K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:                GÁNH MẸ      Cho con gánh mẹ một lần, Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.      Cho con gánh mẹ đầu non, Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...      Ngày xưa mẹ gánh à ơi! Con xin gánh lại những lời mẹ ru.     Đường đời sương gió mịt mù, Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...     Để con gánh mẹ đừng can, Sợ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

               GÁNH MẸ

     Cho con gánh mẹ một lần,

Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.

     Cho con gánh mẹ đầu non,

Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...

     Ngày xưa mẹ gánh à ơi!

Con xin gánh lại những lời mẹ ru.

    Đường đời sương gió mịt mù,

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...

    Để con gánh mẹ đừng can,

Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?

    Cho con gánh cả tháng dài,

Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.

    Cho con... gánh cả đôi vai,

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.

    Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?

    Mẹ ơi sóng biển dạt dào,

Con sao gánh hết công lao một đời.

    Bông hồng cài áo đúng nơi,

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.

    Cho con gánh lại mẹ già,

Để sau người gánh chính là con con...

(Quách Beem)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

Câu 2.  Xác định cách ngắt nhịp của câu thơ sau.

    Đường đời sương gió mịt mù,

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...

Câu 3. Gọi tên và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản trên.

Câu 4. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong văn bản trên?

Câu 5. Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì trong đoạn thơ sau?

    Cho con... gánh cả đôi vai,

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.

    Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?

Câu 6. Từ nội dung của văn bản trên, em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái với bố mẹ, gia đình?

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau:                  Dòng sông mới điệu làm sao            Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha                Trưa về trời rộng bao la          Áo xanh sông mặc như là mới may              Chiều chiều thơ thẩn áng mây          Cài lên màu áo hây hây ráng vàng (Trích Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo, SGK tiếng Việt 4...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

                 Dòng sông mới điệu làm sao

           Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

               Trưa về trời rộng bao la

         Áo xanh sông mặc như là mới may

             Chiều chiều thơ thẩn áng mây

         Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

(Trích Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo,

SGK tiếng Việt 4 tập 2, trang 118, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Chỉ ra những tiếng hiệp vần với nhau trong hai dòng thơ sau:

Chiều chiều thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Câu 3. Giải nghĩa từ “thơ thẩn” trong đoạn trích trên.

Câu 4. Hai dòng thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 6. Từ cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông, em thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên?

2
5 tháng 12 2024

Câu 1:
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú (mỗi câu có 8 chữ, theo thể thơ truyền thống của văn học Việt Nam).

Câu 2:
Trong hai dòng thơ:

  • Chiều chiều thơ thẩn áng mây
  • Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
    Các tiếng hiệp vần với nhau là:
  • mây với vàng (vần cuối giống nhau: -ay và -ang).
  • hây hây là từ láy có sự lặp lại âm thanh nhấn mạnh.

Câu 3:
Từ "thơ thẩn" có nghĩa là lang thang, đi một cách không có mục đích rõ ràng, thể hiện sự nhẹ nhàng, thư thái, và có thể mang nét u buồn trong cuộc sống hoặc phong cảnh.

Câu 4:
Hai dòng thơ này sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

  • Dòng sông mới điệu làm sao
  • Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
    Biện pháp nhân hóa giúp tạo ra hình ảnh sống động, làm cho dòng sông và ánh nắng trở thành những nhân vật có sức sống, đầy cảm xúc, từ đó làm cho thiên nhiên trở nên sinh động và gần gũi hơn với người đọc.

Câu 5:
Nội dung chính của đoạn trích là miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua sự thay đổi của thiên nhiên trong ngày, từ sáng đến chiều. Đoạn thơ thể hiện sự trong trẻo, thanh bình và tươi mới của dòng sông và cảnh vật xung quanh.

Câu 6:
Từ cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông, em thấy mình cần bảo vệ môi trường, giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên bằng cách:

  • Không xả rác, bảo vệ nguồn nước sạch.
  • Trồng cây xanh, bảo vệ hệ sinh thái.
  • Tuyên truyền và thực hiện các hành động bảo vệ thiên nhiên để môi trường sống không bị tàn phá.
JT
15 tháng 12 2024

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể thơ ục bát

Câu 2: Từ "mây" ở dòng lục hiệp với từ "hây" dòng bát

Câu 3: Từ "thơ thẩn"trong đoạn trích trên có nghĩa là mơ màng, như là đang nghĩ ngợi gì đó

Câu 4: Trong hai dòng thơ sau, tác giả đã thành công sử dụng nghệ thuật nhân hóa. Tác giả đã làm cho câu thơ trở tăng sức gợi hình, gợi cảm khiến cho hình ảnh dòng sông trở nên gần gũi, sống động và có hồn giống con người. Từ đó, gợi cho tác giả tình cảm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của dòng sông.

Câu 5: Nội dung của bài thơ trên là: Vẻ đẹp của dòng sông

Câu 6: Từ cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông, em thấy mình cần làm những việc sau để bảo vệ môi trường, thiên nhiên là:

+ Không vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định

+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường

+ Hạn chế sử dụng núi nilon, sử dụng các vật dụng có thể tái chế

+ Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:     Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

    Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến. Vậy thì cơm hến là gì?

    Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta còn bảy thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong “lập trường ăn uống” của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”! […]

    Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm thế mà cứ sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon”; đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huế – Di tích và con người)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi các yếu tố nào?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao nhất thiết cơm hến phải là cơm nguội?

Câu 3. Tìm một từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản. Giải thích nghĩa của từ ấy.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 5. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả thể hiện trong văn bản?

Câu 6. Vì sao nhà văn lại nói: “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”!”. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 - 7 câu).

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao....
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     (Tóm tắt phần đầu: Hoàng triều về đời niên hiệu Vĩnh Thịnh có một vị tiến sĩ tên Đinh Hoàn, người làng An Ấp tỉnh Nghệ An. Vợ thứ của ông vốn là con quan họ Nguyễn, tính tình đoan trang, giỏi may vá, lại có tài thơ phú nên ông vừa yêu vừa kính trọng. Năm Ất Tỵ, triều đình cử ông làm sứ thần đi Trung Quốc kết mối bang giao. Vợ chồng chia tay đầy bịn rịn, nước mắt người vợ tràn xuống như mưa. Người chồng đi sứ, gặp thời tiết mùa đông lạnh giá, bị cảm hàn, bệnh ngày càng trầm trọng và mất vào đêm 30 tháng Chạp, lòng vẫn mang nặng nỗi u hoài vì không làm trọn vẹn việc nước. Người vợ từ khi chồng đi xa, lòng lo buồn mà sinh bệnh. Mối u sầu phát ra văn thơ, có đến hơn 30 bài. Khi biết tin chồng mất thì có ý quyên sinh, người nhà hết lời khuyên nhủ.).

     Người nhà khuyên giải không ăn thua gì có ý đề phòng cẩn thận không rời phu nhân một bước. Một hôm, phu nhân đốt đèn ngồi một mình, khi ấy là mùa thu muộn, gió vàng hiu hắt, cây khuya xào xạc, sâu tường nỉ non, tiếng đập vải lạnh lùng như giã vào lòng người cô phụ, trăng suông như rọi vào giọt lệ Vương Sinh. Nỗi thương tâm khiến phu nhân đờ đẫn, nhìn đâu cũng toàn thấy âu sầu. Phu nhân càng thêm thê thảm, gục xuống bàn mà nức nở khiến cõi lòng chìm sâu vào cõi đê mê. Trong cơn dật dờ đó thấy một người khăn vuông đai rộng từ xa tới gần, nhìn kĩ hóa ra là chính chồng vậy. Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

     – Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi (1) có hội ngộ, Chức Nữ (2) lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

     Ông buồn nét mặt mà rằng:

     – Ta từ khi về chầu thiên đình, được trông coi về việc bút nghiên, nơi thiên tào công việc nhiều, không có thì giờ đến thăm nàng, còn tấm lòng khăng khít thủy chung không bao giờ thay đổi.

     Phu nhân muốn lưu ông ở lại tự tình. Ông vỗ về nói:

     – Chết sống là lẽ thường xưa nay, hợp tan là tuần hoàn việc thế. Vị Ngọc Tiên (3) có duyên tái hợp, Dương Thái Chân (4) cơ ước lai sinh. Nàng không cần phải bi phiền về nỗi hạc lánh gương tan, cái ngày chúng ta gặp nhau gần đến rồi.

     Nói xong, có một trận thanh phong, không biết ông biến đi đâu mất. Phu nhân thương khóc chợt tỉnh dậy, sai thị nữ ra xem trời đất chỉ thấy sương mù trắng mờ, đêm đã gần sáng rồi.

     Từ đó phu nhân lại càng có ý chán đời, nhưng chưa có dịp. Đến ngày lễ tiểu tường (5) ông, người nhà bận việc, phu nhân ở trong buồng xé cái áo mà ông tặng ngày trước tự thắt cổ chết. Đến khi người nhà biết thì phu nhân đã tắt thở rồi. Cả nhà thương cảm, tống táng theo lễ. Việc ấy tâu lên, triều đình cho lập đền thờ, đề bảng nêu ra cửa, khắc chữ “Trinh liệt phu nhân từ”, ban cấp tế điền, bốn mùa có tế lễ, người làng cầu đảo đều có linh ứng.

                   (Trích Người liệt nữ ở An Ấp, Truyền kì tân phả, Đoàn Thị Điểm, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997,  tr 344-357)

Chú thích:

(1) Thuấn phi: vợ vua Thuấn, Nga Hoàng và Nữ Anh hai chị em (con vua Nghiêu) đều lấy Thuấn, khi mất làm thần sông Tương.

(2) Chức Nữ: tích Ngưu Lang Chức Nữ, hàng năm được gặp nhau một lần vào ngày mồng 7 tháng 7.

(3) Vị Ngọc Tiên: đời Đường, Vị Cao lúc hàn vi, ở trọ nhà họ Khương, chung tình với nàng Ngọc Tiên. Cao tặng nàng một cái vòng tay, hẹn 7 năm đến cưới làm vợ. Quá hạn không đến, nàng tự sát. Cách đó 13 năm, Cao được làm Tiết độ sứ Ba Thục, có người dâng một ca sĩ rất đẹp tên là Ngọc Tiên, Cao nhận rõ diện mạo y như nàng Ngọc Tiên ngày trước.

(4) Dương Thái Chân: Dương Quý phi bị chết ở núi Mã Ngôi, sau lại tái sinh cùng Đường Minh Hoàng kết làm vợ chồng lần nữa.

(5) Lễ tiểu tường: lễ tang chẵn một năm, cũng gọi là luyện tế.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Chỉ ra một số đặc trưng của thể loại truyền kì được thể hiện trong văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 3 điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người vợ trong được thể hiện trong lời thoại sau.

     Phu nhân đón chào, mừng quá chảy nước mắt mà rằng:

     – Từ khi cách biệt đã bốn năm rồi, biết bao nỗi sầu bi, mộng hồn tản mát, không nơi nào là không tìm tung tích lang quân, ấy thế mà lang quân chẳng có đoái hoài gì đến thiếp. Nếu bảo rằng trần gian và thiên thượng hai nơi cách biệt, thì sao Thuấn phi có hội ngộ, Chức Nữ lại tương phùng, vậy lang quân đối với thiếp rất là bạc tình.

Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 5. Thông qua hành động, lời nói của nhân vật người vợ, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam xưa và nay?

0