K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2024

ko biết

11 tháng 3 2024

Bài thơ "Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tác phẩm chứa đựng những cảm xúc sâu lắng và thiêng liêng về tình mẫu tử. Khi tôi đọc bài thơ này, tôi không khỏi cảm thấy xúc động và đầy ý nghĩa. Trong bức tranh của bài thơ, nhân vật người con được vẽ nên như một hình ảnh của tất cả chúng ta - người con xa quê trở về thăm mẹ trong một chiều đông lạnh giá. Khung cảnh quen thuộc của ngôi nhà xưa, với những chi tiết nhỏ như chum tương, áo tơi, đàn gà và trái na cuối vụ, tất cả đều là những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ và ký ức về mẹ. Những hình ảnh này không chỉ là miêu tả vật chất, mà còn chứa đựng sự hi sinh và tâm trí hy sinh không ngừng của người mẹ. Tác giả đã sử dụng những chi tiết tinh tế để gợi lên bức tranh hình ảnh chân thành và tươi vui của người mẹ. Đôi khi, không cần nhiều từ ngữ, chỉ một bức tranh hình ảnh đầy ý nghĩa có thể thấm sâu vào lòng người đọc. Điều này khiến cho bức tranh trong bài thơ trở nên sống động và gần gũi hơn, khiến cho người đọc cảm nhận được những tình cảm sâu sắc giữa người mẹ và người con. Hình ảnh người mẹ Việt Nam trong bài thơ không chỉ là một hình tượng cụ thể, mà còn là biểu hiện của hàng triệu người mẹ Việt Nam, những người phụ nữ yêu thương và hy sinh cho gia đình. Bài thơ này không chỉ là câu chuyện riêng của tác giả, mà còn là câu chuyện của hàng nghìn gia đình Việt Nam, nơi tình cảm gia đình và lòng bi kích được thể hiện một cách chân thành và sâu lắng. Bài thơ nhẹ nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng, là một tác phẩm văn học đầy ý nghĩa và tinh tế về tình mẫu tử. 

11 tháng 3 2024

Nhân vật lịch sử bạn muốn nhắc tới là ai nhỉ?

11 tháng 3 2024

TRA GOOGLE LÀ DC MÀ BẠN :>

 

 

 

 

TUI SIU THÔNG MINH

Đọc văn bản sau và trả lời:  Cô gái đẹp và hạt gạo Làng nọ có một cô gái đẹp tên là H'bia Muga. Chàng trai nào cũng thích H'bia Muga. Mỗi lần, cô bước chân ra bến tắm, cây cỏ, cá nước yêu cô, nhưng khi cô ở nhà, các vật: nồi, hũ, vại - lại không yêu cô vì cô hay chê bai. Một hôm, cô ngồi chải tóc, cơm nguội ở trong nồi hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô lại cứ chửi bới,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời: 

Cô gái đẹp và hạt gạo

Làng nọ có một cô gái đẹp tên là H'bia Muga. Chàng trai nào cũng thích H'bia Muga. Mỗi
lần, cô bước chân ra bến tắm, cây cỏ, cá nước yêu cô, nhưng khi cô ở nhà, các vật: nồi, hũ, vại -
lại không yêu cô vì cô hay chê bai.
Một hôm, cô ngồi chải tóc, cơm nguội ở trong nồi hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô lại cứ chửi bới, khinh rẻ lũ tôi mãi thế?
H'bia Muga nghe nói, mặt cau có bực bội:
- Ta đẹp là do công cha mẹ ta sinh ra chứ ta thèm gì nhờ lũ nhếch nhác, bẩn thỉu bọn mi.
- Thế không có bọn tôi thì mẹ cô làm gì có sữa cho cô bú.
Nghe cơm nguội nói, không nén được cơn giận. H'bia Muga lấy một cục cơm nguội ở trong
nồi ném bịch xuống đất và nói:
- Bây giờ lũ mi muốn đi đâu thì đi, đừng ở trong nhà ta nữa.
Thấy tính tình cô gái như vậy, một hôm, nhân lúc cô ngủ say, tất cả đồ đạc bàn với nhau,
không có đồ vật nào không ghét H'bia Muga. Gạo nói:

- Các bác cứ để em đi khỏi nhà này. Em đi thì cô ta sẽ đói. Đói một bữa, hai bữa cô ta còn
chịu được, nhưng đói bẩy bữa, mười bữa thì không chịu được. Rồi cô ta sẽ phải đi đào củ mài, củ
chuối mà ăn. Da cô sẽ đen lại, tóc cô sẽ cứng lại. Lúc đó cô ấy không dám khinh chị em ta nữa.
Nghe xong, tất cả đều phục lý lẽ của gạo. Khuya, chúng xúm nhau lật cầu thang(1) để họ
hàng nhà gạo lăn ra rừng sâu ở.
Sáng hôm sau, trời vừa rạng đông, chim chóc thức dậy hót vang, cô gái cũng thức dậy. Đói
bụng, cô vào buồng xách bầu gạo ra nấu cơm nhưng bầu gạo không còn một hạt. Cô đi tìm thóc,
thóc cũng không thấy đâu. Mặt trời càng lên cao, bụng càng đói, cô ra chòi để lấy thóc, nhưng
chòi cũng trống không. Buồn quá, cô về nhà ngồi khóc, cứ hồn Mơngách Mơnđê(2) mà kêu.
Khóc chán cô lại ra rừng tìm thóc, nhưng rừng sâu thăm thẳm, gai góc ngập đầu, không
thấy bóng một cây lúa nào.
Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cô gái lần đến hàng xóm vay gạo, nhưng không ai muốn
cho vay. Ngày thứ sáu, thứ bảy, cô vác cuốc đi đào củ mài, đeo giỏ xuống suối nhặt ốc, bắt cá...
Phần vì đói, phần vì mưa nắng, chẳng bao lâu da cô đen, tóc cứng. Từ đó ban ngày cô vào rừng,
ban đêm về nằm một mình. Không ai lui tới chơi cùng cô. Một đêm nằm mơ thấy Mơngách
Mơnđê hiện ra:
- Em là cô gái xinh đẹp, nhưng em lười nhác, lại còn khinh rẻ đồ đạc trong nhà, khinh cả
gạo, cả lúa là những thứ làm cho em trắng da, dài tóc nên chúng bỏ đi. Ta là thần Lúa, thấy em đã
bỏ nhiều tính xấu, ta sẽ bảo các con ta trở về với em.
H'bia Muga nghe vậy thì vô cùng sung sướng. Khi cô mở mắt ra, trời đã rạng đông. Bước
ra đầu sàn, cô vừa lật chiếc cầu thang lên thì hàng đàn gạo thóc tất tưởi kéo về...
Thấy gạo về, H'bia Muga mừng rơi nước mắt. Từ đó cô quý trọng các thứ trong nhà, ngày
ngày theo chị em ra rừng hái rau, bắt cá.
Chỉ ra 1 chi tiết kì ảo có trong văn bản trên và nêu tác dụng của chi tiết kì ảo ấy.

0
Đợi mẹ  Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa...
Đọc tiếp

Đợi mẹ 

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
(Tác giả: Vũ Quần Phương)

Câu 1: Em hiểu như thế nào về hình ảnh cuối bài thơ:

'' Trời về khuya lung linh trắng

                                vườn hoa mận trắng

Mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ ''?

Câu 2: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:

'' Mẹ lẫn trên cánh đồng

   Đồng lúa lẫn vào đêm''

Câu 3: Từ '' chân '' trong câu thơ '' Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa '' được hiể theo nghĩa gốc hay nhĩa chuyển?

2
11 tháng 3 2024

mình cần gấp ạ

11 tháng 3 2024

Hi

 

11 tháng 3 2024

 

Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa mà còn thu hút du khách bởi những sản vật đặc trưng. Các loại trái cây như cam Canh, bưởi Diễn, hồng Lam... mỗi loại đều mang hương vị riêng biệt, làm say lòng thực khách. Ẩm thực Hà Nội cũng vô cùng phong phú với những món ăn như phở, bún chả, bún thang... mang đậm hương vị truyền thống. Không thể không nhắc đến các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ... nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc. Mỗi sản vật đều góp phần tạo nên nét đẹp riêng cho Hà Nội, khiến du khách luôn muốn quay lại khám phá.

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ.… Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào...
Đọc tiếp
Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ.… Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị : - Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng. Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi : - Làm sao con khóc ? Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: - Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không? Tấm nhìn vào giỏ rồi nói :  - Chỉ còn một con cá bống. - Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống…Nói xong Bụt biến mất. Tấm làm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống… (Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi) Câu 9 . Em hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của yếu tố hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên? mọi người giúp mình câu này với ạ mình cần gấp
1
11 tháng 3 2024

kia là nó bảo trút hết sao vẫn con con cá bống

nhớ tặng coin cho mình nhe