Hãy viết 1 bài văn biểu cảm về ngôi trường cấp hai của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu như học tập là chiến trường, thì sách vở ta học hàng ngày chính là vũ khí giúp ta vượt qua chiến trường khắc nghiệt ấy và đi đến thành công. Hãy trân trọng sách vở như cách mà người chiến binh coi vũ khí là người đồng hành trên chiến trường.
Trước tiên, ta định nghĩa sách là gì? Sách là sản phẩm của trí tuệ nhân loại. Khi mà lịch sử con người phát triển không ngừng, rất cần có công cụ có thể ghi lại từng thời kì khác nhau. Và khi ấy sách ra đời. Sách có rất nhiều loại khác nhau, nhưng chung quy lại tất cả, sách là công cụ cung cấp kiến thức cho chúng ta. Sách giáo khoa chứa đựng vốn kiến thức cơ bản nhất, giúp người đọc hiểu vấn đề khái quát nhất, từ đó có thể phát triển vấn đề học. Sách tham khảo chứa tư liệu nâng cao, rộng lớn hơn mà sách giáo khoa chưa đề cập đến, để phát triển toàn diện hơn tư duy người học. Hay vở ghi chép, ghi chép lại tất cả những gì đã được học trên nhà trường hay về nhà nghiên cứu. Ngày nay còn nhiều loại sách giải trí, giúp ta có thể thư giãn sau những giờ làm việc vất vả. Quả thực, sách đem đến cho người đọc và nghiên cứu nó một nguồn tri thức vô tận. Không quá để nói, sách là người thầy của ta. Sách dạy ta điều hay lẽ phải, dạy ta đạo đức lối sống tốt hay sách còn dạy ta đạo lí trong cuộc công. Mỗi vấn đề khác nhau, có từng loại sách chuyên đề khác nhau. Từng trang sách, trong đó là chứa đựng cả lượng tri thức mà nhân loại đã tích lũy, miệt mài nghiên cứu qua hàng ngàn năm. Sách đưa chúng ta đến những vùng đất mới, mở ra những chân trời bao la còn giấu kín của đời nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi là sách là ngọn đèn bất diệt, là bạn đồng hành trên thành công của con người.
Cho đến ngày nay, khi mà chúng ta - thế hệ tương lai của nhân loại tiếp nhận nguồn tri thức mà ông cha ta dày công tích lũy qua từng trang sách, lại càng phải thấm thía hơn công lao to lớn ấy. Mà trên tất cả, trách nhiệm tiếp thu đúng cách là quan trọng hơn hết. Tay cần phải biết nghiền ngẫm nghiên cứu từng câu từng chữ sau mỗi trang sách. Bởi nếu chỉ đọc với số lượng thay vì chất lượng thì thông điệp truyền tải gần như là không có gì. Trân trọng, nâng niu và bảo vệ sách cũng là cách để đón nhận tinh hoá văn hoá nhân loại. Chớ nên để lung tung, làm hỏng sách. Chỉ một hành động nhỏ bất cẩn thôi cũng sẽ làm hỏng sách, thể hiện sự thiếu tôn trọng với người nghiên cứu sách.
Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại sách. Nhưng không phải vì thế mà ta đọc, nghiên cứu sách vô điều kiện không có chọn lọc. Có rất nhiều sách giả, kém chất lượng, sách tàng trữ văn hoá phẩm đồi trụy ảnh hưởng đến tư duy lành mạnh của người nghiên cứu, để lại nhiều hậu quả khôn lường. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy tỉnh táo trong việc chọn lọc sách để đọc cũng như nghiên cứu thông tin trong sách. Sách là vốn tri thức thu nhỏ của nhân loại. Chịu khó đọc sách, nghiền ngẫm từng trang sách là cách hữu hiệu để thế hệ trẻ chúng ta tiếp thu, bắt kịp thời đại. Một người thành công là người biết tỉnh táo trong việc chọn lọc cũng như kiên trì tiếp thu kiến thức từ sách!
Sách vở hàng ngày, những người bạn đồng hành quen thuộc của học sinh là những thứ không thể thiếu trên con đường thành công trong tương lai. Sách soi sáng nguồn tri thức, đưa ta đến thành công rực rỡ cũng như dạy ta thành người.
@Nguồn : Mạng :)
Có lẽ ai cũng có một loài cây mình yêu quý. Riêng tôi, tôi luôn nhớ về cây bưởi ở góc sân nhà tôi thời thơ ấu.
Không biết cây bưởi có từ khi nào. Khi tôi lớn lên nó đã toả bóng um tùm che kín một góc sân. Đó là cây bưởi do bố tôi trồng, mẹ tôi nói vậy. Nó thuộc giống bưởi đào, ăn rất ngọt và ngon. Mỗi mùa xuân về, nó lại ra rất nhiều hoa. Từng chùm hoa trắng tinh, thơm ngát. Mùi hương hoa tràn ngập khắp không gian gọi bao ong bướm về làm mật. Mẹ và chị tôi thường lấy hoa ướp nước gội đầu, còn tôi thì mỗi buổi sáng lại thêm một việc là quét sạch những cánh hoa rụng dưới sân. Nhưng tôi không bao giờ oán trách cây khiến tôi thêm việc. Rồi cũng hết những ngày hoa rụng vì hoa đã kết quả. Những quả nhỏ li ti cứ lớn dần, lớn dần theo năm tháng. Tháng sáu, tháng bảy quả treo trĩu cành ai trông cũng thích. Bọn trẻ trong xóm thường bảo tôi về lấy trộm bưởi ra bờ đê để bổ. Cây bưởi đã gắn liền với tuổi thơ của tôi giấu bố trộm bưởi cho bạn bè. Cả lũ thường len lén dưới gốc bưởi đợi tôi lấy sào chọc một quả rơi đánh bộp rồi ù té chạy ra bờ đê. Bố tôi biết nhưng không mắng. Hôm sau bố chỉ bảo: “Bưởi còn bé thế mà con đã lấy cho bạn ăn à?”. Từ tháng 8 âm lịch trở đi bưởi ăn mới ngon. Đến Tết Trung thu bố tôi thường lấy bưởi bày cỗ cúng tổ tiên rồi cho chúng tôi ăn. Và năm nào bố cũng dành cho tôi mấy quả phá cỗ với bạn bè. Tôi rất tự hào vì bưởi nhà tôi ngon ngọt hơn bưởi nhà các bạn khác. Vào tháng mười phải đi gặt, đạp lúa mệt nhọc, lúc đó được ăn một múi bưởi thôi ai cũng tỉnh cả người. Hồi đó hoa quả còn rất quí hiếm. Năm nào nhà tôi cũng để dành đến Tết vài chục quả bưởi. Sắp đến tết, bưởi chín vàng ươm, mẹ tôi thường hái hết bưởi xuống, bôi vôi vào cuống bưởi cho khỏi bị thối rồi mang đi chợ bán mua sắm quần áo mới cho chúng tôi.
Ngày bố tôi đi xa không được bao lâu thì cây bưởi cũng bị sâu rồi chết. Mẹ tôi và mọi người đều rất tiếc, anh tôi đã trồng một cây bưởi khác nhưng cả nhà tôi chẳng ai quên được nó.
Có rất nhiều trái bưởi để ăn...!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!