Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giống nhau : đều có cấu tạo từ tế bào , đều lớn lên và sinh sản
Khác nhau :
Động vật | Thực vật |
- Tế bào không có thành zenlulozo - Dị dưỡng - Có khả năng di chuyển - Có hệ thần kinh và giác quan | - Tế bào có thành xenlulozo - Tự dưỡng - Không di chuyển - Không có hệ thần kinh và giác quan |
- Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật ăn khác ăn mất. Ở mang trứng sẽ được cung cấp oxi và chất dinh dưỡng.
- Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì vậy khi bám vào da và mang cá ấu trùng có thể đi được xa. Đây là một hình thức thích nghi phát tán nòi giống.
https://loigiaihay.com/y-nghia-cua-giai-doan-au-trung-bam-vao-mang-va-da-ca-c66a32217.html
Câu 1:
-Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi tròn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân). Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí oxi, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, khí cacbonic). Cơ thể phân tính.
-Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.
Câu 2:
- Giun đất thuộc nghành giun đốt.
-Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón sạch, rất tốt cho thực vật. Giun còn là phương tiện xử lí rác làm sạch môi trường. Giun đất có thể ăn vì nó có 70 phần trăm là đạm. Giun đất có thể làm thuốc chữa bệnh. Chúng còn có thể làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Chúng cho đất loại phân tốt.
trai sông có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong 1 ngày đêm
- Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta
- Nghề nuôi tôm ở nước ta khá phát triển , có vai trò trong nền kinh tế quốc dân
+ Ở vùng biển , nhân dân thường nuôi tôm sú , tôm hùm
+ Ở vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh
Đặc điểm của châu chấu:
+ Cơ thể chia làm 3 phần:đầu, ngực, bụng
+ Tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra
+ Cơ quan miệng khỏe và sắc
+ Có thể bò = cả 3 đôi chân, nhảy = chân sau(càng), bay = cánh
+ Có hình thức biến thái k hoàn toàn
So sánh châu chấu với tôm:
HỆ TIÊU HÓA CỦA TÔM: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột sau, hậu môn
HỆ TIÊU HÓA CỦA CHÂU CHẤU: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu môn
HỆ BÀI TIẾT CỦA TÔM: thải ra ngoài ở gốc đôi râu thứ 2
HỆ BÀI TIẾT CỦA CHÂU CHẤU: ống bài tiết, lọc chất thải đổ vào ruột sau
HỆ HÔ HẤP CỦA TÔM: hô hấp = mang
HỆ HÔ HẤP CỦA CHÂU CHẤU: có các lỗ thở và hệ thống ống khí phân nhánh đến các tế bào
HỆ TUẦN HOÀN CỦA TÔM: dạng mạch thở, vận chuyển máu và ôxi
HỆ TUẦN HOÀN CỦA CHÂU CHẤU: dạng mạch thở, hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng
HỆ THẦN KINH CỦA TÔM: dạng chuỗi hạch
HỆ THẦN KINH CỦA CHÂU CHẤU: dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển
bn hok tốt nhoa !!!
:))
* Mặc dù ngành giun đốt rất đa dạng, phân bố ở các môi trường với các kiểu lối sống khác nhau, nhưng chúng đều có chung một số đặc điểm:
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang.
- Ống tiêu hóa phân hóa
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- Hô hấp qua da hay mang
*Vai trò của giun đốt:
- Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng, bông thùa…
- Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ, giun ít tơ…
- Làm cho đất trồng xốp, thoáng: các loại giun đất…