K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà.Điều đó thật may mắn đối với tôi.       Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với...
Đọc tiếp

Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà.Điều đó thật may mắn đối với tôi.

 

    Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.

 

- Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.

 

Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:

 

- Gì đó cháu?

 

- Ba đánh! – Tôi nói, miệng méo xệch.

 

- Cháu đừng lo! Lên đay nằm với bà!

 

      Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.

 

      Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:

 

- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?

 

- Không thấy.

 

     Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {….}.

 

      Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng…. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.

 

                                                     ( Nguyễn Nhật Ánh. Mắt biếc, Nxb Trẻ, 2021). Viết một đoạn văn phân tích đánh giá chủ đề và nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích

0
Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn.Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói.Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút....]Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên...
Đọc tiếp

Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn.Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói.Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút....]Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót. Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu. Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt. Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai. Nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng. Ruột nó trong như thạch. Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này. Thật may là mình đem theo lửa - cậu lẩm bẩm.[...]

Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu. Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt. Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp. Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật. Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì.

Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa.

Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.

Mùi gì mà thơm thế - ông cậu bé lên tiếng - Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.

 

Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo:

 

- Tôi chỉ xin lửa thôi...

Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một... Mạnh thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai... Hình như đã có người phải quay mặt đi vì không dám ước có được nó. 

Câu 1: Tìm và ghi lại những từ ngữ, hình ảnh miêu tả "miếng khoai nướng" trong sự tưởng tượng của nhân vật Mạnh 

Câu 2: Khi 2 ông cháu rời đi cảm xúc và tâm trạng của mạnh được diễn tả như thế nào? Những chi tiết ấy giúp em cảm nhận điều gì về nhân vật mạnh 

Câu 3: Xác định các điểm nhìn ( xét theo vai người quan sát và góc độ quan sát ) của văn bản và nêu tác dụng 

Câu 4: Từ câu chuyện củ khoai nướng em hãy rút ra 1 bài học có ý nghĩa cho bản thân 

 

0
2 tháng 5

TK:

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích này giúp tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc. Bằng cách so sánh "chúng tôi" với "hòn đá", tác giả muốn nhấn mạnh sự vững chắc, kiên định và bền bỉ của họ trong một tình huống nào đó. Tính chất không biến đổi và đồng nhất của đá được sử dụng để ám chỉ tính cách và tính cách kiên nhẫn của họ. Đồng thời, việc so sánh "đập nhịp tim người" với "đập" của một hòn đá giúp tạo ra sự đối lập mạnh mẽ, với hình ảnh sống động của sự kiên nhẫn và vững chắc so với sự dao động và phù phiếm của nhịp tim con người.

4
456
CTVHS
30 tháng 4

TK:

Bài thơ "Một đời áo nâu" của Nguyễn Văn Song là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, đầy cảm xúc, thể hiện tình cảm đặc biệt giữa con cái và người mẹ, với chiếc áo nâu là biểu tượng cho cuộc sống đầy gian khổ và hy sinh của người mẹ nông dân.
Nguyễn Văn Song đã tài tình khi tạo ra một hình ảnh đậm nét mảnh mai, gian dị, nhưng cực kỳ đặc sắc về người mẹ. "Một đời mẹ mặc áo nâu," chiếc áo nâu đã trở thành biểu tượng của cuộc sống đầy gian khổ, vất vả, và đồng thời là ký ức đẹp đẽ của tình mẹ. Hình ảnh áo nâu bạc, áo nâu gầy làm nổi bật sự chất chứa, phô diễn cuộc sống dày dạn mồ hôi và cả những đau thương, vất vả mà mẹ đã trải qua
Bằng cách so sánh mẹ như sông, Nguyễn Văn Song đã thêm vào bức tranh tình cảm một chiều sâu mới. "Mẹ như sông phía quê nhà/ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm," những dòng thơ này không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo mà còn gợi lên vẻ mặt trải qua những khó khăn, đắng cay của người mẹ. Sự lặng thầm của mẹ như phù sa dồn vào lòng, làm cho tình cảm trở nên sâu lắng, tận cùng.


Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh cuối cùng của chiếc áo nâu được "cất gọn gàng để theo mẹ về cõi phật," tạo nên một sự chấm dứt tự nhiên, một cảm giác thanh tịnh và nhẹ nhàng. Đây là lời chia tay cuối cùng nhưng cũng là sự duyên dáng và yên bình, áo nâu trở thành "đồng hành" cho người mẹ trên chặng đường mới.
Ngôn ngữ trong bài thơ rất đơn giản nhưng vô cùng lôi cuốn và chân thành. Các từ ngữ mộc mạc, những hình ảnh thực tế, tất cả tạo nên một bức tranh sống động và chân thực về cuộc sống của người mẹ. Những phép so sánh và tả chi tiết mộc mạc như "áo nhu ruộng chở đầy nắng mưa," hay "đôi vạt phù sa lặng thầm" là những điểm đặc sắc nghệ thuật làm sâu sắc thêm nét đẹp và ý nghĩa của bài thơ.
"Một đời áo nâu" không chỉ là một bức tranh tình mẫu tự nhiên và chân thành mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, để lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc và suy ngẫm về giá trị của tình mẹ, về cuộc sống giản dị và về sự hy sinh vô điều kiện. Bài thơ này là một lời tri ân đẹp đẽ đối với người mẹ và cũng là một bức tranh tuyệt vời về tình yêu thương và lòng biết ơn.

30 tháng 4

Ai viết hay mình  hậu tạ 30k tiền nước

29 tháng 4

Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Bất cứ ai trở nên hoàn hảo đều phải trải qua rèn luyện mới có được. Bởi thế, mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một tâm hồn đẹp đẽ, rèn luyện để trở thành một người công dân hữu ích. Hiểu đơn giản, việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân mình; vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng rèn luyện; đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn. Bên cạnh đó còn là việc mỗi cá nhân rèn luyện, trau dồi những phẩm chất quý giá, tốt đẹp, luôn nghĩ và hướng đến lí tưởng cao cả. Người có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình luôn biết tự đánh giá mình, tích cực học hỏi ở người khác, rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực phù hợp. Để ngày càng tiến bộ cần bạn nhất định phải không ngừng nâng cao năng lực tri thức và hoàn thiện kỹ năng, nhân cách, phẩm chất đạo đức cho mình. Trước hết, chúng ta cần phải tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân. Nhận rõ điểm yếu, điểm mạnh của mình, khắc phục và hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh, không ngừng học hỏi để ngày càng tiến bộ và hoàn thiện. Ai cũng cần phải tự hoàn thiện bản thân mình bởi mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.