Câu 1: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:
A. Au, Pt. B. Au, Al. C. Ag, Al. D. Ag, Cu.
Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. K2O. B. CaO. C. CuO. D. P2O5.
Câu 3: Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H2SO4 loãng. Nồng độ % của dung dịch axít đã phản ứng là:
A. 32%. B. 54%. C. 19,6%. D. 18,5%.
Câu 4: Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng :
A. Hematit. B. Manhetit. C. Pirit. D. Bôxit.
Câu 5: Cho a g Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Vậy a có giá trị:
A. 34,8 g. B. 18,2 g. C. 10,5 g. D. 15,9 g.
Câu 6: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch Axit H2SO4 loãng ?
A. MgSO3. B. CuSO4. C. ZnSO4. D. Na2SO3.
Câu 7: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na , Mg , Zn. B. Pb , Al , Mg.
C. Mg , Al , Na. D. Al , Zn , Na.
Câu 8: Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
A. Cu. B. Au. C. Mg. D. Fe.
Câu 9: Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là:
A. Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO. B. Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO.
C. FeO, Al2O3, CuO, ZnO. D. Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO.
Câu 10: Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn giữa hai điện cực, sản phẩm thu được là:
A. NaCl, NaClO, H2, Cl2. B. NaClO, H2 và Cl2.
C. NaCl, NaClO, Cl2. D. NaOH, H2, Cl2.
Câu 11: Cho 50 g CaCO3 vào dung dịch HCl dư thể tích CO2 thu được ở đktc là:
A. 22,4 lít. B. 2,24 lít. C. 11,2 lít. D. 1,12 lít.
Câu 12: Hoà tan một lượng sắt vào 400ml dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí hidrô (đktc). Nồng độ M của dung dịch HCl là:
A. 0,25M. B. 0,75M. C. 0,5M. D. 1M.
Câu 13: Cho 10,8 g một kim loại M (hóa trị III) phản ứng với khí clo tạo thành 53,4g muối. Kim loại M là:
A. Na. B. Al. C. Fe. D. Mg.
Câu 14: Để điều chế Cu(OH)2 người ta cho:
A. CuSO4 tác dụng với dung dịch BaCl2.
B. CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3.
C. CuCl2 tác dụng với dung dịch NaOH.
D. CuO tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 15: Các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng:
A. Mg, Fe, Ag. B. Zn, Pb, Au. C. Al, Zn, Fe. D. Na, Mg, Al.
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 3,25g một kim loại X (hoá trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí H2 ở đktc. Vậy X là kim loại nào sau đây:
A. Mg. B. Zn. C. Ca. D. Fe.
Câu 17: Dung dịch tác dụng được với Mg(NO3)2:
A. AgNO3. B. KCl. C. KOH. D. HCl.
Câu 18: Cặp chất khi phản ứng với nhau tạo thành chất kết tủa trắng :
A. NaOH và Na2CO3. B. Ca(OH)2 và Na2CO3.
C. Ca(OH)2 và NaCl. D. KOH và NaNO3.
Câu 19: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric là:
A. NaNO3. B. AgNO3. C. Zn(NO3)2. D. Cu(NO3)2.
Câu 20: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
A. (NH2)2CO. B. (NH4)2SO4. C. NH4Cl. D. NH4NO3.
Câu 21: Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:
A. (NH4)2SO4. B. KNO3.
C. KCl. D. Ca(H2PO4)2.
Câu 22: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ phản ứng của cặp chất:
A. K2SO4 + HCl. B. Na2SO4 + CuCl2.
C. K2SO3 + HCl. D. Na2SO3 + NaCl.
Câu 23: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (III) clorua và khí hiđrô. B. Sắt (II) clorua và khí hiđrô.
C. Sắt (II) clorua và nước. D. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô.
Câu 24: Oxit tác dụng với axit clohiđric là:
A. CO2. B. CuO. C. SO2. D. CO.
Câu 25: Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt , sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđrô (đktc ) . Khối lượng sắt đã phản ứng là :
A. 28 gam. B. 8 gam. C. 12,5 gam. D. 36 gam.
Câu 26: Cặp chất đều làm đục nước vôi trong Ca(OH)2 :
A. CO2, SO2. B. SO2, K2O. C. SO2, BaO. D. CO2, Na2O.
Câu 27: Kim loại nào dưới đây tan được trong dung dịch kiềm :
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Ag.
Câu 28: Dãy các chất thuộc loại axit là:
A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S. B. HCl, H2SO4, HNO3, Na2S.
C. HCl, H2SO4, HNO3, H2S. D. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S.
Câu 29: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđrôxit tạo thành dung dịch màu:
A. Xanh lam. B. Vàng đậm. C. Đỏ. D. Da cam.
Câu 30: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên:
A. Zn. B. Mg. C. Ag. D. Fe.
Câu 31: Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng:
A. HNO3. B. NaOH.
C. HCl. D. Quỳ tím ẩm.
Câu32:Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. Al và H2SO4 loãng B. NaOH và dung dịch HCl
C. Na2SO4 và dung dịch HCl D. Na2SO3 và dung dịch HCl
Câu33:Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit ?
A. CaO B. Ba C. SO3 D. Na2O
Câu 33:Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl
A. Fe B. Fe2O3 C. SO2 D. Mg(OH)2
Câu 34:Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí H2
A. Al và H2SO4 loãng B. Al và H2SO4 đặc nóng
C. Cu và dung dịch HCl D. Fe và dung dịch CuSO4
Câu 35: Dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển xanh là?
A. HNO3, Ba(OH)2 C. HCl, NaCl, NaOH
B. H2S, KOH D. NaOH, Ca(OH)2
Câu 36: Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư , thể tích khí thoát ra (ở đktc) là:
A. 13,44 lít. B. 8,96 lít. C. 6,72 lít. D. 4,48 lít.
Câu 37: Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính :
A. dẻo. B. dẫn nhiệt. C. ánh kim. D. dẫn điện.
Câu 38: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót từ từ nước vào axit đặc. B. Rót nhanh axit đặc vào nước.
C. Rót nước vào axit đặc. D. Rót từ từ axit đặc vào nước.
Câu 39: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là:
A. Đồng (Cu). B. Bạc (Ag). C. Nhôm (Al). D. Vàng (Au).
Câu 40: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Bạc (Ag). B. Đồng (Cu). C. Nhôm (Al). D. Sắt (Fe).
Câu 41: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh. B. Có kết tủa đỏ nâu.
C. Có khí thoát ra. D. Kết tủa màu trắng.
Câu 42: Đồng kim loại có thể phản ứng được với:
A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch HCl.
C. H2SO4 đặc, nóng. D. Dung dịch NaOH.
Câu 43: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. CaCO3. B. Mg. C. Na2SO3. D. MgCO3.
Câu 44: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng?
A. Có kết tủa trắng.
B. Thanh đồng tan dần , dung dịch chuyển thành màu xanh lam.
C. Thanh đồng tan dần , khí không màu thoát ra.
D. Không hiện tượng.
----------- HẾT ----------
Phần 1: PTHH: \(H_2SO_4+2NaOH\rightarrow Na_2SO_4+2H_2O\)
Có:
\(m_{H_2SO_4}=150.9,8\%=14,7g\)
\(\rightarrow n_{H_2SO_4}=\frac{14,7}{98}=0,15mol\)
Theo PTHH thì \(n_{NaOH}=2n_{H_2SO_4}=2.0,15=0,3mol\)
Khối lượng NaOH cần dừng là: \(m_{NaOH}=0,3.40=12g\)
Khối lượng dung dịch NaOH cần dừng là: \(m_{ddNaOH}=\frac{12}{20\%}=60g\)
Phần 2: PTHH: \(H_2SO_4+Fe\rightarrow FeSO_4+H_2\uparrow\)
Theo PTHH thì: \(n_{H_2}=n_{H_2SO_4}=0,15mol\)
Thể tích khí \(H_2\) thu được là: \(V=0,15.22,4=3,36l\)