hãy viết một bài văn biểu cảm về bánh trôi nước
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người sống đống vàng là câu tục ngữ mang ý nghĩa trong thế giới này thì con người là quý giá nhất, cần phải trân trọng cuộc sống này, người còn là còn tất cả. Cũng giống như câu: Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Vậy nên dù có bất cứ điều gì xảy ra, thì cũng cần phải biết trân trọng sự sống này, có sức khỏe là có thể làm ra mọi thứ khác. Con người tạo ra tiền bạc, của cải vật chất, chứ của cải vật chất không tạo ra con người. Vậy nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì chúng ta cũng phải đảm bảo sinh mạng, sức khỏe, từ đó sẽ làm ra được mọi thứ khác.(mình chỉ giải thích được thui ạ)
Bác Hồ từng dạy:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành còng, thành công, đại thành công”.
Quả thực, tinh thần đoàn kết, thống nhất một lòng đã mang đến cho dân tộc ta những thành công to lớn. Đoàn kết giúp ta có sức mạnh, giúp ta làm nên những việc lớn lao. Đất nước ta đã từng bị bọn phong kiến áp bức, bọn thực dân đế quốc xâm lược. Chúng muốn cướp ruộng đất của chúng ta, bắt ta làm nô lệ cho chúng. Nhân dân ta người không đông, kinh tế không giàu, chỉ có được những điều kiện tối thiểu, thô sơ nhất cho cuộc chiến chống áp bức nhưng bằng sức mạnh từ khối đại đoàn kết của dân tộc “tất cả đàn ông, đàn bà, người già trẻ nhỏ, không phân biệt tôn giáo, đang phái… ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm ai không có súng có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã lần ĩượt đánh đô hai xiềng xích áp bức bóc lột là phong kiến và thực dân Pháp trong Cách mạng tháng Tám 1945. Tiếp đến, qua ba mươi năm đấu tranh gian khổ, bằng sức mạnh của tinh thần đoàn kết miền Nam trực tiếp chiến đấu, miền Bắc lao động sản xuất để chi viện, ta lại tiếp tục “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào” và giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Không chỉ trong chiến đâu với kẻ thù ngoại xâm mà trong công cuộc lao động sản xuất ta cũng có được nhiều thắng loại nhờ tinh thần đoàn kết. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, để có cơm àn, áo mặc, vũ khí đạn dược chống chọi với chiến tranh, nhân dân miền Bắc đã phát huy tinh thần đoàn kết trong những tố chức hội, tập thể như “Hội phụ lão cứu quốc”, “Hội nông dân cứu quốc”, “Hội nhi đồng cứu quốc”,… Chúng ta hưởng ứng những phong trào như “Ba sẵn sàng”, “Mỗi người làm việc bằng hai”,… Kết quả là ta đã đủ lương thực để ãn, đủ vũ khí để chống lại quân thù. Trong thời bình, chúng ta lại phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bằng chứng hùng hồn cho những thành công của ta là những cánh đồng xanh mát, những nhà máy hiện đại, những tòa nhà chọc trời. Trong đó phải kể đến công trình thủy điện Hòa Bình, nhà máy lọc dầu Dung Quất,…
a. một miếng khi đói bằng 1 gói khi no
b.chết vinh còn hơn sống nhục
c.xét mình công, ít tội nhiều
d. khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
e. nói thì dễ, làm thì khó
g. trước lạ sau quen
trứng trọi đá
ở phía bắc có mùa đông lạnh
lúc trời sáng em dậy đánh răng
hạt đậu thần kì trong chuyện cổ tích kìa
ok nha hok tốt
Thân phận người phụ nữ là đề tài muôn thuở được văn học vô cùng quan tâm. Từ nền tảng văn học dân gian với những bài ca dao than thân trách phận của người phụ nữ cho đến thơ ca trung đại những số phận, cảnh ngộ ấy vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Nhắc đến những bài thơ viết về chủ đề ấy ta không thể không kể tới tác phẩm “bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Là nhà thơ phụ nữ viết về số phận của những người phụ nữ cho nên bài thơ của bà vừa có sự trải nghiệm, vừa có sự trân trọng, ngợi ca lại vừa cảm thông, thấu hiểu.
“Bánh trôi nước” là một trong rất nhiều những bài thơ viết về thân phận người phụ nữ của bà chúa thơ Nôm. Bài thơ mở đầu với mô típ quen thuộc trong ca dao than thân “thân em”, vừa bình dị vừa khiêm nhường mang đậm chất nữ tính. Giống như những tiếng than trong ca dao, bài thơ cất lên như một lời bộc bạch về thân phận người phụ nữ. Hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên vừa đẹp vừa chân thực trong hai câu thơ đầu tiên:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước cũng như quy trình làm bánh được tác giả tái hiện rất cụ thể, sinh động. Bánh trôi có màu trắng tinh khiết của bột nếp, được nhào nặn tròn trịa rất xinh xắn, khi cho vào nước nguội bánh chìm xuống, nhưng đến khi nước sôi lên, bánh chín sẽ nổi trên mặt nước. Bánh trôi vốn là loại bánh dân dã, bình dị thân thuộc với đời sống con người nhưng qua con mắt tinh tế, nhạy cảm của nữ sĩ họ Hồ bỗng được gắn với vẻ đẹp và cuộc đời của người phụ nữ. Cũng giống như chiếc bánh trôi kia, người phụ nữ cũng mang vẻ đẹp trắng trẻo, tròn đầy, trong trắng, phúc hậu. Điệp từ “vừa” được nhắc lại hai lần trong câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể và phẩm chất của người phụ nữ. Cách dùng từ khéo léo không chỉ phô ra vẻ đẹp mà còn cho thấy niềm tự hào, sự tự ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn học xưa nay, rất hiếm khi người phụ nữ dám bạo dạn, tự tin trực tiếp nói lên vẻ đẹp của mình như thế, đó chính là nét cá tính độc đáo trong thơ Hồ Xuân Hương. Với những vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm ấy, đáng lí ra, người phụ nữ phải được nâng niu và hưởng hạnh phúc, thể nhưng xã hội phong kiến bất công đã không cho họ có được điều ấy. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian “bảy nổi ba chìm” gợi liên tưởng đến cuộc đời long đong, lận đận, bấp bênh của người phụ nữ. Họ phải sống cuộc đời chìm nổi bởi lẽ có bao giờ của người phụ nữ được làm chủ cuộc đời của mình.
Chính vì cuộc đời nhiều bất công, lắm éo le ngang trái cho nên Hồ Xuân Hương đã thẳng thắn thay lời người phụ nữ cất lên tiếng nói than thân cùng sự khẳng định tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Giống như chiếc bánh trôi kia không được làm chủ số phận của mình, rắn nát hay đẹp đẽ đều do bàn tay của người nặn, người phụ nữ cũng không tự quyết định được số phận của mình. Cặp từ đối lập “rắn – nát” được đảo cấu trúc đặt đặt lên đầu câu nhằm nhấn mạnh những sự éo le, phụ thuộc trong cuộc đời người phụ nữ. Những thiết chế phong kiến khắt khe với quan niệm trọng nam khinh nữ, đạo lí tam tòng tứ đức đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ, tước đi cuộc sống tự do, hạnh phúc của họ. Những người phụ nữ ấy không được phép sống vì mình mà phải sống và phụ thuộc vào người khác, họ xem đó như một định mệnh, nhẫn nhịn, cam chịu mà chấp nhận lấy. Thế nhưng, điều đáng quý, đáng trân trọng nhất ở người phụ nữ đó là phẩm chất bên trong của họ. “Tấm lòng son” chính là hình ảnh hoán dụ cho tấm lòng thủy chung, son sắt, trong sáng của người phụ nữ. Dù bị chà đạp bất công nhưng người phụ nữ vẫn giữ được giữ được nét đẹp tâm hồn của mình, cũng giống như những chiếc bánh trôi kia, dù rắn hay nát, chìm hay nổi thì vẫn không thể thay đổi hương vị của chiếc bánh. Hai từ “mặc dầu – mà em” trong hai câu thơ cho thấy sự cố gắng vươn lên số phận để bảo toàn nhân cách của người phụ nữ. Vẻ đẹp nhân phẩm ấy thật đáng trân trọng, ngợi ca!
Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ. Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.
bạn chép mạng ko