Hãy tả ngôi trường mà em đang học
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Trong câu : " Bông hoa hồng đẹp quá " từ hoa hồng ở đây chỉ một loài hoa
Còn trong câu : " Đây là hoa hồng của anh được hưởng từ dự án này " thì hoa hồng ở đây chỉ lợi nhuận
Chúc bạn học tốt !!!
Nếu đúng thì nhé !!!
Hai từ hoa hồng trên có nghĩa không giống nhau.Vì:câu thứ nhất là chỉ bông hoa hồng,còn câu thứ hai từ hoa hồng có nghĩa là chỉ lợi nhuận .
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Là một thành viên trong đoàn trường, em càng phấn đấu mình hơn để có thể làm tấm gương cho các bạn noi theo. Em cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Hằng ngày, em vẫn thường đốc thúc các bạn đi học và làm bài tập đầu đủ. Trong lớp em thường xuyên giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.
cụm danh từ: Là một thành viên trong đoàn trường, một con người tốt.
cụm động từ: tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, làm bài tập đầu đủ
cụm tính từ: chăm chỉ nhất, chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy
--- Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.
Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.
---- Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
Bạn đừng làm như thế người ta nói cho đấy.
---- Tôi mới ăn cơm xong
Bà tôi vừa mới chén mấy quả nhãn trên bàn .
----- Cô ấy cho tôi một quyển sách hay.
Tôi được bố tặng cho 1 cái bút máy xinh xinh.
---- Bãi biển này đẹp quá !
Con búp bê xinh thật !
Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen. (Ngày xưa mực Tàu được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào mực để viết chữ Hán, nếu sơ ý bị mực dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch). Từ thực tế đó, người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn, ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhắc nhở: Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt.
Quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩa của câu tục ngữ trên là đúng.
ta có câu sau :
trong cuộc sống nếu ta luôn gần gũi , tiếp xúc với cái xấu, ta sống ở môi trường xấu thì ta dễ lây những cái xấu ;
ngược lại nếu ta luôn gần gũi ,quan hệ với ngươi tốt,ta luôn được sống ở môi trường lành mạnh ,tươi mới ,thì ta cũng đễ dàng học những điều tốt đep(nghĩ vậy thôi chứ chưa chắc,theo phỏng đoán của bản thân)
học tốt!!^^
"Trường chúng em, khang trang mới đẹp làm sao, chim bốn mùa líu lo, hàng cây che bóng sân trường"
Mỗi khi nghe lại bài hát này tôi lại nhớ đến ngôi trường trung học cơ sở của mình. Trường tôi là một ngôi trường với bề dày lịch sử và thành tích là một trong những trường đứng đầu của huyện về nhiều mặt, Luôn luôn là niềm tự hào của ban lãnh đạo huyện và thành phố.
Trường được thành lập năm 1961 vì lúc đó đất nước còn đang trong thời kì chiến tranh, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên trường phải học chung với trường tiểu học, trung học cơ sở sáng, tiểu học chiều. Đến năm 2000 trường được tách cấp và được xây dựng ngay đầu làng. Tuy diện tích của trường không được rộng nhưng trường lại được xây dựng rất khang trang và có đầy đủ tiện nghi trong các phòng học.
Trường được xây dựng ngay trên đầu làng, quay về phía nam. Xung quanh trường là đầm nước mênh mông. Nhìn xa trông trường như một ốc đảo xinh xắn, đáng yêu nhưng lại có thêm vẻ đẹp nguy nga của một ngôi trường cổ kính. Phía trước trường là đình làng đứng sừng sững, nghiêm trang. Bên phải trường là trường tiểu học, bên trái là khu dân cư.
Dường như trường được xây dựng trên một mảnh đất tuyệt vời của đầm nước xanh của hàng cây, của đình làng, những cảnh vật ấy dường như tô điểm thêm cho ngôi trường càng ngày càng thêm lộng lẫy. Đường dẫn vào trường là một con đường đẹp màu trắng xám có hàng rào trắng bao quanh, trông thật đẹp. Con đường giống như một thảm lụa dẫn ta vào thế giới cổ tích.
Vào đến trong là sân trường rộng, bên phải là phòng của bác bảo vệ và khu để xe của học sinh. còn bên trái là khu để xe của giáo viên và hồ bán nguyệt.
Trường có ba dãy nhà cao tầng được xây dựng theo hình chữ U truyền thống. Phía bên phải là dãy nhà hai tầng là nơi học sinh các khối 7,8,9. Phía bên trái là phòng học của học sinh khối 6 và các phòng bộ môn như: Hóa học, sinh học, âm nhạc, mĩ thuật, phòng tin học, đa năng… được trang bị trang thiết bị hiện đại, tiên tiến để phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Đặc biệt phòng tin học được trang bị các máy tính hiện đại có kết nối mạng internet giúp cho học sinh có thể tìm kiếm tài liệu học tập khi cần thiết. Chính giữa của trường là khu hiệu bộ nơi làm việc, nghỉ ngơi của hơn hai mươi thầy cô giáo trong trường. Có thêm cả phòng hội đồng, phòng kế toán, phòng đoàn đội là nơi để các thầy cô họp, hội nghị,… và hơn thế là phòng truyền thống nơi lưu giữ các thành tích suất sắc của trường. Trường được bao quanh bởi một hàng rào chắc chắn à những cây bạch đàn cao vút tô điểm thêm cho sự nghiêm trang của trường. Cuối năm 2010 trường chính thức đón nhận bằng công nhận trường chuẩn quốc gia và năm 2011 trường tôi còn nhận được huân chương lao động hạng ba.
Không những thế, trường còn có đội ngũ giáo viên dạy giỏi, học sinh xuất sắc, học sinh giỏi cấp huyện. Với sự tin tưởng của cha mẹ học sinh và các cấp lãnh đạo mà trường được vinh dự đặt cụm bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngôi trường đã nuôi dưỡng những giấc mơ và là nơi nuôi dưỡng những nhân tài của đất nước. Mỗi lứa học sinh đến rồi lại đi, nhưng hình ảnh trường thân yêu luôn còn mãi trong lòng mỗi người học sinh. Chỉ còn một năm nữa thôi là tôi cũng phải rời xa mái trường thân yêu này vì thế tôi phải thật cố gắng học tập chăm ngoan để xứng đáng với ý nghĩa của trường cho chúng tôi.
Chúng ta hãy cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của trường ta, để đến khi ta quay lại đây không phải xấu hổ với bản thân mình vì mình đã đóng góp cho trường những thành tích tuy nhỏ nhặt nhưng nếu nhiều người góp phần thì chắc chắn trường ta sẽ thành công, đạt nhiều thành tích cao hơn nữa.
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở Nam Hồng, em lại thấy bồi hồi đến thế.
Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.
Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...
Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.
Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.