Bài Cổng trường mở ra
Tìm những chi tiết diễn tả cảm xúc của 2 mẹ con. Phân tích tác dụng của các phép so sánh trong các chi tiết vừa tìm
Mình đang cần gấp các bạn giúp mình nha!
Thank you!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ chính là lời bài hát Diễm xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca từ nói về niềm hoài niệm và nỗi niềm bâng khuâng của con người khi lặng ngắm màn mưa bên kinh thành Huế. "Tầng tháp đổ" là biểu tượng của những gì xưa cũ, của một nền văn hóa, một triều đại đã lùi vào quá vãng. "Thuở mắt xanh xao" là hình ảnh đẹp khắc họa người con gái xứ Huế mộng mơ, trong lòng nhiều nỗi niềm, tâm sự kín đáo. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe lá thu mưa gieo mòn gót nhỏ" khiến hình ảnh thơ vốn được cảm nhận bằng thị giác lại được cảm nhận bằng cả thính giác. "Gót nhỏ" lại là một mĩ từ để nói về người con gái kiều diễm. Màn mưa cùng những lá vàng rơi rụng nơi tháp đổ, nơi con đường dài hun hút đã xa vắng càng tạo nên nỗi niềm bâng khuâng. Khổ thơ vừa tô đậm đặc trưng của cảnh vật xứ Huế cổ kính với đền đài tháp đổ, với làn mưa giăng mắc,... vừa làm nổi bật vẻ đẹp con người: những thiếu nữ mơ mộng, kín đáo mà cũng thật sâu sắc...
Câu có sử dụng biện pháp tu từ :
+ Đó là sự bâng khuâng, gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất luc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vì bẩn khẩn, xốn xa --->
So sánh
TD : Tăng sức gợi hình cho sự diễn đạt ( mặt đất )
+ Hoa xoan rất nhớ nhung xuống cỏ ướt đẫm ---> Nhân hóa
TD : Làm cho sự vật có hành động như con người ( nhớ nhung ) , giúp ta cảm nhận được sự gần gũi , thân thiết của sự vật
Kì nghỉ ở Đà Lạt
Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến.
Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.
Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Tài xế dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi.
Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…
Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ. Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan,… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo,… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
Với thành tích học tập tốt, hè năm ngoái bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi biển Vũng Tàu diễm lệ và tràn đầy sức sống. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được sau một quá trình phấn đấu.
Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành. Vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, cuối cùng chúng tôi cũng đến biển. Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống làm tôi đứng mê mẩn quên cả lời mẹ dặn dò khi xuống tắm.
Cái mùi mặn mặn của biển trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc tôi khiến tôi cảm thấy rất thích thú. Khi gia đình tôi nhận phòng, nhìn từ cửa sổ tầng năm tôi ngắm được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu thân yêu, đây là một thành phố xinh đẹp và phát triển, đúng là một thành phố du lịch.
Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như cá được gặp nước, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi!
Bờ cát mềm mịn, mát lạnh khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Bước ra xa một chút là bàn chân tôi đã chạm những ngọn sóng tràn bờ. Những ngọn sóng nghịch ngợm vỗ đến chân tôi từng đợt, từng đợt một.
Nước biển mát vô cùng! Biển mênh mông vô tận. Biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đỏ, cái màu hồng nhạt,… thật đẹp, tôi sẽ gom chúng lại để về nhà làm vòng đeo hoặc trang trí căn phòng nhỏ.
Phóng tầm mắt nhìn về bãi biển, những chiếc dù đủ màu nhìn sống động như những cây kẹo mút khổng lồ. Du khách về đây tắm biển rất đông, có cả du khách trong nước và du khách nước ngoài.Tất cả họ đều rất vui vẻ và thân thiện, dường như trở về đây để quên đi những mệt mỏi, để tận hưởng cuộc sống nên gương mặt ai cũng sảng khoái và vui vẻ.
Trên bãi biển, du khách chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền, bóng nước. Xa xa, nhiều du khách đi thuyền buồm và lướt ván, những đứa trẻ thì xây lâu đài cát hoặc chạy nhảy tung tăng đùa với những con sóng. Cả gia đình tôi cùng nhau tắm biển, cùng nhau vui chơi thật vui vẻ.
Đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ.
Biển chiều thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm thấy tiếc nuối. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ thưởng cho tôi những chuyến du lịch tiếp theo. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim tôi như một kỉ niệm đẹp.
Bài làm
~ Tự làm. ~
Khi trời mới tản sáng vào mùa hè, vòm trời đã sáng có màu đỏ rực. Những cơn gió đang đi dạo trên trời một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển. Những tia năng đầu tiên nhảy múa dưới đường phố, trông những cô cậu tia nắng rất là vui. Ánh nắng vàng lan nhanh dần, nó lan từ đông sang tây. Trên những cánh đồng trồng cây ăn quả và cây cảnh gần nhà em đã khoe dần những bông hoa nhỏ nhắn, xinh đẹp. Cảnh vật thật là yên bình, em rất muốn khung cảnh tuyệt vời này sẽ không bao giờ bị tàn phai.
# Chúc bạn học tốt #
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – b | b | c | a | c |
II. Tự luận
1. Bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.
2. Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Phần mở bài (0.5 điểm)
- Giới thiệu bài ca dao
- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.
b. Thân bài (5 điểm)
- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc. (1 điểm)
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.(0.5 điểm)
+ Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi. (0.25 điểm)
+ Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao. (0.25 điểm)
- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (1 điểm)
- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình. (1.0 điểm)
- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ. (0.5 điểm)
- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ. (0.5 điểm)
c. Kết bài (0.5 điểm)
Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.
Khái niệm:
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
Bố cục
- Mở bài :
+ Cần giới thiệu được vấn đề giải thích .
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề .
- Thân bài:
+ Giải thích từng nội dung khía cạnh của vấn đề , bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu chính xác theo một trình tự hợp lí.
+ Nêu ra các luận điểm lí lẽ cần thiết.
- Kết bài:
+ Liên hệ với thực tế và rút ra được bài học cho bản thân.
Khái niệm:
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
Bố cục
- Mở bài :
+ Cần giới thiệu được vấn đề giải thích .
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề .
- Thân bài:
+ Giải thích từng nội dung khía cạnh của vấn đề , bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu chính xác theo một trình tự hợp lí.
+ Nêu ra các luận điểm lí lẽ cần thiết.
- Kết bài:
+ Liên hệ với thực tế và rút ra được bài học cho bản thân.
Bác Hồ, vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta luôn quan tâm đến việc rèn luyện nhân cách cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trong một lần nói chuyện với học sinh, Bác đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Lời dạy của Bác đã khắc sâu trong tâm hồn, -trí tuệ thế hệ trẻ, trụ lại mãi với thời gian. Cho đến bây giờ lời dạy của Bác vẫn vang vọng trong tâm hồn mọi người. Muốn hiểu rõ ý nghĩa lời dạy của Bác. Trước hết ta phải hiểu khái niệm “đức” và “tài”. Theo em, nói về tài là nói về trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực. “Tài” là khá năng hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao, giải quyết tốt mọi khó khăn xảy ra và luôn sáng tạo trong việc làm. “Đức” là đạo đức, là tinh thần hết lòng phục vụ nhân dân, là cần, kiệm, liêm, chính, dũng cảm khắc phục khó khăn, chịu đựng mọi gian khổ và luôn luôn sống với phương châm: “Mỗi người vì mọi người”.
Từ khái niệm “tài” và “đức”, từ yêu cầu của cuộc sống. Bác đã đưa ra kết luận: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Một con người có tài mà không có đức thì con người đó không có ích cho cuộc sống. Trong thực tế cuộc sống và trong văn học, em đều thấy lời dạy của Bác hoàn toàn đúng, nó thể hiện cách đánh giá giá trị của con người. Có tài, có hiểu biết, có kinh nghiệm nhưng lại không mang sự hiểu biết đó phục vụ nhân dân. làm đẹp giàu cho đất nước thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Một người có tài mà chỉ thu vén cho lợi ích cá nhân thì người đó cũng trở thành người vô dụng mà thôi. Mặt khác, con người có tài mà làm việc xấu, trái với đạo đức, trái với lương tâm thì không những chỉ là vô ích mà còn có hại, cái tài ớ đây không đáng được trân trọng nữa. Trong cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta còn gặp khó khăn rất nhiều. Nó đòi hỏi phải có nhiều người có tài, có đức. Song, người có tài chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không mang sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình để tạo ra của cái cho đất nước, thì những con người đó đều là vô ích, cái tài của họ đáng bỏ đi... Thực tiễn cho thấy con người có tài năng càng cao mà không có đạo đức thì tác hại của nó thật to lớn. Một người có tài, trong khi đất nước đang gặp khó khăn, đang cần họ mà họ lại chỉ lo cho cá nhân thì họ không những đã không góp phần làm đẹp cho đất nước mà có khi còn mang lại những thiệt hại to lớn cho đất nước. Bác nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng thật không sai chút nào!
Trong thực tế, từ xưa tới nay đạo đức là phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi con người. Đạo đức, tính cách con người là cái quý nhất. Mất đạo đức, con người khác nào loài vật! Song, không có tài năng thì con người làm việc cũng rất khó khăn, chật vật. Tài năng giúp cho chúng ta hoàn thành tốt mọi công việc. Có đức, muốn phục vụ tốt cho đất nước nhưng tài năng không có thì họ không đạt được những ý muốn cúa mình. Nhiều khi vì không có tài năng, họ đã làm hỏng việc mà làm hại đến cả sự nghiệp chung. Một người cán bộ quản lí hợp tác xã có tinh thần, ý chí và trách nhiệm cao nhưng tài năng kém sẽ làm cho công việc lúng túng, sai sót và vất vả... Trong một nhà máy, người lãnh đạo sống mẫu mực nhưng không có tài thì nhà máy sẽ làm ăn thua lỗ và dẫn đến bờ vực phá sản. Quả thật, ngoài đạo đức, tài năng cũng là một vấn đề rất cần thiết. nó phục vụ cho chính cuộc sống của chúng ta. Vì vậy “tài” luôn luôn đi đôi với “đức”, một người có đức chưa đủ mà còn có cả tài năng và khi chúng ta rèn luyện thì phải rèn luyện cả “đức” lẫn “tài”.
Rõ ràng “đức” và “tài” là hai mặt không thể thiếu nhau đươc trong phẩm chất cùa con người lao động kiểu mới. Hai nhân vật này không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau, tạo nên phẩm chất của con người phát triển toàn diện. Từ xưa, các cụ già thường nói: “Tiên học lễ” trước tiên đối với con người phải là vấn đề đạo đức. vấn đề đó là gốc là yếu tố quyết định, “tài” là biểu hiện cụ thể của “đức”, không có khái niệm đạo đức chung chung, tách rời hiệu quả việc làm.
Vì vậy, “tài” và “đức” phải hài hòa trong phẩm chất của con người lao động kiểu mới, giúp họ làm giàu đẹp cho quê hương và đất nước. Anh Hồ Giáo là một hình ảnh điển hình. Anh tận tụy say mê công việc, đem hết tài năng, sức lực của mình vào công việc lai tạo giống bò cho đất nước. Đó là hình ảnh anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đã chọn cho mình cuộc sống cống hiến thầm lặng cho đất nước mặc dù phải xa cuộc sống của con người đô thị, chịu cái giá rét, cô đơn trên ngọn núi cao hai nghìn sáu trăm mét. Với lòng say mê nghề nghiệp, anh đem từng hiểu biết, những kinh nghiệm áp dụng vào việc làm, góp phần không nhỏ vào công cuộc chiến đấu bảo vệ đồng quê xanh tươi của Tổ quốc... Đó cũng chính là hình ánh cô kĩ sư trẻ đã dám rời bỏ cuộc sống, thành thị, dám vứt bỏ mối tình đầu mà cô cho là nhạt nhẽo để đến với vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, đem hết tài năng và sức lực để phục vụ nhân dân và đất nước... Họ là những hình ảnh con người lao động kiểu mới có tài và có đức. Những hình ảnh trên một lần nữa khẳng định được tính đúng đắn trong lời dạy của Bác: Những con người có tài, có đức đều là những con người có ích cho đất nước và cho xã hội. Hình ảnh những con người đó đáng kính trọng và đáng mến biết bao.
Bác Hồ là một tấm gương sáng về tài và đức. Với lời dạy trên, Bác muốn nói với thế hệ trẻ rằng: Con người có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống là con người được tu dưỡng, rèn luyện toàn diện cả về tài và đức. Một nhân cách toàn diện, cao đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng và phẩm chất đạo đức... Lời dạy của Bác là kim chỉ nam cho mọi hoạt động rèn luyện của thế hệ trẻ, tạo nên những chuyển biến về chất trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của chúng ta... Lời dạy đó vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có giá trị thực tiễn nên đã vạch ra được phương hướng tu dưỡng cho mỗi người là phải rèn luyện cả tài lẫn đức để trở thành một con người toàn diện.
Tuy giờ đây Bác Hồ đã đi xa nhưng lời dạy của Bác về tài và đức vẫn vang vọng cho đến tận bây giờ và ngàn đời sau: tài, đức phải được kết hợp hài hòa để tạo nên nhân cách con người mới. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, em thấy mình phải ra sức trau dồi, rèn luyện cả đức lẫn tài để trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước, cho cuộc sông.
Trước hết hãy tu dưỡng đạo đức, biến nó thành nền tảng để phát triển những khả năng khác của bản thân. Luôn hướng đến những điều tốt đẹp và không có ý nghĩ tham lam, cực đoan muốn đạt được những thứ không phải của mình. Sau đó ta mới nghĩ đến việc cải thiện khả năng tư duy của bản thân. Căn nguyên của tài năng có lẽ không chỉ là sự thông minh sẵn có mà nó còn nằm ở sự nỗ lực, phấn đấu và rèn luyện trong một quá trình dài đầy khó khăn và chắc chở. Chỉ cần con người có đạo đức tốt, ý chí mạnh mẽ thì mọi điều ta mong muốn đều có thể đạt được, chỉ phụ thuộc vào yếu tố thời gian.
**Bố cục**
a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, ..., ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:
Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, ... nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,... của hình ảnh, câu văn... để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.
- Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,... khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,...), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;...) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,...
b) Bước 2: Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.
- Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài
+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khônnghĩa là gì? "nhân đạo" là gì? "khiêm tốn" là thế nào? "phán đoán" là gì? "thẩm mĩ" là gì?
+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác
+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề
Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề
- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ
c) Bước 3: Viết bài
- Mở bài: Có thể viết theo các cách:
+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.
+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.
+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.
- Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.
- Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.
#NPT
Khái niệm và bố cục của bài văn lập luận chứng minh?
*Khái niệm : Văn Chứng minh là loại văn dùng các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (Làm cho người khác tin vấn đề đó là đúng )
* Bố cục
a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, ..., ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:
Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, ... nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,... của hình ảnh, câu văn... để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.
- Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,... khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,...), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;...) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,...
b) Bước 2: Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.
- Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài
+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khônnghĩa là gì? "nhân đạo" là gì? "khiêm tốn" là thế nào? "phán đoán" là gì? "thẩm mĩ" là gì?
+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác
+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề
Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề
- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ
c) Bước 3: Viết bài
- Mở bài: Có thể viết theo các cách:
+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.
+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.
+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.
- Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.
- Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.
Trả lời :
Khái niệm : Văn chứng minh là loại văn dùng các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (Làm cho người khác tin vấn đề đó là đúng)
~Study well~
#QASJ
Trả lời
Khái niệm : Văn Chứng minh là loại văn dùng các lí lẽ và dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (Làm cho người khác tin vấn đề đó là đúng )
team alan walker
Cảm xúc của Mẹ:
+ Mẹ ko ngủ được
+ Mẹ ko tập trung được vào việc gì cả
+ Mẹ kiểm tra lại những thứ đã chuẩn bị cho con
+ Mẹ lên giường và trằn trọc
Cảm xúc của con:
+ Con rất háo hức hăng hái dọn dẹp đồ chơi bồn chồn nhưng khi mẹ dỗ thì ngủ ngon
+ Giấc ngủ đến với con thật dễ dàng
Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng thao thức hồi hộp suy nghĩ lo lắng của nguời mẹ
#Hk_tot
#Ken
#) Tham khảo
-Trong văn bản " Trong lòng mẹ", tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh là: " Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."
-Tác dụng là: Những thứ tác giả muốn cắn, muốn nhai, muốn nghiến cho kì nát vụn đều là những thứ sắc nhọn, cứng. Vì sao tác giả không ví những cổ tục đó với những đồ vật mềm khác để dễ căn, dễ nghiền. Vì tác giả mang nỗi căm phẫn quá độ nên dù đó là vật cứng đến đâu, nhọn đến đâu cũng có thể nghiền nát dễ dàng. Từ đó ta có thể thấy tác giả thực sự căm ghét những cổ tục đã làm khổ mẹ của mình và qua đó ta thấy được tình yêu thương của tác giả đối với mẹ của mình. (còn thấy sự cảm thông, thương xót của tác giả )
~ Hok tốt ~