K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12

ừ bị trùng

12 tháng 12

bạn là ai 

11 tháng 12

C

11 tháng 12

C nha vì ''ban đêm'' là trạng ngữ chỉ thời gian

  • Ẩn dụ: "mưa nắng trào tuôn" và "câu thơ cha dệt".

    • Tác dụng: Tạo hình ảnh sinh động, làm nổi bật những khó khăn, gian khổ mà người cha đã trải qua. "Mưa nắng trào tuôn" ẩn dụ cho những thử thách, khó khăn; còn "câu thơ cha dệt" ẩn dụ cho công sức, nỗ lực của người cha.

  • Nhân hóa: "mưa nắng trào tuôn".

    • Tác dụng: Tăng tính biểu cảm, làm cho thiên nhiên như có cảm xúc, cảm nhận được nỗi vất vả của người cha.

  • Liệt kê: "mưa nắng, thăng trầm, khổ đau, hạnh phúc".

    • Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật sự đa dạng của những khó khăn và niềm vui trong cuộc sống, từ đó tôn vinh sự kiên trì, nỗ lực của người cha.

  • Hoán dụ: "mầm thành hoa".

    • Tác dụng: Tạo hình ảnh đẹp về kết quả của sự nỗ lực và hi sinh. "Mầm" hoán dụ cho sự bắt đầu, hi vọng; "hoa" hoán dụ cho kết quả, thành công.

Nắng mai chiếu rọi vườn xưa, Lá xanh rung rinh, nắng mưa vẫn còn. Gió đưa hương thắm ngát hồn, Trăng treo đầu ngõ, lòng son vẹn lòng.

Đêm khuya tiếng dế ngân vang, Dòng sông lặng lẽ, trăng vàng tỏa soi. Con đò chầm chậm lướt trôi, Nhớ người năm ấy, lòng tôi thẫn thờ.

Mưa rơi tí tách ngoài hiên, Người đi xa mãi, lòng yên không về. Vườn xưa cây lá vẫn xanh, Nhớ người năm cũ, tình xanh chưa phai.

Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình?     Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Đồng thời,...
Đọc tiếp

Thanh niên nói riêng, thế hệ trẻ nói chung luôn có một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Vậy thế hệ trẻ ngày hôm nay đã cống hiến như thế nào để hoàn thành sứ mệnh cao quý ấy của mình?
    Như chúng ta đã biết, “cống hiến” là việc mỗi người quên đi cái tôi ích kỉ của cá nhân để hòa vào cái ta chung của cộng đồng dân tộc. Đồng thời, đó còn là việc mỗi người đem hết trí tuệ, tài năng, sức lực của mình để cùng làm giàu đẹp cho quê hương đất nước. Còn “thế hệ trẻ” là những người thanh niên, họ mang trong mình sức khỏe, sức trẻ và niềm khao khát, nhiệt huyết. Hơn ai hết, họ chính là tương lai, là những chủ nhân mới của đất nước. Như vậy, có thể thấy, cống hiến là một lối sống cao đẹp, cần có ở mỗi người và hơn hết chính là ở thế hệ trẻ, những mầm non của đất nước, bởi lẽ giữ tuổi trẻ, sức trẻ và sự cống hiến luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.

Có thể thấy, trong bất cứ thời đại nào, sự cống hiến của thế hệ trẻ luôn có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn, đồng thời, mỗi thời đại có những biểu hiện, những hành động khác nhau. Trong thời kì kháng chiến, cống hiến chính là không ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước. Có biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi trẻ, thanh xuân thậm chí cả tính mạng của chính mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc, là chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi và hàng triệu, hàng triệu thanh niên trẻ khác trên khắp đất nước. Ngày nay, với khát khao cháy bỏng, những người trẻ Việt Nam đã luôn không ngừng cố gắng, nỗ lực, đem sức khỏe, tuổi trẻ, trí tuệ và sức lực của mình cống hiến cho đất nước. Họ là những người trẻ, sẵn sàng từ bỏ phố thị phồn hoa, tấp nập đến với những bản làng, những miền quê xa xôi để đem con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho những người dân vùng cao. Họ là những người không quản ngại xa xôi, vất vả để thực hiện những chương trình tình nguyện, giúp đỡ những số phận, hoàn cảnh khó khăn. Họ còn là những chiến sĩ trẻ tuổi, chấp nhận hi sinh tình yêu, hạnh phúc sum vầy bên gia đình để làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc nơi hải đảo xa xôi hay những vùng biên hẻo lánh. Tất cả, tất cả những con người như thế đã nguyện cống hiến tất cả cho đất nước, cho nhân dân, những hành động của họ thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao. Những hành động ấy của thế hệ trẻ ngày nay chính là lời khẳng định giá trị bản thân của họ, đồng thời, nó giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân, chứng tỏ vai trò, bản lĩnh của những người chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những người trẻ đang ngày đêm cố gắng, nỗ lực cống hiến để làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước thì đâu đó vẫn còn những con người sống thờ ơ, vô tâm, ích kỉ, luôn nghĩ đến quyền lợi của cá nhân mà quên đi trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và những người xung quanh. Thật đáng buồn, đáng chê trách và phê phán biết bao trước những con người có lối sống như thế. Đó là những người đáng bị cả xã hội lên án, chấn chỉnh và bài trừ.
     Tóm lại, lối sống cống hiến là một lối sống cao đẹp và cần có ở mỗi người nhất là thế hệ trẻ bởi lẽ nó không những giúp mỗi người phát huy được giá trị của bản thân mà còn góp phần làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước.

0
11 tháng 12

Bài thơ " Ảnh Bác " của Trần Đăng Khoa làm cho chúng ta nhớ đến Bác HỒ là người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Bác luôn dành tình yêu thương cho đồng bào và Bác luôn dành tình yêu thương đặc biệt cho trẻ em và đặc biệt, trong tâm thức của trẻ nhỏ.Bác chưa từng trách móc hay đánh đối với các cháu thiếu nhi khi phạm sai lỗi hoặc nghịch mà Bác chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo các cháu . Mặc dù công việc nhà nước rất bận rộn nhưng Bác luôn dành thời gian để hỏi thăm và chơi đùa với các cháu thiếu nhi.Ít có vị lãnh tụ nào có tấm lòng như Bác .Vì vậy các cháu thiếu nhi ko ai là không yêu quý bác không ai là không nhớ đến Bác Mặc dù bây giừo Bác ko còn nữa . Nhà thơ TRần Đăng khoa PHải rất quý trọng , yêu thương và am hiểu rất nhiều về Bác thì mới có thể viết nên những dòng thơ tuyệt như vậy .

11 tháng 12

+1 aura (sp) nha bạn