K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2024

Bình minh là từ ghép nhé!

\(#MinhChauu\)

30 tháng 4 2024

on người sống với nhau bên cạnh tình yêu thương chân thành thì cũng rất cần tính lịch sự và tế nhị để tránh làm mất lòng nhau và giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Lịch sự là việc chúng ta cư xử có chừng mực, lễ độ với mọi người, không gây ra những hành động, lời nói thô lỗ, giữ ý tứ đúng lúc đúng chỗ. Còn tế nhị là khéo léo trong việc quan sát xung quanh, quan sát mọi người, biết hành xử khiến mọi người vừa lòng, chu đáo, quan tâm đến người khác. Lịch sự và tế nhị là hai tính từ chỉ tính cách tốt của con người mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, cần có trên con đường hoàn thiện bản thân. Lịch sự và tế nhị không chỉ giúp mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn mà nó còn giúp cho việc giao tiếp của chúng ta đạt hiệu quả tối ưu hơn. Mỗi người hãy rèn luyện cho bản thân tính lịch sự và tế nhị ngay từ hôm nay để cuộc sống đạt hiệu quả tối ưu hơn. Cuộc đời quá ngắn để chúng ta giận dỗi và mất lòng nhau vì không có sự lịch sự và tế nhị trong cuộc sống của mình. Trong bất cứ thời đại nào thì lịch sự và tế nhị cũng đều đóng vai trò rất quan trọng trong cách hành xử, đối đãi giữa người với người. Người lịch sự, tế nhị là những người tinh tế, khéo léo trong việc quan sát những người xung quanh để đưa ra lời ứng đáp phù hợp, chừng mực để không làm phật lòng ai và mang lại hiệu quả giao tiếp. Tuy nhiên, lịch sự và tế nhị không giống với nịnh bợ, thảo mai. Nịnh bợ, thảo mai là tâng mộc, xu nịnh quá đà hoặc sai sự thật đối với người đối diện để đạt mục đích tư lợi của mình. Còn lịch sự, tế nhị là tôn trọng người đối diện và có lối cư xử đúng mực. Đối với người trẻ hiện nay thì lịch sự và tế nhị lại càng có vai trò quan trọng góp phần làm nên thành công cho cuộc sống chúng ta. Mỗi người hãy cố gắng rèn luyện những đức tính tốt đẹp này từng ngày để thấy cuộc đời ý nghĩa hơn.

30 tháng 4 2024

Hi

 

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô với nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường Ngày Trái Đất...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô với nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường

Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.

          Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

          Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.

          Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

          Vì vậy chúng ta cần phải:

- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu[8] chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.

- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.

- Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gọi thực phẩm.

- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bè bạn, và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bảo vệ trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường.

          Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!

          Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.

          Hãy cùng nhau hành động:

“MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”.

                           (Theo tài liệu của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội năm 2000)                                                                                                                                              

 

 

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1: Chủ đề chính của văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là gì?

A. Hạn chế sử dụng bao bì ni lông.

B. Một ngày không dùng bao bì ni lông.

C. Tái sử dụng bao bì ni lông.

D. Không vứt bao bì ni lông xuống các cống dẫn nước thải.

Câu 2: Trạng ngữ được in đậm trong câu: Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc” bổ sung ý nghĩa gì?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện.

B. Trạng ngữ chỉ cách thức.

C. Trạng ngữ chỉ mục đích.

D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Câu 3: Lời kêu gọi có tính chất bao quát nhất trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là gì?

A.   Nhận thức về tác hại của bao bì ni lông là trách nhiệm của mọi người.

B.   Bỏ thói quen sử dụng bao bì ni lông lâu nay.

C.   Hãy cùng nhau hành động “Một ngày không dung bao bì ni lông”

D.   Xóa bỏ nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường của bao bì ni lông.

Câu 4: Nội dung của đoạn văn “Như chúng ta đã biết ... các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh” là gì?

A. Những nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

B. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường, sức khỏe và con người.

C. Những nhược điểm của bao bì ni lông với các vật liệu khác.

D. Những tính chất hóa học cơ bản của bao bì ni lông và tác dụng của nó trong đời sống của con người.

Câu 5: Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra điều gì là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại với môi trường tự nhiên?

A. Tính không phân hủy của pla – xtic.

B. Trong ni lông màu có nhiều chất độc hại.

C. Khi đốt bao bì ni lông, trong khói có nhiều khí độc.

D. Chưa có phương pháp xử lí rác thải ni lông.

Câu 6: Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, bao bì ni lông được coi là gì?

A. Một loại rác thải công nghiệp.

B. Một loại chất gây độc hại.

C. Một loại rác thải sinh hoạt.

D. Một loại vật liệu kém chất lượng.

Câu 7: Từ in đậm trong câu: Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết” được tác giả sử dụng có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ Hán.

B. Ngôn ngữ Ấn - Âu.

C. Ngôn ngữ Thuần Việt.

D. Ngôn ngữ khác.

Câu 8: Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả khi viết văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000?

A. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông nữa.

B. Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

C. Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người.

D. Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo vệ môi trường của Trái Đất.

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9. Qua văn bản trên, bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm là gì?

Câu 10. Bản thân em cần làm gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường? (Trả lời bằng ba đến năm câu văn).

0
GIỜ TRÁI ĐẤT 29/03/2014           Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.           Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtray-li-a (Astralia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới...
Đọc tiếp

GIỜ TRÁI ĐẤT

29/03/2014

          Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.

          Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtray-li-a (Astralia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Tổ chức này đã thảo luận với Công ti quảng cáo Lê-ô Bớc-nét Xít-ni (Leo Burnett Sydney) về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Ô-xtray-li-a về vấn đề biến đổi khí hậu . Chiến dịch dựa trên niềm hi vọng rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất nơi chúng ta đang sinh sống.

           Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtray-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”.

          Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-nét được giao một nhiệm vụ khó khăn đặt tên cho chiến dịch. Từ đó, tên “Giờ Trái Đất” ra đời kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Tên gọi Giờ Trái Đất giúp chiến dịch mở rộng từ mục tiêu kêu gọi mọi người tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện sang mục tiêu có tính bền vững, lâu dài hơn. Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trường thành phố Xít-ni.

          Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtray-li-a với sự tham gia của 2,2 triệu dân và 2 100 doanh nghiệp tại đây, sự kiện kéo dài một tiếng đồng hồ từ 19h30 đến 20h30.

          Chiến dịch Giờ Trái Đất ban đầu chỉ nằm trong kế hoạch thuộc phạm vi quốc gia Ô-xtray-li-a nhưng đã thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất những năm sau đó.

          Vào ngày 29-3-2008, chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người .

          Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu  người. Hơn 4 000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.

          Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-ha-ghen (Copenhagen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.

 

1. Lựa chọn đáp án đúng trong các câu từ 1 đến 8:

Câu 1: Australia bắt đầu tìm kiếm phương pháp cho Trái Đất từ năm bao nhiêu?

A. 2001                                                                             B. 2002

C. 2003                                                                              D. 2004

Câu 2: Chiến dịch giờ Trái Đất hoạt động dựa trên cơ sở nào?

A. Trái Đất giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

B. Trái Đất trở thành hành tinh xanh

C. Hi vọng mỗi cá nhân có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất

D. Trái Đất tiết kiệm được tài nguyên

Câu 3: Từ in đậm trong câu: “Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trường thành phố Xít-ni có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Hán

B. Tiếng Anh

C. Tiếng Pháp

D. Tiếng Nga

Câu 4: Dòng nào sau đây nêu lên chính xác ý nghĩa của từ môi trường trong văn bản trên?

A. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

B. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như : không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

C. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người.

D. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, không ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

 Câu 5: Giờ Trái Đất có ý nghĩa như nào với nhân loại?

A. Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc

B. Chấm dứt chiến tranh

C. Thể hiện hành động cụ thể để bảo vệ hành tinh

D. Kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã

Câu 6: “Từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất” hoạt động này có ý nghĩa gì?

A. Thay đổi nhận thức, thói quen, sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của

người dân.

B. Thay đổi thói quen, hành động sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của

người dân.

C. Thay đổi nhận thức về việc sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của

người dân.

D. Thay đổi nhận thức, thói quen, hành động sử dụng năng lượng của người

dân.

Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-he-ghen (Copenhaghen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.

A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất

B. Khởi phát của giờ Trái Đất

C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin

D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu

Câu 8 : Ý kiến của En-đi Rít-li cho thấy ông đề cao điều gì trong chiến dịch Giờ Trái Đất?

A. Tính tự giác của con người

B. Hành động nhỏ nhưng thiết thực 

C. Những lợi ích toàn diện và lâu dài

D. Vì một cuộc sống an toàn trong tương lai

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9. Theo em, văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì?

Câu 10. Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.

1
30 tháng 4 2024

TK:
 

Câu 1: Đáp án là D. 2004.

Câu 2: Đáp án là C. Hi vọng mỗi cá nhân có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất.

Câu 3: Đáp án là B. Tiếng Anh.

Câu 4: Đáp án là A. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

Câu 5: Đáp án là C. Thể hiện hành động cụ thể để bảo vệ hành tinh.

Câu 6: Đáp án là A. Thay đổi nhận thức, thói quen, sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của người dân.

Câu 7: Đáp án là D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu.

Câu 8: Đáp án là B. Hành động nhỏ nhưng thiết thực.

Câu 9: Văn bản này thuật lại sự kiện hình thành và phát triển của chiến dịch Giờ Trái Đất, từ khi bắt đầu ở Ô-xtray-li-a cho đến khi trở thành một phong trào toàn cầu, thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Câu 10: Thông tin từ văn bản trên cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đối với bản thân em, điều này có ý nghĩa là em cần tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, chẳng hạn như tiết kiệm năng lượng, giảm lượng rác thải, hoặc tham gia vào các chiến dịch cộng đồng để làm sạch môi trường.

2 tháng 11 2024

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

   theo mik là vậy

 

 

 

 

 

 

 

DT
30 tháng 4 2024

Tác hại:

- Suy giảm thể chất: Cơ bắp yếu đi, dẫn đến mệt mỏi nhanh chóng và khả năng chịu đựng kém.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh: Nguy cơ cao hơn về các bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và huyết áp cao.

- Ảnh hưởng đến xương khớp: Không tập luyện làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề về khớp.

- Suy giảm sức khỏe tâm thần: Cảm thấy trầm cảm, lo âu và stress nhiều hơn do thiếu hoạt động giải phóng endorphin (hormone hạnh phúc).

- Giảm khả năng tập trung và nhận thức: Kém hiệu quả trong học tập và công việc do thiếu hoạt động thể chất kích thích não bộ.

4
456
CTVHS
29 tháng 4 2024

TK:

https://dembuon.vn/threads/phan-tich-bai-tho-giuc-gia-xuan-dieu.133076/

“Sinh ra trên đời là một việc hết sức đơn giản nhưng sống trên đời lại là một việc rất khó” (Đ.Rpixarit). Biết bao con người từng có mặt trên cõi đời này, họ dã và đang sống, mỗi người theo một cách riêng. Tuy nhiên, sống như thế nào thì đúng nhất? Đấy vẫn luôn là câu hỏi chờ được trả lời. Một trong những câu trả lời đã được nêu ra là hai câu thơ trong bài Giục giã Xuân Diệu viết trước Cách mạng tháng Tám.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Quan niệm sống đó có nghĩa là gì?

Đi vào tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ, chúng ta dễ dàng nhận ra ngay rằng, Xuân Diệu đã biểu trưng cho sự sống của Việt Nam bằng hình ảnh thông thường nhất nhưng cũng điển hình nhất: Đó là ánh sáng. Nhà thơ sử dụng cấu trúc câu nhượng bộ để đưa ra một sự đánh đổi: ông sẵn sàng đổi cả trăm năm sống nhạt nhẽo lấy duy nhất chỉ một giây phút thôi, nhưng trong giây phút ấy, con người ta được sống mãnh liệt, sống hết mình, tận hưởng và tận hiến cho đời.

Đem trăm năm đổi lấy một phút là cái giá cắt cổ, đặc biệt đối với những người nhạy cảm với thời gian, yêu quí thời gian như Xuân Diệu. Vậy mà ông đã chấp nhận cái giá cắt cổ ấy nhằm khẳng định một điều: Với cuộc sống, chất lượng cần hơn là số lượng. Chỉ có sống hết mình mới thực sự là sống. Còn sống mà vô vị nhàm chán thì cũng chỉ là một kiểu chết mà thôi.

Vì sao vậy? Trước hết bởi Xuân Diệu nhận ra ràng cuộc đời này đẹp vô cùng và rất đáng sống. Mọi sự kì diệu của cuộc sống đều tập trung vào mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Hãy thử nhìn xem mùa xuân bày ra trước mắt chúng ta đẹp tươi mơn mởn biết nhường nào.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
….
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Cảnh sắc đất trời tươi trẻ, vị ngọt ngào, âm thanh quyến rũ của tình yêu cứ như mời, như gọi, ngồn ngộn tràn đầy. Nhưng than ôi! Đời người là hữu hạn, thời gian để chúng ta hưởng thụ cuộc sống không nhiều:

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
….
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.

Cho nên, con người phải sống gấp lên, phải biết tranh thủ từng khoảnh khắc sống hết mình, yêu hết mình và dâng hiến tình yêu của mình cho tất thảy. Nhìn người sống nhàm chán, chưa từng thấy cuộc đời là thú vị thì thử hỏi cuộc sống của họ là gì ngoài cái vô nghĩa, mà vô nghĩa còn là gì ngoài cái chết nửa đâu.

Vì thế, không phải bất cứ câu thơ nào cũng có thể trở thành quan niệm sống. Chỉ là quan niệm sống những câu thơ đúc kết ở đỉnh cao trạng thái tâm lý, tình nhận thức, suy nghĩ, khát khao của con người trước cuộc đời.

Nó trở thành một câu thơ triết lí ăn sâu vào máu thịt, quyết định sự phản ứng và cách cư xử của con người trong xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng ở một vài thời điểm bộc phát mà ảnh hưởng lên cả một chặng đời, có khi cả một đời người ta. Riêng đối với nhà văn, quan niệm sống còn chi phối hàng loạt các sáng tác, để lại dấu ấn rất đậm trong thơ văn của anh ta. Xuân Diệu không phải là ngoại lệ.

Trung thành với quan niệm đã đề ra, nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ấy luôn luôn sống hết mình. Niềm ham sống trở thành một sức hấp dẫn đặc biệt của thơ ông.

Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Nhịp điệu đoạn thơ nhanh, gấp, dồn dập, thể hiện trạng thái cảm xúc cuống quýt, Vồ vập của Xuân Diệu với cuộc đời. Nhà thơ muốn tận hưởng sự sống ngay từ khi nó mới bắt đầu, đang ở độ non tơ mơn mớn. Ông mở lòng ra đón nhận mùa xuân, tình yêu, cảm nhận nó bằng tất cả sức mạnh mình có thể. Cho nên suốt cả đoạn thơ, không thể tìm ra một từ nào phẳng lặng, vừa vừa. Tất cả đều như mạnh lên, căng mình ra, quấn đầy sự sống và say sưa với nó.

Đối với Xuân Diệu, sống đồng nghĩa với yêu. Cho nên sống hết mình cũng có nghĩa là yêu hết mình. Chẳng thấy mà tình yêu của ông với tất cả mọi vật trên đời đều nồng nàn như tình yêu đôi lứa. Khao khát giao cảm với đời thực sự lên đến đỉnh điểm khi Xuân Diệu thốt lên.

Xuân Diệu yêu đời như thế, sống mãnh liệt như thế, bảo ông làm sao có thể chấp nhận được cuộc sống đơn điệu nhàm tẻ? Trái lại, ông còn phải phản ứng, phải phê phán nó.

Từ bài thơ Vội vàng và Giục giã đã toát lên một sự khẳng định và một sự phủ định. Đặt lên bàn cân nhận thức hai cuộc sống với hai giá trị có hình thức tương đương: một bên số lượng rất ít, chất lượng cực cao còn bên kia, số lượng rất cao, chất lượng thì cực ít, Xuân Diệu dã khẳng định cuộc sống có chất lượng và phủ định cuộc sống vô nghĩa. Ông đã chứng minh hùng hồn cho quan niệm sống của mình. Quan niệm ấy trở thành một luồng gió mới thổi vào văn học lãng mạn 30 – 45.

Luồng gió mới này thực chất nảy sinh từ câu thơ phần trên, bài viết chỉ đề cặp đến sợi dây lôgic ẩn giấu đằng sau – nguyên nhân sâu xa – bây giờ ta mới xem xét đến. Tại sao trong thời phong kiến chưa có ai để ra quan niệm sống này? Là bởi vì khi ấy, bản ngã của con người bị triệt tiêu. Và ở thời đại của Xuân Diệu, cái tôi cá nhân dễ được thức tỉnh, hiện diện một cách hoàn chỉnh, đường hoàng.

Con người ta nói nhiều đến bản thân, đến những cái mình nghĩ, mình muốn. Riêng trong bài Vội vàng, chữ “tôi” xuất hiện tám lần. Và “ta muốn” chính là tên con sư tử dũng mãnh một trong ba biến thể của tinh thần mà nhà triết gia vĩ đại Nietsche của phương Tây từng nói đến. Trách nhiệm quyền năng của con sư tử này là tự giải phóng của mình khỏi những áp đặt tồn tại ngang đời, trở nên thung dung cho những sáng tạo mới. Nhờ thế, Xuân Diệu ý thực được thời gian trôi qua đem lại quá nhiều mất mát cho cá nhân.

Ông ham sống. Khát vọng, tình cảm của ông khác hẳn khát vọng, tình cảm của con người thời trung đại. Nó không bị bó buộc trong một chừng mực nhất định nào mà được đẩy lên đến cao trào, đến mức tự đốt cháy để tỏa sáng.

Cũng là cái tôi nhưng Thế Lữ nhốt mình trong tháp ngà nghệ thuật, Hàn Mặc Tử say sưa ở cõi mộng, trường điên… Chỉ có Xuân Diệu thiết tha gắn bó với vườn lảy hương sắc. Cá tính và thời cuộc đã làm nên hoàn cảnh nảy sinh cho ham muốn sống hết mình của nhà thơ, đồng thời, cũng là một trong những cơ sở để đánh giá giá trị quan niệm ấy.

Trước tiên, phải khẳng định quan niệm sống của Xuân Diệu là chân lí muôn đời không ai có thể phủ nhận. Nó hướng tới con người, nhân đạo hóa con người khiến con người ta sống có ý nghĩa hơn, sống người hơn.

Trong xã hội Việt Nam thời kì 30-45 ngột ngạt bấy giờ, nó chỉ ra được ra giá trị đích thực của cuộc sống nơi trần thế. Nó mang đến cho tầng lớp thanh niên tiểu tư sản đang chìm trong lối sống buồn chán, ảm đạm và vô vị một cách sống mới sôi nổi, mạnh mẽ. Nó lay động và thắp sáng lên trong trái tim của họ niềm yêu đời, yêu sống mạnh mẽ thiết tha. Nó khơi dậy đời sống của những thế giới nội tâm phong phú và tinh tế.

Đối với chúng ta hôm nay và cả những thế hệ mai sau, quan niệm sống ấy vẫn sẽ không ngừng phát huy tác dụng. Quả là tinh thần, quan niệm của Xuân Diệu được thể hiện rất ấn tượng. Tuy nhiên, có người đặt ra câu hỏi là: Trả một cái giá cát cố như thế, Xuân Diệu có thể hiện cực đoan quá chăng?

Xét trên nghĩa đen của văn bản, đúng là ông có đưa ra một sự đối lập hơi quá mức. Theo quan niệm xưa, trăm năm là giới hạn lớn nhất cho vòng đời của con người. Cuộc sống của một người không nhất thiết phải đi hết một trăm năm ấy. Nhưng một phút? Quá ngắn ngủi để có thể coi là một đời người, chỉ có thể coi là một khoảnh khắc sống mà thôi. Nếu đời người như bóng cau qua cưa sổ thì một phút kia thực chẳng có nghĩa lí gì.

Song, ta không được quên rằng ngôn ngữ văn học là thứ ngôn ngữ kì diệu không hề đồng nhất với bất cứ thứ ngôn ngữ nào khác. Một trong những đặc điểm cùa nó là ít nhiều đều mang tính tượng trưng và chỉ đòi hỏi sự chính xác về bản chất.

Chẳng phải các nhà văn vẫn dùng cái vô lí để nói cái có lí, cái hiện tượng để nói cái bản chất, cái ngẫu nhiên để nói cái qui luật đó sao? Vậy thi hà cớ gì Xuân Diệu lại không thể dùng một cách diễn đạt, một hiện tượng quá mức để nói về một sự thật chẳng quá mức tí nào?

Tôi cho rằng nếu qua trên đời này có ai sống vô vị hệt như hai cô gái trong Tỏa nhị kiều, không có đời sống hoạt động bên ngoài cũng chẳng có đời sống nội tâm bên trong, sống lẫn vào đồ vật, bị đồ vật hóa và “chết cũng là mục đích” thì cuộc sống của họ kéo dài một trăm năm, chứ có kéo dài một nghìn năm cũng chẳng có ích gì, chẳng để làm gi.

 

Và chăng, Xuân Diệu đâu có nói chỉ cần sống một phút chất lượng thôi là đủ. Ông đã đặt quan niệm sống của mình trong tình thế bất đắc dĩ nhất, buộc phải lựa chọn một trong hai khả năng. Điều đó là rất đúng bởi vì bản chất của mọi hiện tượng, qui luật, qui luật và cả còn người chí bộc rõ nhất trong hoàn cảnh điển hình nhất. Cũng như khi người ta nói: sinh ra trên đời, ai mà chẳng sợ chết; nhưng chết vinh còn hơn sống nhục.

Về mặt đúng sai, thiết nghĩ bài thơ của Xuân Diệu không còn gì phải bàn đến nữa. Ta chỉ nói về một số ít điểm hạn chế của nó thôi. Để trả lời cho câu hỏi “’ như thế nào thì đúng nhất’’, quan niệm Xuân Diệu thể hiện qua bài thơ.

Trong bài Giục giã là không sai, nhưng nó có vẻ chung chung quá. Ta thấy yêu đời hơn, ta muốn sống có ý nghĩa. Song, một vấn đề giục giã: Sống như thế nào thì mới có ý nghĩa? Bản thân hai câu thơ của Xuân Diệu không giải quyết được vấn đề này. Có lẽ, trong khuôn khổ câu chữ hạn hẹp, không có điều kiện thể hiện quan niệm sống của mình.

Vậy, trong suy nghĩ của ông lúc bấy giờ, sống hết mình có nghĩa là gì? Ta hãy thử tìm hiểu điều này qua các sáng tác thơ văn của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám – những tác phẩm đã chứng minh và cụ thể hóa quan niệm sống kia.

Điều đầu tiên là nhận thấy, cũng như đã khẳng định khi phân tích bài Vội vàng là trong quan niệm của Xuân Diệu, sống đồng nghĩa với yêu. Khát vọng tận hiến cho đời chỉ là tận hiến tình yêu. Trong xã hội bị áp bức đen tối bấy giờ, chỉ có tình yêu lứa đôi và cảnh sắc ngoại giới thôi thì không thể xoay chuyển gì được. Xuân Diệu khao khát giao cảm với đời nhưng có phải đời lúc nào cũng dang tay chờ đón, đáp lại ông đâu. Không ít lần, Xuân Diệu đã phải cay đắng thốt lên:

Lòng ta là một cơn mưa lũ,
Đã gặp lòng em là lá khoai
Mưa biết tha hồ rơi hạt ngọc,
Lá xanh không ướt đến da ngoài.

Niềm khát sống bắt nguồn từ cái tôi và là một mặt trong mâu thuẫn lớn lao của cái tôi ấy. Cho nên, dù thế nào nó cũng không thể tách rời mặt thứ hai kia: đó là nỗi cô đơn, hoài nghi, bế tắc trước cuộc đời. Đây là một bi kịch mang tính chất xã hội bởi lẽ xã hội tư sản thổi phồng cá nhân và những khát vọng cá nhân đặc biệt là khát vọng hưởng thụ, nhưng lại quay lưng với những khốổđau bế tắc của cá nhân.

Do đó, xét quan niệm sống này trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ và trong môi tương quan với những mâu thuẫn khác của đời sống tinh thần con người thì trong một phương diện nào đó, say sưa chẳng thể an ủi dài lâu.

Sau những giờ phút mê mải với tình yêu, Xuân Diệu lại phải đối mặt với những bế tắc cô đơn của chính mình, nên ông sợ hãi tương lai: “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai”. Cũng vì thế mà thời gian trong mắt Xuân Diệu chỉ là sự vận động đến lụi tàn. Cái chung chung, khái quát thực ra lại là may mắn lớn cho hai câu thơ trong bài Giục giã này.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Hai câu ấy chỉ giữ lại phần chân lý tinh hoa nhất trong quan niệm sông của Xuân Diệu lúc đó, nó đúng đắn hoàn toàn. Còn những cái cụ thể ư? Người đời cứ việc hiểu theo ý mình. Tư tưởng của con người không ngừng phát triển. Cũng như Xuân Diệu ấy, nhưng khi đi theo cách mạng, cuộc đời ông chuyển sang bức tranh mới, tư tưởng quan niệm của ông cũng có những thay đối lớn lao. Chỉ có một điều duy nhất không hề thay đổi đó là ông vẫn sông hết mình.

Điểm khác là khái niệm tận hiến không giới hạn trong tình yêu nữa mà bao gồm cả sự lao động sáng tạo, đem những tinh túy của mỗi cá nhân ra góp vào đời, tô đẹp cho cuộc sống ngày một đẹp tươi. Con người không chỉ sống vì mình mà sông vì người khác. Phải hiểu “sống huy hoàng” theo nghĩa mới này thì mới đúng. Như vậy, trong thời đại ngày nay, quan niệm sống của Xuân Diệu mới thực sự phát huy đến mức cao độ tác dụng của nó đôi với con người.

Các Mác từng nói “Tình yêu rất nhiều nhưng cũng vĩ đại nhất là tình yêu cuộc sống”. Chứa đựng hạt nhân của sự vĩnh cữuu này, quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài thơ Giục giã không bao giờ bị vùi vào quên lãng, nó mãi là một trong những kim chỉ nam của con người, nhất là những người trẻ tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nó chỉ cho con người ta biết phải làm gi. Bắt đẩu là một niềm ham sông dây lên trong lòng họ…

Đặc điểm:

  • Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, nhịp điệu thơ đa dạng.
  • Tác giả chủ yếu gieo vần chân.
  • Hình ảnh thơ sinh động, giàu sức gợi cảm, gợi hình.
  • Các động từ mạnh mẽ đã tạo ra nhịp điệu hối hả, cuống quít khiến cho bài thơ mang âm hưởng như một lời hiệu triệu, một sự giục giã của Xuân Diệu với những con người trẻ.