K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những đặc trưng cơ bản của phương tiện phi ngôn ngữ: 

- Biểu hiện nét mặt

- Hành động, cử chỉ

- Ngữ điệu khi nói

- Ngôn ngữ cơ thể và tư thế

- Không gian

- Giao tiếp bằng mắt

- Giao tiếp qua xúc giác

- Vẻ bề ngoài

Ví dụ: 

- Khoảng không gian cá nhân cần thiết khi trò chuyện bình thường với một người thường dao động trong khoảng từ 45cm đến 1.2 m. Mặt khác, khoảng cách cá nhân cần thiết khi nói chuyện với một đám đông là khoảng 3 m đến 3.5 m.

- Một cái bắt tay yếu ớt/ một cái ôm ấm áp/ một cái vỗ nhẹ vào đầu... đều mang một thông điệp nào đó.

- Khi mọi người bắt gặp người hoặc vật mà họ cảm thấy hứng thú, tỷ lệ chớp mắt tăng lên và đồng tử giãn ra.

- Với chúng ta, lắc đầu có nghĩa là không, gật đầu là có, thì với đất nước Hy Lạp hay Bulgaria, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi thấy mọi thứ đều ngược lại hoàn toàn. Gật đầu trong văn hóa của họ là “không” còn lắc đầu lại mang ý nghĩa là “Có”.

- Xem xét lượng thông tin có thể được truyền đạt bằng một nụ cười hoặc một cái cau mày. Vẻ mặt của một người thường là thứ đầu tiên chúng ta nhìn thấy, thậm chí trước khi chúng ta nghe họ nói gì.

15 tháng 6

Phương tiện phi ngôn ngữ là các phương tiện truyền đạt thông tin mà không sử dụng ngôn ngữ. Đặc trưng cơ bản của phương tiện phi ngôn ngữ bao gồm:

1. Hình ảnh: Sử dụng hình ảnh để truyền đạt thông tin, cảm xúc và ý nghĩa.

2. Âm nhạc: Sử dụng âm nhạc, nhạc cụ và giai điệu để tạo ra cảm xúc và truyền đạt thông điệp.

3. Màu sắc: Sử dụng màu sắc và sắc thái để truyền đạt ý nghĩa và tạo ra ấn tượng.

4. Hình thức: Sử dụng hình thức, cấu trúc và định dạng để truyền đạt thông điệp một cách trực quan.

5. Giao diện: Sử dụng giao diện, biểu tượng và biểu tượng để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.

 
15 tháng 4

bài nào ạ

15 tháng 4

Bài thơ Người đi tìm hình của nước tác giả Chế Lan Viên 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:         Tên làng                                 Y Phương Con là con trai của mẹ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ Ba mươi tuổi từ mặt trận về Vội vàng cưới vợ   Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa Rào miếng vườn trồng cây rau Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi   Con là con trai của...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

        Tên làng

                                Y Phương

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Ba mươi tuổi từ mặt trận về

Vội vàng cưới vợ

 

Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa

Rào miếng vườn trồng cây rau

Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu

Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Mang trong người cơn sốt cao nguyên

Mang trên mình vết thương

Ơn cây cỏ quê nhà

Chữa cho con lành lặn

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba

Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà

Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước

Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt

Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên

 

Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp

Bàn chân từng đạp bằng đá sắc

Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên

 

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Vang lên trời

Vọng xuống đất

Cái tên làng Hiếu Lễ của con.

         (Mẹ yêu thương, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2008, tr.37-38)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Trước khi trở về làng, người đàn ông ở làng Hiếu Lễ đã ở đâu?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được.

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Câu 4. Việc lặp lại dòng thơ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ trong bài thơ đem lại hiệu quả gì ?

Câu 5. Chỉ ra điểm khác biệt về hình ảnh làng trong đoạn thơ Ơi cái làng đến làng Hiếu Lễ của con trong bài Tên làng (Y Phương) với hình ảnh làng trong đoạn thơ sau:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr.16)

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:         Cây hai ngàn lá                          Pờ Sảo Mìn [...] Dân tôi1 chỉ có hai ngàn người Như cái cây hai ngàn chiếc lá.   […]  Dân tôi chỉ có hai ngàn người Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng Muốn hiểu ta đã qua bao chịu đựng Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình.   Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất Để hôm nay...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

        Cây hai ngàn lá

                         Pờ Sảo Mìn

[...]

Dân tôi1 chỉ có hai ngàn người

Như cái cây hai ngàn chiếc lá.

 

[…] 

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng

Muốn hiểu ta đã qua bao chịu đựng

Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình.

 

Thế kỉ nào ai gieo mầm trên đất

Để hôm nay cây lớn toả xum xuê

Con trai trần2 trong mặt trời nắng cháy

Ép đá xanh thành rượu uống hàng ngày

Con gái đẹp trong sương giá đông sang

Tước vỏ cây thêu áo đẹp năm tháng.

Dân tôi chỉ có hai ngàn người

Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng

Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng

Ngô lúa cười reo tận sân trời đó

Ta dang tay gặt mùa hạnh phúc ấm no.

 (Cây hai ngàn lá, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1992, tr.25-26)

Chú thích:

1 Chỉ dân tộc Pa Dí – một dân tộc thiểu số của nước ta. Nhà thơ Pờ Sảo Mìn cũng là người dân tộc Pa Dí.

2 Đem hết sức lực để lao động vất vả.

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Liệt kê những dòng thơ nói về vẻ đẹp của con trai, con gái trong đoạn trích trên.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Biết gọi gió, gọi mưa, gọi nắng

Chặn suối, ngăn sông, bắt nước ngược dòng

Câu 4. Tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua đoạn trích trên?

Câu 5. Anh/Chị rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

5

xac dinh the tho cua doan trich tren

 

tra loi giup em cau 1 ho cai