K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2023

hợp pháp 

7 tháng 1 2023

hợp pháp

5 tháng 1 2023

gan dạ đúng ko ạ

 

5 tháng 1 2023

Gan dạ nhé

5 tháng 1 2023

Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể,tả hoặc giới thiệu về sự vật,sự việc hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.

5 tháng 1 2023

câu kể để nói về một điều gì đó và kể một sự việc

Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong kháng chiến cũng như trong hòa bình. Ông viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” tại chiến trường Nam Bộ vào năm 1966 – những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Truyện khai thác tình cha con sâu nặng trong chiến tranh, đồng thời gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao con người, bao gia đình.
II. Thân bài:
1. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
– Tình cha con – đó không chỉ là tình cảm muôn thưở có tinh nhân văn vững bền. Nó được thể hiện trong tình cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh, trong cuộc sống gian khổ, hi sinh của người cán bộ Cách mạng. Đọc câu chuyện “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba – người bạn chiến đấu của ông Sáu, ta mới thấm thía hết được những nỗi đau của con người trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất hủ.
2. Luận điểm 1:Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha:
Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây ra bao nhiêu mất mát, đau khổ và hi sinh cho người dân Việt Nam. Vì cuộc chiến tranh ấy mà bao nhiêu người phải rời xa gia đình, xa những người mẹ, người chị, người vợ, người con để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Ông Sáu cũng là một trong số những người như thế. Ông đi xa khi đứa con gái nhỏ chưa đầy một tuổi. Tám năm trời xa cách, ông chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Ông khao khát muốn được thấy con đến nhường nào! Một lần về thăm nhà, trước khi nhận công tác mới, ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định nhận ông Sáu là cha.
Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách. Người đọc tự đặt ra cho mình câu hỏi: Tại sao bé Thu không nhận ra ông Sáu, không nhận ra cha mình?Suốt mấy ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu hoàn toàn lạnh lùng trước tình cảm vồ vập của người cha. Ông Sáu càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa. Ông Sáu càng yêu thương, bé Thu càng lảng tránh. Bé Thu nhìn cha với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu tiếng “ba” mà chỉ nói trổng. Đó phải chăng là sự ngây thơ của một đứa bé đầy cá tính? Ở bé Thu còn là tính gan lì khi mà mọi người thân đã hết lòng khuyên nhủ, tạo tình thế để bé nhận cha, nhưng đều thất bại. Khi mẹ vắng nhà mà nồi cơm trên bếp đang sôi, bé Thu không thể nhấc nổi nồi cơm to như thế mà chắt nước được. Cái tình thế ấy làm người đọc tưởng chừng bé Thu phải chịu thua, không thể chiến tranh lạnh được nữa. Vậy mà thật ngoài sức tưởng tượng, Thu vẫn không cất lên cái tiếng mà ba nó mong “Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước,miệng lẩm bẩm điều gì không rõ”. Bé Thu làm tác giả phải thốt lên: “Con bé đáo để thật”. Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh ấy còn được thể hiện khi Thu hất cái trứng cá mà ba nó gắp cho ra khỏi chén cơm. Đây là một tình huống mang tính kịch tính cao. Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương, ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ , ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không khóc, gắp lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng. Những thái độ ấy làm người cha, người bạn của cha và cả người đọc đau lòng. Còn gì đau lòng hơn bằng người cha giàu lòng yêu thương con lại bị chính đứa con ấy kiên quyết chối bỏ. Nhưng sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh. Sự bướng bỉnh của Thu phải chăng còn là mầm sâu kín, sau này làm nên tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên kiến định có lập trường.
Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mạnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, đến lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: – Ba…a…a…ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:-Ba!Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!” Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡi òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi!
3.Luận điểm 2: Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông chưa được sống. Vì thế, về gần tới nhà, thoáng thấy bóng con,không chờ xuồng cập bến, ông nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra. Ông bước vội vàng những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao lâu nay bỗng bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào:
– Thu!Con.
Ngược lại với điều ông mong muốn, đứa con gái ngơ ngác, hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép , ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi… Bị con cự tuyệt, ông Sáu đau khổ không khóc được phải cười.
Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con, nhưng lại sợ con không nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này, tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất tiếng gọi “ba”, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Người chiến sĩ ấy nước mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. Thương con, chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược.
Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược. Hãy nghe đồng đội của ông kể lại: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương, sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm ngía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ ông không muốn con ông bị đau khi chải lược lên tóc. Yêu con, ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời – chiếc lược ngà. Cho nên,cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản dị.
Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chức. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé Thu.
Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm trung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con. Cũng từ hình ảnh này, nhà văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt được sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có thể giết chết được.
4. Ý kiến đánh giá, bình luận:
Tóm lại, Nguyễn Quang Sáng đã thực sự thành công trong việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Có thể nói rằng, với một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng chan chứa yêu thương, nhất là đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng rất thành công trong việc lựa chọn ngôi kể và ngôn ngữ lời thoại mang đậm chất địa phương Nam Bộ,… đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Tất cả đã góp phần tạo nên sức thuyết phục, hấp dẫn cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
III. Kết bài:
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống yên bình, hạnh phúc đã đến với các em thơ trong sự tận hưởng trọn vẹn tình yêu thương của cha mẹ. Chúng ta hiểu và biết ơn bao người đã hi sinh tình cảm riêng, hi sinh cuộc đời của mình cho đất nước như cha con ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”. Sức sống của tác phẩm là ở chỗ khơi gợi được ý nghĩa sâu sắc của tình cha con, vẻ đẹp tâm hồn của người lính Cách mạng.

CM
6 tháng 1 2023

Gợi ý viết bài văn tả lại quanh cảnh khu nhà em ở buổi sáng sớm:

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát khu nhà em đang sống (ở đâu? thành thị hay nông thôn? em muốn tả buổi nào trong ngày?,...)

2. Thân bài: Tả chi tiết quanh cảnh khu nhà em ở sáng sớm:

- Khung cảnh: nhộn nhịp, hân hoan.

- Không khí: trong lành.

- Cảnh vật: cây cối, con đường, xe cộ,... ra sao?

- Mọi người sinh hoạt thế nào?

- ...

Lưu ý: Bên cạnh tả, em cần kết hợp kể và biểu cảm để bài văn trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc, ước mong của em.

5 tháng 1 2023

\(D.giấc\text{ }ngủ\text{ }say\text{ }trọn\text{ }vẹn\)

5 tháng 1 2023

Bàn chân tuổi thơ của chúng ta đã từng bước vào những thế giới diệu kì đầy biết bao điều thú vị. Nơi đó cho ta những hiểu biết hay về thế giới bên ngoài đầy sắc màu rực rỡ. Những trải nghiệm đó chứa chan bao kí ức của tuổi thơ đọng trong lòng chúng ta nhớ mãi và không bao giờ có thể  phai mờ. Trải nghiệm để lại cho em ấn tượng nhất về chuyến đi đến Cố đô Hoa Lư - một chuyến đi đầu tiên khi em còn chập chững mới vào lớp sáu đầy bỡ ngỡ      .

            Từ khi biết tin sẽ được đi thăm quan,em đã rất háo hức vào hồi hộp nên em đã chuẩn bị đồ cho chuyến đi xong hết từ tối hôm trước.Buổi tối trước khi đi em không thể ngủ đước vì mong chờ đến lúc đi, em mong trời sáng nhanh lên để có thể đến trường luôn.Sáng hôm đó, em dậy sớm hơn mọi ngày nhiều, ăn sáng xong em ra chờ xe để đến trường. Trên đường đi, em cảm thấy cảnh vật lạ hơn ngày thường ,có lẽ vì em đi quá sớm nên những chú chim còn chưa kịp hót,ông mặt trời còn chưa kịp thức dậy để chào đón chúng em đến trường. Nhưng quang cảnh xung quang thật yên tĩnh và trầm lặng biết bao, thỉnh thoảng mới có xe đi qua bất chợt. Màn sương dày đặc vẫn còn bao phủ không khí. Cảnh vật thật yên lặng, trầm tư như đang ngủ chưa tỉnh giấc.

Khi đến trường em thấy không chỉ riêng mình đến sớm mà còn có rất nhiều những bạn khác đã đến và tập trung ở sân trường.Những tiếng nói, đùa vui của các bạn hiện lên bao niềm háo hức khi sắp được đi chơi. Từng lớp báo số học sinh đủ thì mới được ra xe.Lớp chúng em thông báo xong sĩ số của lớp đủ thì hướng dẫn viên của chúng tôi giơ biển số xe và bảo:"Các em nhớ đi theo hàng nhé để khỏi bị lạc". Lớp chúng tôi cứ thế bám đuôi nhau đi theo anh hướng dẫn viên để đến xe để bắt đầu cuộc hành trình thú vị của một  chuyến đi.Các bạn lên xe xong anh hướng dẫn viên lại đếm sĩ số của lớp có đủ không rồi xe bắt đầu chuyển bánh khỏi trường.

Trên đường đi, anh có rất nhiều trò chơi để làm cho chuyến đi đầy thú vị và kỉ niệm.Những tiếng cười, tiếng nói vang giòn giã được cất lên trong những trò chơi thú vị.

Đến nơi đỗ xe dừng lại, em và các bạn xuống xe và tập trung lại ở dưới chỗ để đi vào. Từ xa em nhìn cổng vào thật đẹp đẽ to và rất hoành tráng.Khi bước vào, thế giới lịch sử lại hiện lên trong mắt em.Khi đến nơi thờ cúng của nhà Đinh và Lê. Một nơi để cả trường thờ cúng tưởng nhớ về công lao của hai nhà vua có công xây dựng đất nước. Và sau cả trường nghe đọc về lịch sử của vua Đinh và Lê. Kinh đô Hoa Lư tồn tại 41 năm (từ năm 968 đến năm 1009) trong đó 12 năm là triều đại nhà Đinh và 29 năm kế tiếp là triều đại nhà Tiền Lê (người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lê Đại Hành). Trước khi rời đô về kinh thành Thăng Long, Lý Công Uẩn lên ngôi vua tại Hoa Lư, lấy đế hiệu là Lý Thái Tổ.Trải qua hàng năm như vậy nhân dân ta đã đấu tranh dành được hòa bình độc lập như bây giờ.

Sau đó chúng em quay về xe để đi ăn trưa và tiếp tục đi một nơi nữa. Nhưng em sẽ không bao giờ quên được trải nghiệm đi thăm cố đô Hoa Lư vì nó đã dạy cho em biết bao kiến thức lịch sử và cho em mở rộng tầm mắt hơn về thế giới bên ngoài. Chuyến đi đó đã  ghi trong tuổi thơ em đầy kí ức và kỉ  niệm  thú vị khi đi Cố Đô  Hoa Lư.

Dựa vào một chút thôi nhé

học giỏi

CM
6 tháng 1 2023

Em tham khảo gợi ý sau nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.

2. Thân bài: Miêu tả chi tiết cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.

- Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn, mọi người gắn kết với nhau hơn.

- Mẹ đi chợ mua sắm đầy đủ đồ dùng, hoa quả, bánh kẹo,... từ mấy ngày trước.

- Trên nhà, bố em đang lau dọn bàn thờ tổ tiên, bày mâm ngũ quả để mời các cụ cùng về ăn Tết.

- Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa: người thì lau bàn ghế, người thì bày cây đào, người thì quét dọn trần nhà,...

- Đến chiều, bà và mẹ gói bánh chưng, em cùng ông và bố giúp lau lá, xếp bánh vào nồi.

- Buổi tối, khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết cũng đã tươm tất, cả gia đình em quây quần bên nồi bánh chưng.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc, ước mong,... của em.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU       Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

      Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

      Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2:Cậu bé trg vb là ng ntnao?

A:Hay sà vào lòng mẹ

B:Hay bỏ vào rưng
C:Thích thét lớn mỗi khi giận
D:Ngỗ nghịch thg bị mẹ khiển trách

2
4 tháng 1 2023

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2: D:Ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
5 tháng 1 2023

1. Tự sự.

2. D.