K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2020

“Mùa thu ơi mùa thu…”

Tiếng hát vang lên qua tai nghe từ chiếc máy nghe nhạc. Trời đầu đông. Thời tiết se se lạnh nhưng nắng vàng vẫn len lỏi khắp nơi. Nhìn cảnh tượng này, sao tôi thấy giống mùa thu đến lạ!...

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Bấy giờ, hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. Bấy giờ, hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Và bấy giờ, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió…

Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. Không hiểu sao tôi lại yêu gió heo may đến thế! Yêu nhiều lắm, nhưng cũng vừa đủ để người khác yêu thêm. Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.

Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình. Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao!

Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!

Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy…

Hết thu vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kỳ diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu. Và tôi yêu nắng như yêu chính mùa thu của tôi. Có lẽ nắng cũng yêu tôi, như mùa thu yêu tôi…

Bài hát đã ngừng. Tôi trở về thực tại. Tiếc nuối. Tôi ngắm nắng như ngắm chính mùa thu của tôi. Tôi không chắc có phải tôi yêu mùa thu không? Không, có lẽ tôi nghiện mùa thu mất rồi! Bật lại bài hát, tôi nhắm mắt. Mùa thu ơi, hãy quay lại nhé! Tôi yêu mùa thu thật nhiều! Và hãy yêu tôi như chính tôi yêu mùa thu vậy, có được không?

19 tháng 7 2020

Em rất thích mùa thu bởi mùa thu đến thì lại được thỏa thích ăn cốm, ăn hồng và được đi đón Tết trung thu.

Mùa thu luôn là mùa được biết đến có thời tiết thật là đẹp, và nó làm cho con người có những cảm xúc riêng khi đất trời đổi khác. Quả thật ta biết đến mùa thu là mùa tựu trường. Dường như tuổi thơ của chúng em, đứa nào cũng được mặc quần áo mới, đứa nào cũng cứ hớn ha hớn hở cắp sách tới trường, được gặp bạn bè, được gặp lại thầy, cô giáo sau một mùa hè được nghỉ lâu.

Và em cũng như đã thấy được rằng chính mùa thu năm nay em cũng như đã lớn hơn. Em cũng đã tự mình đi học trong ngày khai trường mà không cần đến mẹ dắt đi. Bầu trời thu như cao hơn trong hơn và nó không có những ánh nắng chói chang của mùa hè nữa.

Thời tiết thu cũng thật là dễ chịu biết bao nhiêu: không quá nóng, không quá lạnh mà nó thật thoải mái. Nó như giúp cho em có thể thấy được sự mát mẻ của những cơn gió đi ngang qua, thấy được cái se se lạnh vào sáng sớm và buổi đêm. Không có những cơn mưa rào bất tận như trước của mùa hè nữa, mà dường như thay vào đó chính là một thời tiết đẹp, mát mẻ.

Sắc hoa cúc vàng nở rực cả một góc vườn. Rồi cảnh chợ cũng đẹp hẳn lên, trong chợ vẫn có những cô bán hoa cúc vàng hay cúc họa mi nó cứ như tô điểm cho cả trời thu vậy. Có cảnh, có sắc rồi thì mùa thu lại thơm cả hương cốm nữa. Lúc nếp non được làm thành cốm dẻo thơm ngon biết bao. Em cũng rất thích ăn cốm, và cốm là đặc trưng của mùa thu, ai ai ăn cũng phải mê và không thể nào quên đi được cái hương vị khó tả của nó được.

Mùa thu là mùa của những sự chiêm nghiệm nó không ồn ào vội vã như mùa hè mà nó cũng không buốt giá như mùa đông. Mùa thu luôn là một trong những mùa có quang cảnh đẹp mà nó còn mang một chút dư vị cho lòng người.

Học tốt

17 tháng 7 2020

Trả lời :

Chi tiết thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân trên mọi miền đất nước là :

1) Lạc Long Quân Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. 

2) Người con trai trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

3) Âu Cơ và Lạc Lạc Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

4) Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

17 tháng 7 2020

                           Bài làm :

Theo mình thì câu chi tiết nào thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân trên mọi miền đất nước là :

1) Lạc Long Quân Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. 

2) Người con trai trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

3) Âu Cơ và Lạc Lạc Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

4) Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

Chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

17 tháng 7 2020

a, tựa là động từ, vôi vữa là danh từ, nồng hăng là tính từ.

b, biện pháp so sánh và nhân hoá. so sánh và nhân hoá giúp sự vật được so sánh, nhân hoá thêm sinh động và gần gũi với con người hơn .

                        CHÚC BẠN HỌC TỐT !

Cho đoạn thơ:

   " Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

   Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

   Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

   Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch "

a) Các từ gạch chân ( trong các trường hợp trên ) thuộc từ loại:

   1. " tựa " là động từ ( có nghĩa áp sát vào vật gì để nhờ vào đó mà giử nguyên ở một tư thế nhất định ).

   2. " vôi vữa " là danh từ.

   3. " nồng hăng " là tính từ.

16 tháng 7 2020

Bạn tham khảo:

Thiên nhiên có biết bao sắc cảnh tươi đẹp, nào là vẻ đẹp rạng rỡ lúc bình minh, là sắc đỏ thâm trầm của những chiều hoàng hôn, là cái đẹp tươi mát của những con mưa hè vội vã, ... Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em vẫn là bức tranh thiên nhiên trong một đêm trăng đẹp.

Tạm biệt màu đỏ của buổi hoàng hôn, chiều yaf qua đi nhường chỗ cho màn đêm sâu thẳm, huyền bí. Nhưng trên nền đen của trời khuya là ánh sáng dịu dàng, lấp lánh của vầng trăng rằm tròn trịa. Vầng trăng tròn đầy, viên mãn, tỏa ra ánh sáng vàng mềm mại, âu yếm chiếu xuống đất mẹ thiên nhiên, bao phủ lên vạn vật sắc màu dịu dàng, đằm thắm.

Dưới sự soi chiếu của vầng trăng đêm cùng ánh sáng le lói của sao trời, thiên nhiên dường như trở nên tươi tắn và mang vẻ đẹp diệu kì lạ thường.

Trăng chảy tràn trên tán cây cổ thụ, vỗ về từng tán lá, ngọn cây, trăng chiếu qua những kẽ lá, soi rọi cả những cành hoa ngọn cỏ bao bọc quanh những gốc cây to lớn. Trăng hòa cùng dòng chảy của con sông quê, soi mình dưới đáy nước long lanh, gợn lên những đường sóng màu vàng lấp lánh. Trăng soi xuống sân đình, nơi các cụ bà đang cười móm mém bên chén trà đang nguội lạnh, trăng chiếu sáng bàn cờ tướng của các cụ ông, trăng soi đường cho nụ cười trẻ thơ đang khúc khích vui đùa trò trốn tìm. Trăng thắp sáng con đường làng quanh co, là người bạn đồng hành của con trẻ trong những lúc rong chơi. Ánh trăng như một người ông hiền từ đang vỗ về, âu yếm đời sống tinh thần của vạn vật, là mái nhà ấm áp của chị Hằng, chú Cuội, là ngọn đèn bất diệt của mẹ thiên nhiên.

Những đêm trăng đẹp đã mang lại vẻ đẹp diệu kì, tươi tắn và đằm thắm đến nhường nào. Em rất thích ngắm nhìn vầng trăng đẹp đẽ, tròn trịa ấy. Nó đã trở thành một ấn tượng tuyệt mĩ trong tâm trí em.

Học tốt!!!!

16 tháng 7 2020

Nhắc đến làng quê của mình, mỗi người sẽ có một ấn tượng riêng, với tôi, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhắc đó chính là những đêm trăng sáng trong ngày Tết trung thu được chơi đùa vui vẻ quanh xóm làng. Đến bây giờ, những kí ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tôi.

Thường thì mỗi năm, trăng thường sáng nhất vào những ngày rằm, tuy nhiên, trăng vào rằm tháng tám là rực rỡ và đặc biệt nhất, nó cũng gắn liền với ngày Tết trung thu của lũ trẻ chúng tôi. Năm nào cũng vậy, đến đêm trung thu, chúng tôi lại háo hức đón chờ ánh trăng sáng rực rỡ ló dạng trên bầu trời. Khi bóng tối dần buông xuống, ánh trăng ẩn hiện mờ ảo sau những đám mây mỏng, sau đó dần dần hiện rõ trên bầu trời. Trăng đêm trung thu quả thực rất đẹp, ông trăng hiền hậu, tròn vành vạnh như cái đĩa của bà, ánh trăng vàng tinh khiết, trong vắt, deo dắt muôn vàn ánh sáng xuống muôn nơi. Không gian như tắm mình trong ánh trăng sáng. Cánh đồng quê yên bình đung đưa nhấp nhô trong gió như tấm thảm khổng lồ được nhuộm bằng bóng trăng lấp lánh. Phía xa xa, ánh trăng soi mình dưới mặt sông phẳng lặng, hiền hòa, cả dòng sông tràn ngập ánh sáng rực rỡ. Nơi lũy tre đầu làng, từng tốp trẻ con tụ tập chơi đùa vui vẻ, bóng trăng ẩn hiện sau những rặng tre già như lắng nghe, ngắm nhìn lũ trẻ con nô đùa.
Hôm nay con đường làng sáng và tấp nập hơn mọi khi, ánh trăng men theo từng cung đường, deo dắt ánh sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng hát ồn ã, sôi nổi vang lên của lũ trẻ chúng tôi trong đêm trung thu vui vẻ.

Đứa nào đứa nấy đều tràn ngập niềm vui, hứng khởi, chúng mang đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân thắp sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng nhạc vang lên rộn rã những khúc ca đêm trung thu náo nhiệt, tràn đầy niềm vui, những nụ cười, tiếng nói rộn ràng, ầm ĩ như xua đi cái không gian của đêm tối. Ánh trăng đi theo từng bước chân của đám trẻ con trong xóm, như hòa vào trong niềm vui, sự say sưa cùng với con người, cùng với vạn vật. Khắp nơi, ánh trăng vàng rực rỡ khiến cho không gian đêm trung thu nơi làng quê vốn yên bình ấy bỗng trở nên đầy ấm áp, xốn xang. Đêm khuya, bầu không khí làng quê lại trở về với sự yên tĩnh, vạn vật chìm trong giấc ngủ dường như chỉ còn nghe thấy tiếng côn trùng kêu, tuy vậy, vầng trăng vẫn luôn ngự trị trên bầu trời, tỏa sáng rực rỡ như ôm ấp lấy giấc ngủ của con người.

Trăng mãi như một người bạn gắn bó với cuộc sống của làng quê yên bình.Sau này, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ không bao giờ quên những đến trăng sáng, đặc biệt là đêm trăng trong những ngày lễ trung thu ở quê hương tôi, gắn với biết bao kỉ niệm tươi đẹp.

16 tháng 7 2020

Cụ Lê Thị Niệm sống cuộc sống giản dị, một mình trong một ngôi nhà cấp 4 ở xã Trung Thành, huyện Nông Cống (Thanh Hóa). Mặc dù tuổi đã cao, nhưng cụ vẫn thường xuyên xem tivi, nghe đài để nắm tin tức.

Gần đây, qua truyền hình, nghe được lời kêu gọi toàn dân chung tay chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cụ đã suy nghĩ rất nhiều. "Đêm đó tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được, nên ngày hôm sau, tôi có đem số tiền nhỏ 1 triệu đồng lên xã để ủng hộ. Tuy số tiền không lớn nhưng đó là tình cảm của tôi", cụ bà Lê Thị Niệm nói.

Ông Đỗ Gia Xuân, Bí thư xã Trung Thành, huyện Nông Cống kể lại, khoảng 17h ngày 23/3, cụ Niệm đạp xe đến UBND xã và xin gửi số tiền 1 triệu đồng để cùng cộng đồng chung tay chống dịch Covid-19 theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ.

Qua tìm hiểu được biết, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, chồng, con, chị cụ Niệm đã hy sinh; khi nhà nước khó khăn về kinh tế, gia đình cụ từng bán thóc mua công trái chính phủ. Cụ Niệm cũng từng là cựu thanh niên xung phong, cống hiến sức trẻ của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mặc dù hiện nay cụ có 3 người con đều thành đạt, nhưng cụ không sống chung với các con mà chọn sống một mình trong ngôi nhà nhỏ để hương khói cho những người thân đã hy sinh vì Tổ quốc.

Ông Xuân cho hay,  nghĩa cử cao đẹp của cụ Niệm khiến ông rất xúc động. Sau khi nhận được số tiền của cụ, lãnh đạo xã đã báo cáo lên huyện, đồng thời cho cán bộ tuyên truyền về tấm gương của cụ Niệm trên hệ thống loa truyền thanh của xã để người dân học tập và noi theo.

Tại Hà Tĩnh, câu chuyện của cụ Nguyễn Thị Huệ (98 tuổi) ở thôn Hà Sơn, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn cũng khiến nhiều người xúc động. Nghe tin cả nước đang "chống dịch như chống giặc"  cụ Huệ dành dụm được 1 triệu đồng từ tiền mừng tuổi của con cháu và một phần từ số tiền chế độ của cụ (chế độ dành cho đảng viên 70 năm tuổi Đảng) để mang lên xã ủng hộ chống dịch.

“Bản thân tôi tuổi đã cao, sức yếu không làm được gì nữa, nhưng khi nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi, tôi quyết định góp chút tiền gọi là của ít lòng nhiều”, cụ Huệ nói.

Bí thư Đảng ủy xã Quang Diệm Nguyễn Xuân Cảnh cho biết: “Khi cụ lên xã bày tỏ nguyện vọng ủng hộ phong trào phòng chống dịch, chúng tôi rất xúc động. Số tiền tuy không lớn, nhưng nghĩa cử cao đẹp của cụ đã nhận được sự hoan nghênh của rất nhiều người”.

13 tháng 8 2020

 Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.

2 tháng 8 2020

Câu so sánh:

    Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ thức chỉ vì chúng con

                                           (So sánh hơn kém)

Giải thích: So sánh ở đây là so sánh hơn kém vì có chữ chẳng bằng. Vậy thì nếu so sánh, ta sẽ có kết quả là dòng một( những ngôi sao) chưa bằng hoặc bé hơn(chẳng bằng) công lao mẹ( mẹ thức chỉ vì chúng con). Phép so sánh ở câu này cho thấy được công lao của mẹ còn lớn hơn cả những ngôi sao trên bầu trời.

14 tháng 7 2020

1.We are going to visit Huong pagoda.It sounds nine. --->nice

2.Miss Chi does English exercise in the classroom now. ---->is doing

3.How often did you go cycling? -----> do

4.You should brush your teeth before meals. ------> after

5.You shouldn't eat too much candies because they are not (good) for your teeth.  ------>many

14 tháng 7 2020

1. nice

2.is doing

3.do

4.after

5.many

14 tháng 7 2020

Bạn tham khảo:

Là người bé nhất trong gia đình nên lúc nào em cũng được cả nhà yêu thương, chăm chút. Lần nào đi công tác xa về, mẹ cũng mua cho em rất nhiều quà bánh, đồ chơi, quần áo. Còn bố, bố rất hay mua cho em những cuốn sách hay

Chả thế mà mới học lớp sáu mà tủ sách của em có nhiều sách lắm! Em rất yêu cha mẹ, chỉ tội cha mẹ hay phải đi công tác dài ngày. Nhưng ở nhà em còn có chị My Trang. Riêng đối với chị My Trang, em lại có một tình cảm thật là đặc biệt.

Nhà em chỉ có hai chị em, bố mẹ lại thường xuyên vắng nhà, thế mà mọi việc ở nhà chị My

Trang lo lắng như người lớn. Chị chỉ hơn em ba tuổi nhưng đã rõ thật là một người chị mẫu mực trong gia đình. Chị My Trang học sáng còn em học chiều nhưng vì là con trai, nên em chẳng biết làm gì ngoài việc học ở trường, về nhà lại xem ti vi và đọc sách ấy vậy mà dù 11 giờ mới tan trường, chị vẫn lo cho cậu em trai bữa cơm trưa tươm tất trước khi đi học.

Buổi chiều về nhà, chị vừa học bài lại vừa dọn dẹp tất cả những công việc gia đình. Thời gian học ngắn ngủi, vậy mà năm nào chị cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường. Chị thật là đáng nể!

Một hôm nhân lúc cùng ngồi học em hỏi chị:

- Chị à! Chị làm thế nào mà học giỏi như vậy!

- Bí quyết của chị là lúc nào cũng phải cố gắng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào em ạ!

Buổi tối chị học rất nhanh rồi còn kèm em học bài cũ. Gần chị, em đã học được rất nhiều điều. Chẳng cần ai bảo, em tự nguyện giúp chị những công việc nhà mỗi khi mẹ và cha đi vắng. Đặc biệt, lúc nào em cũng tự nhắc nhở mình phải luôn cố gắng để được như chị My Trang. Chưa hết đâu các bạn ạ! Bận như vậy mà chị vẫn dành thời gian chăm sóc cho bố vườn hoa cảnh ở ngoài vườn. Những giỏ phong lan đủ màu kheo sắc, những cây khế, cây cảnh xanh non trông đến là mát mắt khiến bố em mỗi lần đi xa về tỏ ra hài lòng lắm.

Dù chẳng nói ra nhưng những việc làm của chị My Trang làm em thấy kính yêu và nể phục lắm. Em biết các bạn có điều kiện hơn nhiều nhưng lại mải chơi, học hành không tốt. Còn đối với riêng em, lúc nào em cũng ước được ở bên chị My Trang mãi mãi để được chị dạy bảo nhiều hơn.

Học tốt!!!!

15 tháng 7 2020

thank

câu 1 : vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây ?A.có cấu tạo đơn bào,sống độc lập hoặc thành cặp,nhóm B.kích thước rất nhỏ bé,chưa có nhân hoàn chỉnh C.tất cả các phương án đưa raD.có hình thái đa dạng:hình que,cầu,dấu phẩy....câu 2 : vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡngA.vi khuẩn lacticB.vi khuẩn lam C.vi khuẩn thanD.vi khuẩn thương hàncâu 3 : ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương...
Đọc tiếp

câu 1 : vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây ?

A.có cấu tạo đơn bào,sống độc lập hoặc thành cặp,nhóm 

B.kích thước rất nhỏ bé,chưa có nhân hoàn chỉnh 

C.tất cả các phương án đưa ra

D.có hình thái đa dạng:hình que,cầu,dấu phẩy....

câu 2 : vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng

A.vi khuẩn lactic

B.vi khuẩn lam 

C.vi khuẩn than

D.vi khuẩn thương hàn

câu 3 : ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu

A.4           B.3          C.1         D.2

câu 4 : vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào

A.phân đôi

B.nảy chồi 

C.tạo thành bào tử 

D.tiếp hợp

câu 5 : vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống :

A.cộng sinh     B.hoại sinh     C.kí sinh     D.tự dưỡng

câu 6 : giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây 

A.cạnh tranh     B.cộng sinh     C.kí sinh     D.hội sinh

câu 7 : người ta đã lợi dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây

A.bánh gai          B.giả cầy          C.giò lụa          D.sữa chua

câu 8 : để bảo quản thưc phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh,chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây 

A.sấy khô          B.ướp muối          C.ướp lạnh          D.tất cả các phương án đưa ra

câu 9 : nhận định nào dưới đây ko chính xác về virut 

A.có lối sống kí sinh                    B.kích thước nhỏ hơn vi khuẩn

C.có cấu tạo tế bào                    C.có hình thái và cấu trúc đa dạng : dạng khối,dạng que,dạng nòng nọc

câu 10 : khả năng phân hủy xác sinh vật phản ánh hình thức dinh dưỡng nào ở vi khuẩn

A.cộng sinh                    B.hoại sinh                    C.hội sinh                    D.kí sinh

câu 11 : mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức 

A.kí sinh     B.tự dưỡng      C.cộng sinh     D.hoại sinh

câu 12 : nhận định nào dưới đây ko chính xác về mốc trắng 

A.thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày,ruột bánh mỳ để thiu

B.tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm

C.sinh sản bằng bào tử     D.ko chứa diệp lục

câu 13 : chất kháng sinh penixilin đc sản xuất từ 1 loại

A.nấm men     B.mốc trắng     C.mốc tương     D.mốc xanh

câu 14 : loại nấm nào dưới đây đc xếp vào nhóm nấm mũ

A.nấm hương     B.nấm mỡ     C.nấm rơm     D.tất cả các phương án đưa ra

câu 15 : nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm là

A.250C - 300C     B.150C - 200C     C.350C - 400C      D.300C - 450C

câu 16 : nấm nào làm thức ăn cho người đc

A.nấm than     B.nấm sò     C.nấm men     D.nấm von

câu 17 : bệnh nào do nấm gây ra ở người 

A.tay chân miệng     B.á sừng     C.bạch tạng     D.lang ben

câu 18 : nấm gây hại trên ngô

A.nấm von     B.nấm than     C.nấm lim     D.nấm thông

câu 19 : nấm độc thường có đặc điểm chung nào

A.tỏa mùi hương quyến rũ

B.thường sống quanh các gốc cây

C.có màu sắc rất sặc sỡ

D.có kích thước rất lớn

câu 20 : sợi nấm có vai trò gì trong địa y

A.tiết chất độc xua đuổi kẻ thù

B.tổng hợp chất hữu cơ

C.hút nc và muối khoáng

D.tất cả phương án đưa ra

 

2

1-D. 2–B

Câu 1: Vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây ? 

Ta chọn đáp án là C: Tất cả các phương án đưa ra bởi vì vi khuẩn là sinh vật có kích thước nhỏ bé, cấu tạo đơn bào, riêng lẻ khi ta xếp chũng thành 1 chuỗi. Chúng chưa có nhân hoàn chỉnh và đồng thời chúng có rất nhiều loại đặc điểm hình thái đa dạng. 

Câu 2: Vi khuẩn nào có khả năng tự dưỡng ? 

Ta chọn đáp án là B: Vi khuẩn lam bởi vì trong nó có các tế bào diệp lục cg có khả năng quang học để tổng hợp các chất hữu cơ để tự nuôi sống cho chính bản thân của mk. 

Câu 3: Ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu ?

Ta chọn đáp án là D:2 bởi vì ở hầu hết các vi khuẩn nào mà k có các chất diệp lục thì bọn chúng sẽ sống theo kiểu dị dưỡng (hoại sinh và kí sinh) và ngược lại - 1 số ít vi khuẩn có chứa các chất diệp lục ở trong cơ thể thì chúng lại tự sống theo kiểu tự dưỡng.

Câu 4: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu theo hình thức nào dưới đây ? 

Ta chọn đáp án là A: Phân đôi bởi vì những loại vi khuẩn có khả năng sinh sản rất nhanh = cách phân đôi tế bào. Khi ở trong điều kiện thuận lợi thì sẽ chỉ trong 12h đồng hồ sau từ 1 vi khuẩn có thể lên tới 10 tiệu vi khuẩn mới.

Câu 5: Vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật là những vi khuẩn có lối sống: 

Ta chọn đáp án là C: Kí sinh - những loại vi khuẩn sống kí sinh ở trong cơ thể con người và động vật sẽ gây ra các bệnh như: vi khuẩn lao, vi khuẩn lỵ, ...

Câu 6: Giữa vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu đã hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây ?

Ta chọn đáp án là B: Cộng sinh bởi vì ở trong 1 số vi khuẩn cộng sinh với rễ của những cây họ Đậu, cg chính chúng đã tạo ra những nốt sần - có khả năng cố định và bảo vệ chất đạm, bổ sung chúng cho đất. \

Câu 7: Người ta đã '' lợi dụng '' hoạt động của vi khuẩn lac để tạo ra món ăn nào dưới đây ?

Ta chọn đáp án là D: Sữa chua bởi vì khi ở trong môi trường sữa, vi khuẩn lac sẽ tổng hợp enzyme lactose để tạo ra quá trình lên men làm thành sữa chua. 

Câu 8: Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của các vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp bảo quản nào sau đây ? 

Ta chọn đáp án là A: Tất cả các phương án đưa ra : Vi khuẩn hoại sinh gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, độ ẩm, các chất dinh dưỡng, ... sẽ sinh sôi cực kì nhanh dẫn đến hiện tượng hỏng thức ăn => để bảo quản cần phải ướp lạnh, phơi khô hoặc ướp chúng với muối .

Câu 9: Khi nói về virut nhận định nào dưới đây là k chính xác ? 

Ta chọn đáp án là C: Có cấu tạo tế bào bởi vì virut có những kích thước nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều: chỉ từ 12-50 phần triệu milimet. Có hình dạng đa dạng như dạng que, dạng nòng nọc, dạng khối, ... chúng cg có lối sống kí sinh. 

Câu 10: Khả năng phân hủy xác sinh vật phản ánh hình thức dinh dưỡng nào ở vi khuẩn ? 

Ta chọn đáp án là B: Hoại sinh bởi vì tất cả các loại vi khuẩn hoại sinh - chúng đều có tác dụng và khả năng phân hủy các xác động vật mùn, muối khoáng, ... chuyên đc dùng làm để cung cấp cho các loài cây .

Câu 11: Mốc trắng dinh dưỡng = hình thức: Hoại sinh => bởi vì mốc trắng dinh dưỡng = cách hoại sinh: các sợi mốc bám chặt vào những mẩu bánh mì hoặc cơm thiu để hút hết nc và chất hữu cơ để chúng sống. 

Câu 12: Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là k chính xác ?

Ta lại chọn đáp án là B: Tồn tại các vách ngăn giữa tế bào trong những sợi nấm bởi vì mốc trắng có cấu tạo như những dạng sợi phân nhánh, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân nhưng lại k hề có các vách ngăn giữa các tế bào, chúng k có chất diệp lục, sinh sản = bào tử, và thường hay tìm thấy cg ở cơm thiu hoặc những ổ vụn của bánh mì.

Câu 13: D: mốc xanh      Câu 14: D: tất cả các phương án đưa ra      Câu 15: A: 250C - 300C      Câu 16: B: nấm sò      Câu 17: D: lang ben      Câu 18: C: nấm than      Câu 19: C: có màu sắc rất sặc sỡ      Câu 20: D: hút nước và muối khoáng