K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2024

Câu trả lời C. Các nhà sư 
Từ sách Lịch sử 7 của kết nối tri thức:
- Trang 54: "Đạo Phật được coi là quốc giáo, được triều đình đề cao và nhân dân quý trọng."
- Trang 55: "Nhiều nhà sư được vua tin cậy giao cho những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước."
- Trang 56: "Các nhà sư còn tham gia vào việc giáo dục, truyền bá văn hóa, y tế,... góp phần vào sự phát triển của đất nước."

5 tháng 3 2024

a)
- Niềm tin và thực hành tôn giáo:
+ Đa thần giáo: Người Ai Cập cổ đại tin vào nhiều vị thần, mỗi vị thần đại diện cho một khía cạnh của tự nhiên hoặc xã hội.
+ Sự sùng bái Pharaoh: Pharaoh được coi là hiện thân của Horus, vị thần chim ưng, trên Trái đất.
+ Cuộc sống sau khi chết: Người Ai Cập cổ đại tin vào một thế giới bên kia, nơi linh hồn người chết sẽ chịu xét xử và có thể được tái sinh.
+ Thực hành tôn giáo: Các nghi lễ tôn giáo bao gồm dâng lễ vật, cầu nguyện, và các nghi lễ tang lễ phức tạp.
b) Vai trò của sông Nile:
- Nông nghiệp: Sông Nile cung cấp nước cho tưới tiêu, phù sa cho canh tác, và là con đường giao thông quan trọng.
- Kinh tế: Sông Nile thúc đẩy thương mại, đánh bắt cá, và các ngành nghề khác.
- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống kênh đào và đập được xây dựng để kiểm soát lũ lụt và cung cấp nước cho các khu vực canh tác.
c) Kim Tự Tháp Giza:

- Xây dựng: Kim tự tháp được xây dựng bằng cách xếp chồng các khối đá khổng lồ, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến.
- Mục đích: Kim tự tháp là nơi chôn cất Pharaoh, tượng trưng cho quyền lực và sự bất tử của Pharaoh.
- Bí ẩn: Kỹ thuật xây dựng kim tự tháp và các hầm mộ bên trong vẫn còn là bí ẩn cho đến ngày nay.

- Nhà Lý đã tổ chức lễ cày Tịch điền.
- Khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang.
- Chú trọng công tác thủy lợi, như việc đào đắp kênh mương, đắp đê.
- Ban hành lệnh cấm giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- Áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng.
- Đem chia đều ruộng đất cho nông dân cày cấy và người nông dân có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà vua.
- Những người thợ thủ công lao động cho triều đình được gọi là thợ bách tác.
=> Nhận xét: Nhà Lý đã thi hành nhiều chính sách tích cực, độc đáo để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp. Những chính sách này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Đại Việt thời Lý, tạo nên một nền kinh tế vững mạnh, đời sống nhân dân tương đối ổn định.

3 tháng 3 2024

Trong thời nhà Trần, em ấn tượng nhất là tướng lĩnh Trần Hưng Đạo ( hay còn gọi là Trần Quốc Tuấn ).

Ông là người đã lãnh đạo quân và dân ta thành công chống giặc Nguyên-Mông ngoại xâm 3 lần vào các năm .... (bạn tự điền nốt nhé, mình không nhớ rõ cả 3 năm)

3 tháng 3 2024

 

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, học sinh thủ đô đóng góp tích cực thông qua nhiều hoạt động và nhiệm vụ cụ thể. Dưới đây là một số việc làm cụ thể mà họ có thể tham gia:

1.Tham gia các hoạt động tình nguyện:

-Học sinh có thể tham gia các chiến dịch tình nguyện như dọn vệ sinh môi trường, làm đẹp khu vực xung quanh trường học, hoặc tham gia các chiến dịch thu gom rác.

-Thực hiện các hoạt động tình nguyện đối với cộng đồng, như trợ giúp các gia đình khó khăn, thăm và giúp đỡ người già, hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ giáo dục cho trẻ em vùng lân cận.

2.Tham gia trong các chiến dịch học thuật và nghiên cứu:

-Học sinh có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học, xã hội học, hoặc các dự án nghiên cứu về lịch sử và văn hóa địa phương.

-Đặt ra các vấn đề xã hội, thảo luận, và tìm kiếm giải pháp cho những thách thức cụ thể mà cộng đồng đang phải đối mặt.

3.Tham gia vào các cuộc thi và sự kiện văn hóa:

-Học sinh có thể tham gia vào các cuộc thi văn nghệ, âm nhạc, nghệ thuật để thể hiện tài năng và khám phá sự sáng tạo của mình.

-Tổ chức các sự kiện văn hóa như triển lãm ảnh, buổi biểu diễn nghệ thuật, hay hội chợ văn hóa để giữ và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của địa phương.

4.Tham gia đào tạo quân sự và cứu thương:

-Học sinh có thể tham gia các hoạt động đào tạo quân sự tại trường hoặc tham gia các khóa huấn luyện cứu thương để có kỹ năng cứu thương cơ bản.

-Tình nguyện trong các chiến dịch hỗ trợ y tế cộng đồng, đặc biệt là trong các khu vực khó khăn và hạn chế về y tế.

5.Thực hiện các dự án cộng đồng:

-Học sinh có thể tổ chức các dự án cộng đồng như xây dựng cầu, đường, nhà tình nghĩa, hay sửa chữa các cơ sở hạ tầng cần thiết cho cộng đồng.

-Thực hiện các chiến dịch vì môi trường như trồng cây, duy trì khu vườn thành phố, hoặc tham gia vào các chiến dịch bảo vệ động vật và thiên nhiên.

Những hoạt động này không chỉ giúp phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước, mà còn phản ánh tinh thần trách nhiệm, yêu nước, và sự tự hào của học sinh đối với đất nước.

27 tháng 2 2024

Đồng chí Trần Phú (bí danh Lý Quý), sinh ngày 1 tháng 5 năm 1904 tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ và thân mẫu của đồng chí Trần Phú là ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát.

 

Năm 1922, đỗ đầu kỳ thi Thành chung ở Trường Quốc học Huế, đồng chí được bổ nhiệm làm giáo viên Trường Tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh (Nghệ An).

 

Giữa năm 1925, đồng chí gia nhập Hội Phục Việt (sau đổi tên thành Hội Hưng Nam và Tân Việt Cách mạng Đảng), tổ chức của những trí thức yêu nước.

 

Năm 1926, đồng chí tham gia: phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu, tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh, mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho công nhân và nông dân.

 

Tháng 7/1926, Hội Phục Việt cử đồng chí và một số hội viên sang Quảng Châu (Trung Quốc) để đề nghị với Nguyễn Ái Quốc cho Hội hợp nhất với Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng. Đồng chí gặp Nguyễn Ái Quốc, được tham gia lớp huấn luyện chính trị khóa 2 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy.

 

Tháng 10/1926, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kết nạp vào Cộng sản Đoàn. Kết thúc khóa học, đồng chí về nước hoạt động, nhưng bị địch truy lùng ráo riết. Đồng chí trở lại Quảng Châu, làm việc tại Tổng bộ Thanh niên.

 

Cuối tháng 1/1927, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giới thiệu sang Liên Xô học Trường đại học Phương Đông.

 

Đầu tháng 11/1929, sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, bí mật lên tàu đi Lêningrát (nay là thành phố Xanh Pêtécbua thuộc Liên bang Nga) bắt đầu hành trình về nước hoạt động.

 

Ngày 8/2/1930, đồng chí về đến Sài Gòn. Ít ngày sau đồng chí sang Hồng Kông (Trung Quốc) gặp Nguyễn Ái Quốc. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu đồng chí Trần Phú về tham gia hoạt động trong Ban Chấp uỷ lâm thời.

 

Tháng 4/1930, đồng chí về đến Hải Phòng. Tháng 7/1930 đồng chí được bổ sung vào Ban Chấp uỷ lâm thời và được giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.

 

Tháng 10/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc) Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và nhất trí thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú dự thảo. Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại Hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

 

Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí đã trực tiếp chủ trì: Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 12/1930, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 1/1931 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai tại Sài Gòn tháng 3/1931. Dưới sự chủ trì của đồng chí, các quyết nghị của Trung ương giai đoạn này đã góp phần đưa phong trào cách mạng Đông Dương phát triển lên một tầm cao mới.

 

Do có kẻ phản bội khai báo, ngày 18/ 4/1931, đồng chí đã bị địch bắt tại số nhà 66, đường Sămpanhơ (nay là đường Lý Chính Thắng, thành phố Hồ Chí Minh). Biết đồng chí là lãnh đạo cao cấp của Đảng, thực dân Pháp và bọn tay sai đã đưa đồng chí về giam giữ ở Khám lớn Sài Gòn. Trước những đòn tra tấn dã man và chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc, sức khỏe của đồng chí giảm sút nhanh chóng, bệnh tình của đồng chí ngày một trầm trọng. Ngày 6/9/1931, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn.

 

Để tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ngày 12/1/1999 Đảng và Nhà nước quyết định tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Trần Phú tại thành phố Hồ Chí Minh. Thể theo nguyện vọng của gia quyến và gia tộc của đồng chí Trần Phú, Đảng và Nhà nước tổ chức di dời hài cốt của đồng chí về an táng tại núi Quần Hội, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

27 tháng 2 2024

dop dop

 

Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý A, B, C, D của câu hỏi hãy chọn đúng hoặc sai Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau đây về dự thảo Luận cương Chính trị (tháng 10/1930) do Trần Phú soạn thảo:  "Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với...
Đọc tiếp
Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý A, B, C, D của câu hỏi hãy chọn đúng hoặc sai

Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau đây về dự thảo Luận cương Chính trị (tháng 10/1930) do Trần Phú soạn thảo:

 "Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản". 

 Văn Kiện Đảng, Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr104.  

A. Cách mạng muốn thành công phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.  

B. Đảng Cộng sản là đội tiền phong của mọi giai cấp trong xã hội Đông Dương.

C.  Đảng Cộng sản cần có đường lối đúng đắn và có quan hệ mật thiết với quần chúng.

D.  Đảng Cộng sản là đội tiền phong của riêng giai cấp công nhân Việt Nam.

2
22 tháng 3 2024

C

22 tháng 3 2024

Xin trợ giúp