K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai trong đoạn văn dưới đây. Nhà bạn Nam có bốn người: bố me Nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn me Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và rất quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 2. Đoạn văn dưới đây không sử dụng dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn này sau khi...
Đọc tiếp

. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai trong đoạn văn dưới đây. Nhà bạn Nam có bốn người: bố me Nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn me Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và rất quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 2. Đoạn văn dưới đây không sử dụng dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn này sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Nội tội Tôi sống xa nội tôi từ thuở nhỏ bạn biết không, nội tôi chỉ sống một mình cô quạnh trong vùng quê hẻo lánh chiều chiều, khi con chim đã về đến tổ với bầy đàn, với đồng loại thân quen thì thênh thang ở một góc trời, dáng một người già lúc mờ lúc tỏ dáng nội đấy, còm cõi bên bếp thổi cơm tối tối, khi mọi nhà quây quần trò chuyện thì nội tôi co ro trong tấm chăn mỏng để đi tìm giấc ngủ của người cô đơn. (Văn Trần Thiên Trúc) 3. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong từng câu văn dưới đây: a. Con ong xanh biếc to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Nó dừng lại ngước đầu lên mình nhún nhảy rung rinh giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc đi ngang sục sạo tìm kiếm. (Vũ Tú Nam) b. Khi mới nhú lộc bàng màu hung nâu. Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa. (Trần Hoài Dương) 4. Ngắt đoạn văn dưới đây thành 6 câu: Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế ăn xong, chim bảo người em vào mang túi ba gang đi lấy vàng chim bay qua núi cao biển rộng rồi đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu người em đi khắp đảo, ngắm nhìn thoả thích rồi mới lấy một ít vàng bỏ vào túi xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà từ đó, người em trở nên giàu có. 5. Trong đoạn văn dưới đây, người viết dùng sai dấu chấm. Em hãy sửa lại và chép đoạn văn đã sửa lỗi vào chỗ trống. (Nhớ viết hoa những chữ đầu câu.) 2 Búp măng non cảm thấy thật sung sướng và tự hào. Măng non cùng với các bạn khác. Được ông Mặt Trời chiếu sáng và lớn lên mạnh mẽ. Từ búp măng non, chú đã trở thành. Cây tre nhỏ giống như mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới. 6. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: Đang đi, Vịt con thấy một bạn đang nằm trong một cái túi trước ngực của mẹ. Vịt con cất tiếng chào: - Chào bạn☐ Bạn tên là gì thế☐ - Chào Vịt con ☐Tôi là Chuột Túi. Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không☐ Vịt con gật đầu. Chuột Túi liền kể: - Tôi còn bé nên được ở trong cái túi trước bụng của mẹ tôi. Thật là êm ái ☐Đã bao lần, mẹ tôi mang tôi chạy băng qua cánh rừng, qua đồng cỏ mênh mông để tránh hổ dữ. Mẹ thở hổn hển, ướt đẫm mồ hôi. Ôi ☐ Tôi yêu mẹ biết bao☐ (Theo Nguyễn Thị Thảo) 7. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Đến trưa, Mèo Mướp ngủ dậy. Đói bụng quá, nó ra suối đế câu cá. Nhưng Mèo Mướp ngồi từ trưa đến chiều mà chẳng câu được con cá nào. Bỗng nó thấy hoa mắt chóng mặt rồi chẳng biết gì nữa... Đúng lúc ấy, Mèo Tam Thể đi học về thấy Mèo Mướp ngất xỉu bên bờ suối. Nó vội cõng Mèo Mướp về nhà. 8. Trong các câu dưới đây, người viết dùng sai dấu phẩy. Em tìm chỗ sai, sửa lại rồi chép câu đã sửa vào chỗ trống: a. Hôm ấy, cô giáo Gà Mái Mơ, tổ chức cho cả lớp đi cắm trại. .......................................................................................................................................................... b. Các bạn nhỏ dựng trại, bên hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. .......................................................................................................................................................... c. Gà Tơ ấp úng xin lỗi cô giáo và hứa sẽ đi học, thật chăm. .......................................................................................................................................................... d. Từ đó trở đi, chẳng đợi mẹ phải gọi, hôm nào Gà Tơ cũng dậy thật sớm để đi học. .......................................................................................................................................................... 9. Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Bỗng một hôm An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh An Tiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn 3 được thì chắc hẳn người cũng ăn được” chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá rêu ẩm. 10. Điền dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Quanh ta mọi vật mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ báo phút báo giờ. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ ngày xuân thêm tưng bừng. Như mọi vật mọi người bé cũng làm việc. Bé làm bài bé đi học. Học xong bé quét nhà nhặt rau chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn bận rộn mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp cũng vui. (Tô Hoài) 11. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau: a. Dưới đường lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây dân chài đang tung lưới bắt cá. b. Những con chim pít báo hiệu mùa màng từ miền xa lại bay về. Ngoài nương rẫy lúa đã chín vàng rực. Ở đây mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, tháng mười một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm. c. Từ chiếc tổ nhỏ được lót rơm êm như nệm đôi chim non xinh xắn bay ra. d. Giữa đám lá xanh to bản một búp xanh vươn lên. e. Xa xa giữa cánh đồng đàn trâu đang lững thững từng bước nặng nề trở về làng.

0
7 tháng 1 2022

Các bạn đã được ra thăm Hà Nội chưa? Nếu chưa được ra Hà Nội, mình sẽ kể cho các bạn nghe về Hồ Gươm, một cảnh đẹp nổi tiếng ở Hà Nội nhé. Ngay trước cổng vào đền Ngọc Sơn là một cây đa cổ thụ. Ở hai bên cổng có hai câu đối. Mình nghe ba mình nói đó là câu đối do ông Cao Bá Quát viết.

Quanh hồ là những hàng liễu. Cành lá rủ xuống mặt nước càng tạo nên vẻ đẹp nên thơ của hồ. Để vào được đền Ngọc Sơn mình đã đi qua một cái cầu nhỏ có tên là cầu Thê Húc. cầu được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Qua cầu là vào đến đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Mình có cái may mắn là đúng hôm mình thăm Hồ Gươm lại là hôm có một con rùa nổi lên. Con rùa rất lớn. Đầu nó to hơn trái bưởi. Sau đó, nó bơi lại Tháp và lên nằm trên cỏ. Nhìn con rùa, mình thầm nghĩ: Không biết có phải con rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi đó không. Đúng lúc ấy, có một cụ già nói không được gọi là con rùa mà phải gọi là “cụ Rùa”. Cụ già nói từ khi cụ còn nhỏ đã nghe ông nội kể về chuyện “cụ Rùa”. Và không ai bảo ai, tất cả mọi người đều gọi là “cụ Rùa” đấy. Màu xanh của nước hồ hòa với màu xanh của cây lá làm nổi bật vẻ đẹp của Đền Ngọc Sơn và của Tháp Rùa, của cây cầu Thê Húc.

Nếu có dịp được ra thăm Hà Nội lần nữa, nhất định mình phải nhớ mang theo máy chụp hình để có thể ghi lại được vẻ đẹp của Hồ Gươm, ghi lại được giây phút thiêng liêng khi “cụ Rùa” xuất hiện.

7 tháng 1 2022

viết hay nha

7 tháng 1 2022

TL:

Mình sinh ra trong gia đình có bốn người gồm: bố, mẹ, mình và cô em gái nữa. Bố mình tên là Vượng, bố năm nay đã ba mươi lăm tuổi rồi. Bố mình làm nghề dạy lái xe ô tô nên bố mình bận suốt ngày, bố đi từ sáng sớm đến tối khuya mới về. Mẹ mình tên là Vân, mẹ năm nay đã ba mươi tư tuổi. Mẹ mình làm văn phòng ở một viện nghiên cứu khoa học nên mẹ mình có nhiều thời gian chăm sóc và đưa đón chúng mình đi học hơn. Em gái mình tên là Linh, năm nay em lên hai tuổi. Em mình học trường mầm non A Vạn phúc. Em mình rất ngoan và rất nghe lời bố mẹ và mình. Cuối cùng là mình, năm nay chín tuổi. Mình là con trai lớn nên bố mẹ mình đã dạy mình biết làm một số việc nhà để giúp đỡ bố mẹ. Gia đình mình lúc nào cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Mình yêu gia đình của mình và mình mong rằng gia đình mình mạnh khỏe, vui vẻ, luôn luôn hạnh phúc.

_HT_

Em sinh ra trong một gia đình có bốn người: bố, mẹ, anh trai và em. Bố của em là một kiến trúc sư. Đối với hai anh em, bố là một người cha khá nghiêm khắc. Còn mẹ em là một giáo viên tiểu học. Mẹ rất dịu dàng, lại đảm đang. Mọi công việc trong nhà đều do một tay mẹ lo lắng. Anh trai em đang là học sinh lớp 12. Năm nay, anh sẽ bước vào kì thi đại học. Em rất hy vọng anh có thể đỗ vào trường Đại học Bách Khoa Hà Nội như anh mong muốn. Em đang là học sinh lớp 3, trường tiểu học (tên trường). Em rất thích học môn Toán. Lúc rảnh rỗi, em thường đọc sách. Em rất yêu gia đình của mình.

7 tháng 1 2022

Nơi gia đình em đang sinh sống là thành phố Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng. Các con đường rộng lớn lúc nào cũng đông đúc. Hai bên đường là những cửa hàng sang trọng, hiện đại. Hà Nội cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh như Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, lăng Bác. Con người Hà Nội thanh lịch, hiếu khách. Ở Hà Nội cũng có rất nhiều đặc sản như phở, chả cá, cốm… Thành phố này đã trở thành quê hương thứ hai của em.

7 tháng 1 2022

Em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội - một thành phố tuyệt đẹp. Hà Nội nổi tiếng với những khu phố cổ, những món ăn ngon. Thời tiết ở Hà Nội có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân tiết trời ấm áp. Hè qua với cái nắng nóng chói chang. Khi mùa thu đến, thời tiết mát mẻ và se lạnh. Còn mùa đông, trời rét đậm. Đó là những nét đặc trưng nổi bật về thời tiết khiến Hà Nội không thể nhầm lẫn với thành phố khác. Ở Hà Nội có một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, đó là chùa Một Cột. Ngoài ra, cũng có rất nhiều khách sạn thiết kế rất đẹp và lâu đời. Những năm gần đây, em còn thấy rất nhiều tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại mới được xây dựng khiến Hà Nội trông hiện đại hơn nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính trước đây của thủ đô. Em rất yêu Hà Nội, quê hương của mình.

7 tháng 1 2022

Bác Thực là tổ trưởng tổ dân phố Đoàn Kết của em. Bác vốn là thầy giáo về hưu nên tính tình bác rất điềm đạm, hiền lành và mẫu mực. Công việc của bác tưởng như rất nhàn nhã, đơn giản nhưng thực ra lúc nào bác cũng bận rộn. Có những đợt gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, bác phải tới từng nhà để kêu gọi mọi người quyên góp. Nơi đâu có cãi cọ, xích mích, bác đều giảng giải kĩ lưỡng để mọi người hiểu nhau hơn. Có bác, khu phố của em trở nên bình yên và lúc nào cũng sạch đẹp, văn minh. Em và tất cả mọi người luôn dành cho bác tình cảm yêu quý và kính trọng.

7 tháng 1 2022

Nhà em vừa chuyển đến khu phố này được khoảng 1 tháng. Cạnh nhà em là nhà bác Hạnh bán tạp hóa. Quầy tạp hóa của bác có cả trăm món đồ, từ mì tôm cho đến bánh kẹo, có cả kem, bút, vở… Bác Hạnh năm nay 40 tuổi, bác có 1 cô con gái là chị Liên đang học đại học. Mỗi ngày, bác Hạnh mở cửa hàng từ rất sớm. Bác rất tốt bụng, thỉnh thoảng có đồ ngon em lại thấy bác mang sang nhà cho mẹ em. Mỗi lần nhà em đi chơi xa cũng sẽ mua quà về biếu bác. Mùa hè, em hay xin tiền mẹ chạy sang nhà bác Hạnh mua kem ăn. Có khi bác cũng chẳng lấy tiền, lại còn cho em thêm bánh kẹo. Một lần tình cờ em phát hiện ra bác Hạnh rất giỏi toán. Lúc đó bố mẹ em không có ở nhà, em thì lại đang “bí” bài. Thế là em đánh liều chạy sang hỏi bác Hạnh. Bất ngờ là bác lại giải được và còn giảng cho em rất trôi chảy. Nhờ bác mà bài tập hôm đó em đã giải xong rất nhanh và còn hiểu bài tường tận. Những lần sau gặp bài nào khó em vẫn luôn chạy sang nhờ bác chỉ bài. Cả xóm em ai cũng quý bác Hạnh nên rất thường xuyên đến mua hàng ở nhà bác. Em mong bác Hạnh luôn ở cạnh nhà em để em luôn học tốt.

7 tháng 1 2022

google nha em 

7 tháng 1 2022

thế thì hỏi làm gì

7 tháng 1 2022

Quê nội em ở Nghệ An. Quê em có dòng sông Lam hiền hòa, nước trôi lững lờ. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú với những bãi ngô xanh mướt. Xa xa là núi Hồng Lĩnh như bức tường thành bảo vệ dân làng. Quê em không có những ngôi nhà khang trang mà chỉ có những ngôi nhà ngói đỏ nằm xem giữa những vườn cây tươi tốt. Tuy cuộc sống còn lam lũ và khó khăn nhưng người dân ở đây đều hiền lành, dễ mến. Vào ký nghỉ hè, em rất thích được mẹ đưa đến bờ đê chơi vào buổi chiều vì phong cảnh ở đây rất đẹp. Em yêu quê em và mong được về thăm quê vào mỗi mùa hè.

Đây al2 bài văn ngắn kể về những điều mik biết ở nông thôn!

CHúc HT

KB nha nếu muốn

8 tháng 5 2022

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: "Trăm thứ canh không hành không ngon". Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

7 tháng 1 2022

mình giỏi văn nhưng mình lười tả lém . bẹn thông cảm mình dới nha

7 tháng 1 2022

nhà mình có con bò ăn hết hoa của mẹ mình rồi

7 tháng 1 2022

Mình học Ngữ văn lớp 3 

Đề phải là 1 số dân tộc thôi thì chỉ cần kể 3 dân tộc, ví như:Mèo, thái, Mường,..

Mình học rồi mình biết 

Thôi, mình cho bạn bảng thống kê luôn

Dân số các dân tộc Việt Nam hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Danh sách các dân tộc Việt Nam theo số dân

Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.[4]

Phân bố dân theo Điều tra dân số 2019
Tổng sốThành thịNông thôn
ChungNamNữChungNamNữChungNamNữ
96.208.98447.881.06148.327.92333.122.54816.268.09516.854.45363.086.43631.612.96631.473.470
100%49.77%50.23%34.43%16.91%17.52%65.57%32.86%32.71 %

54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm [note 1]. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen: ꪼꪕ), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai... Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có trên 300 người.

Số liệu dân số theo Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2019.[4]

Số liệu 2014, 2016 để tham khảo, không có chi tiết cho các dân tộc.

Các dân tộc theo Tổng điều tra Dân số 2019[4]
NhómDân tộcDân sốTên gọi khác
 Việt NamTổng97.580.000Thống kê dân số tháng 12, 2020
1. Nhóm Việt - Mường
(ngữ hệ Nam Á)
(Vie) [5]
Kinh82.085.826Việt
Chứt7.513Xá La Vàng, Chà Củi, Tắc Củi, Mày, Sách, Mã Liềng, Rục
Mường1.452.095Mol, Mual
Thổ91.430Kẹo, Mọn, Họ, Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng
2. Nhóm Tày - Thái
(Tai–Kadai)
Bố Y3.232(Bouyei) Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí
Giáy67.858(Bouyei) Nhắng, Giắng, Sa Nhân, Pấu Thỉn, Chủng Chá, Pu Năm
Lào17.532Lào Bốc, Lào Nọi
Lự6.757Lừ, Duôn, Nhuồn
Nùng1.083.298 
Sán Chay201.398Mán, Cao Lan - Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử
Tày1.845.492Thổ
Thái1.820.950Táy, các nhóm: Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ
3. Nhóm Kadai
(Kra)
Cờ Lao4.003(Gelao)
La Chí15.126(Lachi) Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La Ti, Mán Chí
La Ha10.157Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga
Pu Péo903(Qabiao, Pubiao) Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán
4. Nhóm Môn – Khmer

(ngữ hệ Nam Á)
(Austroasia)

Ba Na286.910(Bahnar) Bơ Nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công, Rơ Ngao
Brâu525Brao
Bru - Vân Kiều94.598(Bru) Bru, Vân Kiều, Ma Coong, Khùa, Trì
Chơ Ro29.520Châu Ro, Dơ Ro
Co40.442(Cor) Trầu, Cùa, Col
Cơ Ho200.800(Koho)
Cơ Tu74.173(Katu) Ca Tu, Ca Tang, Cao, Hạ
Giẻ Triêng63.322Giang Rẫy, Brila, Cà Tang, Doãn
Hrê149.460(H're) Chăm Rê, Thạch Bích
Kháng16.180Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng
Khmer1.319.652Khmer
Khơ Mú90.612(Khmu) Xá Cẩu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tênh
Mạ50.322 
Mảng4.650Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai
M’Nông127.334(Mnong)
Ơ Đu428Tày Hạt
Rơ Măm639 
Tà Ôi52.356(Ta Oi, Tahoy) Tôi Ôi, Ta Hoi, Ta Ôih, Tà Uất, A tuất, Pa Cô
Xinh Mun29.503Puộc, Pụa, Xá.
Xơ Đăng212.277(Sedang) Kmrâng, H'Đang, Con Lan, Brila, Ca Dong, Tơ-dra
X’Tiêng100.752(Stieng) Xa Điêng, Tà Mun
5. Nhóm H'Mông - Dao
(Hmong–Mien)
Dao891.151(Yao) Mán, Động, Trại, Dìu, Miến, Kiêm, Kìm Mùn
H’Mông1.393.547(Hmong) Mông, Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc
Pà Thẻn8.248Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống
6. Nhóm Nam Đảo
(Malayo-Polynesia)
Chăm178.948Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm
Chu Ru23.242Chơ Ru, Kru
Ê Đê398.671(Rhade) Ra đê
Gia Rai513.930(Jarai)
Ra Glai146.613(Roglai) Ra Glay, O Rang, Glai, Rô Glai, Radlai
7. Nhóm Hán
(Sini)
Hoa749.466(Overseas Chinese) Tiều, Hán
Ngái1.649(Hakka Chinese) Sán Ngái
Sán Dìu183.004Trại, Trại Đát, Sán Rợ, Mán quần cộc, Mán váy xẻ
8. Nhóm Tạng-Miến
(Tibet-Burma)
Cống2.729(Phunoi)
Hà Nhì25.539(Hani) U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già
La Hủ12.113(Lahu)
Lô Lô4.827(Yi) Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di
Phù Lá12.471Phú Lá (Xá Phó)
Si La909Cú Đề Xừ[6][7]
Người nước ngoài3.553 
Không xác định349 

Một số dân tộc có thể có một hoặc nhiều tên gọi, trong số đó có thể trùng nhau:

  • Dân tộc Mán có thể là: Sán Chay, Dao, H’Mông, Pu Péo, Sán Dìu (Mán quần cộc, Mán váy xẻ)
  • Dân tộc Xá là tên gọi chung cho các dân tộc thiểu số tại Tây Bắc trừ người Thái và người Mường
  • Dân tộc Brila có thể là: Giẻ Triêng, Xơ Đăng.
  • Dân tộc Thổ có thể chỉ dân tộc Tày.
Các dân tộc chưa được xác định rõ[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là những dân tộc được nhắc đến trong hoạt động xã hội, tuy nhiên lại không được nêu trong danh sách 54 dân tộc tại Việt Nam.

Người Pa Kô[sửa | sửa mã nguồn]

Người Pa Kô là tên một cộng đồng thiểu số có vùng cư trú truyền thống là Trung Việt Nam và Nam Lào. Theo nghĩa trong tiếng Tà Ôi thì "Pa" là phía, "Kô" là núi, tức là người bên núi [8]. Tại Việt Nam người Pa Kô chủ yếu sống ở các huyện Hướng Hóa, Đakrông tỉnh Quảng Trị, và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế [9]. Theo Ethnologue[10] tiếng Pa Kô là một ngôn ngữ riêng biệt tuy cũng có quan hệ gần với người Tà Ôi, và tại Lào thì người Pa Kô và Tà Ôi là hai dân tộc riêng biệt [11].

Tuy nhiên cộng đồng Pa Kô chưa được coi là một dân tộc riêng mà đang được xếp vào dân tộc Tà Ôi trong Danh mục các dân tộc Việt Nam.

Người Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Người Nguồn là tên gọi cộng đồng người gồm 35 ngàn nhân khẩu, sống ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Hiện vẫn còn chưa có sự thống nhất về việc người Nguồn có phải là một sắc tộc riêng hay không. Tại Hội thảo khoa học xác định dân tộc Nguồn tổ chức ngày 19 tháng 10 năm 2004 tại Đồng Hới, Quảng Bình, có ý kiến đề nghị xếp người Nguồn vào dân tộc Mường, Thổ hoặc Chứt, và cũng có ý kiến tách người Nguồn thành một dân tộc thiểu số riêng.[12]. Tiếng Nguồn hiện được Glottolog xếp là một ngôn ngữ riêng [13].

Người Arem[sửa | sửa mã nguồn]

Người Arem là tộc người hiện có 42 hộ với 183 người, sống ở vùng vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hiện được xếp là người Chứt. Năm 1992 họ được bộ đội biên phòng phát hiện trong các hang đá và đưa về sống với cộng đồng, hiện ở xã Tân Trạch, Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình [14]. Họ nói tiếng Arem nhưng cũng nói được tiếng của những tộc láng giềng: gặp người Khùa họ nói tiếng Khùa, gặp người Ma Coong họ dùng tiếng Ma Coong để giao tiếp [15].

Người Đan Lai[sửa | sửa mã nguồn]

Người Đan Lai có dân số khoảng hơn 3000 người, sống chủ yếu ở vùng núi tại các bản Co Phạt, Khe Khặng, xã Môn Sơn huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An.

Người Đan Lai được coi là có nguồn gốc từ người Kinh, trước đây ở làng Đan Nhiệm bỏ lên núi sống do các xung đột trong xã hội. Hiện tại họ được xếp vào dân tộc Thổ.

Người Tà Mun[sửa | sửa mã nguồn]

Người Tà Mun là cộng đồng cỡ 3.000 người, với gần 2.000 người sống ở Tây Ninh và trên 1.000 người ở Bình Phước. Sở VH-TT-DL tỉnh Tây Ninh đã chủ trì một đề tài khoa học là "Nghiên cứu, xác định thành phần dân tộc của người Tà Mun tại Tây Ninh", trong đó đã xác định là khoảng những năm 1945 - 1954 nhóm người Tà Mun trú ngụ ở sóc 5, xã Tân Hiệp, huyện Bình Long (nay là huyện Hớn Quản, Bình Phước) đã di cư đến Tây Ninh. Người Tà Mun theo chế độ mẫu hệ. Theo người già thuật lại thì giấy chứng nhận sắc tộc trước kia hiện còn giữ lại, đã công nhận "sắc dân Tà Mun" là "đồng bào Thượng miền Nam". Sau năm 1975, trong CMND của người Tà Mun vẫn được ghi là dân tộc Tà Mun. Đến khi lập danh mục thành phần dân tộc VN thì người Tà Mun không còn vị thế riêng mà xếp vào nhóm dân tộc "được coi là có quan hệ gần gũi về văn hóa, ngôn ngữ trên địa bàn là người Xtiêng và Khmer". Tuy nhiên bà con người Tà Mun luôn khẳng định mình là người Tà Mun và không liên quan gì tới người Xtiêng, Khmer, hay Chơ Ro [16][17][18].

Người Thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Người Thủy là dân tộc sinh sống chủ yếu tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, và được công nhận là một trong 56 dân tộc tại CHND Trung Hoa. Người Thủy nói tiếng Thủy, là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Tai-Kadai. Tại Việt Nam có 26 hộ với 104 khẩu người Thủy sống tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, tuy nhiên họ không được công nhận chính thức là một dân tộc thiểu số.[19]

Những năm trước đây các giấy tờ cá nhân như Chứng minh nhân dân đã ghi mục "Dân tộc" là "Thủy" (bản CMND năm 2006). Tuy nhiên "bắt đầu từ năm 2016 công an tỉnh Tuyên Quang dừng cấp chứng minh nhân dân cho tộc người Thủy" và việc này gây rắc rối cho hoạt động của họ.[20]

Người Xạ Phang[sửa | sửa mã nguồn]

Người Xạ Phang hay Thượng Phương là một cộng đồng dân tộc có dân số hơn 2.000 người, di trú từ Trung Quốc vào đầu thập niên 60 thế kỷ 20. Họ có cùng nguồn gốc với dân tộc Hoa và sử dụng tiếng Hoa là ngôn ngữ chính, tuy nhiên trang phục, tập tục có nét giống với người H'Mông và người Lô Lô. Họ sinh sống rải rác ở các xã, huyện biên giới Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên.[21][22]

Người Pú Nả[sửa | sửa mã nguồn]

Người Pú Nả còn có tên gọi khác như Củi Chu, Pố Y, Sa Quý Châu... sinh sống ở xã San Thàng, thị xã Lai Châu.

Người Pú Nả hiện được xếp vào dân tộc Giáy, và có văn hóa giống người Giáy ở Lào Cai nhưng nói tiếng Pú Nả mà người Giáy không nghe được. Họ có nguồn gốc từ tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) di cư về Việt Nam cách đây từ 150 - 200 năm.[23]

Người Ngái[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ngái hiện được xếp là một dân tộc sinh sống tại Việt Nam, tuy nhiên các dân tộc được xếp vào người Ngái tồn tại rất nhiều khác biệt về nguồn gốc, ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Ngái là tiếng Ngái, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ H'Mông-Miền, tuy nhiên nhiều cộng đồng có nguồn gốc từ người Khách Gia, người Nùng, người Hoa (như người Hoa Nùng tại Đồng Nai) cũng được xếp vào nhóm dân tộc Ngái.

Người Đản[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra còn có thiểu số người Đản Gia là một dân tộc sống trên sông nước tại miền Nam Trung Quốc, tại Việt Nam họ cũng được xếp vào dân tộc Ngái. [1]

Người En[sửa | sửa mã nguồn]

Người En nói tiếng Nùng Vẻn hay còn gọi là tiếng En gồm 200 người sinh sống tại xóm Cả Tiểng xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Năm 1998, tiếng Nùng Vẻn được các nhà nghiên cứu đã xác định tiếng En là một ngôn ngữ thuộc nhóm Bố Ương, không phải nhóm Tày-Nùng.

Người Mơ Piu[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Mơ Piu là một ngôn ngữ H'mông chưa được phân loại được nói ở làng Nậm Tu Thượng, xã Nậm Xé, mạn tây huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Nó được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2009 bởi một nhóm các nhà ngôn ngữ học Pháp, tiếng Mơ Piu rất khác biệt so với các ngôn ngữ H'Mông lân cận ở Việt Nam.

Người Thu Lao, Pa Dí[sửa | sửa mã nguồn]

Người Thu Lao và người Pa Dí sinh sống ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hiện được xếp vào dân tộc Tày. Người Thu Lao nói tiếng Thu Lao thuộc ngữ chi Tráng Đại và có bản sắc văn hóa riêng. Cư dân Thu lao đặt chân đến mảnh đất Lào Cai từ thế kỷ 17 – 18. Nơi đầu tiên họ cư trú là xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương. Sau đó, do thiếu nguồn nước và đất canh tác, họ chuyển dần sang địa phận xã Thảo Chư Phìn và Bản Mộ huyện Si Ma Cai và xã Mường Khương, xã Thanh Bình của huyện Mường Khương và định cư cho đến ngày nay. Người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở Mường Khương tỉnh Lào Cai với dân số khoảng 2000 người.

Phân bố lãnh thổ[sửa | sửa mã nguồn]

Người Kinh là dân tộc đa số, sinh sống trên khắp các vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng, các hải đảo và tại các khu đô thị

Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm) sinh sống tại các vùng trung du và miền núi. Trong đó các dân tộc thuộc nhóm Hán-Tạng (trừ người Hoa), Tai-Kadai và Hmong-Dao phân bố chủ yếu ở Miền Bắc. Nhóm Nam Đảo chỉ sinh sống ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng nhóm Nam Á phân bố trải dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

  • Các nhóm dân tộc nói các ngôn ngữ thuộc các ngữ chi phía Bắc của ngữ hệ Nam Á, gồm ngữ chi Khơ Mú (Khơ Mú, Ơ Đu, Xinh Mun), ngữ chi Palaung (Kháng), và ngữ chi Mảng (Mảng), sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái) và vùng cực Tây Nghệ An. Trong đó nhóm Khơ Mú luôn sinh sống về phía Tây của nhóm Việt-Mường, trong khi 2 nhóm còn lại thì sinh sống ở phía Bắc nhóm Việt-Mường. Cả ba nhóm đều sống xen kẻ với các nhóm người Thái, Hmong, Dao...và nhiều sắc tộc khác
  • Các dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ chi Việt-Mường của ngữ hệ Nam Á như Mường, Thổ và Chứt sống tại vùng trung du và miền núi các tỉnh từ Phú Thọ đến Bắc Quảng Bình. Trong đó người Mường chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng và sông Mã, tập trung đông nhất ở Hòa Bình và Thanh Hóa. người Thổ sinh sống chủ yếu ở phía Nam Thanh Hóa miền Tây Nghệ An và người Chứt cư trú chủ yếu tại khu vực phía Bắc Quảng Bình và 1 vài xã phía Tây Nam Hà Tĩnh
  • Các dân tộc nói các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Katu của ngữ hệ Nam Á như Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi sinh sống tại vùng miền núi các tỉnh Trung Trung Bộ từ Quảng Bình cho tới Quảng Nam, nằm về phía Nam địa bàn cư trú của nhóm Việt-Mường.
  • Còn các dân tộc nói các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Bahnar của ngữ hệ Nam Á thì sinh sống tại Tây Nguyên và vùng miền núi, trung du các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, về phía Nam của nhóm Katu. Địa bàn sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm này đôi khi xen kẻ với các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo.
  • nhánh cực Nam của ngữ hệ Nam Á tại Việt Nam là người Khmer sinh sống ở Nam Bộ, nằm về phía Tây Nam của nhóm Bahnar.
  • Các nhóm nói ngôn ngữ Nam Đảo sinh sống tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, riêng 1 bộ phận người Chăm Islam sinh sống tại Nam Bộ. Các dân tộc Nam Đảo được cho là đã di cư đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ II trước Công nguyên[24]. Trong các dân tộc này, người Chăm sinh sống ở đồng bằng ven biển miền Trung, các dân tộc khác sống rải rác dọc theo dãy Trường Sơn.
  • Người Thái định cư ở bờ phải sông Hồng (Sơn La, Lai Châu, Điện Biên). Người Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên), người Nùng sống ở Lạng Sơn, Cao Bằng.

Các nhóm dân tộc thiểu số khác không có các lãnh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống hòa trộn với nhau. Một số nhóm dân tộc này đã di cư tới miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam trong các thời gian khác nhau: người Thái đến Việt Nam trong khoảng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII; người Hà Nhì, Lô Lô đến vào thế kỷ X; người Dao vào thế kỷ XI; các dân tộc H'Mông, Cao Lan, Sán Chỉ, và Giáy di cư đến Việt Nam từ khoảng 300 năm trước.

Hiện nay do hệ quả của các làn sóng di cư mới, nhiều người Kinh đã lên sinh sống tại các tỉnh miền núi, trong đó các tỉnh Tây Nguyên đã có đa số dân cư là người Kinh. Nhiều dân tộc thiểu số sinh sống tại các tỉnh phía Bắc như Tày, Nùng, Mường, Hmông... cũng di cư với số lượng lớn vào các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ

Chế độ gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ngôn ngữ và văn hóa, các dân tộc ở Việt Nam còn được phân loại dựa trên mô hình gia đình. Có 3 nhóm chế độ gia đình chính ở Việt Nam là

  • Phụ hệ: Con lấy theo họ bố và được xem là thuộc về gia đình bên phía bố. Vợ chồng sau khi cưới thì về sống bên nhà chồng và người vợ trở thành 1 thành viên của gia đình chồng. Người đàn ông là chủ của gia đình và có toàn quyền quyết định trong các vấn đề quan trọng. Tài sản thừa kế được để lại cho các con trai và con trai trưởng được ưu tiên.
  • Mẫu hệ: Con lấy theo họ mẹ và được xem là thuộc về gia đình bên phía mẹ. Vợ chồng sau khi cưới thì về sống bên nhà vợ và người chồng trở thành 1 thành viên của gia đình vợ. Người phụ nữ là chủ của gia đình, nhưng quyền quyết định các vấn đề quan trọng có thể vẫn phụ thuộc vào người chồng hoặc các họ hàng nam giới bên dòng họ mẹ. Tài sản thừa kế được để lại hệ|Không phân biệt tử hệ]] (đôi khi được hiểu là Song hệ nhưng quy định về các thuật ngữ trên trong tiếng Việt vẫn chưa được thống nhất): Không có họ hoặc có cách tính họ khác với 2 cách trên, con cái được xem là thuộc về cả dòng bên mẹ lẫn bên bố. Vợ chồng tự quyết định sống bên phía vợ hoặc phía chồng hoặc sống riêng tùy theo tính thuận tiện và điều kiện kinh tế. Quyền quyết định các vấn đề của gia đình phụ thuộc vào cả vợ lẫn chồng. Tài sản thừa kế được dành cho cả con trai lẫn con gái hoặc có các quy tắc thừa kế riêng [25]

Trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam:[26]

  • Các dân tộc thuộc các nhóm Hán-Tạng, Tày-Thái, Kadai và Hmông-Dao đều theo chế độ Phụ hệ.
  • Ngoại trừ cộng đồng Chăm Islam ở Nam Bộ theo chế độ phụ hệ do chịu ảnh hưởng bởi Hồi giáo chính thống, các dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo (gồm cả các nhóm Chăm theo Bà La Môn và Bàni) đều theo chế độ Mẫu hệ
  • Riêng nhóm Nam Á có sự khác biệt lớn giữa các ngữ chi.
    • Các nhóm thuộc các ngữ chi ở phía Bắc như Kháng, Mảng, Khmuic (Khơ Mú, Ơ Đu, Xinh Mun), Việt-Mường và Katuic (Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi) có truyền thống theo chế độ Phụ hệ khá lâu đời. Một vài dân tộc thuộc ngữ chi Bahnar nhưng sinh sống ở Đông Nam Bộ như Mạ, Xtiêng cũng đã chuyển sang Phụ hệ
    • Các nhóm thuộc ngữ chi Bahnar ở Nam Tây Nguyên như Mnông, K'ho theo chế độ Mẫu hệ như các nhóm Nam Đảo láng giềng
    • Người Khmer, Chơ ro và các dân tộc thuộc ngữ chi Bahnar ở Bắc Tây Nguyên có truyền thống theo chế độ Không phân biệt tử hệ.

Hiện nay nhiều nét của chế độ Không phân biệt tử hệ cũng dần phổ biến ở người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác do hệ quả của các phong trào tuyên truyền và vận động đòi quyền Bình đẳng giới. Các quy định của pháp luật về thừa kế cũng được biên soạn trên cơ sở không phân biệt giới tính giữa các con.

Biến động[sửa | sửa mã nguồn]Journal.pone.0036437.g002.png 

Do quá trình di cư và đồng hóa diễn ra liên tục trong lịch sử, hầu hết các dân tộc Việt Nam đều không thuần chủng. Trong một công trình nghiên cứu kết quả phân tích DNA trên nhiễm sắc thể Y của nam giới thuộc 2 nhóm dân tộc Kinh Việt Nam và Chăm cho thấy [27].

  • Khoảng 40% nam giới Kinh và Chăm thuộc về nhóm O2a-M95, là nhóm Haplogroup đặc trưng cho ngữ hệ Nam Á, trong đó dòng con O2a1-OM88 chiếm tỷ lệ cao (30%) ở người Kinh nhưng chỉ chiếm 8.5% ở nhóm Chăm.
  • 6.58% nam giới Kinh và 5.08% nam giới Chăm thuộc về nhóm haplogroup O1a-M119, là nhóm đặc trưng của ngữ hệ Nam Đảo và Tai-Kradai, tuy rằng tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Điều này chỉ ra rằng ban đầu đa số tổ tiên người Chăm sử dụng các ngôn ngữ Nam Á sau đó mới chuyển dần sang sử dụng tiếng Chăm Nam Đảo do quá trình đồng hóa ngôn ngữ.
  • Happlogroup O3-M134 của ngữ hệ Hán-Tạng chiếm 9.2% nam giới Kinh nhưng chỉ chiếm 1.7% nam giới Chăm.
  • Do mối quan hệ thương mại lâu đời giữa Ấn Độ và Chămpa và hệ quả của thời Pháp thuộc, 13.6% nam giới Chăm và 1% nam giới Kinh mang haplogroup R-M17 của ngữ hệ Ấn-Âu.
  • Các haplogroup thuộc các nhóm bên ngoài Nam Á, Hán-Tạng, Nam Đảo, Tai-Kadai như
    • O3-M17 - đặc trưng cho ngữ hệ Hmong-Mien nhưng cũng có tỉ lệ cao trong nhánh Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
    • O3-M200* - vốn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm thổ dân Negrito ở Phillipines.
    • C-M126 - được tìm thấy với tỷ lệ cao ở người Mông Cổ, thổ dân châu Mỹ và châu Úc nhưng cũng được tìm thấy với tỉ lệ đáng kể ở khu vực Đông Nam Á.
    • K-P131* - tìm thấy với tỷ lệ lớn với mức đa dạng cao ở thổ dân Úc.
    • N-231 - chiếm tỷ lệ cao ở nhóm ngôn ngữ Ural cũng được tìm thấy với tỷ lệ đáng kể trong các mẫu nhiễm sắc thể Y của nam giới Kinh và Chăm cho thấy bức tranh di truyền vô đa dạng của lịch sử di cư và hình thành các dân tộc tại Việt Nam.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh mục các dân tộc Việt Nam
  • Danh sách các dân tộc Việt Nam theo số dân
  • Nghi lễ các dân tộc Việt Nam
  • Kênh truyền hình tiếng dân tộc - VTV5
Chỉ dẫn[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Không được dùng từ "Mọi" để chỉ các dân tộc
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Danh mục các dân tộc Việt Nam. Tổng cục Thống kê, 2010. Truy cập 01/04/2017.
  2. ^ Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam, 2016. Truy cập 01/04/2017.
  3. ^ Ủy ban Dân tộc Việt Nam giới thiệu Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, 2016.
  4. a b c Công bố kết quả Tổng điều tra dân số 2019. Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê, Tổng cục Thống kê, 11/07/2019. Truy cập 05/09/2019.
  5. ^ The Vie Branch. Mon-Khmer Languages Project. Truy cập 22/11/2016.
  6. ^ Theo Non nước Việt Nam, Vũ Thế Bình, Sách hướng dẫn du lịch, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, 2012
  7. ^ Theo 500 câu Hỏi – Đáp lịch sử - Văn hóa Việt Nam, Hà Nguyễn – Phùng Nguyên, Nhà xuất bản Thông tấn, 2011
  8. ^ Hành trình của tộc người "bên kia núi". Vov4, 28/4/2014. Truy cập 10/10/2015.
  9. ^ Bước đầu tìm hiểu nét độc đáo về văn hóa của người Bru-Vân Kiều và Pa Kô ở Quảng Trị[liên kết hỏng]. quangtritv, 17/12/2015. Truy cập 10/10/2016.
  10. ^ Pacoh at Ethnologue. 18th ed., 2015. Truy cập 15/10/2015.
  11. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2013). "Pacoh". Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  12. ^ Đi tìm người Nguồn: Cần sớm định danh, Thanh Niên Online
  13. ^ Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin; Bank, Sebastian, eds. (2016). "Nguon". Glottolog 2.7. Jena: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 11/11/2015.
  14. ^ Người Arem đã có bản mới. tuoitre, 24/11/2003. Truy cập 11/11/2015.
  15. ^ "Kho báu" bí ẩn của người Arem. danviet, 18/06/2010. Truy cập 11/11/2015.
  16. ^ Giải mã tộc người Tà Mun. Thanhnien Online, 08/01/2017. Truy cập 08/01/2017.
  17. ^ Người Tà Mun sẽ là dân tộc thứ 55?. Nguoiduatin, 27/12/2012. Truy cập 08/01/2017.
  18. ^ Bản sắc văn hoá của tộc người Tà Mun ở Tây Ninh. Tây Ninh Online, 30/07/2015. Truy cập 08/01/2017.
  19. ^ Cuộc sống huyền bí của bộ tộc 92 người ở VN
  20. ^ Dân tộc 100 người trước nguy cơ bị 'xóa sổ': Bức tâm thư gửi Thủ tướng. infonet, 20/07/2020. Truy cập 20/07/2020.
  21. ^ Nguồn gốc của người Xạ Phang. Vov4, 20/2/2017.
  22. ^ Tết của dân tộc Xạ Phang tỉnh Điện Biên. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Điện Biên, 2/1/2017.
  23. ^ Lễ cưới truyền thống của người Pú Nả. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, 24/05/2016.
  24. ^ Mai Lý Quảng, tr. 91
  25. ^ Phan Hữu Dật (3 tháng 6 năm 2013). “LẠI BÀN VỀ CHẾ ĐỘ SONG HỆ Ở CÁC DÂN TỘC NƯỚC TA”.
  26. ^ Lý Tùng Hiếu (7 tháng 7 năm 2009). “NAM QUYỀN TRONG CHẾ ĐỘ MẪU HỆ Ở VIỆT NAM”. Trung tâm Văn hóa học, Lý luận và Ứng dụng.[liên kết hỏng]
  27. ^ Perspective on the Austronesian Diffusion in Mainland Southeast Asia. Jun-Dong He, Min-Sheng Peng, Huy Ho Quang, Khoa Pham Dang, An Vu Trieu, Shi-Fang Wu, Jie-Qiong Jin, Robert W. Murphy, Yong-Gang Yao, Ya-Ping Zhang (2012). Truy cập 11/11/2016.
  • Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, Nhà xuất bản ĐH và THCN, 1983
  • Phạm Đức Dương, Văn hóa học đại cương và cơ sở VHVN, Nhà xuất bản KHXH 1996
  • Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc VHVN, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 2001
  • Hà Văn Thùy "Lời cáo chung cho thuyết Aurousseau về nguồn gốc người Việt" [2] Lưu trữ 2009-02-07 tại Wayback Machine
  • Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 [3]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng cục Thống kê, Biểu 6: Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, nhóm tuổi và dân tộc, 1/4/2009
  • Các dân tộc Việt Nam trên bách khoa toàn thư văn hóa Việt Nam
  • Các dân tộc Việt Nam trên trang mạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Các dân tộc Việt Nam trên trang mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam
  • Đường di chuyển của người tiền sử Lưu trữ 2008-04-14 tại Wayback Machine theo Map of early human migration patterns Lưu trữ 2008-10-03 tại Wayback Machine
  • Các dân tộc thiểu số, tài liệu của UNDP
  • Đường di chuyển của người tiền sử theo Stephen Oppenheimer
  • Bản đồ phân bố dân tộc ở Việt Nam
  • Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam Lưu trữ 2007-10-05 tại Wayback Machine
Thể loại: 
  • Các dân tộc Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Lịch sử Việt Nam đọc đi rùi bạn hiểu nhé
7 tháng 1 2022

54 dân tộc sống trên đất Việt Nam chia theo ngôn ngữ thì có 8 nhóm. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen: ꪼꪕ), Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H'Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na, Chăm, Sán Dìu, Ra Glai...

Kinh82.085.826Việt
Chứt7.513Xá La Vàng, Chà Củi, Tắc Củi, Mày, Sách, Mã Liềng, Rục
Mường1.452.095Mol, Mual
Thổ91.430Kẹo, Mọn, Họ, Cuối, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poọng
2. Nhóm Tày - Thái
(Tai–Kadai)
Bố Y3.232(Bouyei) Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí
Giáy67.858(Bouyei) Nhắng, Giắng, Sa Nhân, Pấu Thỉn, Chủng Chá, Pu Năm
Lào17.532Lào Bốc, Lào Nọi
Lự6.757Lừ, Duôn, Nhuồn
Nùng1.083.298 
Sán Chay201.398Mán, Cao Lan - Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử
Tày1.845.492Thổ
Thái1.820.950Táy, các nhóm: Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ
3. Nhóm Kadai
(Kra)
Cờ Lao4.003(Gelao)
La Chí15.126(Lachi) Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La Ti, Mán Chí
La Ha10.157Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga
Pu Péo903(Qabiao, Pubiao) Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán
4. Nhóm Môn – Khmer

(ngữ hệ Nam Á)
(Austroasia)

Ba Na286.910(Bahnar) Bơ Nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công, Rơ Ngao
Brâu525Brao
Bru - Vân Kiều94.598(Bru) Bru, Vân Kiều, Ma Coong, Khùa, Trì
Chơ Ro29.520Châu Ro, Dơ Ro
Co40.442(Cor) Trầu, Cùa, Col
Cơ Ho200.800(Koho)
Cơ Tu74.173(Katu) Ca Tu, Ca Tang, Cao, Hạ
Giẻ Triêng63.322Giang Rẫy, Brila, Cà Tang, Doãn
Hrê149.460(H're) Chăm Rê, Thạch Bích
Kháng16.180Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng
Khmer1.319.652Khmer
Khơ Mú90.612(Khmu) Xá Cẩu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tênh
Mạ50.322 
Mảng4.650Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai
M’Nông127.334(Mnong)
Ơ Đu428Tày Hạt
Rơ Măm639 
Tà Ôi52.356(Ta Oi, Tahoy) Tôi Ôi, Ta Hoi, Ta Ôih, Tà Uất, A tuất, Pa Cô
Xinh Mun29.503Puộc, Pụa, Xá.
Xơ Đăng212.277(Sedang) Kmrâng, H'Đang, Con Lan, Brila, Ca Dong, Tơ-dra
X’Tiêng100.752(Stieng) Xa Điêng, Tà Mun
5. Nhóm H'Mông - Dao
(Hmong–Mien)
Dao891.151(Yao) Mán, Động, Trại, Dìu, Miến, Kiêm, Kìm Mùn
H’Mông1.393.547(Hmong) Mông, Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc
Pà Thẻn8.248Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống
6. Nhóm Nam Đảo
(Malayo-Polynesia)
Chăm178.948Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm
Chu Ru23.242Chơ Ru, Kru
Ê Đê398.671(Rhade) Ra đê
Gia Rai513.930(Jarai)
Ra Glai146.613(Roglai) Ra Glay, O Rang, Glai, Rô Glai, Radlai
7. Nhóm Hán
(Sini)
Hoa749.466(Overseas Chinese) Tiều, Hán
Ngái1.649(Hakka Chinese) Sán Ngái
Sán Dìu183.004Trại, Trại Đát, Sán Rợ, Mán quần cộc, Mán váy xẻ
8. Nhóm Tạng-Miến
(Tibet-Burma)
Cống2.729(Phunoi)
Hà Nhì25.539(Hani) U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già
La Hủ12.113(Lahu)
Lô Lô4.827(Yi) Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di
Phù Lá12.471Phú Lá (Xá Phó)
Si La