K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2018

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.

Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.

Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.

Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.

Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?

– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.

Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.

Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.

Những tiết học văn bao giờ cũng là tiết em mong đợi nhất trong ngày. Trong tiết văn của ngày hôm nay, chúng em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ - một nhà thơ hiện đại, có nhiều tác phẩm nổi tiếng và được nhà nước phong tặng nhiều giải thưởng về văn học.

Vào đầu buổi học 5, cô giáo cho chúng em làm một bài kiểm tra 15 phút. Cái tin ấy gây nên sự xôn xao khe khẽ. Những bạn học bài thì vui mừng, mong có cơ hội tìm kiếm được những điểm cao, bổ sung cho bảng điểm đang còn nghèo nàn. Còn những kẻ chưa học bài thì lo lắng và sợ sệt. Chúng em sột soạt lấy giấy ra làm bài. Mười lăm phút kiểm tra khiên lớp học trở nên im lìm, không tiếng đọng, chỉ có tiếng ngòi bút đưa trên giấy. Hết giờ, cô thu bài, lớp học lại rộ lên bàn tán, hỏi han vì bài kiểm tra. Cô phải giữ trật tự. Cô bảo chúng em mở vở ra ghi bài. Cô nắn nót ghi tên bài Đêm nay Bác không ngủ thật to và đậm bằng phấn màu. Sau đó, cô cho chúng em xem ảnh Bác trong chiến dịch Biên giới - là thời điểm khi tác giả viết bài thơ này. Cả lớp ồ lên thích thú.Sau đó cô đọc mẫu cho chúng em một đoạn của bài thơ. Cô dừng lại, hướng dẫn chúng em đọc đúng và diễn cảm. Cô gọi Mai đứng lên đọc cho cả lớp nghe. Giọng Mai trầm, ấm cả lớp im lặng lắng nghe. Bài thơ qua giọng đọc của Mai đã truyền vào trong mỗi chúng em tình cảm kính yêu Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc. Cô lần lượt dẫn dắt, gợi ý cho chúng em tìm hiểu bài thơ.Những câu hỏi gợi ý và cách dẫn dắt của cô giúp chúng em hiểu bài rất nhanh. Cả lớp hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Những câu hỏi khó thì cô gợi ý, chia ra làm nhiều nhóm cho chúng em thảo luận. Những câu hỏi đơn giản như tìm từ ngữ, miêu tả hình dáng qua đó bộc lộ được phẩm chất của Bác thì ai cũng xung phong, ai cũng muốn được trả lời, để được cô khen. Sau mỗi ý, bao giờ cô cũng chốt lại nội dung cơ bản cho chúng em ghi. Giờ học trôi qua thật nhanh, chẳng ai mong hết tiết mà chỉ muốn kèo dài thêm giờ học. Không khí học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Cách ghi bảng của cô khiến chúng em nắm ngay được những ý cơ bản.

Tiếng trống vang lên. Cô kết bài và khen: "Cô rất vui trước tinh thần say mê học tập của cả lớp". Còn cả lớp ai cũng vui và chờ đợi giờ học Văn của hôm sau.

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

​Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế

11 tháng 12 2018

Là cái bóng của cun voi=)))))))

11 tháng 12 2018

cái bóng con voi

11 tháng 12 2018

Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.

       “Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng  chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống  như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

      Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.

       Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.

      Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.

      Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.

       Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.

Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.

      Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,....

Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.

11 tháng 12 2018

đoạn văn cơ mà bạn ơi

11 tháng 12 2018

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ được Huy Cận sáng tácvào năm 1958, nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hồng Gia - Cẩn Phả -Quảng Ninh. Bài thơ đã dụng được một không khí khẩn trương, hăng say củanhững người lao động đánh cá trong một đêm trên biển, với tư thế làm chủthiên nhiên, biển cả. Bốn câu thơ đầu diển tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyềnđánh cá”, mở đầu cho một đêm đánh cá trên biển. Hai câu thơ đầu diển tả thời điểm ra khơi của “Đoàn thuyền đánhcá”. Thời gian ở đây là lúc ngày tàn, được miêu tả bằng những chi tiết, hìnhảnh cụ thể, giàu giá trị gợi cảm: ”Mặt trời xuống biển như hòn lửa-sóng đãcài then đêm sập cửa”. Ơ câu thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh.Màu đỏ của “mặt trời” được so sánh với “hòn lửa”. Viết về cảnh biển đêm,ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này.Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đãtàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóngbiển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụnày chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.Đối với thiên nhiên thì một ngày đã khép lại, nhưng với đoàn thuyềnđánh cá thì đây lại là thời điểm bắt đầu cho công việc đánh cá trên biển trongđêm.“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơiCâu hát căng buồm cùng gió khơi”Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biểnlặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.Hình ảnh thơ “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” là một hình ảnhđược xây dựng nhờ một trí tưởng tượng phong phú. Huy Cận đã miêu tả, đãcụ thể hoá tiếng hát của những người lao động. Những người lao động đánhcá ra khơi cùng với tiếng hát khoẻ khoắn đến mức tạo nên một sức mạnh(cùng với gió khơi) làm căng những cánh buồm. Họ ra khơi với một niềmphấn khởi, niềm tin vào thành quả lao động.Bốn câu thơ mở đầu miêu tả cảnh ra khơi của “Đoàn thuyền đánh cá”. Cảnhngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người laođộng. Không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này chi phối không khíchung của cả bài thơ.

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/773141-phan-h-kho-tho-dau-bai-tho-doan-thuyen-danh-ca.htm

11 tháng 12 2018

Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Đó là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của Thu bởi em chờ đợi một hình ảnh khác hình ảnh người cha giống hệt tấm hình chụp chung với má.

Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi. Từ chỗ em chỉ gọi trống không với cha: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi!”. “Con nói rồi mà người ta không nghe”, hoặc “Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái” đến chỗ em không chấp nhận sự chăm sóc của cha. Khi ông Sáu gắp một cái trứng cá bỏ vào bát cơm: “Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm” và cao hơn là nó đã bỏ đi: “Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dậy lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông, nó sang nhà ngoại”.

Sự phản ứng của Thu càng ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến chỗ rõ ràng, mạnh mẽ chứng tỏ đây là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Sự ngang ngạnh của em hoàn toàn “có lí” và không đáng trách vì em đâu có biết vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh, em đâu có biết người đàn ông có “Vết thẹo dài bên má phải”, “đỏ ửng”, “giần giật, trông rất dễ sợ” kia lại là người mà em trông đợi bấy lâu. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ ấy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.

Chi tiết vết sẹo là một chi tiết đắt giá. Nó có giá trị lớn trong việc xây dựng tình huống, bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo lớn. Chiến tranh đã làm con người bị biến dạng, chiến tranh đã làm cho con không nhận ra cha, chiến tranh len lỏi tàn phá từng gia đình, tàn phá, huỷ diệt mọi lĩnh vực để đến nỗi con không nhận ra cha.

Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra cha:

Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. “Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run” chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.

Tính cách nhân vật bé Thu:

Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

Cách miêu tả diễn biến tâm lí thành công: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.


 

11 tháng 12 2018

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.

Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lí của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Khi bị ba đánh, bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm” Có cảm giác bé Thu sợ anh Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi? Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý. Có lẽ cô bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. Trong khi “Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”, cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi, vừa tinh tế.

Ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình, dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha, song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào, cao lớn nhường nào, có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao? Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lạ kia làm bố. Khi đến ngày anh Sáu phải đi, con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở đấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó”. Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên Ba..., vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng kêu Ba từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó. Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ: Nhân vật bé Thu.

10 tháng 12 2018

I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện mang tính triết lí.

Cách nhận diện dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự:

+ Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại, trong đó người viết nêu lên những nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng... nào đó.

+ Trong văn bản nghị luận, người viết ít dùng câu văn miêu tả, câu trần thuật mà thường dùng câu khẳng định, câu phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: nếu... thì; không những... mà còn; càng.... càng; Vì thế.... cho nên...

Trong văn nghị luận người viết thường dùng các từ lập luận: tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết,..

nha 

chúc học tốt

18 tháng 12 2018

VĂN NGHỊ LUẬN

1. Khái niệm:

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

5. Nghị luận xã hội

5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.

- Yêu cầu:

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

- Bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

+ Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

+ Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người.

Yêu cầu:

+ Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

+ Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

6. Nghị luận văn học.

6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Yêu cầu;

+ Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.

+ Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

- Bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó)

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện.

- Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

- Yêu cầu:

+ Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

+ Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:

7.1. Yếu tố biểu cảm: Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).

Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn.

7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả:

Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

          Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận.