giúp mình với.
hãy tóm tắt bài hùng linh công
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách kết thúc truyện của "Cô bé bán diêm" có thể nói là một cách kết truyện "có hậu" đặc biệt vì cuối cùng cô bé ấy đã được giải thoát khỏi cuộc sống đau khổ để đoàn tụ với người bà yêu quý ở nơi “chẳng còn đói rét, đau khổ nào đe dọa họ nữa”.
Cách kết thúc có hậu ấy khác so với những câu chuyện cổ tích em đã học. Trong các câu truyện cổ tích khác nhân vật chính sẽ được sự trợ giúp của một phép màu đặc biệt để vượt qua khó khăn và sống hạnh phúc suốt đời. Nhưng trong truyện "Cô bé bán diêm" thì không có phép màu nào xảy ra. Cô bé tội nghiệp ấy đã rời xa thế gian này nhưng đó là sự giải thoát để cô bé không còn phải sống trong đói rét hay đau khổ nữa.
Truyện “Cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-đéc-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết.
Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé. Có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc. Em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em. Em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạn của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc. Đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-đéc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Quê em là một ngôi làng nhỏ và bình yên. Bình thường, người trẻ trong làng chủ yếu đi làm trong nhà máy trên thành phố. Các chàng trai, cô gái thì tất bật học hành. Nên trông cả ngôi làng có vẻ yên lặng và vắng vẻ. Cả một năm, chỉ vào dịp Tết, mọi người mới trở về đoàn tụ cùng nhau. Thế nên, ngày Tết là ngày mà nhà nhà mong đợi.
Ở quê em, ngày Tết như một câu thần chú, đánh thức cả một vùng quê dậy. Độ từ hai ba tháng chạp - ngày đưa ông Táo về trời, là mọi thứ dần dần thay đổi. Ngoài những công việc hằng ngày, mọi người tranh thủ dọn dẹp nhà cửa. Từ cắt tỉa bụi cỏ, hàng cây trước nhà, sau vườn, đến quét vôi lại hàng rào đã cũ. Rồi lại lau chùi nhà cửa, giặt giũ rèm, chăn, đệm… Và còn cả việc lau chùi lại bộ lư đồng, bộ bàn ghế… Tiếng cười nói lúc dọn dẹp của các ngôi nhà ồn ã khắp cả khu xóm. Nhìn từ xa, những sào phơi đồ nhà nào cũng giăng kín, như muôn vàn cánh chim đang vỗ cánh trong gió mới.
Và rồi, những hàng quán, khu chợ cũng đông vui và tấp nập hơn. Những mặt hàng Tết được trưng bày rất nhiều. Tuy không phong phú và hoành tráng như trên thành phố, nhưng lại có một vẻ đẹp mộc mạc rất riêng. Trên những bãi đất trống, các thương lái dừng lại, bày nào mai, nào quất, nào dưa, nào chuối để bán… Người mua kẻ bán xôn xao từng góc đường. Những đoạn đường như thế, thường sẽ bị ùn tắc, nhưng chẳng ai khó chịu cả, vì Tết mà. Rồi những hàng tạp hóa bắt đầu bày ra đủ thứ bánh mứt, kẹo hạt với các món đồ trang trí năm mới xinh xắn, đủ làm mê mệt bất kì đứa trẻ nào. Ở chợ, các hàng áo quần, lá, nếp, thịt… cũng nô nức và đông vui hơn hẳn thường lệ. Đi ngoài đường, thật dễ dàng để bắt gặp ai đó chở những cành mai, chậu quất, hay vài túi đồ lớn sắm Tết.
Độ dặm hôm sau, người đi làm đi học xa nô nức trở về nhà. Cả ngôi làng vốn rộng lớn bỗng trở nên chật hẹp. Đâu đâu cũng là người, là hoa, là quà, là tiếng cười nói, tiếng hỏi thăm nhau. Những quán ăn, nhà hàng cũng được dịp đông đúc bởi mọi người kéo nhau đi liên hoan sau một năm làm ăn xa nhà.
Và rồi, sau bao mong chờ, thì Tết chính thức đến. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nhau ngồi xem Táo quân, ăn mứt, uống trà. Bầy trẻ nhỏ thì đi ngủ trong sự háo hức chờ ngày mai. Suốt ba ngày Tết, dù là những cô những bác nông dân cũng khoác lên bộ áo đẹp nhất để đi chúc Tết nhau. Những câu chúc, những bao lì xì đỏ thắm cứ thế mà trao đi trong sự vui tươi của mọi người.
Mẹ thường bảo, Tết là tốn kém, thế nhưng lại luôn mong Tết về. Vì nhờ Tết, cả nhà được quây quần bên nhau. Nhờ Tết, mọi người mới gần nhau hơn, mới có thời gian lau dọn, thắp nén nhang cho ông bà tổ tiên. Niềm vui của Tết là niềm vui của sự sum họp và đoàn viên. Chính vì thế, em vẫn luôn yêu Tết vô cùng!
Bài Làm
Cảnh sinh hoạt trong dịp Tết là một hình ảnh đầy sôi động và ấm áp. Ngay từ những ngày cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các ngõ ngách, con phố. Những ngôi nhà được trang trí lung linh với những bóng đèn, cây thông và hoa đào, hoa mai tạo nên một không gian rực rỡ và phấn khích. Trong gia đình, mọi người hăng say dọn dẹp nhà cửa, lau chùi, quét dọn để chuẩn bị đón mừng năm mới. Mọi người cùng nhau nấu nướng, chế biến những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, nem rán, mứt, xôi gấc... Mùi thơm của các món ăn truyền thống lan tỏa khắp nhà, tạo nên không gian ấm cúng và đậm đà tình thân. Trong những ngày cuối năm, mọi người cũng tất bật đi chợ để mua sắm những đồ cúng, hoa quả, cây cảnh để trang trí bàn thờ tổ tiên. Cảnh người dân đông đúc, tấp nập trên các con phố chợ tạo nên một không khí sôi động và vui tươi. Vào đêm giao thừa, gia đình tụ họp lại để cùng nhau chờ đón năm mới. Mọi người cùng nhau thắp nến, cúng tổ tiên và cầu mong một năm mới tràn đầy may mắn và thành công. Tiếng cười, tiếng chúc Tết vang lên khắp nhà, tạo nên một không khí ấm áp và đoàn viên. Trong những ngày đầu năm mới, mọi người thường thăm viếng nhau, chúc Tết nhau. Cảnh các gia đình đón khách, mời khách vào nhà, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, chia sẻ những câu chuyện vui vẻ và những ước mơ, kỳ vọng cho năm mới. Cảnh sinh hoạt trong dịp Tết là một cảnh tượng đầy màu sắc và ý nghĩa. Nó tạo nên một không gian ấm áp, đoàn kết và gắn kết tình thân trong gia đình. Đó là thời điểm mọi người sum vầy bên nhau, quên đi những lo toan cuộc sống để tận hưởng những giây phút đáng nhớ của một năm mới. BÀI VĂN MẪU NHA BẠN!😀Tôi nhớ những ngày xưa ấy. Nhớ những ngày còn được tung tăng cắp sách tới trường. Nhớ những ngày cùng lũ bạn đùa vui, làm trò quậy phá.
Với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và bảo vệ nước, Việt Nam có rất nhiều các lễ hội truyền thống như: tết nguyên đán, tết dương lịch, tết táo quân... Trong đó, không thể không kể đến lễ hội trăng rằm - Tết trung thu đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Đây là dịp lễ để các em nhỏ vui chơi, rước đèn, phá cỗ, tạo nên những kỉ niệm đẹp cho tuổi thơ các em.
Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.
Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6, cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kỳ. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kỹ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với rất nhiều hình đa dạng, rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.
Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.
Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.
1. Điểm giống nhau ở bài đọc Thánh Gióng và Yết Kiêu như sau:
- Ở hai câu chuyện đều ca ngợi anh hùng đất nước.
-Hai câu chuyện đều có thật và kể về truyền thuyết lịch sử.
- Hai người đều là cháu con đất Việt, lớn lên trở thành một vị anh hùng xứng đáng làm gương của đất nước đã nhiều lần ghi công chiến thắng giặc.
- Cả 2 nhân vật đều có tài năng và sức khỏe phi thường
2.Điểm khác nhau ở bài đọc Thánh Gióng và Yết Kiêu:
1. Cả 2 nhân vật đều được ca ngợi nhưng lại ca ngợi những góc riêng ( Ông Yết Kiêu có sức khỏe phi thường,lặn được dưới nước. Thánh Gióng lớn lên như thổi, tài năng ý chí vươn cao)
2.Khung cảnh kể chuyện ( Yết Kiêu cảnh ở biển,Thánh Gióng ở đất liền để đánh giặc)
3.Ngôn ngữ : Yết Kiêu được sử dụng từ ngữ mạnh mẽ,dũng cảm và phi thường. Thánh Gióng đc sd từ ngữ: kì lạ , thông minh,ý chí quyết tâm kì diệu.
Các bạn ko những chặt phá rừng mà còn ko biết tiết kiệm điện, nước khiến cho trái đất ngày càng gặp nhiều các biển đổi khí hậu. Nếu con người có ý thức chung tay bảo vệ môi trường thì biến đổi khí hậu sẽ không có. Các bạn xét xem, lỗi này đâu phải do tôi?
Bất tử danh tướng Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm.
Theo truyền thuyết và các tài liệu thư tịch cổ, đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc.
Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công.
Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người.
Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống.
Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt.
Khi quân của Linh Công đến giáp giới ngọn núi nào, hổ dữ nơi ấy đều gầm gào ra tự phục. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc.
Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhân dân nhiều vùng bị cướp phá, tướng sĩ triều đình hao tổn nhiều. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc".
Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh trận.
Cũng theo truyền thuyết, sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói "nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".
Bài làm:
Bất tử danh tướng Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm.
Theo truyền thuyết và các tài liệu thư tịch cổ, đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc.
Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công.
Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người.
Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống.
Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt.
Khi quân của Linh Công đến giáp giới ngọn núi nào, hổ dữ nơi ấy đều gầm gào ra tự phục. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc.
Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, nhân dân nhiều vùng bị cướp phá, tướng sĩ triều đình hao tổn nhiều. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc".
Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh trận.
Cũng theo truyền thuyết, sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói: "Nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được."