K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bàng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngàv xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

19 tháng 4 2021

Bằng Việt là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Anh làm thơ từ thời là học sinh, sinh viên. Bài thơ "Bếp lửa” viết năm 1963, khi anh đang học đại học ở nước ngoài. Đây là bài thơ tiêu biểu nhất của anh - một hồn thơ tài hoa và nồng hậu nghĩa tình. Bài thơ có đoạn:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.

... Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Đoạn thơ đầy xúc động nhắc lại những kỉ niệm êm đềm, sâu sắc một thời gian khổ “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng”... - một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình?

... Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Hình ảnh ngọn lửa và âm thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên tưởng nghĩa tình thấm thìa.

Sáu câu thơ tiếp theo với những chi tiết cụ thể và cảm động, Bằng Việt đã vẽ lên hình ảnh của bà, người bà đáng kính đáng yêu, suốt những năm dài khó nhọc đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người:

   Mẹ cùng cha bận công tác không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

     Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học...

Câu thơ gồm hai vế tiểu đối cân xứng, nhịp thơ êm ái hài hòa. Từ “bà”, từ “cháu” được nhắc lại nhiều lần “Cháu ở cùng bà... bà bảo... bà dạy... bà chăm cháu học”, âm điệu quấn quýt như sự gắn bó giữa hai tâm hồn bà - cháu trong tình yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu.

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:"Phan nói:- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng...
Đọc tiếp

undefined

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU 

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Câu 4. Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN 

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

13
19 tháng 4 2021

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?)

Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Tác giả là ai?

 Nguyễn Dữ

Câu 2. Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

Câu 3. Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 4. Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

- Phép nối: vả chăng

- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"

Câu 5. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

II. PHẦN LÀM VĂN 

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

19 tháng 4 2021

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?)

Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Tác giả là ai?

 Nguyễn Dữ

Câu 2. Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

Câu 3. Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 4. Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

- Phép nối: vả chăng

- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"

Câu 5. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

II. PHẦN LÀM VĂN 

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

Theo mình nhận định sau là rất đúng và phản ánh được rất trân thực cuộc sống ngày nay.Khi ta đúng ta chẳng phải nổi giận làm gì cả mà thay vào đó ta sẽ vui vẻ, lạc quan và yêu đời hơn nhưng nếu bản thân chúng ta sai ta không có quyền gì để nổi giận vì đó là lựa chọn của chúng ta dù có sai hay đúng vẫn là ý kiến của bản thân và ý kiến sai đó cũng sẽ là một bài học quý để sau này khi phải đối mặt với điều đó ta có thể vượt qua bằng chính những kiến thức mà bản thân đã học tập được.

17 tháng 4 2021

Theo mình câu nói trên rất đúng, trong cuộc sống chúng ta cần bình tĩnh để giải quyết mọi việc không cần nóng vì nó sẽ dẫn đến việc không hay xảy ra 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may,...
Đọc tiếp

undefined

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua"

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

11
16 tháng 4 2021

câu 2:ta có:

-Bỏ cuộc do  bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí 

-gồng mình vượt qua"

 

16 tháng 4 2021

câu 3(ngắn lắm cô,vì viết trên máy tính nên em lười)

bạn đã bao h xem 1 bộ phim hành động chưa?đa phần chúng đều diễn tả một nhân vật hoặc nhiều nhân vật bị dồn vào bước đường cùng đã phát huy sức mạnh tiềm ẩn trong mình và chiến thắng kẻ thù.hay là những chuyện có thậ như mẹ tôi từng kể:ngày xưa,mẹ đi thăm trường bị con chó của bác bảo vệ đuổi,mẹ chạy rồi nhảy qua cái mương rộng gần 1m kiểu gì mà bây h mẹ vẫn ko hiểu đc!mejk tôi tường thuật.nhưng thật sự là ko phải ai cũng có thể làm được điều đó.trên ý kiến của tôi,điều " hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?"ko thực sự hoàn toàn đúng.bởi vì có những người ko dám đối mặt vói nỗi sợ mà chỉ giơ lưng chịu trận như là bị chó đuổi thì đúng im hoặc ngồi bệt xuống,ko dám đấu tranh để sống còn .những người như vậy sẽ chẳng bao giờ có thể khám phá hết được mình.thú thật,tôi cũng đã 1 lần khám phá ra sức mạnh tiềm ẩn của mình.hôm đó,tôi đang trên đườg đi học về,thì bắt gặp một bạn đang bị các anh khác bắt nạt.chẳng biết lúc đó tôi nghĩ gì chỉ chạy lại và ngăn mấy anh ấy lại.một anh giơ tay lên định đánh tôi.bỗng tôi giơ tay đỡ(tôi chưa từng hok võ nhé).sau đó may cho tôi,mấy anh ấy đã bỏ đi.tôi mói phát hiện ra mình có tiemf năng võ thuật từ đó mẹ mới cho tôi đi hok võ.do đó ,ko phải ai cũng có thể tìm thấy chính mình trong nguy khốn.

14 tháng 4 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247:

Câu 1:

Tục ngữ Nga có câu nói nổi tiếng rằng 'Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổi là trạng thái tâm lí của con người, là sự e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. Như vậy, câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Tại sao ta chỉ "xấu hổ khi không học"? Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. Giống như trên 1 chặng đua, chúng ta đều đứng ở vị trí như nhau, nhưng người về đich trước lại là người có kĩ năng, tinh thần cố gắng. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức. Những  kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao. Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. Học không chỉ đơn giản là học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. Vậy nên là những người trẻ tuổi, cơ hội học tập còn rất rộng mở, hãy tích cực học tập để làm giàu cho chính bản thân mình. 

14 tháng 4 2021

Câu 2:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Truyện Kiều” còn rất thành công về nghê thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tương đương, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và gợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” và điển hình là tám câu thơ sau đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mẩy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Sau khi biết mình bị lừa vào trốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông rộn ngộp với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín, không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn, tan nát cõi lòng. Và tám câu thơ giữa đã lột tả những cảm xúc, nỗi nhớ thương người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Trước hết Kiều nhớ đến Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ” Chữ tưởng ở đây có nghĩa là hồi tưởng, nhớ lại. Nhớ về Kim Trọng là nhớ về người yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ về lời thề đôi lứa. ”Chén đồng” là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc: "Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh linh hai miệng một lời song song” Vầng trăng kia vẫn còn, chén rượu thề nguyền chưa ráo mà nay tình duyên đã chia cắt đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu. Nhớ về Kim Trọng, đau đớn hình dung cảnh ở Liêu Dương xa xôi cách trở, Kim Trọng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn hướng về Kiều chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng bao nhiêu thì Kiều càng thương cho số phận mình bấy nhiêu: “Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” Thương thân mình bơ vơ trên trời, góc bể, càng nuối tiếc cho mối tình đầu. Câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu tấm son của Kiều đã bị hoen ố nàng không còn là một thiếu nữ phòng khuê, nhưng có thể hiểu "tấm son” là tấm lòng chung thủy son sắc của nàng dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để tấm lòng mình lắng xuống và nhớ đến Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một người. Chưa vơi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại càng chồng chất nỗi nhớ thương cha mẹ, nên nhớ tới Kim Trọng nàng “tưởng” thì nhớ tới cha mẹ nàng ”xót”. “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Kiều xót xa khi bố mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con, nàng còn xót xa bởi mình không tự tay chăm sóc được cha mẹ và hiện thời ai là người chăm nom. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, điển cố "sân lai”, ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nhớ về cha mẹ còn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, mà sự đổi thay khiến nàng lo lắng nhất là “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ "cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi gắm vào chiều dài thời gian, chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm sâu xa. Đến đây ta hiểu tại sao trong nỗi nhớ thương Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau, phải chăng trong hai chữ tình hiếu nàng đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng vào Kiều bao nhiêu. "Giữ vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây với trời” Vậy là giờ đây, tấm thân Kiều đã bị hoen ố, nàng đã phụ bạc chàng Kim vì thế nàng luôn ân hận, day dứt như một kẻ phụ tình. Nỗi đau ấy cứ xé tâm can nàng khiến nàng luôn nhớ đến Kim Trọng, nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ sau, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Du. Điều đáng lưu ý là dù trong hoàn cảnh cô đơn ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương nhân hậu vị tha. Nàng là người tình thủy chung, là người con rất mực hiếu thảo, thật đáng trân trọng biết bao. Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói chung và tám cây thơ trên nói riêng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều, qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đây chính là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Câu 1:

Có ai đã từng nói rằng: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Quả thật, câu nói trên đã để lại trong lòng mỗi người một bài học ý nghĩa.

Trong cuộc đời của mỗi con người, có nhiều lúc chúng ta cảm thấy xấu hổ trước người khác. Đó có thể là khi ta mắc phải những lỗi lầm nào đó, hay khi làm những việc sai trái. Ở về thứ nhất “đừng xấu hổ khi không biết” là lời khuyên nhủ chúng ta không nên tự ti, xấu hổ khi bản thân không biết một kiến thức nào đó. Vì kiến thức là vô tận mà thời gian và sức lực của mỗi người là có hạn. Việc chúng ta không biết là hết sức bình thường trong cuộc sống. Ngay cả những tấm gương đã thành công trong cuộc sống, họ cũng chỉ hiểu biết sâu rộng ở một lĩnh vực cụ thể.

Nhưng nếu như chúng ta “không học” thì điều đó lại đáng xấu hổ vô cùng. Học tập là một quá trình tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của con người. Từ xưa cho đến nay, không có bất cứ ai muốn thành công mà không phải trải qua quá trình khổ luyện của học hỏi. Chúng ta từng biết đến Mạc Đĩnh Chi - vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải vào rừng chặt củi nuôi mẹ kiếm sống. Vì dáng người thấp bé, dung mạo xấu xí nên ông thường bị trêu chọc, khinh rẻ. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài. Năm 1304 đời vua Trần Hưng Tông, triều đình mở khoa thi. Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên. Khi mới đỗ nhà vua chê ông xấu, Mạc Đĩnh Chi bèn làm bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Sen trong giếng ngọc) để tự ví mình với sen. Vua Trần Anh Tông xem rồi khen hay, sau này ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc và được phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Hay như tấm gương của một con người vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt hành trình ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người luôn không ngừng học hỏi từ những công việc để kiếm sống đến tiếng nói của những nước mà người từng đi qua... Và đến ngày hôm nay, thế giới biết đến tên người là nhắc tới một danh nhân văn hóa thế giới. Học tập đã giúp con người thành công. Vậy nên, khi chúng ta không chịu cố gắng học hỏi là đang thể hiện sự vô trách nhiệm với gia đình và xã hội, đặc biệt là với chính bản thân.

 

Trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ, việc học tập chưa bao giờ trở nên dễ dàng như lúc này. Nhưng vẫn có những người không chịu cố gắng học hành. Phần lớn là ở đối tượng học sinh sinh viên - những người đang giành phần lớn thời gian của mình cho công việc học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính những học sinh, sinh viên ấy. Vì có lẽ, không có con đường nào đến với thành công nhanh hơn con đường học vấn. Ngoài ra, có những hiện tượng, nhiều người vì tính sĩ diện mà giấu dốt. Họ luôn tỏ ra là mình biết tất cả mọi thứ nhưng trên thực tế lại chẳng hiểu biết được bao nhiêu. Điều đó là không nên, nếu chúng ta dám nhìn nhận thẳng vào sự thiếu hụt của bản thân để hoàn thiện mới có thể ngày càng tốt hơn.

Đối với một học sinh như tôi, chắc chắn học tập là một điều vô cùng quan trọng. Khi đọc được quan điểm trên, bản thân tôi đã thấy vô cùng tâm đắc. Ý thức được điều đó, tôi không ngại thể hiện ra những điều mà bản thân chưa biết để có cơ hội được học hỏi thêm. Trong quá trình học trên lớp, tôi cũng tích cực trao đổi với thầy cô về những vấn đề mình còn thắc mắc. Ngoài ra, tôi cũng chăm chỉ đọc sách vì sách chính là kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách, tôi lại biết thêm được nhiều điều thú vị. Quả thật, nếu không biết, chúng ta còn có thể học hỏi. Nhưng nếu không học hỏi, chúng ta sẽ chẳng biết được gì.

Tóm lại, quan điểm trên đã thể hiện được tầm quan trọng của việc học tập. Và mỗi chúng ta hãy luôn ý thức được rằng: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:    Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chan, môi...
Đọc tiếp

undefined

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

    Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chan, môi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 3 (0,5 điểm): Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.

Câu 4 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

10
14 tháng 4 2021

1.

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

2. Thành phần biệt lập tình thái: Chắc chắn3.Em không thấy những câu in đậm đâu nhưng em sẽ chép ra 1 vài câu ạ:

    Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon.

BPTT: điệp từ và liệt kê (những chỗ em in đậm)

Tác dụng: Cho thấy tài năng, vẻ đẹp của mỗi con người trong cuộc sống này, bản thân mỗi người luôn có những tài năng riêng nên chúng ta phải phát huy và nâng tầm nó để giúp bản thân tỏa sáng hơn.

4. 

Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em qua đoạn trích trên: Mỗi người sinh ra đều có những giá trị nhất định. Bạn cần phải phát hiện ra nó và biến nó trở thành một công cụ hữu ích cho bản thân.

 
14 tháng 4 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận.

Câu 2: Thành phần biệt lập trong câu là thành phần tình thái "Chắc chắn".

Câu 3: Chưa rõ yêu cầu đề bài (do chưa gạch chân).

Câu 4: Nội dung của đoạn trích trên là khẳng định ai cũng đều sinh ra với những giá trị có sẵn và mỗi người trong số chúng ta cần phải biết mình, nhận ra những giá trị đó.

Trong văn bản “Làng ”của Kim Lân có đoạn:“Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù...
Đọc tiếp

undefined

Trong văn bản “Làng của Kim Lân có đoạn:

“Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”

(SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166)

1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì?

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?

3. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng - phân - hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ).

4. Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”?

5. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

18
11 tháng 4 2021

Câu 1 : 

-Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ông Hai

-  “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là tin làng chợ Dầu của ông Hai theo giặc

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng diễn tả tâm trạng băn khoăn,bàng hoàng  của ông Hai khi nghe tin đồn làng ông theo Tây và sự lo lắng của ông về cuộc sống ,số phận của gia đình mình và những người dân ở làng ông cùng đi tản cư 

3.Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng " của Kim Lân là một người yêu làng tha thiết ,điều đó được thể hiện rõ ở tâm trạng của ông khi nghe tin làng mình theo giặc (1). Khi ở phòng thông tin nghe được biết bao là tin hay về tình hình kháng chiến của quân ta thì tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông giống như tiếng sét giữa trời quangg (2).Cái tìn người phụ nữ mới tản cư lên nói trong quán nước khiến ông Hai vô cùng bất ngờ và đau khổ "Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được" (3).Một lúc sau ,ông lão mới rặn è è " nuốt một cái gì như vướng ở cổ ,ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi :Liệu có thật không hở bác ? Hay chỉ lại...(4).Ông mong đó chỉ là một tin đồn,một sự thất thiệt nhưng trước sự khẳng định của người đàn bà kia khiến cho ông Hai đau khổ vô cùng, tình yêu làng trong ông đã dần sụp đổ (5).Ông lão lảng sang chuyện khác rồi trở về nhà, trên đường trở về ông Hai chỉ dám cúi mặt xuống mà đi bởi ông cảm thấy mình cũng như là kẻ có tội (6).Về đến nhà nhìn lũ con bé bỏng ,nước mắt ông lão cứ giàn rụa ra         '' CHúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? CHúng nó cũng bị người ta rẻ rúng,hắt hủi đấy ư? Khốn nạn!Bằng ấy tuổi đầu..."(7) Ông Hai xót xa vì giờ đây những đứa trẻ trong sáng ,ngây thơ kia phải mang danh " Việt gian bán nước"(8).Nghĩ đến điều đó ,ông lão lại căm tức cái bọn ở làng "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm lũ Việt gian để phải chịu nhục nhã thế này!"(9) Nhưng sau đó ông lại kiểm điểm từng người một trong đầu "Không,họ đều là những người có tinh thần cả mà ,họ đã quyết ở lại một sống một chết với giặc có điều nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy" ,tuy nhiên trước sự khẳng định chắc chắn của người đàn bà tản cư ông buộc phải chấp nhận " Không có lửa làm sao có khói"(10).Lúc này ,ông lại vô cùng lo lắng và buồn bã ,ông lo cho cuộc sống số phận của gia đình ông và của người dân cùng làng với ông " Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”(11).Đối với ông Hai thì đó là một cú sốc rất lớn,nó khiến ông vô cùng đau đớn (12)Như vậy ta có thể   chắc chắn rằng , cái tin làng chợ Dầu theo giặc có ảnh hưởng rất lớn đến ông Hai - một người dân yêu làng tha thiết và chính cái tin ấy nó khiến cuộc sống của ông trở nên khó khăn, cùng đường không lối thoát(13)  

Phần in nghiêng là thành phần tình thái còn phần in đậm là khởi ngữ

 

4.Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu " bởi lẽ : khi truyện được đặt trong một nhân vật một cảnh huống cụ thể người đọc sẽ mường tượng dễ ràng hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật ( nhất là trong thời kì kháng chiến ) nhưng đồng thời cũng làm nổi bật được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ông Hai ( một người dân yêu làng tha thiết).Và việc đặt tên cho tác phẩm là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu" bởi lẽ trong thời kì kháng chiến cũng có rất nhiều người yêu làng tha thiết như ông Hai

5.Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm "Lão Hạc " của tác giả Nam Cao.

Em ko bt là phần viết đoạn văn của e thành phần tình thái và khởi ngữ có đúng không nx vì e vx kém phần này và câu nêu lên dẫn chứng của e ko hoàn toàn đúng nên khi đọc bài của e xin mọi người thông cảm ạ !! 

 

12 tháng 4 2021

1.  - “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là: cái tin làng Chợ Dầu theo giặc và nỗi khổ của những người dân bị mang tiếng là dân của làng Việt gian

2.  - Tác dụng: Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

4. -Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu quê ông. Nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì: Tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy. 5. -Tác phẩm: " Lão Hạc"

-tác giả: Nam Cao.

8 tháng 4 2021

em chỉ biết vt thế này thôi ạ( lớp 7 nhưng em muốn thử sức 1 tí)

như ta đa biết,tuổi trẻ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt,sôi nổi.tuổi trẻ đươn g nhiên là cần sống khác biệt.thực ra cái khác ở đây ko phải là sống độc nhất mà là khác so với các lứa tuổi còn lại.đang trong độ tuổi thanh xuân thì ai mà chẳng có những ước mơ lớn lao,ko phải đi vòng quanh thế giới thì ít nnhất cũn phải đi một nước ngoài nào đó chẳng hạn......mỗi lứa tuổi đều có một sự khác biệt riêng,một cái thú vị riêng của nó.trong đó tuổ trẻ là độ tuổi thú vị nhất,cúng ta có thể làm được những việc mà khi ta còn nhỏ hay khi ta già đi ta ko thể nghĩ đến.trong cuộc sống này,mọi thứ đều cái thú vị riêng của nó,quan trọng là bn có tìm ra đc ko thôi.

hơi ngắn,thông cảm ạ

9 tháng 4 2021

a. Giới thiệu vấn đề: Để hình thành một lối sống hoàn hảo và đúng đắn là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp. "Phải tôn trọng sự khác biệt", đó là lời khuyên của các nhà tâm lý và giáo dục. Câu hỏi :"Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?" Đó là một câu hỏi đơn giản nhưng rất khó trả lời. Sau đây là những ý kiến của em về câu hỏi trên.

b. Sự khác biệt là bản chất của đời sống đa dạng, phong phú và muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng và khác biệt, xã hội con người có rất nhiều điểm chung tốt đẹp cũng như xấu xa. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục cần phải được duy trì và tôn trọng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đấu tranh chống lại sự a dua đầy tội lỗi của đám đông.

c. "Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục". Biết hòa đồng với hoàn cảnh xã hội hiện tại là một kỹ năng cần thiết. "Đồng phục trong cách sống, trong cách suy nghĩ, trong cách ăn mặc" là một nét đẹp thể hiện sự hòa đồng của con người với tập thể. Khi sống hòa đồng với mọi người, tuổi trẻ chắc chắn có được niềm vui, sự đoàn kết, sự chia sẻ và bình yên trong sinh hoạt cũng như làm việc.

   Sống khác biệt chắc chắn không phải là mục đích sống của người trẻ tuổi bởi vì phần lớn họ là những người có khao khát tạo dựng cho mình một sự nghiệp, một cuộc sống vững vàng và hạnh phúc. Sống khác biệt dễ trở nên lập dị, dễ xung đột với tập thể, do đó người khác biệt dễ vấp phải sự chống đối của đa số, dễ trở thành kẻ cô đơn lạc lõng. Chỉ có sống hòa đồng, quân bình hài hòa với mọi người, người trẻ tuổi mới có được hạnh phúc và thành công. Do đó tuổi trẻ không cần phải sống khác biệt, nhất là trong hoàn cảnh bình thường.

d. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đặc biệt, cần dám sống khác biệt với số đông bởi vì số đông và tư duy số đông không phải luôn luôn đúng. Có nhiều bằng chứng của lịch sử đã cho thấy điều đó, ví dụ như Galiler. Khi đó, dám sống khác biệt chính là sự khẳng định giá trị và nhân cách của một con người. Đôi khi phải có can đảm bảo vệ và sống chết bảo vệ sự khác biệt của mình nếu đó là đúng đắn và tốt đẹp. Khuất Nguyên ngày xưa đã dám một mình trong khi cả đời đục. Tuổi trẻ là tương lai, là vận mệnh của quốc gia, cho nên trong những tình huống thử thách khắc nghiệt của Tổ quốc, họ cần dám sống khác biệt với số đông để dấn thân vào sự hiểm nguy đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, như những chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kì trước 1945.

e. Tuổi trẻ cần phải có nhận thức đúng về sự khác biệt và hòa đồng, cần nhận thấy hòa đồng khác với a dua, về hùa, cũng như khác biệt không phải là lập dị, để từ đó biết sống hòa đồng và can đảm khác biệt khi cần thiết. Phải biết phát huy bản lĩnh của bản thân trong suy nghĩ, cũng như hành động để thể hiện bản chất tốt đẹp của tuổi trẻ là tương lai, là rường cột của nước nhà.\

ok nha cô

*Kể về một câu chuyện tình bạn sâu sắc trong những năm tháng học trò của bạn?(Hơi dài nhưng mong các bạn đọc câu chuyện này :<)Tôi có một người bạn tốt...Tôi quen một người bạn tốt vào đầu năm học này. Mất bạn, mất mái trường cấp hai thân thuộc, mất khoảng thời gian tươi đẹp, tôi đã phải trải qua quá nhiều sự trầm tính sau kì thi chuyển cấp. Đầu năm lớp 10, tôi chưa có bạn. Trong khi các bạn...
Đọc tiếp

*Kể về một câu chuyện tình bạn sâu sắc trong những năm tháng học trò của bạn?

(Hơi dài nhưng mong các bạn đọc câu chuyện này :<)

Tôi có một người bạn tốt...

Tôi quen một người bạn tốt vào đầu năm học này. Mất bạn, mất mái trường cấp hai thân thuộc, mất khoảng thời gian tươi đẹp, tôi đã phải trải qua quá nhiều sự trầm tính sau kì thi chuyển cấp. Đầu năm lớp 10, tôi chưa có bạn. Trong khi các bạn trong lớp dần dần đã tìm được bạn để tâm sự, trò chuyện, vui đùa cùng, tôi vẫn ngồi trong góc tường, suy nghĩ xem mình sẽ vượt qua ba năm "tẻ nhạt" này như thế nào. Và rồi:

- Ồ tao không ngờ chuyện lại như thế đó. Hóa ra mày lại thích con đấy à?

- Ơ thì 4 năm cấp 2 tao có chú ý gì đến nó đâu. Đến bây giờ khi xa nó tao mới để ý.

- Ủa bạn A cũng hóng à? Vào đây em!

Tôi xin tự xưng là A. Và đó là cuộc hội thoại đầu tiên giữa tôi, bạn Đ và bạn C. Thế là ba chúng tôi, nhìn nhau cười lần đầu, cùng bước ra ngoài hành lang tán gẫu. Ngay sau đó bạn T cũng gia nhập nhóm nói chuyện, và thế là cuộc trò chuyện sôi nổi của bốn chúng tôi bắt đầu.

Chúng tôi đều giữ chức vụ cao trong lớp, đã thế rồi chúng tôi còn hợp cách nói chuyện và cách "quậy phá" với nhau nữa chứ, thế là bốn đứa trở thành bạn thân của nhau.

"Tao thấy sức nó đá yếu thế nhỉ?" - Tình cờ tôi nghe được khi có hai đứa cùng lớp đi ngang qua. "Thằng này chỉ cần bị xô một cái là sẽ mất bóng ngay, tiền đạo lớp mình thế đó!" Tôi mới để ý lại, thấy sức thằng Đ cũng có phần yếu thật. Không phải yếu về thể lực, mà là yếu về sức khỏe.

Chúng ta thường nói đùa vui: "Sức khỏe tỉ lệ nghịch với học tập, học ít thôi!" - Kể ra cũng đúng với trường hợp của nó thật. Nó học rất giỏi luôn nhá, còn được VTV7 nêu gương là một người có kho giải thưởng đồ sộ rồi cơ mà, còn có cả fan từ những tỉnh xa xôi về nhắn hỏi thăm nữa chứ, một số fan cứng còn bày tỏ sự ngưỡng mộ trên diễn đàn trường tôi nữa chứ. Ai cũng ghen tị với nó luôn á, đáng yêu dễ sợ!

Tôi có một người bạn tốt. Người bạn mà hỗ trợ đắc lực nhóm bạn thân chúng tôi trong kì thi cuối kì I, để rồi chúng tôi đều đạt được kết quả hơn mong đợi.

Tôi có một người bạn tốt. Người bạn luôn lo lắng và luôn chỉnh đốn cho những việc chúng tôi làm sai, người bạn luôn có tấm lòng thiện ý với thế giới tươi đẹp này. 

Tôi có một người bạn tốt, người bạn luôn bùng cháy trong mọi hoạt động, sự kiện để chúng tôi có những khoảng thời gian khó quên. Người bạn luôn khích lệ anh em những lúc buồn bã, u sầu.

Tôi có một người bạn tốt. Để rồi!?

Người bạn tốt đó phải hứng chịu từng cơn đau bụng buổi sáng, lúc nào cũng vác cái thân mình xuống nhà vệ sinh trước khi vào tiết đầu tiên của ngày.

Người bạn tốt đó phải nghỉ rất nhiều buổi học trong năm vì những cơn đau không rõ nguồn gốc trong khắp cơ thể.

Người bạn tốt đó phải đi trị liệu chân và lưng của mình, đến đi còn khó, đến chơi môn đá bóng yêu thích còn đành chỉ đứng nhìn bên ngoài sân cỏ.

Người bạn tốt đó... đã gục trước những cơn đau liên hồi, dai dẳng và nghỉ một thời gian dài.

Đã là 20 ngày kể từ ngày đầu bạn ý báo nghỉ. Ban đầu bạn Đ báo là gia đình có chuyện nên chưa đi học được, dẫn đến những tiếng nói, những tin tức không hay lan truyền chậm rãi qua từng cái tai nghe khắp khối tôi. Chúng tôi, những người bạn ý thân nhất, cũng nghĩ như vậy. Chỉ có điều chúng tôi có hơi nghĩ chút, tại sao một gia đình được xã hội truyền tai là hạnh phúc, đầm ấm, lại có thể xảy ra chuyện đến mức cả nhà phải nghỉ dài như thế được?

Biến cố về tâm lí gia đình chăng? Hay kinh tế?

Tuần trước, cô chủ nhiệm báo tôi một tin: bạn ý đau bụng quá nên vào phòng mổ rồi! Thật sự là một tin rất sốc. Ngay lập tức. Năm đứa gọi nhau, bao gồm cả bạn B, mới gia nhập nhóm. Chúng tôi rất lo. Vô cùng đau đớn trước tin. Tại sao gia đình lại có thể giấu chuyện như vậy?

Thế rồi, chúng tôi cũng nhận được chút tin vui: ca phẫu thuật thành công. rất vui mừng, ngay lập tức chúng tôi nhắn cho bạn Đ. Bạn ý có vẻ vẫn khá đau sau ca phẫu thuật, nhưng đã cho rằng mình hoàn toàn khỏe rồi, sang tuần là có thể đi học. Thề luôn á mọi người, tôi rất vui khi nghe tin này. Như vậy thời gian nghỉ học của bạn ý sắp kết thúc rồi, chúng tôi lại có thể tán gẫu với nhau rồi!

Thế nhưng, số phận mệt mỏi, thương tâm của bạn ý vẫn chưa kết thúc...

- Con chào cô ạ.

- Con ơi, bình tĩnh khi nghe tin nhé.

- Có chuyện gì thế ạ???

- Bạn Đ ý, bạn ý vừa đi khám tại bệnh viện K và bệnh viện 108 Hà Nội xong.

- Kết quả tốt chứ cô, vì bạn ý cũng bảo sắp đi học lại được rồi.

- Không đâu con. Bệnh K, nó bị bệnh K, thương tâm quá!!!

Điện thoại tôi rơi xuống sàn. Không tin, không thể tin được. Tại sao ông trời lại bắt một con người tài năng, hiếu thảo, đức độ phải sống khổ thế???

Tôi vẫn chưa tin, thực sự vẫn chưa tin. Không thể như thế được...

- Bạn ý chuẩn bị sang Singapore chữa trị rồi. Cô trò mình tuần sau đến thăm bạn nhé, có thể đây là lần cuối bạn ý đồng hành với nhóm chúng con đấy.

- ...

Cô chủ nhiệm lớp tôi cúp máy, để lại tôi và nhóm bạn hoang mang tột cùng. Thực sự trong sáu năm qua, nhiều người nhận xét tôi rất lạnh. Nhưng khi nghe những câu này, tôi không thể kìm được nước mắt.

Tại sao vậy ông trời, tại sao lại bất công thế?

Cô chủ nhiệm bảo nhóm chúng tôi cho mọi thứ ổn thỏa rồi mới đi thăm bạn, nhưng nhóm chúng tôi đã xuất phát ngay ngày hôm nay. Chúng tôi đến nhà bạn Đ, không khí trong nhà thực sự rất "khó xử".

Đối diện với mẹ bạn ý, chúng tôi cảm nhận được sự đau khổ, xót xa đến tột cùng khi người mẹ nhận được kết quả báo bệnh của con. Người mẹ ấy vẫn chưa chấp nhận được thực tại, đứa con tài năng, nổi tiếng của mình lại mắc bệnh ung thư quái ác ấy...

Đối diện với bạn Đ, chúng tôi phải cố lắm mới kìm được nước mắt. Đối diện chúng tôi là một con người đang lạc quan với cuộc sống, đang tràn ngập hạnh phúc và sức sống.

- Tao chuẩn bị đi học với chúng mày tuần sau rồi đấy, còn đến giúp chúng mày thi giữa kì nữa chứ. 

- Mày ơi, thế mày đã khỏe chưa thế vậy?

- Tao khỏe rồi, không còn vấn đề gì nữa đâu, chúng mày chuẩn bị quà mà đón tao trở về nhé!

Bạn ý vẫn chưa biết chuyện gì cả. Bởi vì, mẹ bạn ý giấu bạn ý.

Một người mẹ dũng cảm và tâm lí khi đối diện với đứa con có tinh thần mỏng manh, chống chọi căn bệnh thế kỉ. 

Một người mẹ hi sinh tất cả vì con, nén lại đau thương để cho con mình sống hạnh phúc những ngày cuối trước khi lên đường.

Một người anh hùng cao cả...

Mày ơi, tao không biết bây giờ, mày đã biết chuyện chưa. Nhưng khi lên đường sang chữa bệnh, mày đừng quên tao nhé, năm đứa tao. Bọn tao luôn ủng hộ mày đến những giây phút cuối, KHÔNG BAO GIỜ BỎ MÀY LẠI ĐÂU, mày yên tâm chữa trị tốt để quay lại đi chơi với lũ này nhé :(

Tôi khóc rồi, dừng bút thôi... 

-----------------------------------------------

Cuộc thi Trí tuệ VICE | Facebook

8
7 tháng 4 2021

Cảm động quá ạk, em muốn khóc luôn (ý kiến riêng của em :3)

7 tháng 4 2021

Câu chuyện thật tuyệt vời, tình bạn của mọi người đẹp quá, em đọc được qua nửa 1 tí là em khóc luôn rồi nè.

Câu 1: (3 điểm)Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Văn bản 1:   Trong bức ảnh chụp cùng thần tượng Michael Phelps cách đây 8 năm, Joseph Schooling mới chỉ là cậu bé con đeo kính cận dày cộp, cao ngang vai Phelps. Nhưng 8 năm sau, khi có cơ hội tranh tài với thần tượng của mình ở nội dung 100m bơi bướm tại Thế vận hội mùa hè 2016, cậu bé năm nào không chỉ tự tin thể hiện tài năng mà còn...
Đọc tiếp

undefined

Câu 1: (3 điểm)

Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1:

   Trong bức ảnh chụp cùng thần tượng Michael Phelps cách đây 8 năm, Joseph Schooling mới chỉ là cậu bé con đeo kính cận dày cộp, cao ngang vai Phelps. Nhưng 8 năm sau, khi có cơ hội tranh tài với thần tượng của mình ở nội dung 100m bơi bướm tại Thế vận hội mùa hè 2016, cậu bé năm nào không chỉ tự tin thể hiện tài năng mà còn buộc thần tượng chấp nhận chịu thua, nhường lại chiếc Huy chương Vàng tuyệt đẹp cho mình.

              Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2017 có đáp án

   Chiến thắng của Schooling không chỉ là phần thưởng ngọt ngào cho những năm tháng miệt mài ngụp lặn trong bể bơi, mà nó còn thắp lên trong trái tim trẻ niềm tin: Khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.

(Dựa theo Hình ảnh Joseph Schooling và thần tượng Michael Phelps lan truyền chóng mặt, Lê Ái, Báo Thanh niên ngày 13/08/2016)

Văn bản 2:

Diễn viên điện ảnh Jack Nicholson từng thần tượng Marlon Brando điên đảo đến mức nói một câu trứ danh: "Chừng nào ông ấy còn sống thì chẳng anh diễn viên nào ngóc đầu lên nổi". Tất nhiên đây chỉ là một cách nói thậm xưng. Jack Nicholson học phương pháp diễn xuất thần sầu của Marlon và ông thậm chí còn vượt qua thần tượng của mình khi giành tới 3 giải Oscar so với 2 giải của Marlon.

             Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM 2017 có đáp án

(Trích Từ Phelps đến Schooling, từ Marlon Brando đến Leonardo Di Caprio. Lê Hồng Lâm - Thịnh Joey, Báo Tuổi trẻ ngày 16/8/2016)

a) Dựa vào văn bản trên, hãy cho biết những thành tích nào của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng. (0,5 điểm)

b) Chỉ ra một phép liên kết câu có trong đoạn đầu của văn bản 1. (0,5 điểm)

c) Xác định thông điệp chung của hai văn bản trên. (1.0 điểm)

d) Em có nhận xét gì về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối với thần tượng? Trả lời trong khoảng 4 - 6 dòng. (1.0 điểm)

7
7 tháng 4 2021

Câu 1: (3 điểm)

Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1:

   Trong bức ảnh chụp cùng thần tượng Michael Phelps cách đây 8 năm, Joseph Schooling mới chỉ là cậu bé con đeo kính cận dày cộp, cao ngang vai Phelps. Nhưng 8 năm sau, khi có cơ hội tranh tài với thần tượng của mình ở nội dung 100m bơi bướm tại Thế vận hội mùa hè 2016, cậu bé năm nào không chỉ tự tin thể hiện tài năng mà còn buộc thần tượng chấp nhận chịu thua, nhường lại chiếc Huy chương Vàng tuyệt đẹp cho mình.

 Chiến thắng của Schooling không chỉ là phần thưởng ngọt ngào cho những năm tháng miệt mài ngụp lặn trong bể bơi, mà nó còn thắp lên trong trái tim trẻ niềm tin: Khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.

(Dựa theo Hình ảnh Joseph Schooling và thần tượng Michael Phelps lan truyền chóng mặt, Lê Ái, Báo Thanh niên ngày 13/08/2016)

Văn bản 2:

Diễn viên điện ảnh Jack Nicholson từng thần tượng Marlon Brando điên đảo đến mức nói một câu trứ danh: "Chừng nào ông ấy còn sống thì chẳng anh diễn viên nào ngóc đầu lên nổi". Tất nhiên đây chỉ là một cách nói thậm xưng. Jack Nicholson học phương pháp diễn xuất thần sầu của Marlon và ông thậm chí còn vượt qua thần tượng của mình khi giành tới 3 giải Oscar so với 2 giải của Marlon.

Trích Từ Phelps đến Schooling, từ Marlon Brando đến Leonardo Di Caprio. Lê Hồng Lâm - Thịnh Joey, Báo Tuổi trẻ ngày 16/8/2016)

a) Dựa vào văn bản trên, hãy cho biết những thành tích nào của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng. (0,5 điểm)

 

    Những thành tích của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng của mình:

Tại thế vận hội Mùa hè 2016 ở nội dung 100m bơi bướm, Joseph Schooling đã vượt qua thần tượng Michael Phelps để đoạt lấy Huy chương vàng cho mình.
Jack Nicholson đã giành được 3 giải Oscar so với thần tượng của mình là Marlon Brando chỉ mới đạt được 2 giải Oscar.

b) Chỉ ra một phép liên kết câu có trong đoạn đầu của văn bản 1. (0,5 điểm)

Trong văn bản 1, từ nhưng ở câu số 2 là từ thể hiện phép liên kết câu: Phép nối.

c) Xác định thông điệp chung của hai văn bản trên. (1.0 điểm) 

Thông điệp chung của 2 văn bản trên: khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.

 

d) Em có nhận xét gì về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối với thần tượng? Trả lời trong khoảng 4 - 6 dòng. (1.0 điểm)

            Thần tượng của bạn trẻ ngày hôm nay khá đa dạng. Có thể đó là những người nổi tiếng trong các lãnh vực thể thao, ca nhạc,... các bạn trẻ đã không nề hà công sức đi theo các thần tượng của mình trong các trận thi đấu hoặc các show diễn. Họ tặng hoa, họ ôm hôn, gào thiết để thể hiện sự hâm mộ của mình.  Thâm chí là biểu hiện sự lố lăng. Các bạn trẻ ngày nay còn nhuộm tóc, mặc đồ theo các thần tượng không phù hợp với lứa tuổi.  Rất ít người xem thần tượng là mục tiêu để  phấn đấu, làm nguồn cảm hứng. 

8 tháng 4 2021

Câu 1: (3 điểm)

Đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1:

   Trong bức ảnh chụp cùng thần tượng Michael Phelps cách đây 8 năm, Joseph Schooling mới chỉ là cậu bé con đeo kính cận dày cộp, cao ngang vai Phelps. Nhưng 8 năm sau, khi có cơ hội tranh tài với thần tượng của mình ở nội dung 100m bơi bướm tại Thế vận hội mùa hè 2016, cậu bé năm nào không chỉ tự tin thể hiện tài năng mà còn buộc thần tượng chấp nhận chịu thua, nhường lại chiếc Huy chương Vàng tuyệt đẹp cho mình.

 Chiến thắng của Schooling không chỉ là phần thưởng ngọt ngào cho những năm tháng miệt mài ngụp lặn trong bể bơi, mà nó còn thắp lên trong trái tim trẻ niềm tin: Khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.

(Dựa theo Hình ảnh Joseph Schooling và thần tượng Michael Phelps lan truyền chóng mặt, Lê Ái, Báo Thanh niên ngày 13/08/2016)

Văn bản 2:

Diễn viên điện ảnh Jack Nicholson từng thần tượng Marlon Brando điên đảo đến mức nói một câu trứ danh: "Chừng nào ông ấy còn sống thì chẳng anh diễn viên nào ngóc đầu lên nổi". Tất nhiên đây chỉ là một cách nói thậm xưng. Jack Nicholson học phương pháp diễn xuất thần sầu của Marlon và ông thậm chí còn vượt qua thần tượng của mình khi giành tới 3 giải Oscar so với 2 giải của Marlon.

Trích Từ Phelps đến Schooling, từ Marlon Brando đến Leonardo Di Caprio. Lê Hồng Lâm - Thịnh Joey, Báo Tuổi trẻ ngày 16/8/2016)

a) Dựa vào văn bản trên, hãy cho biết những thành tích nào của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng. (0,5 điểm)

 

    Những thành tích của Joseph Schooling và Jack Nicholson đã chứng tỏ họ vượt qua thần tượng của mình:

Tại thế vận hội Mùa hè 2016 ở nội dung 100m bơi bướm, Joseph Schooling đã vượt qua thần tượng Michael Phelps để đoạt lấy Huy chương vàng cho mình.
Jack Nicholson đã giành được 3 giải Oscar so với thần tượng của mình là Marlon Brando chỉ mới đạt được 2 giải Oscar.

b) Chỉ ra một phép liên kết câu có trong đoạn đầu của văn bản 1. (0,5 điểm)

Trong văn bản 1, từ nhưng ở câu số 2 là từ thể hiện phép liên kết câu: Phép nối.

c) Xác định thông điệp chung của hai văn bản trên. (1.0 điểm) 

Thông điệp chung của 2 văn bản trên: khi làm bất cứ công việc gì, nếu có đủ ý chí và đam mê, một ngày nào đó ta không chỉ thành công mà còn có thể vượt qua chính thần tượng của mình hôm nay.

 

d) Em có nhận xét gì về cách thể hiện sự hâm mộ của các bạn trẻ ngày nay đối với thần tượng? Trả lời trong khoảng 4 - 6 dòng. (1.0 điểm)

            Thần tượng của bạn trẻ ngày hôm nay khá đa dạng. Có thể đó là những người nổi tiếng trong các lãnh vực thể thao, ca nhạc,... các bạn trẻ đã không nề hà công sức đi theo các thần tượng của mình trong các trận thi đấu hoặc các show diễn. Họ tặng hoa, họ ôm hôn, gào thiết để thể hiện sự hâm mộ của mình.  Thâm chí là biểu hiện sự lố lăng. Các bạn trẻ ngày nay còn nhuộm tóc, mặc đồ theo các thần tượng không phù hợp với lứa tuổi.  Rất ít người xem thần tượng là mục tiêu để  phấn đấu, làm nguồn cảm hứng.