng ngày, em chơi cùng và ngủ cùng Mi-sa, không có chú là em không sao ngủ được, nên đi đâu xa nhà là em cũng mang chú theo.
Giờ đây em có thêm rất nhiều gấu bông mới, nhưng không chú gấu bông nào có thể thay thế được Mi-sa yêu quý của em.



 

27 tháng 2 2018

Em có rất nhiều đồ chơi, thú bông và búp bê các loại, nhưng em thích nhất vẫn là chú gấu bông Mary, bởi Mary rất xinh xắn và là món quà kỷ niệm của bạn em.

Mary là một chú gấu bông nhỏ, kích thước chỉ bằng con lợn đất mà chị em vẫn dùng để bỏ tiền tiết kiệm. Mấy người bạn của em tới nhà chơi vẫn thường chế bai Mary nhỏ quá, ôm không thích như những chú gấu bông to cao như người lớn ở nhà các bạn. Những lúc như vậy, em cảm thấy rất buồn, bởi với em, Mary không chỉ là món đồ chơi, mà nó còn là tình cảm của người bạn thân dành cho em.

Đó là món quà mà Hòa, một người bạn thân thiết với em từ nhỏ đã tặng cho em trước khi bạn ý theo gia đình vào trong Nha Trang sinh sống. Em cũng không biết Nha Trang ở đâu, nhưng nghe nói là xa lắm và từ ngày bạn ý đi đến giờ em cũng không được gặp lại bạn. Mỗi lần nhớ tới Hòa, nhớ tới kỷ niệm của hai đứa là em lại lôi Mary ra ôm ấp, ngắm nghía.

Không biết có phải vì nhớ bạn hay không mà em luôn cảm thấy Mary có rất nhiều điểm giống Hòa. Giống nhất là đôi mắt to tròn, đen láy, trong veo, nhìn rất ngây thơ và đáng yêu. Mary có lông màu cà phê, gần giống với màu da nâu vì rám nắng của Hòa. Thân hình tròn trịa vì được nhồi bông của Mary càng làm em nhớ đến dáng vẻ mũm mĩm, bước đi lúc nào cũng nặng nề của bạn.

Mary được em chăm chút, gìn giữ rất cẩn thận. Em lấy khăn đỏ đã cũ quảng vào cổ Mary, rồi lấy chiếc áo em mặc lúc còn đỏ hỏn mặc lên người chú gấu bông xinh xắn. Mẹ em còn mua cho em một chiếc cặp sách đồ chơi màu đỏ làm bằng nhựa, em cũng đeo lên vai Mary và cùng chú chơi trò đi học. Mary là học trò, còn em làm cô giáo, đứng trên bục cầm thước dạy Mary học bài. Nhưng mà học trò của em không biết trả lời, dù em có nói gì, Mary cũng chỉ em lặng, hướng đôi mắt trong veo về phía em và miệng lúc nào cũng như mỉm cười trìu mến.

Mary đã làm bạn với em được gần hai năm. Dù hai năm qua, em được mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi mới, dịp sinh nhật, bạn bè cũng tặng em nhiều món quà xinh xắn, nhưng với em, Mary vẫn là món quà mà em yêu thích nhất.

Chú gấu bông Mary đáng yêu chính là người bạn thân thiết nhất của em. Để đến khi bạn Hòa trở về, em sẽ nói với bạn, em luôn trân trọng gìn giữ Mary như gìn giữ những kỷ niệm đáng nhớ của chúng em.

27 tháng 2 2018

Mẹ em có dáng người cao cao, năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, tuổi đã qua thời xuân xanh. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan, trông thật hiền dịu. Đôi môi mẹ đỏ mọng mặc dù không thoa son, cái miệng lúc nào cũng cười. Nụ cười ấy đã làm cho em thêm gần gũi mẹ. Hai hàng lông mày của mẹ cong cong, che đôi mắt tròn đen, luôn nhìn chúng em đầy yêu thương. Những ngày em bị ốm, mẹ đều thức cùng em nên có lúc mắt mẹ lại sâu hơn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên. Nghe bà ngoại nói, ngày xưa, mái tóc mẹ đẹp lắm nhưng bây giờ tóc mẹ lại hơi bạc màu vì năm tháng. Em thương mẹ vô cùng. Nước da mẹ hơi rám nắng vì mẹ phải dãi dầu sương gió để kiếm tiền nuôi em ăn học. Đôi bàn tay mẹ gầy gầy, em yêu mẹ biết bao nhiêu.

 

27 tháng 2 2018

thank m nhed