Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về câu nói của nhà giáo dục A. Xukhômlinxki: “Một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận ra những lỗi lầm của mình”.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời đại ngày càng huyên náo như hiện nay, có quá nhiều thứ làm chấn động giác quan con người, song những điều làm rung động lòng người ngày càng ít. Xã hội hiện đại muôn màu, muôn vẻ, tràn đầy cám dỗ, mê hoặc.
Sống trong xã hội đầy rẫy những thú vui, bạn phải chiến thắng các thứ cám dỗ mới mong làm nên nghiệp lớn. Cám dỗ đến từ mọi phương diện, vật chất có, tinh thần có, bên trong có, bên ngoài có, có sự tham gia của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội,… Cám dỗ đến từ các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại. Mở tivi ra, bạn sẽ được ngắm nhìn bao nhiêu chiêu độc của các ca sĩ cố làm ra vẻ để quyến rũ người xem, nếu bạn không chóng lại được sự cám dỗ của âm thanh hình ảnh đó thì công việc, học hành sẽ bê trễ, lôi thôi.
Cám dỗ đến từ các thành phố ồn ào náo nhiệt, đến từ sàn nhảy, vũ trường, cám dỗ dễ đến từ non sông, đến từ những vùng đất lạ,…
Thản nhiên là trạng thái tâm lí cao nhất để đối chọi với những cám dỗ đó, đồng thời cũng là sự thăng hoa của nhân cách. Có quá nhiều thứ tốt đẹp trên thế gian này, nhưng chúng ta cần phân biệt rõ ràng những gì mới là cái đẹp mà chúng ta phải theo đuổi. Con người sống phải có lí tưởng, phải đặt niềm tin vào điều gì đó, đồng thời phải đạp bằng mọi thách thức gian nguy để thực hiện được lí tưởng của mình, có thể đó là cả sinh mạng mình! Muốn làm được như vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh với cám dỗ, chiến thắng sự cám dỗ đó.
Chúng ta dễ dàng đánh mất bản thân trong sự phồn hoa huyên náo. Chiến thắng sự cám dỗ là định sẵn số phận cô độc cho mình, cô độc không phải là đau thương mà là chút nghỉ ngơi cho tâm hồn sau khi vẫy vùng thoát khỏi hố bùn lầy vật chất, cám dỗ. Hãy vứt bỏ các thứ huyên náo lại ngoài tai, ngoài mắt để tìm thấy cho tâm hồn một chốn bình yên thư giãn, hãy vứt bỏ nghìn ngày rong chơi phù phiếm để đổi lấy giây phút cô đơn cho tâm hồn nghỉ ngơi, nhìn lại chính mình. Lòng không bị vật dục sai khiến, thân không bị thói đời rượt đuổi, hãy để nhân cách thăng hoa, hãy để tâm hồn được thanh tịnh, hãy để tâm tươi sáng.
Con người sinh ra đã đối diện với định mệnh, lựa chọn con đường hạnh phúc cho mình trong muôn vàn con đường phải chọn. Chính vì thế mà chúng ta cần rèn luyện cho trái tim mình có khả năng chịu đựng cô đơn, có sự trầm lắng của trái tim nhiệt huyết nhưng biết đâu là nguy hiểm để nhận định và đối diện. Như thế lòng mình sẽ không còn nông nổi.
Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc về nghĩa cử cho đi và nhận lại vô cùng thấm thía.
Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để khiến cho xã hội này tốt hơn. Còn nhận ở đây là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi chúng ta cho đi, giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương, giúp đỡ lại khi mình rơi vào tình huống khó khăn. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác để cộng đồng, xã hội ngày càng vững mạnh trên nền tảng tình cảm.
Làm thế nào để nhận biết được những người sẵn sàng cho đi? Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong được tư lợi.
Việc cho đi mang nhiều lợi ích, ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều xứng đáng: đó là sự thảnh thản, thoải mái khi nhìn cuộc sống của người khác tốt đẹp hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những người sẵn sàng cho đi mà không toan tính sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại khi chúng ta gặp khó khăn,…
Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án.
Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Dân tộc Việt Nam ta có vô vàn truyền thống tốt đẹp được kế thừa và phát triển cho đến tận ngày nay. Một trong số đó nổi bật nhất chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo chính là tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình, đó là cách hiểu trong triết học Nho giáo. Hiểu đơn giản hơn thế, hiếu thảo được thể hiện trong hành động, lời nói với cha mẹ, tổ tiên. Việc phụng dưỡng, chăm sóc họ khi còn sống, thờ phụng họ khi qua đời, luôn mang lại niềm vui cho họ, ấy chính là hiếu thảo. Vậy vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ tổ tiên? Bởi họ chính là người đã sinh ra ta, cho ta một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim biết yêu thương, nuôi ta khôn lớn thành người. Không chỉ vậy, họ còn dạy ta nên người, luôn dành cho ta những thứ tốt nhất để ta lớn lên thật vẹn toàn, không thua kém ai. Cha mẹ, người thân luôn là chỗ dựa vững chắc phía sau cổ vũ, động viên, nâng đỡ mỗi chúng ta trên chặng đường đời, là bến đỗ bình yên nhất luôn dang tay chào đón chúng ta. Người sống hiếu thảo sẽ luôn được mọi người tôn trọng, yêu mến và coi đó là tấm gương cho các thế hệ sau này và người khác noi theo học tập. Những câu chuyện về con người hiếu thảo như vua Thuấn dù bị cha đánh chửi, bị mẹ kế và em trai hãm hại nhưng vẫn luôn hiếu kính họ, vẫn luôn bảo vệ cha những lúc ông gặp nguy hiểm, nhường nhịn em trai mình; hay như Chử Đồng Tử lấy chiếc khố duy nhất táng cha; những cô cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng đã vừa học vừa làm chăm sóc cha mẹ ông bà bị bệnh của mình… Vô vàn những câu chuyện làm chúng ta cảm động đang xảy ra xung quanh ta hàng ngày. Ấy vậy nhưng vẫn có những con người sống thờ ơ, vô cảm, bội bạc. Họ không quan tâm đến cha mẹ của mình, mặc kệ họ tự sinh tự diệt, ích kỷ chỉ vì riêng bản thân. Những con người ấy đáng bị lên án và trừng phạt. Hiếu thảo là một đức tính mỗi người cần phải có, không chỉ đơn giản là để ta sống cho trọn vẹn mà còn là hành trang c
Dân tộc Việt Nam ta có vô vàn truyền thống tốt đẹp được kế thừa và phát triển cho đến tận ngày nay. Một trong số đó nổi bật nhất chính là lòng hiếu thảo. Hiếu thảo chính là tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình, đó là cách hiểu trong triết học Nho giáo. Hiểu đơn giản hơn thế, hiếu thảo được thể hiện trong hành động, lời nói với cha mẹ, tổ tiên. Việc phụng dưỡng, chăm sóc họ khi còn sống, thờ phụng họ khi qua đời, luôn mang lại niềm vui cho họ, ấy chính là hiếu thảo. Vậy vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ tổ tiên? Bởi họ chính là người đã sinh ra ta, cho ta một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim biết yêu thương, nuôi ta khôn lớn thành người. Không chỉ vậy, họ còn dạy ta nên người, luôn dành cho ta những thứ tốt nhất để ta lớn lên thật vẹn toàn, không thua kém ai. Cha mẹ, người thân luôn là chỗ dựa vững chắc phía sau cổ vũ, động viên, nâng đỡ mỗi chúng ta trên chặng đường đời, là bến đỗ bình yên nhất luôn dang tay chào đón chúng ta. Người sống hiếu thảo sẽ luôn được mọi người tôn trọng, yêu mến và coi đó là tấm gương cho các thế hệ sau này và người khác noi theo học tập. Những câu chuyện về con người hiếu thảo như vua Thuấn dù bị cha đánh chửi, bị mẹ kế và em trai hãm hại nhưng vẫn luôn hiếu kính họ, vẫn luôn bảo vệ cha những lúc ông gặp nguy hiểm, nhường nhịn em trai mình; hay như Chử Đồng Tử lấy chiếc khố duy nhất táng cha; những cô cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng đã vừa học vừa làm chăm sóc cha mẹ ông bà bị bệnh của mình… Vô vàn những câu chuyện làm chúng ta cảm động đang xảy ra xung quanh ta hàng ngày. Ấy vậy nhưng vẫn có những con người sống thờ ơ, vô cảm, bội bạc. Họ không quan tâm đến cha mẹ của mình, mặc kệ họ tự sinh tự diệt, ích kỷ chỉ vì riêng bản thân. Những con người ấy đáng bị lên án và trừng phạt. Hiếu thảo là một đức tính mỗi người cần phải có, không chỉ đơn giản là để ta sống cho trọn vẹn mà còn là hành trang cần thiết để ta bước vào đời.
Một danh nhân đã nói rằng: “Kẻ khốn cùng nhất trên đời này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.” Thế bạn đã có xây dựng ước mơ cho riêng mình chưa? Bạn đã sẵn sàng để đạt lấy ước mơ đó? Dĩ nhiên ai cũng muốn đạt được ước mơ của mình nhưng họ không biết phải bắt đầu từ đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.
Ước mơ là gì? Đó là câu hỏi mà giới trẻ ngày nay hay đặt ra. Đối với một số người thì ước mơ chỉ là những điều mơ hồn, viển vông, không có thật. Người khác cho rằng ước mơ chỉ xảy ra ở tương lai chứ hiện tại khó mà đạt lấy được. Còn với tôi ước mơ là có thật! Nó có thể là một điều nằm ngoài tầm với của chúng ta, một điều thể hiện sự khát vọng trong mỗi tâm hồn và cũng là một đích sống để ta hướng tới. Ước mơ không cần phải quá to lớn, đôi khi ước mơ chỉ là những điều nhỏ nhặt, hay là những lời ước mà bạn dành cho người khác.
Đa số khi tôi hỏi người khác về ước mơ của họ thì hầu như ai cũng có. Người thì hào hứng kể cụ thể, chi tiết về ước mơ của họ những phần còn lại thì hơi lúng túng, ngại ngùng khi trả lời. Vì sao họ lại như vậy? Bởi vì họ không biết phải định hình ước mơ của mình như thế nào. Họ không biết họ đã đặt ước mơ của họ đúng hay chưa, nó có quá cao hay quá thấp hay thậm chí họ cho rằng mình không chắc có thể đạt được nó hay không.
Một lối suy nghĩ thật là thiếu chín chắn, chưa gì họ đã nghĩ đến con đường thất bại. Như vậy bạn sẽ khó đạt được hành công trong cuộc sống, tự tạo ra cho mình những cái bẫy mà vốn dĩ ra nó không hề có trước đó. Chúng ta sống là phải có ước mơ, có một đích sống là gì mà bạn lại đánh mất những thứ đó chẳng khác gì đánh mất cuộc sống của mình, một cuộc sống bấp bênh không biết trôi nổi về đâu.
Và đó cũng là thực trạng của giới trẻ ngày nay, là một điều đáng quan tâm tới. Sau đây là kế hoạch thực hiện ước mơ của tôi. Ví dụ trong việc định hướng công việc; Trước hết hãy tập tính quan sát của mình, hãy nhìn thế giới xung quanh ta, nào là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,kế toán … Có rất nhiều nghề cho chúng ta chọn nhưng thật sự bạn muốn lựa chọn ngành nào cho phù hợp? Đó cũng là do sở thích, tiềm năng và năng lực của bạn.
Thứ hai là trong việc học tập, bạn thấy bạn giỏi ở môn nào, cần bổ sung thêm điều gì và cần đạt kết quả như thế nào ở cuối năm. Khi bạn ước mơ muốn làm bác sĩ chẳng hạn, để thi vào đại học y bạn phải rèn luyện cho mình ba môn Toán, Hóa, Sinh thật tốt; Tìm hiểu về trường đại học uy tín nào đó và cố gắng hết mình, nỗ lực trong học tập và đạt được kết quả mà mình mong muốn. Chỉ cần thể hiện sự luyện tập, vươn lên trong cuộc sống thì mọi ước mơ cũng có thể đạt được sự thật.
Bay vào vũ trụ và nhìn ngắm nó vốn là mơ ước vĩ đại của loài người. Dù biết đó là điều không tưởng nhưng con người không ngừng xây dựng những mơ ước. Và cuối cùng ước mơ ấy cũng trở thành hiện thực nhờ những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học. Chỉ sau vài chục năm nghiên cứu, con người đã biến ước mơ ấy thành sự thật. Năm 1957, ta đã phóng một vệ tinh nhân tạo đầu tiên, tiếp đến năm 1961 nhà phi hành người Nga – Xô Viết đã bay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Và Armstrong cũng là người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên vào năm 1969.
Loài người chúng ta đã và đang làm những điều rất vĩ đại và phi thường. Nếu bạn có một ước mơ đủ lớn thì mọi khó khăn trở ngại sẽ dần được khắc phục mở ra con đường để bạn đi đến ước mơ. Ước mơ là miễn phí, bởi thế, bạn đừng ngại xây dựng ước mơ mỗi ngày để thành công.
Cuộc sống này sẽ thật lạnh lùng, tẻ nhạt, vô cảm nếu con người ta sống mà không có tình yêu thương, chỉ biết đến bản thân mình. Tình cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó tạo tiền đề để xã hội này phát triển vững bền hơn. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể nhìn ra rõ hiện nay chính là căn bệnh vô cảm ngày càng gia tăng.
Vậy thế nào là vô cảm? Vô cảm chính là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.
Mỗi người được tự lựa chọn cho mình cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình là do mình điều khiển, hãy sống thật chan hòa, yêu thương mọi người để mỗi ngày đều là những ngày vui. Hãy tích cực lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội này để cuộc sống trọn vẹn hơn.
Giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những cố gắng không ngừng nghỉ để phát triển nền giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong thời đại hiện nay thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Tình trạng này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chất lượng giáo dục
Trung thực là đức tính cao quý của con người. Thiếu trung thực là làm không đúng, không thành thực trong suy nghĩ và hành động của bản thân, có thái độ lừa gạt, gian dối. Trong thi cử thiếu trung thực là gian lận, có những hành động sai trái, chị coi trọng điểm số mà bỏ qua kiến thức thực, không đúng với khả năng của bản thân. Một trong những biểu hiện của thái độ đó là quay cóp trong khi làm bài kiểm tra và trong các kì thi, nhằm mục đích đạt được điểm số như mong muốn dù đó không phải là thực lực.
Không phải tự nhiên mà thiếu trung thực lại trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong thi cử. Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử đầu tiên phải kể đến từ chính bản thân của mỗi học sinh. Do lười học, trên lớp không chú ý nghe giảng về nhà lại không luyện tập để rèn luyện kiến thức, nhưng muốn đạt điểm cao thành tích tốt cho nên lựa chọn gian lận. Cũng có những người chăm chỉ học hành nhưng không tự tin vào kiến thức của bản thân, lo lắng mình sẽ làm không tốt nên phụ thuộc vào sách vở dẫn đến quay cóp trong thi cử.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan có cả nguyên nhân khách quan. Cha mẹ đôi khi kỳ vọng quá nhiều vào con cái, muốn mong muốn con mình giỏi giang, gây áp lực học hành cho chúng. Không muốn cha mẹ phải thất vọng, thậm sợ hãi bởi những hình phạt của cha mẹ khi đạt điểm kém, nhiều học sinh phải oằn mình để gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ dù không phải ai cũng thông minh sẵn tính trời. Một số môi trường coi trọng thành tích, gây áp lực lớn cho học sinh khiến các em hành động gian lận để đạt được chỉ tiêu như đã đề ra.
Vấn nạn đó trở nên phổ biến mà nhiều người không hề để ý đến tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Thiếu trung thực trong thi cử khiến cho người học không có kiến thức khi bước vào đời. Những bài kiểm tra bài thi là thời điểm để đánh giá lại kiến thức mình đã học được, nhìn nhận lại năng lực của bản thân để biết được lỗ hổng kiến thức. Từ đó có biện pháp khắc phục để để cải thiện và nâng cao. Nhưng khi đã gian lận, thành tích đạt được không phải là thành tích thật người học sẽ không biết được mình đang ở trình độ nào. Gian lận một lần trót lọt có thể có những lần sau, dần dần trở thành một thói quen đáng sợ. Người gian lận quá lâu sẽ trở thành người không trung thực trong tiềm thức, từ gian lận trong thi cử có thể dẫn tới gian lận trong công việc và cuộc sống sau này. Nhưng những hành động gian lận sớm muộn cũng sẽ bị vạch trần, khi đó mọi người sẽ quay lưng lên án gay gắt. Hậu quả nghiêm trọng không thể tưởng tượng nổi.
Gian lận cho ra những thành tích giả khiến cho nhiều người dễ bi quan về năng lực của bản thân. Bởi lẽ dù họ cố gắng bao nhiêu cũng lùi lại phía sau của những người gian lận. Không những thế những tấm bằng giả có thể cướp đi cơ hội việc làm của những người có kiến thức thật, dẫn đến những câu chuyện xót xa sau này. Xã hội dần dần sẽ bị xâm chiếm bởi sự gian lận lừa dối, ngành giáo dục của đất nước sẽ đi xuống, và rồi tương lai của xã hội tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?
Hiện thực đó đặt ra một vấn đề mà tất cả chúng ta cần chung tay. Làm thế nào để đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng thiếu trung thực trong thi cử? Đầu tiên xuất phát từ mỗi cá nhân những người học. Trong quá trình học tập phải luôn cố gắng học với thái độ nghiêm túc tích cực. Tự tin với kiến thức mình đã học được thoát ra khỏi cuốn sách quyển vở trong giờ kiểm tra. hãy xác định mục đích của việc học là xây dựng cho tương lai sau này mà không phải vì điểm số vì thành tích nhất thời. Đặc biệt tất cả mọi người phải kiên quyết chống bệnh thành tích, trân trọng nhân tài thực sự. Đồng thời ở mỗi nhà trường tổ chức cần khen thưởng động viên kịp thời những đối tượng những tấm gương trong vấn đề Đạt bỏ tiêu cực giáo dục hiện nay. Gia đình nhà trường phải quan tâm Thực sự đến nỗi thế hệ học sinh, không đặt nặng và gây áp lực thành tích để con em mình được thoải mái học tập.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp hàng đầu và dài lâu, là mối quan tâm không phải của riêng ai mà là của cộng đồng. mỗi cá nhân cần có ý thức để xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, phát triển tương lai con người và đất nước sau này.
Biết ơn người khác là một trong những vẻ đẹp trong kho tàng nhân cách của con người. Kẻ sống không có lòng biết ơn cũng chẳng khác nào dòng nước đục chảy giữa cánh đồng xanh, bông hoa không có hương thơm, loài chim không biết hót. Nhắc nhở con người sống phải có lòng biết ơn, người xưa từng nói khuyên uống nước phải nhớ lấy nguồn.
Nước là sự vật tự nhiên, có vai trò duy trì sự sống của mọi sinh vật. Nguồn là nơi nước bắt đầu chảy. Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển.
Nước chính là thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc. Uống nước là hưởng thụ các thành quả của dân tộc. Nguồn là những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Nhớ nguồn thể hiện lòng biết ơn cha ông, tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc.
Sống phải biết ơn người khác luôn là đạo lí tồn tại trong mọi xã hội, bởi không ai một mình mà có thể tạo ra cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay được tạo dựng và bồi đắp từ muôn thế hệ đi trước. Mỗi lớp người đi qua trong lịch sử đều để lại những giá trị nhất định cho các thế hệ đi sau thừa hưởng và tiếp tục phát huy làm cuộc sống không ngừng phát triển.
Những dòng sông được bao bọc bởi con đê kiên cố, đồng bằng màu mỡ xanh tươi là công sức của cha ông đời đời trị thủy, cấy cày. Nền khoa học đạt được thành tựu rực rỡ như hôm nay được ươm mầm từ những sáng tạo không ngừng nghỉ của biết bao con người từ thời nguyên thủy cho đến tận ngày nay. Con người có thể bay vào vũ trụ, khám phá các thiên hà xuất phát từ ước mơ vươn tới những vì sao xa mà thuở hồng hoang, biết bao người dã khao khát. Cái gì là hiện thực của hôm nay đều xuất phát từ những ước mơ trong quá khứ. Không có những ước mơ ấy, không thể có tiến bộ như hôm nay.
Sống có lòng biết ơn, cách sống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ nghìn năm qua. Đó không chỉ là nét đẹp văn hóa mà trở thành cách sống, cách ứng xử, phẩm chất đạo đức cần ở mỗi con người. Không có truyền thống đó chắc hẳn sẽ không có những trang sử chống giặc ngoại xâm hiển hách, không có những hiền tài xuất chúng, không có lòng tốt để ngày nay chúng ta nhớ đến, tự hào và ngợi ca.
Sống có lòng biết ơn thể hiện phẩm chất cao quý của con người. Biết ơn người khác nâng cao nhân cách, xây dựng lòng tin và tình yêu thương ở người khác, là yếu tố dẫn đến thành công.
Đối với đa số người được giáo dục chu đáo, có hiểu biết sâu sắc và có lòng tự trọng thì luôn có ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những thành quả đã có của cha ông. Đối với một số kẻ kém hiểu biết thì dễ nảy sinh tư tưởng sùng ngoại, thái độ coi thường, chê bai những thành quả của dân tộc.
Ngày nay, khi được thừa hưởng những thành quả của dân tộc, mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu lòng biết ơn, mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn nữa để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản của dân tộc.
Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó. Nghĩa là môi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ, mà còn phải có trách nhiệm và nghĩ vụ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.
Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời của mình. Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sẵn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng đừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất. Đừng sợ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là cách bạn khắc phục và sửa chữa sai lầm ấy như thế nào thôi.