K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng...
Đọc tiếp

Tối hôm đó không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.Đom Đóm sà xuống chân ruộng bắt mấy con Rầy Nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh và thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: "Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!". Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật! Càng đến gần, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, tỏa sáng như một viên ngọc vậy!Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất, vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hại lúa đây!

Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

    (ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG - Trích tập chuyện "Chú chim lạc mẹ")

Câu 1: Nhân vật chính của văn bản trên?

Câu 2: Vì sao Đom Đóm khen ngợi Giọt Sương khiêm tốn?

Câu 3: Dấu ngoặc kép trong câu: Đom Đóm thầm nghĩ: "Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!" có tác dụng gì?

Câu 7: Từ nội dung văn bản, em hãy rút ra cho mình những bài học gì trong các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh?

                      *CHÚ Ý: AI TRẢ LỜI ĐƯỢC MÌNH SẼ TICK 

2
28 tháng 11 2024

1.Nhân vật chính:Giọt Sương và Đom Đóm

2.Vì khi được Đom Đóm khen đẹp,Giọt Sương chẳng những không kiêu căng mà còn phủ nhận vẻ đẹp ấy.

3.Tác dụng:Trích dẫn lời nói của nhân vật Đom Đóm

28 tháng 11 2024

nhầm nhé

3.trích dẫn suy nghĩ của nhân vật Đom Đóm mới đúng

ahihi(*^ω^*)

28 tháng 11 2024
Câu 1: Phân tích truyện ngắn Sao sáng lấp lánh (Nguyễn Thị Ấm)

Truyện ngắn Sao sáng lấp lánh của Nguyễn Thị Ấm mang đến một thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tình yêu thương gia đình. Câu chuyện xoay quanh một gia đình nghèo, với nhân vật chính là người mẹ luôn hết lòng chăm sóc con cái. Mặc dù gia đình không giàu có về vật chất, nhưng tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình lại là thứ tài sản vô giá. Câu chuyện không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn khắc họa tâm hồn nhân hậu, biết hy sinh vì con cái của người mẹ. Nhân vật mẹ trong truyện có thể không nổi bật về tài năng hay sắc đẹp, nhưng tình cảm và sự hy sinh của bà là yếu tố tạo nên "sao sáng" trong lòng các con. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh những đứa trẻ lớn lên và nhận ra rằng những khó khăn mà gia đình trải qua đều là nhờ tình yêu thương bền bỉ của mẹ, điều này khiến mỗi người trong gia đình cảm thấy hạnh phúc và biết trân trọng những gì mình có. Đoạn truyện phản ánh giá trị của tình cảm gia đình, thể hiện rằng tình yêu và sự hy sinh chính là những điều quý giá nhất mà mỗi con người có thể nhận được trong cuộc sống.

Câu 2: Bàn về ý nghĩa của điểm tựa tinh thần trong cuộc sống

Trong cuộc sống đầy khó khăn và thử thách, mỗi con người đều cần một điểm tựa tinh thần để vượt qua những gian nan. Điểm tựa tinh thần là nguồn sức mạnh vô hình giúp ta đứng vững trong những lúc khủng hoảng, mất phương hướng. Đó có thể là tình yêu thương gia đình, sự động viên từ bạn bè, hoặc niềm tin vào bản thân và vào một lý tưởng cao đẹp. Chính những điểm tựa này giúp ta duy trì sự kiên trì và quyết tâm, đồng thời mở ra con đường đi tới thành công.

Tình yêu thương gia đình là điểm tựa vững chắc đối với mỗi người. Trong những lúc khó khăn, tình cảm từ cha mẹ, anh chị em giúp ta cảm nhận được sự an ủi, động viên, từ đó tìm thấy sức mạnh để tiếp tục chiến đấu. Một gia đình gắn kết không chỉ là nơi ta trở về để nghỉ ngơi mà còn là nguồn động viên tinh thần vô giá.

Bên cạnh gia đình, bạn bè cũng là điểm tựa quan trọng không kém. Họ là những người luôn bên cạnh ta trong những lúc vui buồn, họ sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những lo âu, trăn trở. Những lời động viên, khích lệ từ bạn bè có thể giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, tìm lại sự tự tin vào bản thân.

Ngoài ra, niềm tin vào bản thân và vào lý tưởng sống cũng là điểm tựa tinh thần mạnh mẽ. Khi ta có niềm tin vào khả năng của mình, ta sẽ không dễ dàng bỏ cuộc trước thử thách. Những người có lý tưởng sống rõ ràng, kiên định với mục tiêu sẽ dễ dàng tìm thấy động lực để phấn đấu và trưởng thành.

Tóm lại, điểm tựa tinh thần là yếu tố quan trọng giúp con người vượt qua khó khăn và tìm thấy sức mạnh nội tâm. Trong cuộc sống này, ai cũng cần một điểm tựa để duy trì niềm tin, sức mạnh và sự lạc quan.

28 tháng 11 2024

x:y:z=5:6:7 và x:y-z=8 ai giúp minh với

28 tháng 11 2024

1. Cụm danh từ: một cái áo như thế, một cái áo len nhiều tiền hơn nữa, một ý nghĩ tốt.

=> Áo: Một cái áo rất đẹp

2. Cụm động từ: giơ tay, đang ngồi, giương đôi mắt lên.

=> Ngồi: Ngồi rất ngay ngắn

3. Cụm tính từ: rất nghèo, đang quây quần, không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

=> Kiêu kì: Rất kiêu kì

mình gửi nè

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Sao sáng lấp lánh      Đó là năm 1972.      Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa rừng, cánh lính trẻ chúng tôi mắc võng nằm tán gẫu… Tôi lấy tấm hình...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Sao sáng lấp lánh

     Đó là năm 1972.

     Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa rừng, cánh lính trẻ chúng tôi mắc võng nằm tán gẫu… Tôi lấy tấm hình vợ chưa cưới của mình ra cho đồng đội xem. Đến lượt Minh, cậu ta cầm tấm ảnh trên tay bỗng cười cười cất tiếng:

     - Vợ chưa cưới của tiểu đội trưởng rất đẹp… Nhưng chưa đẹp bằng người yêu của em.

     Cả tiểu đội nhao nhao:

     - Ảnh đâu!… Đưa ra đây xem nào?

     Minh gãi đầu buồn bã:

     - Các vị quên à?… Trước khi đi B, cấp trên chẳng thu hết các giấy tờ, các tấm ảnh của người thân rồi còn gì.

     - Sao mày không cố giấu lấy tấm hình của người yêu?

     - Ngày đó không biết, nghe lời cấp trên mới ngốc chứ!

     - Người yêu làm nghề gì?

     - Học sinh trường múa Việt Nam.

     - Trời!

     Tất cả trầm trồ xuýt xoa. Bởi chắc chắn rằng học sinh trường múa phải đẹp hớp hồn. Có tiếng nói lại vang lên:

     - Tên là gì?

     - Tên là Hạnh.

     - Làm quen… Và yêu như thế nào, kể cho bọn tao nghe đi.

     Minh lại cười cười.

     - Ờ thì kể. Nhưng cấm mọi người được cười đấy.

     Rồi cậu ta nhìn vào ngọn lửa bập bùng cất tiếng hỏi: “Hồi còn đóng quân ở gần Hà Nội, có một hôm, tớ được tranh thủ về thăm nhà. Bước chân lên chuyến xe buýt Cầu Giấy - Bờ Hồ, tớ vô tình đứng sau một cô gái mặc áo hoa. Tò mò muốn xem cô có đẹp không, nên tớ cố len lên. Chưa kịp nhìn đã va phải cô ấy. Cô gái lườm rồi đứng tránh ra. Tớ ngượng quá, ấp úng:

     - Xin lỗi!… Tôi không có tiền mua vé. Bạn có thể mua giùm tôi được không?

     Cô gái nhìn nghi ngờ. Anh bán vé tiến lại. Cô lấy tiền mua hai chiếc vé. Rồi đưa cho tớ một chiếc nhưng không nói một lời. Tớ vẫn đứng như trời trồng, thỉnh thoảng lại nhìn trộm… Một cô gái mắt to và sáng lấp lánh như sao. Xe đỗ cạnh Bờ Hồ. Cô gái bước xuống. Không hiểu sao tớ cũng bị bước theo như sắt gặp nam châm. Tớ đi sau cô khoảng mười lăm bước chân. Cô gái rẽ trái, tớ cũng rẽ trái. Cô rẽ phải, tớ cũng rẽ phải. Bỗng cô gái quay lại, cất tiếng:

     - Anh bộ đội… Tại sao anh lại đi theo em?

     Tôi cười, gãi đầu, ấp úng:

     - Tôi… tôi… muốn biết nhà… để trả tiền.

     Cô gái cười giòn:

     - Không… không phải trả tiền đâu.

     Rồi cô chạy vụt vào sau một cái cổng sắt. Mặt tớ đỏ bừng, bước đi như người say rượu.

     Chiều hôm sau, tớ quay lại để trả tiền vé xe buýt. Gặp cô gái, tớ liều lĩnh mời cô đi xem phim. Cô đã nhận lời… Và chúng tớ yêu nhau…”.

     Đêm đó, khi cơn mưa rừng vừa tạnh, những người lính chúng tôi cứ nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời… mà không ngủ được.

     Sáu tháng sau, một đêm tháng mười tôi và Minh được phái đi trinh sát cảng Cửa Việt. Sau ba tiếng đồng hồ tiếp cận mục tiêu, hai đứa rút ra ngoài. Ba giờ sáng, chúng tôi cố gắng băng ngang qua những đồi cát trắng mênh mông để trở về cứ. Bỗng một loạt pháo dàn từ biển bắn vào. Tôi bò xoài lăn mình trên cát để tránh. Sau loạt đạn, tôi chồm dậy cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời. Tôi vùng dậy chạy ngay đến chỗ Minh. Cậu ta nằm úp sấp. Một mảnh pháo đã cắm vào ổ bụng. Máu trào qua lớp áo. Tôi băng bó rồi cõng Minh đi thật nhanh. Máu từ vết thương trào ra thấm ướt lưng tôi rồi nhiễu xuống cát trắng. Bỗng Minh tỉnh lại thều thào:

     - Anh!… Để em xuống đi… Em không sống được nữa đâu.

     Tôi khẽ đặt Minh nằm xuống đồi cát. Minh nhìn tôi, giọng đứt đoạn:

     - Anh chôn em tại đây… Cố về đơn vị nhanh kẻo trời sáng.

     Gió biển thổi vù vù. Người Minh lạnh toát. Tôi nắm lấy tay Minh cuống cuồng:

     - Thế!… Thế! Em có nhắn gì cho Hạnh?

     Minh cố cười:

     - Chuyện… chuỵện đó em tưởng tượng đấy! Em chưa được cô gái nào yêu cả. Cũng tại em mồ côi cha mẹ nên không còn người thân nào hết…

     Nước mắt tôi trào ra. Bỗng Minh lại lên tiếng:

     - Em có một lá thư… ở trong túi áo ngực. Bao giờ hoà bình, anh đem bỏ vào thùng thư hộ em…

     Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi. Tôi sờ túi áo ngực của Minh, thấy một mảnh giấy gấp làm tư. Tôi vội vã bấm đèn pin để đọc. Trong tờ giấy chỉ có mỗi một dòng chữ liêu xiêu: “Hạnh ơi!... Anh cô đơn lắm…”. Và ký tên.

     Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi theo đoàn quân ào ạt tiến về giải phóng Sài gòn. Năm giờ chiều, thành phố tràn ngập cờ hoa. Tôi thẫn thờ ra chợ mua một cái phong bì. Rồi bỏ lá thư bị vương máu vào trong. Bên ngoài bì thư tôi viết: Gửi Hạnh - Học sinh trường múa Việt Nam - Khu Cầu Giấy, Hà Nội.

     Những người lính trong tiểu đội của tôi tin rằng… Lá thư đó đã đến tay cô gái có đôi mắt như vì sao sáng lấp lánh.

(Nguyễn Thị Ấm)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Nêu cảm nhận của em về nhan đề của văn bản.

Câu 3. Nhận xét về tình huống của truyện.

Câu 4. Phân tích tác dụng của dấu ba chấm trong câu văn: Đêm đó, khi cơn mưa rừng tạnh, những người lính chúng tôi cứ nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời... mà không sao ngủ được.

Câu 5. Qua văn bản, hình tượng người lính hiện lên như thế nào? 

1
28 tháng 11 2024
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản

Văn bản Sao sáng lấp lánh của Nguyễn Thị Ấm là một truyện ngắn. Truyện thuộc thể loại văn học chiến tranh, phản ánh những tình cảm, suy nghĩ của những người lính trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Câu 2: Nêu cảm nhận của em về nhan đề của văn bản

Nhan đề Sao sáng lấp lánh gợi lên hình ảnh một vì sao giữa bầu trời đêm tối, tượng trưng cho những điều đẹp đẽ, tinh khôi và hy vọng trong cuộc sống. Câu chuyện có sự kết nối mật thiết với nhân vật Minh, người lính với ước mơ, tình yêu và niềm tin vào tương lai dù phải đối mặt với cái chết. Hình ảnh "sao sáng lấp lánh" không chỉ ám chỉ ánh mắt của cô gái Hạnh mà còn phản chiếu ước mơ, khát vọng sống của Minh, dù rằng cuối cùng anh không thể thực hiện được ước mơ ấy.

Câu 3: Nhận xét về tình huống của truyện

Tình huống của truyện được xây dựng đầy bất ngờ và cảm động. Minh, một người lính trẻ, có một tình yêu trong sáng với cô gái tên Hạnh, nhưng cuối cùng anh lại không thể sống để thực hiện ước mơ của mình. Câu chuyện tạo ra một cảm giác tiếc nuối, thương xót và sâu lắng. Tình huống chiến tranh đã cướp đi của Minh không chỉ là cuộc sống mà còn là hy vọng về tình yêu. Tình huống này làm nổi bật sự vô nghĩa của chiến tranh và tôn vinh những giá trị tinh thần cao đẹp của con người.

Câu 4: Phân tích tác dụng của dấu ba chấm trong câu văn

Trong câu văn: "Đêm đó, khi cơn mưa rừng tạnh, những người lính chúng tôi cứ nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời... mà không sao ngủ được.", dấu ba chấm có tác dụng nhấn mạnh sự im lặng, sự trầm tư và sự băn khoăn trong tâm trạng của các người lính. Dấu ba chấm tạo ra không gian mở để người đọc có thể cảm nhận sự tiếc nuối, niềm thương xót và cảm giác mất mát của những người lính, khi họ không thể ngủ vì những ký ức về người đồng đội đã hy sinh.

Câu 5: Qua văn bản, hình tượng người lính hiện lên như thế nào?

Hình tượng người lính trong Sao sáng lấp lánh được khắc họa rất sinh động và sâu sắc. Họ không chỉ là những chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu mà còn là những con người với những ước mơ, khát vọng và tình cảm chân thành. Minh, dù là một người lính trẻ, nhưng lại có một trái tim ấm áp, đầy yêu thương và mơ mộng. Hình ảnh người lính qua truyện gợi lên một sự kết hợp giữa sự mạnh mẽ và sự mềm yếu, giữa sự chiến đấu không ngừng nghỉ và những tình cảm sâu sắc mà chiến tranh không thể xóa nhòa.

 

28 tháng 11 2024
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận phân tích, đánh giá nhân vật Thứ trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu

Nhân vật Thứ trong đoạn trích thể hiện rõ sự tự ti, yếu đuối và phức tạp trong tâm lý con người khi phải đối mặt với cuộc sống khó khăn. Dù là người có học thức, Thứ lại luôn cảm thấy bất an, thiếu tự tin và không tìm thấy hướng đi cho bản thân. Câu chuyện của Thứ là hình ảnh của những con người đứng giữa sự lựa chọn, họ không dám mạo hiểm theo đuổi ước mơ hay khát vọng, vì sợ thất bại và thiếu niềm tin vào khả năng của mình. Thứ không thể hiện sự quyết tâm hay dám đối mặt với thử thách, mà chỉ biết tìm cách trốn tránh trách nhiệm. Những cảm xúc của Thứ khiến người đọc cảm nhận được sự phức tạp và khắc nghiệt của cuộc sống, khi con người phải đối diện với sự lựa chọn và những thất bại. Qua đó, nhân vật Thứ trở thành một biểu tượng của những tâm hồn yếu đuối, thiếu nghị lực, nhưng cũng rất đáng thương và đáng cảm thông.

Câu 2: Viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề "tuổi trẻ và ước mơ"

Trong cuộc sống của mỗi con người, tuổi trẻ luôn là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn quyết định đến tương lai, đến những hoài bão và ước mơ. Gabriel Garcia Marquez đã từng nói: “Không phải người ta ngừng theo đuổi ước mơ vì họ già đi mà họ già đi vì ngừng theo đuổi ước mơ.” Câu nói này nhấn mạnh rằng tuổi trẻ không chỉ là khoảng thời gian của sức khỏe, sự nhiệt huyết mà còn là thời điểm quan trọng để theo đuổi ước mơ và khát vọng.

Tuổi trẻ là thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người, nơi mà những ước mơ chưa bị vùi dập bởi những lo toan cơm áo gạo tiền, những thất bại hay sự mỏi mệt. Mỗi người trẻ đều mang trong mình những ước mơ lớn lao, những hoài bão chưa hoàn thành. Chính ước mơ đó thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, thử thách, đồng thời giúp họ kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc. Mơ ước là nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp con người tìm thấy mục đích sống và làm việc không ngừng nghỉ.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều người trẻ dễ dàng bị cuốn vào những giá trị vật chất, sự an phận và bỏ quên ước mơ của mình. Họ sợ thất bại, sợ rủi ro, và đôi khi là sự lo lắng về tương lai. Chính vì thế, có những người khi già đi, không còn động lực, không còn nhiệt huyết như khi họ còn trẻ. Họ mất đi những ước mơ lớn lao và trở nên già cỗi trong tâm hồn dù cơ thể vẫn còn khỏe mạnh.

Ước mơ là ngọn lửa giúp người ta sống, giúp họ không ngừng vươn lên. Tuy nhiên, để duy trì ngọn lửa đó, mỗi người trẻ cần phải luôn kiên định với mục tiêu, luôn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình bất chấp mọi khó khăn. Đừng để cuộc sống này đánh bại ước mơ của chúng ta, đừng để chúng ta đánh mất đi những khát vọng vì sợ thất bại hay vì đã quá mệt mỏi.

Vì vậy, tuổi trẻ chính là thời điểm để ta theo đuổi ước mơ, để ta tạo dựng tương lai của chính mình. Hãy sống hết mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, bởi vì đó chính là nguồn sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Sống mòn        Tóm tắt: “Sống mòn” là cuốn tiểu thuyết của nhà văn hiện thực Nam Cao, viết trước Cách mạng tháng Tám về đề tài người trí thức tiểu tư sản. Nhân vật chính là Thứ - một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí hướng. Sau khi lấy được bằng Thành chung(1), y vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh....
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Sống mòn

       Tóm tắt: “Sống mòn” là cuốn tiểu thuyết của nhà văn hiện thực Nam Cao, viết trước Cách mạng tháng Tám về đề tài người trí thức tiểu tư sản. Nhân vật chính là Thứ - một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí hướng. Sau khi lấy được bằng Thành chung(1), y vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh. Nhưng sau 3 năm, vì nghéo khó, bệnh tật, y phải về quê, chịu cảnh thất nghiệp. Rồi Thứ lên Hà Nội dạy ở một trường tư do Đích - anh họ đồng thời cũng là bạn của Thứ cùng vợ chưa cưới là Oanh mở ở ngoại thành Hà Nội. Cùng dạy với Thứ, Oanh còn có San. Cuộc sống của họ đều khó khăn. Thứ nhận thấy kiếp sống nghèo khổ đã làm thui chột ước mơ, hoài bão và đẩy y cùng những người xung quanh đến cảnh “sống mòn”, trở nên ti tiện, nhỏ nhen. Nghỉ hè, Thứ về quê và phải đối mặt với những chuyện rắc rối của gia đình. Khi y quay trở lại Hà Nội thì trường phải đóng cửa vì thành phố luôn trong tình trạng báo động, Đích đang hấp hối trên giường bệnh,... Thứ đành trở về quê. Đoạn trích dưới đây là phần cuối của tiểu thuyết.

       Thứ đứng tựa mạn tàu... Người ta không thể ước ao một buổi sáng đẹp hơn. Trời xanh lơ, tươi màu như vừa mới quét sơn. Một vài túm mây trắng, lửng lơ. Không gian như rộng quang ra. Ánh nắng chan hòa và rực rỡ. Nhưng Thứ buồn... Y nhìn đằng sau, Hà Nội lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần. Biết bao nhiêu là ước vọng cao xa khi còn ngồi trên ghế nhà trường! Cái đầu tóc mới nuôi có bao giờ thèm mong sau này làm một ông phán tầm thường, mắt cận thị và lưng gù, tháng tháng lĩnh lương vê nuôi vợ, nuôi con? Y sẽ đỗ thành chung, y sẽ đỗ tú tài, y sẽ vào đại học đường, y sang Tây,... Y sẽ thành một vĩ nhân đem những sự thay đổi lớn lao đến cho xứ sở mình. Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân. Vào Sài Gòn, y đã làm một kẻ lông bông. Tuy vậy, mấy năm ở Sài Gòn cũng là một quãng thời gian đẹp của y. Ít ra, y cũng hăm hở, y đã náo nức, y đã mong chờ. Y đã ghét và yêu. Y đã say mê. Y đã ngồi ở thư viện không biết mỏi lưng và đón một dịp đi Pháp không biết nản... Về Hà Nội, y sống rụt rè hơn, sẻn so hơn, sống còm rom. Y chỉ còn dám nghĩ đến chuyện để dành, chuyện mua vườn, chuyện làm nhà, chuyện nuôi sống y với vợ con y. Nhưng cũng chưa đến nỗi hỏng cả mười phần. Ít ra, y cũng còn làm được một việc gì, còn kiếm nổi bát cơm của mình ăn. Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế y thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Ý sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. Y sẽ đi và bất cần tất cả!... Nhưng mà Hà Nội vẫn lùi dần, lùi dần... và đời y cũng lùi dần. Y đang lùi về một xó nhà quê. Con tàu chở y về. Y cưỡng lại làm sao, bởi vì y đang ở trên con tàu đó. Chiều hôm nay, về đến nhà, y sẽ bảo Liên rằng trường đã vỡ rồi, y hết kế sinh nhai, y sẽ ra đi, sẽ đi liều,… Liên sẽ vuốt tóc y, xoa đầu y, vỗ về y vào bảo rằng y sẽ chẳng đi đâu. Và y sẽ chẳng đi đâu... Ấy! Cái đời y là vậy! Y biết thế! Y nhu nhược quá, hèn yếu quá! Y không bao giờ cưỡng lại (...) Y chỉ để mặc con tàu mang đi.

       Hà Nội vẫn lùi dần, lùi dần,... và bây giờ thì xa rồi, khuất hẳn rồi. Hai bên bờ sông, lần lượt qua những đồng ruộng và những khóm tre, những làng mạc xo ro, những người nhà quê bao nhiêu đời nay đương đánh vật nhau với đất. Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia, có biết bao nhiêu người sống như y, không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt đứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại ở đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sợ hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi...

       Bên cạnh Thứ, một anh chàng nhà quê trẻ tuổi, mượn được tờ báo của một kẻ đồng hành, mở ra, ề à đọc cho mấy người nhà quê khác nghe chung. Thứ nhớ đến cuộc chiến tranh ghê gớm hiện thời. Bao nhiêu người chết! Bao nhiêu thành phố tan nát! Cái thảm sông máu, núi thây thật là rùng rợn. Nhân loại lên cơn sốt rét, đang quằn quại, nhăn nhó, rên la, tự mình lại cắn mình, tự mình lại xé mình, để đổi thay. Cái gì sẽ trồi ra? Lòng Thứ đột nhiên lại hé ra một tia sáng mong manh. Thứ lại thấy hi vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn... đẹp đẽ hơn... Nhưng y lại đỏ mặt ngay. Người ta chỉ được hưởng những cái gì mình đáng hưởng thôi. Y đã làm gì chưa?

(Tuyển tập Nam Cao, tập 2, NXB Văn học, 2005, tr.331-334)

Chú thích: 

(1) Bằng Thành chung: Bằng cấp cho người thi đỗ hết cấp cao đẳng tiểu học thời Pháp thuộc, tương đương với bằng tốt nghiệp trung học cơ sở ngày nay.

Câu 1. Xác định điểm nhìn của người kể chuyện trong văn bản.

Câu 2. Ước mơ của nhân vật Thứ khi ngồi trên ghế nhà trường là gì?

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau: Nhưng nay mai, mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!...

Câu 4. Nhận xét về cuộc sống và con người của nhân vật Thứ được thể hiện trong đoạn trích.

Câu 5. Nêu suy nghĩ của anh/ chị về một triết lí nhân sinh được rút ra từ văn bản?

0
28 tháng 11 2024

Đường kính - đường làng

câu văn - câu cá

kho thịt - kho hàng