K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2021

Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ:
Gồm rễ, thân, lá.
+ rễ chùm: gồm nhiều rễ con dài bằng nhau, thường mọc tóa ra từ gốc thân thành một chùm.
+ thân: màu nâu, có phủ những lông nhỏ.
+ lá: có nhữnh đốm nhỏ màu xanh đến nâu đậm.
Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử:

+ túi bào tử của dương xỉ nằm ở mặt dưới của lá và có vòng cơ để giải phóng bào tử khi túi bào tử chín.

6 tháng 5 2021

1)

Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, có đặc điểm chung là:

+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng

+ Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt, hạt được­ vỏ quả bao bọc kín

+ Có môi tr­ường sống đa dạng, là nhóm thực vật tiến hoá nhất

2)

Ở địa phương em có một số cây Hạt kín có giá trị kinh tế như :

+Cam

+Quýt

+Nhãn

+Vải

+Táo

+Mận

+.....

5 tháng 5 2021

Điều hòa đường huyết là một cơ chế quan trọng trong cơ thể người. Nếu đường huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ…Còn nếu quá cao thì mọi phản ứng sinh học lại bị xáo trộn.Các tế bào trong cơ thể cần đường để có năng lượng hoạt động. Riêng não bộ cần đến 75% nhu cầu về đường của toàn cơ thể.Trong quá trình tiêu hóa, glucose từ thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu qua thành ruột non.Trong quá trình tiêu hóa, glucose từ thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu qua thành ruột non.Tuyến tụy có vai trò tiết ra các hormone quan trọng, trong đó có insulin và glucagon để điều hòa đường huyết. Tỷ lệ đường huyết trung bình chiếm 0,12%. Khi nồng độ đường trong máu tăng lên, tuyến tụy nhận được tín hiệu và tiết ra insulin để làm giảm nồng độ này. Ngược lại, khi đường huyết giảm, tuyến tụy tiết ra glucagon.Các tiểu đảo Langerhans là đơn vị chức năng của tuyến tụy, có các tế bào alpha sản xuất ra glucagon, và các tế bào beta là nơi tổng hợp và tiết ra insulin.Phần lớn các tế bào không thể tự hấp thụ glucose từ máu được. Vì vậy, insulin được ví như chiếc chìa khóa cho phép “mở cửa” tế bào để tiếp nhận glucose.Nếu bạn có nhiều đường trong cơ thể hơn mức cần thiết, insulin giúp dự trữ lượng đường dư thừa này dưới dạng glycogen ở gan và ở cơ. Còn glucagon giúp chuyển hóa glycogen thành glucose và phóng thích vào máu khi nồng độ đường huyết của bạn hạ xuống thấp hoặc khi bạn cần thêm năng lượng, như khi vận động thể chất chẳng hạn.Tuy nhiên sức chứa của gan và cơ là có giới hạn. Vượt quá giới hạn này, đường sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.Một số các cơ quan khác có liên quan đến quá trình điều hòa đường huyết là tuyến thượng thận (tiết cortisol và adrenaline) và tuyến giáp (tiết thyroxine và triiodothyronine).

5 tháng 5 2021

Các nguy cơ dẫn đến giảm sút đa dạng sinh học là:

nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, nuôi nuồi thủy sản, săn bắt, mua bán động vật hoang dã, xây dựng đô thị hóa, sử dụng thuốc trừ sâu nhiều...

Biện pháp:

- Ngăn chặn nạn phá rừng để bảo vệ đời sống sinh vật.

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài động thực vật quý hiếm để đảm bảo số lượng cá thể mỗi loài.

- Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn... để bảo vệ các loài động - thực vật quý hiếm.

- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài động - thực vật quý hiếm đặc biệt.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới đa dạng sinh bị suy giảm là việc phổ cập toàn cầu các giống vật nuôi hay cây trồng gia tăng đã khiến cho các dịch bệnh gia tăng và đồng thời làm suy giảm thực vật động vật trên các đảo và thêm mối đe dọa với các loài trên lục địa, bên cạnh đó việc người Châu Âu đặt trên đến các hòn đảo vô hình chung lảm ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của các loài động thực vật với minh chứng là các loài chim hay loài bò sát đã biến mất và sự hủy diệt của những loài chim hồng tước biết bay.

 * Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

- Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi. - Thuần hóa lai tạo giống để tăng độ đa dạng về loài. - Chống ô nhiễm môi trường. - Nghiêm cấm săn bắn, buôn bán động vật hoang dã.

( Tử không chắc đâu mong chị yew thông cảm )

5 tháng 5 2021

trồng cây

5 tháng 5 2021

nhìn lại vào bản thân mình

Câu 1: Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì?A. Lông bao.                  B. Lông cánh.                C. Lông tơ.           D. Lông mịn.Câu 2: Cách di chuyển: Đi, bơi, bay là của loài động vật nào?A. Chim bồ câu.             B. Dơi.                           C. Vịt trời.            D. Cá voi.Câu 3: Đa dạng sinh học động vật ở môi...
Đọc tiếp

Câu 1: Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì?
A. Lông bao.                  B. Lông cánh.                C. Lông tơ.           D. Lông mịn.
Câu 2: Cách di chuyển: Đi, bơi, bay là của loài động vật nào?
A. Chim bồ câu.             B. Dơi.                
          C. Vịt trời.            D. Cá voi.
Câu 3: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới thể hiện như thế nào?
A. Số lượng loài nhiều            
          B. Số lượng loài ít                  

C. Số lượng loài rất ít                        D.Số lượng loài rất nhiều.
Câu 4: Bộ lưỡng cư không đuôi có đặc điểm cơ bản là:

A. thân dài, có đuôi.                                            B. thân ngắn, không đuôi. 

C. thân ngắn, có đuôi.                                         D. thân dài, giống giun.

Câu 5: Chi tiết nào nói lên được sự phong phú của động vật:

A. Phong phú về số lượng loài, kích thước và tập tính.

B. Đa dạng về kích thước các loài, lối sống và tập tính.

C. Đa dạng về môi trường sống, lối sống và điều kiện sống.

D. Sự đa dạng về loài, môi trường sống, lối sống, kích thước.

Câu 6: Những lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là:

   1. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu.

   2. Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp( da, lông, cánh kiến…).

   3. Cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp( thức ăn gia súc, phân bón…).

   4. Dùng làm thiên địch tiêu diệt các vi sinh vật có hại.

   5. Có giá trị thể thao, văn hóa.

   6. Có giá trị trong hoạt động du lịch.

  Phương án đúng là:

 A. 1,2,3,4,5.                 B. 2,3,4,5,6.                C. 1,3,4,5,6.               D. 1,2,4,5,6.

Câu 7: Một số thằn lằn(Thạch sùng, Tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, Thằn lằn chạy thoát thân được là nhờ:

A. Đuôi có chất độc.                              B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất.

C. Tự ngắt được đuôi.                            D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ

Câu 8: Bay vỗ cánh khác bay lượn là:

A. cánh dang rộng.                                 B. cánh đập chậm.       

C. cánh không đập .                                D. cánh đập liên tục.

Câu 9: Động vật có xương sống có hình thức sinh sản nào?

A. Phân đôi.                                            B. Vô tính.                 

C. Hữu tính.                                            D. Mọc chồi.
Câu 10: Cá voi có họ hàng gần với nhóm động vật nào sau đây:

A. thỏ, nai, bò.                                        B. hươu, nai, cá chép.     

C. gà, bò ,dê.                                             D. cá sấu, cáo, chồn.

Câu 11: Thời gian thỏ mẹ mang thai là khoảng:
A. 20 ngày           B. 25 ngày            C. 30 ngày            D.40 ngày

Câu 12: Trong sự phát triển của giới động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa:

A. Từ chưa có chi đến thiếu chi rồi đủ chi phân hóa thành nhiều bộ phận

B. Từ chưa có chi đến có chi phân hóa, có cấu tạo và chức năng khác nhau.

C. Từ số chi chưa hoàn chỉnh đến đủ chi phân hóa thành nhiều bộ phận

D. Từ đủ chi tới tiêu giảm một số chi để tiết kiệm năng lượng cho cơ thể

Câu 13: Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng nhưng lại được xếp vào lớp thú?

A. Nuôi con bằng sữa.            B. Có sữa diều.     C. Chăm sóc con.            D. Có núm vú.

Câu 14: Thụ tinh trong có ưu điểm hơn thụ tinh ngoài vì:

A. tỉ lệ trứng được thụ tinh cao.                       B. tỉ lệ sống sót cao.

C. tỉ lệ tăng trưởng nhanh.                               D. tỉ lệ sống cao hơn bố mẹ.

Câu 15: Chim cổ có đặc điểm cơ bản nào giống bò sát?

A. Da có vẩy.              B. Có nắp mang.           C. Chân 5 ngón.             D. Hàm có răng.

Câu 16: Bộ gặm nhấm có răng khác bộ ăn thịt là:

A. thiếu răng hàm.       B. thiếu răng nanh.        C. thiếu răng cửa.        D. thiếu răng trên.

Câu 17: Bay vỗ cánh khác bay lượn là:

A. cánh dang rộng.                 B. cánh đập chậm.         

C. cánh không đập .               D. cánh đập liên tục.

Câu 18: Nhóm thú biết bay là:

 A. dơi, gà, chim.                     B. sóc, cáo, chồn.         

 C. dơi, sóc bay, chồn bay.      D. chim, thỏ, dơi.

Câu 19: Lớp động vật nào có nhiều lợi ích đối với con người

A. Lớp giáp xác.                   B. Lớp lưỡng cư.        

C. Lớp thú.                           D. Lớp chim.

Câu 20: Bộ thú có họ hàng gần với con người nhất là:

A. Bô thú huyệt.                    B. Bộ thú túi.                 

C. Bộ linh trưởng.                  D. Bộ guốc lẻ.

Câu 21: Tính đa dạng sinh học của động vật cao nhất ở môi trường:

A. Môi trường đới lạnh                                                    B. Môi trường nhiệt đới gió mùa

C. Môi trường hoang mạc đới nóng                             D. Môi trường đới ôn hòa

Câu 22: Điều nào dưới đây sai khi nói về cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Hai chi sau dài hơn hai chi trước rất nhiều               B. Da khô có vảy sừng.

C. Kích thước của các chi không chênh lệch nhiều.      D. Cổ, thân và đuôi dài.

Câu 23: Mi mắt của Ếch có tác dụng gì?

 A. Ngăn cản bụi                                               B. Để quan sát rõ và xa hơn

 C. Để có thể nhìn được ở dưới nước.                 D. Để giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra.

Câu 24: Ếch đồng có đời sống:

 A. Hoàn toàn trên cạn                                                  B. Hoàn toàn ở nước

 C. Vừa ở nước vừa ở cạn                                             D. Sống ở nơi khô ráo.

Câu 25: Ếch sinh sản:

 A. Thụ tinh trong và đẻ con                                      B. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng

 C. Thụ tinh trong và đẻ trứng                                    D. Thụ tinh trong.

Câu 26: Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú:    

  A. Bộ dơi.                                                                  B. Bộ móng guôc.

  C. Bộ linh trưởng.                                                      D. Bộ ăn thịt.

Câu 27. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở tất cả các loài chim?

     1. Bao phủ bằng lông vũ.                                2. Trứng nhỏ có vỏ đá vôi.

     3. Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.     4. Mỏ sừng. 5. Chi trước biến đổi thành cánh.

Phương án đúng là:        A. 2.                     B. 3.            C. 4.            D. 5.

Câu 28. Thằn lằn bóng có tập tính gì?

A. Trú đông trong các hốc đất khô dáo.               B. Không trú đông để bắt mồi.

C. Trú đông trong các hốc đất tối và ẩm ướt.                D. Trú đông để không phải bắt mồi

Câu 29: Ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng cao vì có khí hậu:

A. nóng, lạnh.                                                    B. ẩm, khô.                 

C. nóng, ẩm .                                                     D. nóng, khô.

Câu 30: Đặc điểm cấu tạo chi sau chim bồ câu như thế nào?

A. Có 5 ngón: 3 ngón trước và 2 ngón sau.                        

B. Có 4 ngón: 3 ngón trước và 1 ngón sau.

C. Bàn chân  có 4 ngón, có màng dính giữa các ngón.      

D. Bàn chân có 5 ngón, có màng dính giữa các ngón

Câu 31: Thú mỏ vịt là:

A. động vật thuộc lớp Chim.                      B. động vật thuộc lớp thú.

C. động vật đẻ trứng.                                  D. động vật đẻ con.

Câu 32: Nhiệt độ cơ thể thằn lằn bóng đuôi dài không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên được gọi là:

A. Động vật thấp nhiệt.                              B. Động vật cao nhiệt.

C. Động vật đẳng nhiệt.                              D. Động vật biến nhiệt.

Câu 33: Thích phơi nắng là tập tính của?

A. Thằn lằn bóng đuôi dài                B. Chim bồ câu

C. Ếch đồng                                      D. Thỏ.

Câu 34: Mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm và nhẹ bởi vì?

A. Dưới các ngón chân có nệm thịt dày                B. Các ngón chân có vuốt

C. Các ngón chân có lông                                     D. Dưới các chân có vuốt

Câu 35: Thân chim hình thoi có tác dụng?
A. Làm giảm lực cản không khí khi bay               C. Giúp chim bám chặt khi đậu

B. Giữ nhiệt và làm cho thân chim nhẹ                D. Phát huy tác dụng của các giác quan

Câu 36: Đại diện thuộc nhóm chim chạy thường có các đặc điểm?

A. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón

B. Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 4 ngón

C. Cánh dài, khỏe; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón

D. Cánh dài, khỏe; chân cao, to, khỏe, có 4 ngón

Câu 37: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Tích cực trồng rừng.                     B. Khai thác gỗ quá mức.

C. Phá rừng làm nương rẩy.                        D. Sự ô nhiễm môi trường.

Câu 38: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?

A. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo.                   B. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu.

C. Thỏ, cá chép, ếch đồng.                         D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.

Câu 39: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là?

A. bộ răng            B. đời sống           C. tập tính            D. cấu tạo chân

Câu 40: Đặc điểm giống nhau giữa lớp chim và lớp thú?

A. Là động vật hằng nhiệt.                B. Thụ tinh trong, đẻ trứng, nuôi con bằng sữa diều.

C. Cơ quan hô hấp là các ống khí.    D. Tất cả đều sai.

Câu 41: Những động vật thuộc lớp bò sát là?

A. rắn nước, cá sấu, thạch sùng.                 B. thạch sùng, ba ba,cá trắm.

C. ba ba, tắc kè, ếch đồng.                          D. ếch đồng, cá voi,thạch sùng.

Câu 42: Trong các hình thức sinh sản dưới hình thức nào được xem là tiến hóa nhất?

A. Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong       B. Sinh sản vô tính

C. Sinh sản hữu tính.                                  D. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài có nhau thai.

Câu 43: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hệ tuần hoàn của chim bồ câu?

A. ở giữa hai bên tâm thất có vách ngăn chưa hoàn chỉnh.               B. tim 4 ngăn.

C. máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.                  D. ở mỗi nửa tim, có van giữa tâm thất và tâm nhĩ.

Câu 44:  Các lớp động vật có xương sống có hệ thần kinh pát triển nhất là :

A. Lớp Bò sát                                             B. Lớp Lưỡng cư

C. Lớp Lưỡng cư và Lớp Chim                   D.Lớp Chim và lớp Thú

Câu 45. Dơi ăn quả thuộc lớp:

a. Lưỡng cư          b. Bò sát     c. Chim       d. Thú.

Câu 46: Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng có chân dài để:

a. Đào bới thức ăn                             b. Tìm nguồn nước

c. Cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa

d. Tìm bạn trong mùa sinh sản

Câu 47: Kanguru sơ sinh có kích thước trung bình khoảng:

a. 6 cm           b. 5 cm          c. 4 cm            d. 3 cm

Câu 48: Động vật nào sau đây thuộc bộ gặm nhấm?

a. Chuột chù                  b. Chuột đồng      c. Chuột chũi        d. Mèo

Câu 49: Lông tơ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống bay lượn của chim?

a. Làm chim đẹp hơn                                  b. Thu hút bạn tình

c. Giúp chim làm mát cơ thể                       d. Giữ nhiệt và làm chim nhẹ

Câu 50: Đại diện lưỡng cư nào thuộc bộ lưỡng cư không chân?

A. Ếch đồng                            B. Ếch giun

C. Cá cóc tam đảo                   D. Cóc nhà

1
5 tháng 5 2021

1c 2c 3a

5 tháng 5 2021

2423rwerdwsASDfs

T
Tai
VIP
5 tháng 5 2021

Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật.

- Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.

Đối với con người:

Thực vật, nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt và ý nghĩa kinh tế rất lớn:

- Cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người.

- Làm thuốc, làm cảnh.

Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Chúng ta cần phải bảo vệ và phát triển để làm giàu cho Tổ Quốc.

Bên cạnh những cây có ích cũng có 1 số cây có hại cho sức khỏe con người như: thuốc lá, thuốc phiện, cần sa... Chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác hoặc tránh sử dụng. 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-vai-tro-cua-thuc-vat-doi-voi-dong-vat-va-doi-song-con-nguoi-c65a17673.html#ixzz6tzwVRtDU

5 tháng 5 2021

Môi trường nước

 Các cây sống trong môi trường nước thường có một số đặc điểm hình thái như sau : những cây sống ngập trong nước thì lá có hình dài (rong đuôi chó), cây có lá nằm sát mặt nước thì lá to (sen, súng), cây nổi trên mặt nước thì cuống lá phình to. xốp tựa như phao giúp cây nổi trên mặt nước.
Môi trường cạn
Một số ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường : Ở nơi đất khô. thiếu nước thường có những cây mọng nước như xương rồng (lá thường tiêu giảm hoặc biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước). Những cây ưa ẩm như cây lá dong, vạn niên thanh... thường mọc trong rừng già (ít ánh sáng).
Những cây cần ít nước (kê. hương lau) lại sống được ở những nơi đất khô. Các loại rau cần nhiều nước thường sống ở những nơi đất ẩm và cần được tưới luôn.
Môi trường đặc biệt

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

-    Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.