K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2024

ai cíu em với

30 tháng 12 2024

Chịu 

30 tháng 12 2024

 

 

Để kiểm tra và thử nghiệm mạng điện hoạt động đúng yêu cầu an toàn, bạn có thể thực hiện các bước sau:

 

1. Kiểm tra dây dẫn và thiết bị điện

  • Kiểm tra tình trạng dây dẫn: Đảm bảo rằng các dây dẫn không bị hở, không bị rò rỉ điện, không bị nứt, gãy hoặc bị hỏng. Dây dẫn phải được bọc cách điện đúng chuẩn.
  • Kiểm tra thiết bị điện: Đảm bảo các thiết bị điện như ổ cắm, công tắc, bảng điện… đều còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu cháy nổ hoặc hư hỏng.

2. Kiểm tra điện áp

  • Sử dụng máy đo điện áp (vôn kế) để kiểm tra điện áp cung cấp đến các thiết bị. Đảm bảo rằng điện áp phải phù hợp với yêu cầu của thiết bị sử dụng. Ví dụ: 220V đối với các thiết bị sử dụng điện lưới thông thường.

3. Kiểm tra hệ thống nối đất

  • Nối đất là rất quan trọng để bảo vệ an toàn khi có sự cố rò điện. Kiểm tra xem hệ thống nối đất có được lắp đặt đúng cách hay không và đo điện trở nối đất để đảm bảo điện trở thấp và đạt yêu cầu an toàn.
  • Sử dụng máy đo điện trở nối đất để kiểm tra độ an toàn của hệ thống nối đất.

4. Kiểm tra thiết bị bảo vệ

  • Cầu chì, Aptomat: Kiểm tra các thiết bị bảo vệ như cầu chì, aptomat xem có hoạt động tốt không, có ngắt điện khi có sự cố quá tải hay không.
  • Thiết bị bảo vệ chống giật (RCD): Kiểm tra xem thiết bị chống giật có hoạt động khi có rò rỉ điện hay không. RCD sẽ giúp ngắt điện ngay khi có sự cố rò rỉ điện.

5. Kiểm tra dòng điện và công suất

  • Kiểm tra dòng điện sử dụng máy đo dòng điện (ampe kế) để đảm bảo dòng điện trong hệ thống không vượt quá mức cho phép.
  • Kiểm tra công suất đảm bảo rằng tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị trong mạng điện không vượt quá công suất cho phép của hệ thống.

6. Kiểm tra các chỉ số an toàn

  • Chỉ số cách điện: Đo chỉ số cách điện của các thiết bị và dây dẫn bằng máy đo điện trở cách điện để đảm bảo rằng không có sự rò điện gây nguy hiểm.
  • Kiểm tra các cảnh báo an toàn: Kiểm tra xem các thiết bị có các cảnh báo an toàn như cầu chì ngắt mạch, các nút tắt khẩn cấp không.

7. Kiểm tra tình trạng của ổ cắm và công tắc

  • Đảm bảo ổ cắm không bị lỏng, không có dấu hiệu cháy nổ. Công tắc phải hoạt động bình thường và không có dấu hiệu bị chập.

8. Đánh giá tổng thể và lập biên bản kiểm tra

  • Sau khi kiểm tra tất cả các yếu tố trên, bạn cần lập biên bản kiểm tra an toàn điện để xác nhận rằng mạng điện đáp ứng đầy đủ yêu cầu an toàn và hoạt động ổn định.

Lưu ý:

  • Nếu không có đủ dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra, hoặc không tự tin với kiến thức của mình, bạn nên gọi thợ điện chuyên nghiệp để kiểm tra và bảo dưỡng mạng điện trong gia đình hoặc công ty.
  • Tuân thủ các quy định an toàn điện  pháp luật khi thực hiện công việc này.

Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo mạng điện hoạt động hiệu quả, an toàn và không gây nguy hiểm cho con người.

 
 
29 tháng 12 2024

are - reach

4
456
CTVHS
29 tháng 12 2024

Khó đâu cậu , ở đây ít người thôi

29 tháng 12 2024

Tự phụ, tự ti là những thái độ ứng xử trái ngược của con người trong cuộc sống. Tự phụ là sự tự tin thái quá. Đó là thái độ của người luôn tự đánh giá quá cao bản thân, tự cho mình là tài giỏi, là hơn người. Những người ấy mới có một chút thành tích nhỏ đã “dương dương tự đắc” nghĩ mình ghê gớm, tài giỏi lắm. Được điểm mười họ coi thường những người được điểm kém hơn, nghĩ mình là giỏi nhất lớp. Kiếm được chút tiền họ vênh váo khinh rẻ những người nghèo, người ăn xin,… Kì thực, họ chỉ là những con ếch ngồi đáy giếng không biết ngoài miệng giếng còn có vòm trời bao la, mênh mông. Tự phụ dẫn đến thái độ coi thường người khác, đồng thời sẽ chủ quan trong công việc, làm việc mà không cân nhắc trước sau, tức là “làm bừa”, “làm đại”, “làm liều”. Hậu quả của họ chẳng khác con ếch ngu ngốc kia, rốt cuộc sẽ bị dẫm bẹp giữa đường mà thôi. Ngược lại, tự ti là tự đánh giá mình thấp, tự coi thường, tự hạ thấp mình, tự cho mình là kém cỏi hơn mọi người xung quanh. Được điểm kém, người tự ti thu mình lại, không dám chơi thoải mái với bạn bè. Gia đình nghèo một chút, họ lại lủi thủi một mình không kết bạn với ai,… Tự ti khiến con người luôn nhút nhát, thậm chí nhu nhược. Những người này, câu cửa miệng của họ là “tôi sợ..”, “tôi ngại..”, “tôi e..”,… Khi không tin tưởng vào khả năng của mình, con người sẽ chẳng dám làm gì, sẽ mất niềm tin vào cuộc sống. Dù trái ngược nhau về bản chất, biểu hiện nhưng tự ti và tự phụ đều giống nhau ở một điểm: Cả hai là những thái độ ứng xử cần loại bỏ bởi chúng đều có hại cho cuộc sống mỗi người. Không tự phụ nhưng không tự ti, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống tự tin và tự trọng: tin ở bản thân mình, coi trọng và giữ gìn phẩm cách danh dự của mình bằng cách tự khẳng định khả năng, đạo đức của mình, vị trí của mình trong cuộc sống.

 

chắc đủ 200 chữ đấy

29 tháng 12 2024

“Tự phụ” là như thế nào? Đơn giản chúng ta có thể hiểu được tự phụ là sự tự cao tự đại trước mặt những người xung quanh một cách quá đáng. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết. Người tự phụ sẽ cho mình là “đúng” khi không tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết: “Nếu người tự tin có mức độ hướng ngoại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường đi kèm với tính ích kỷ và xấu hổ. “Một giáo viên luôn tự hào về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi nhớ, chú tôi sau khi tiếp xúc với người Nhật đã nói với tôi, người Nhật nói: “Mười người Nhật phải sợ một người Việt Nam, thì một ngày mười người Việt Nam sẽ sợ một người Nhật”. Tóm lại, “tự phụ” là một tật xấu luôn khiến con người ta thất bại và bị mọi người xa lánh. Tại sao người ta có thói quen “tự phụ”? Vì bản ngã trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường “tự phụ” xuất hiện ở những người tài năng, thông minh. “Anh ấy biết mình thông minh và tài năng, vì vậy anh ấy rất tự phụ.” Đồng thời, do trình độ nhận thức chưa phù hợp, chưa đúng đắn dẫn đến hiện tượng đánh giá quá cao thành tích của mình trong tổng thể các mối quan hệ của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, ai cũng từng trải qua một lần trong đời. Có bao giờ bạn đặt câu hỏi: “Có nước nào hùng mạnh, có công nghệ tiên tiến như Hoa Kỳ mà không chiến thắng cuộc xâm lược Việt Nam của chúng ta?” Một nước mạnh như Mỹ luôn kiêu ngạo, tự phụ, luôn cho mình là kẻ chiến thắng, không bao giờ thất bại và cứ như vậy, nước Mỹ đã bị đánh bại.

nhớ chấm đúng cho mình nha

 

29 tháng 12 2024

Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Tháp nằm gần trên đỉnh ngọn núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng.

Nói về nguồn gốc của ngọn tháp này có rất nhiều tương truyền. Có người cho rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.

Theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có nhiều thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp đã gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn làm chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn.

Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp. Còn về tên gọi “tháp Nhạn” thì được người dân ở đây giải thích là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này.

Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.

Khách du lịch tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.

Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn phải bó tay.

Được biết thêm, để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào.

Đi sâu vào phía bên trong tháp, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đừng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.

Cùng với sông Đà Rằng, nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch. Hằng năm cứ tới mỗi dịp lễ tết có rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu di tích này thì hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch. Khi ấy, ở đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ nức tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật.

em lớp 5. nhớ tick cho em nha☺