34x42 = ??????
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ” - câu nói bà thường dặn chúng em mỗi khi làm mẹ buồn làm em nhớ mãi. Mẹ là người tần tảo sớm hôm, cũng là người dành trọn cho chúng em tình yêu thương lớn lao nhất. Khi nói về người thân yêu trong gia đình, người em nghĩ đến đầu tiên là mẹ.
Mẹ em đã có 40 mùa xuân rồi. Mẹ làm nghề bác sĩ, đó là nghề mẹ rất yêu thích, mẹ nói: Mẹ chọn nghề này ban đầu vì muốn chăm sóc những người yêu thương, sau đó nghề nghiệp làm mẹ tận tâm với tất cả mọi người. Mẹ có dáng cao chừng 1m62, bố khen dáng mẹ đẹp và thường gọi mẹ là người mẫu mỗi khi thấy mẹ mệt mỏi. Khuôn mặt mẹ rất đặc biệt, khi còn nhỏ em thường nghịch ngợm, vẽ hình tròn trên khuôn mặt ấy, nhớ có lần em hỏi: “Sao mặt mẹ tròn thế?”, mẹ giả giọng như trong câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”: “Mặt mẹ tròn để con vẽ dễ hơn”. Sau này lớn lên, mới biết những người có khuôn mặt như mẹ rất ít, người ta thường gọi là mặt trái xoan cảm giác bình yên, được giúp đỡ, san sẻ có lẽ là cảm xúc chung của mọi người khi lần đầu tiên gặp mẹ.
Nước da của mẹ hồng hào, có lẽ mẹ là bác sĩ nên ngoài việc đem lại sức khỏe tốt cho mọi người, mẹ cũng biết cách chăm sóc bản thân. Người khen mẹ nhiều nhất vẫn là bố, bố nói: "mẹ trẻ lâu". Có lẽ một phần cũng vì nước da đẹp đẽ của mẹ cộng với đôi mắt đen hiền hậu và những nụ cười tươi tắn, thân thiện luôn hiện hữu trên khuôn mặt mẹ. Mẹ hay cười lắm, mẹ nói: "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Có khi mẹ cười vì niềm vui thực sự, nhất là khi có một người bệnh khỏe lại, có khi mẹ cười để những lo lắng không làm mẹ căng thẳng, cũng có lúc mẹ cười để mang lại niềm vui cho người khác. Mẹ có bàn tay khéo léo, những ngón tay của mẹ không còn mượt mà, mềm mại nữa nhưng em vẫn rất thích nắm bàn tay mẹ, bàn tay ấy đã cứu giúp nhiều người, đã chăm sóc cho cả gia đình em, đã cho bố con em những món ăn ngon hàng ngày. Bàn tay ấy vỗ về em khi em trằn trọc vì những cơn sốt hay buồn khi bị điểm kém. Mỗi lần được mẹ xoa xoa ở lưng hay vuốt nhẹ lên mái tóc em lại thấy mẹ như có “ma lực” vậy, nhẹ nhàng, ấm áp.
Mẹ nói: “Là con gái rất tự hào khi có mái tóc dài”, vì vậy mẹ luôn chọn loại dầu tốt nhất để chăm sóc tóc cho em, mái tóc mẹ cũng dài lắm. Vì công việc mẹ luôn phải búi gọn gàng nhưng khi đi ngủ hay khi gội đầu xong mẹ thường thả tóc ra, em vẫn tròn xoe mắt để nhìn mái tóc ấy và cũng thích thú khi đòi mẹ cho đứng lên ghế để cầm thước đo.
Như nhiều phụ nữ khác, mẹ có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng, có thể là do đặc thù công việc, dáng đi ấy cũng cho thấy mẹ là người dịu dàng, điềm tĩnh, chắc chắn trong suy nghĩ và quyết định. Có lần, vì nhiều bệnh nhân nên mẹ về muộn, em giả vờ ngủ không chờ mẹ kể chuyện như mọi ngày, nghe thấy tiếng mở cửa em đã quay nhanh mặt vào trong, nhưng không hề nghe thấy tiếng bước chân vì vậy mà em sợ hãi quay lại, hóa ra mẹ đã rón rén không để cho em tỉnh giấc và vì thế mà cái trò nghịch ngợm của em cũng đã bị mẹ phát hiện.
Mẹ em là như vậy đấy. Từng nét mặt, điệu bộ của mẹ em đều nhớ rất rõ, những tình cảm của mẹ cũng là điều em không thể quên mỗi ngày. Mẹ thường nói: "Con hãy nâng niu những phút giây của mình thì mới thấy quý trọng cuộc sống". Và em luôn trân trọng, nâng niu những phút giây khi có mẹ để yêu thương luôn ở bên cạnh và để em có thể vượt qua mọi khó khăn.
Em trách anh hay cho tiền em gái
Cuối tháng này lại đến đứa em trai
Cứ bảo anh làm như thế là sai
Chồng người ta đâu có ai làm vậy
Này Em ơi! Nhà mỗi anh nhờ cậy
Cha mẹ già còn được mấy đồng lương
Tình anh em anh không thể xem thường
Mà làm ngơ lại không thương chúng nó
Nhớ không em, ngày anh quen em đó
Sinh viên nghèo nhờ tụi nhỏ mà thôi
Chăm mẹ cha hết đứng rồi lại ngồi
Việc học hành nào đến nơi đến chốn
Trong gia đình anh là anh trai lớn
Kinh tế mình giờ cũng khá hơn xưa
Giúp bọn trẻ anh nghĩ cũng chằng thừa
Tình máu mủ khó phân bua giải thích
Vợ chồng ta cũng 3 con ruột thịt
Lớn lên rồi chúng cũng biết yêu thương
Em đừng thế con trẻ sẽ xem thường
Làm phai mờ tình yêu thương huynh đệ
Em yêu ơi! Em ghánh vai làm mẹ
Dạy con khờ em cũng thế mà thôi
Tình anh em sâu đậm cả một đời
Chứ không phải cưới xong rồi là bỏ
Trời sinh ra có bóng cây ngọn cỏ
Có vui buồn và có cả đỏ đen
Có cao sang cũng có cả thấp hèn
Có yêu thương và cả ghen tuông nữa
Thế nên em đừng bắt anh chọn lựa
Em và con hay mấy đứa em em khờ
Đó chỉ là sự ích kỉ vẩn vơ
Em em ơi đừng bao giờ như thế
Viết dòng thơ nhưng anh tuôn dòng lệ
Xin em đừng việc bé xé ra to
Em của anh, anh không thể không lo
Đã yêu anh chắc rồi em sẽ hiểu
Trên thế gian tình anh em không thiếu
Nghĩa vợ chồng xin hãy hiểu cho nhau
Rộng yêu thương hạnh phúc mãi về sau
Đừng ích kỷ mà khổ đau vợ nhé..!
bn cần nữa hông mk cho thêm vài câu nữa
Vào giờ ra chơi, em đã cùng các bạn trong nhóm xuống sân trường. Chúng em cùng nhau chơi đá cầu. Bốn nhóm thi đấu với nhau. Em cùng nhóm với bạn Lan Anh. Trận đấu diễn ra rất sôi nổi. Sau mười lăm phút thi đấu, Lan Anh đã giành chiến thắng. Giờ ra chơi hôm đó thật vui vẻ.
Bạn em tên gì thì em thay tên vào đó nhé
Được đi khắp trái đất và đặt chân lên mặt trăng
Ước mơ của mik là đc top 1;2;3 trong bảng xếp hạng tuần.
Ước mơ thứ 2 của mik là đc BÁO CÁO bạn.
Ước mơ thứ 3 của mik là đc cho mấy đứa đăng linh tinh bay acc.
@congtybaocao
HT
Con người trước khi muốn khai phá kho tri thức, cần phải học hỏi lễ nghĩa mới có thể trở thành một người có ích, như người xưa từng nói: “Tiên học lễ hậu học văn”. Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa
Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.
Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.
Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.
Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.
Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.
Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.
Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.
Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.
Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Lúc nhỏ bà thường hay dạy em phải thương yêu mẹ vì mẹ là người hi sinh vì em nhiều nhất. Lớn lên em mới hiểu người mà em yêu thương nhất cũng chính là mẹ.
Em thuộc rất nhiều bài hát và bài thơ ca ngợi mẹ nhưng có lẽ không thể nói hết những tình cảm mà mẹ dành cho em. Ngày trước khi mẹ là một cô giáo trẻ trung và xinh đẹp. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng lại sở hữu dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh và dáng đi nhẹ nhàng. Mái tóc mẹ dài mượt mà như những cô tiên trong truyện cổ. Em cứ ngắm mãi ảnh cưới của mẹ với cha ngày trước. Mẹ cười xinh xắn khoe chiếc cằm chẻ duyên dáng và đôi đồng điếu. Ba nói với em ngày trước cũng vì đôi đồng điếu này mà ba có có cảm tình với mẹ ngay cái nhìn đầu tiên. Thế mà cô tiên trẻ trung của em lại trở thành một người mẹ giản di, bình thường. Ngày sinh em ra mẹ phải nghỉ việc đi dạy, công việc mẹ rất yêu thích để chăm sóc em. Em hay ốm nên không thể nhờ ai chăm hộ. Ba đi làm cả tuần mới về, mẹ gồng gánh mọi chuyện. Thế nên chỉ vài năm mẹ đã già đi rất nhiều. Bây giờ nhìn mái tóc ngắn ngang vai em thấy thương mẹ vô cùng. Trán mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, đôi mắt quầng đen vì nhiều đêm thức trắng. Gương mắt trắng trẻo ngày xưa giờ trở nên xanh xao và có nhiều vết nám. Mẹ không có thời gian để chăm sóc cho bản thân vì phải chăm lo cho hai con và cả gia đình. Duy chỉ có nụ cười tươi là không thay đổi. Mẹ vẫn giữ tính lạc quan nên mọi người rất thích bên cạnh mẹ. Dù có khó khăn mẹ vẫn cười và động viên mọi người cố gắng.
Mẹ là người phụ nữ gia đình và làm nội trợ nhưng em luôn tự hào về mẹ. Ai quan tâm đến mẹ mình sẽ hiểu được người nội trợ rất quan trọng và không có công việc nào cao cả hơn thế. Nếu không nhờ bàn tay chăm sóc của mẹ, ông bà em đã không khỏe mạnh thế. Ba cũng không yên lòng để đi công tác. Hai chị em em không thể lớn khôn và đầy đủ. Mẹ không thích nói lời ngọt ngào nhưng lại sống rất tốt bụng. Mẹ sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không cần họ trả ơn. Cạnh nhà em có một gia đình nghèo, hai cô chú ấy phải đi làm suốt ngày để nuôi con. Đứa bé chưa lên 1 tuổi đã phải xa mẹ. Mẹ em hiểu cô chú ấy không có nhiều tiền để gửi con nên nhận giữ và chăm sóc bé ấy mà không lấy bất cứ khoản tiền nào. Cô chú biết ơn mẹ và rất kính trọng mẹ.
Mẹ là món quà quý báu nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Em không thể nói hết tình cảm và sự biết ơn em dành cho mẹ. Em chỉ biết hứa với bản thân là ngoan ngoãn, cố học để khiến mẹ mãi vui như bây giờ.
Người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em có một khuôn mặt rất xinh đẹp. Mái tóc mẹ dài mượt mà. Hàng ngày mẹ thường mặc những bộ quần áo kín đáo và lịch sự để đi làm. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm để nấu những bữa ăn ngon miệng cho em và bố. Sau một ngày làm việc bận rộn, buổi tối mẹ vẫn dành thời gian quan tâm đến em. Mẹ thường hỏi han tình hình học tập của em và an ủi em mỗi khi em gặp khó khăn. Em rất kính trọng và biết ơn mẹ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe để em và bố có thể tặng mẹ thật nhiều tình yêu thương.
TL:
34 x 42 = 1428
HT
1428 nha