ô A3 của trang tính có số 3.11 , ô B7 có số 9.28. Số trong ô C1 được định dạng là số nguyên . Nếu trong ô C1 có công thức = Sum ( A3 , B7 , 12.1) em nhận đc kết quả là :
A. 24.49 B. 24 C. 24.5 D. 25
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thành công là khi công việc của ta đạt được mục đích như đã dự định
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.
Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được
Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):
"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"
Hoặc:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…
Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.
Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu. “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu độ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.”. Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam. Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô.....là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,... mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Nghệ thuật :
+ So sánh : . Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ
( tấc là đơn vị đo diện tích bằng 2.4m2 – tấc Bắc Bộ
hay 3.3m2 – tấc Trung Bộ )
. Vàng là kim loại quý được đo bằng cân tiểu li,
hiếm khi đo bằng tấc.
Tấc vàng là lượng vàng lớn, quý giá vô cùng.
-> so sánh cái nhỏ (tấc đất) với cái lớn (tấc vàng)
để nói lên giá trị của đất.
+ Nói quá kết hợp 2 vế đối nhau ( tấc đất >< tấc vàng )
+ Diễn đạt ngắn gọn , dễ hiểu
->Đề cao giá trị của đất đai
+Đất rất quý giá
-> Khuyên mọi người hãy biết trân trọng và sử dụng đất 1 cách hợp lí
+Phê phán hiện tượng lãng phí đất
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”.
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào la phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống đổ tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẳng sống trong nhừng đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù...để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lý làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Trong vô vàn những câu ca dao, tục ngữ thì vấn đề mà ông cha ta hay nhắc tới và lặp lại nhiều lần, đó là lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả mà chúng ta đang được hưởng tới ngày hôm nay. Câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ như vậy, nó đã trở thành truyền thống, đạo lý của người Việt Nam qua bao đời nay.
Nghĩa đen của câu tục ngữ đó là khi chúng ta ăn những quả chín mọng và tươi ngon thì phải nhớ tới những người tạo ra nó, họ đã phải bỏ thời gian, công sức của mình để trồng cây, chăm sóc cây tới ngày thu hoạch, đó là quá trình lâu dài, một vụ ít nhất phải 3 tháng, có khi tới hàng năm mới có quả ngọt, vì thế chúng ta cần phải biết ơn họ.
Nhưng để hiểu một cách sâu xa thì câu tục ngữ đó có ý nghĩa rằng: những thành quả, thành tựu mà ta đang được thường hưởng chính là công lao vất vả của những người đi trước, chúng ta phải luôn biết ơn và tri ân họ, nó trở thành đạo lý, truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta.
Những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ hôm nay cả về vật chất lẫn tinh thần đó không phải tự nhiên mà có, không ai có thể tự mình tạo ra được mà đó là cả quá trình, công lao học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đúc kết thực tiễn để có thể tạo ra những thành tựu đấy, nó chứa đựng cả mồ hôi, nước mắt, thậm chí là xương máu của mình để mang lại thành quả đó cho chúng ta. Vì vậy chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của họ.
Đó là những công trình kiến trúc đặc sắc và độc đáo mà tới ngày hôm nay vãn con nguyên giá trị, hay những giá trị tốt đẹp về mặt tinh thần đó là văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật như: câu hò, cải lương, ca trù,.. trở thành những di sản văn hóa phi vật thể được cả thế giới công nhận.
Lòng biết ơn, báo đáp công lao là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, trở thành truyền thồng, đạo đức quý báu của dân tộc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Để có được cuộc sống tụ do, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay, đất nước đã phải oằn mình lên chiến đấu để giành lại độc lập, giải phóng đất nước, trả lại bình yên cho nhân dân, đó là công sức, sự hy sinh, thậm chí cả xương máu của mình để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày hôm nay, để tưởng nhớ và biết ơn các vị anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên cả nước, Đảng và Nhà nước đã ra sức giúp đỡ, hỗ trợ họ bằng những chính sách thiết thực, chọn ngày 27/7 hàng năm làm ngày kỉ niệm ngày thương binh, liệt sĩ, là dịp để họ ngồi lại gần nhau cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của một thời bom đạn đã qua, và cũng chính là dịp để chúng ta báo đáp công lao, thể hiện lòng biết ơn, tri ân của mình đối với những người nằm lại nơi chiến trường hoặc một phần cơ thể của mình bằng các hoạt động thăm hỏi, tổ chức các buổi giao lưu, trò chuyện, tổ chức các chuyến viếng thăm các di tích lịch sử, nghĩa trang, đài tưởng niệm trên cả nước.
Ông bà cha ta có câu: “Uống nước thì phải nhớ nguồn”, cũng như “ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”. Thật vậy, khi ta áp dụng hai câu tục ngữ này cho bổn phận làm con của chúng ta. Chúng ta thấy công ơn cha mẹ sinh dưỡng của bố mẹ thật là to lớn, cao dày mà không thể sử dụng bất cứ từ ngữ nào để kể xiết. Tuy nhiên qua hình ảnh một ngọn núi Thái sơn và biển cả. Dù ta vô tình quên ơn nhưng khi ta nhận ra giá trị tinh thần mà cha mẹ hi sinh cho ta thì khi ấy ta vẫn còn có cơ hội để làm lại chính mình mặc dù ta cũng mất mát và thiếu vắng họ. Có người may mắn đủ cha mẹ thì lại thờ ơ, nhưng có người mất một trong hai người hoặc là trẻ mồ côi. Thì khi ta nhìn thấy họ rất hết mực hiếu thảo tuy chưa trọn vẹn lắm về mọi mặt. Nhưng qua đó ta cũng cảm nhận rằng họ thật sự rất cần tình thương của cả hai người, và điều đó thể hiện trong một tổ ấm gia đình.
Những đóa hoa hồng dâng cho cha mẹ, là bày tỏ tấm lòng biết ơn của ta với cha mẹ của mình một đời thương yêu, vất vả vì ta,hay là một nhánh hồng mà ta cầm trên tay để tưởng nhớ, thì lúc đó chỉ là sự nuối tiếc ngậm ngùi khi ta mất đi một người ta thương yêu. Để nuôi dạy chúng ta lớn khôn thành người bố mẹ đã phải hy sinh, vất vả như thế nào để cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp nhất, bằng bạn, bằng bè.
Tóm lại, câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta làm người thì phải biết quý trọng và biết ơn công lao, thành quả mà chúng ta đang được hưởng, đó không phải một sớm một chiều để có được, mà đó là cả một quá trình, vì vậy chúng ta phải trau dồi đức tính tốt đẹp đó, đặc biệt là đối với bố mẹ và thầy cô.
> <
Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú: vàng, kim cương, uranium, crom, đồng, phốt phát... Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt. nhất là than đá có số lượng nhiều nhất thế giới, vì vậy châu phi xài diện bằng nhà máy nhiệt điện sử dung nguồn than đá phong phú sẵn có
chắc là A
( tính máy tính ra )
Nếu đúng thì t.i.c.k nha