K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

b​ai hoc : lang nghe nhung goi y cua ng'khac de hieu tat ca su viec ;su vat ;khonh khoe khoang ;tu cao tu dai ;khong tham lam ich ki ;

1 tháng 11 2017

khong nen chu quan kieu ngao, cho minh la dung, neu chu quan kieu ngao se bi tra gia dat tham chi ca tinh mang

21 tháng 10 2016

Nam thân mến !
Cậu có thấy bất ngờ khi nhận được lá thư này không? Tớ phải hỏi han rất nhiều người, rất nhiều nơi mới biết được địa chỉ của cậu. Tớ xin lỗi vì đã không thể đến thăm cậu được vì dạo này công việc rồi các cuộc hẹn làm tớ mất nhiều thời gian quá. Cậu vẫn khỏe chứ? Thật tiếc là hôm họp lớp vừa rồi không có cậu, nếu cậu có mặt thì chắc là vui lắm đó. Giờ thì ai cũng đang đi trên con đường sự nghiệp của mình: Người thì làm kĩ sư, bác sĩ, rồi nhân viên, giám đốc…nhưng khi gặp nhau ai nấy đều như trẻ ra cả chục tuổi, trở về với những cô, cậu học sinh ngây thơ, nhí nhảnh như ngày nào. Cậu có biết không, mọi người đều xúc động lắm, ai cũng hỏi cậu đâu. Để tớ kể lại cho cậu hôm tụ họp của lớp mình nhé.

Gửi
Kể từ ngày tốt nghiệp cấp hai đã thấm thoắt 20 năm. Rồi một ngày, khi đã thấy mình trưởng thành sau những chặng đường đầy gian nan, tớ cùng mọi người đã cùng nhau về thăm mái trường cấp hai xưa. Hôm ấy trời nắng đẹp, hoa phượng bắt đầu rụng khắp sân trường báo hiệu rằng trời đang dần chuyển đông kèm với thời tiết bắt đầu se lạnh. Những làn gió bay xuyên qua các tán lá một cách nhè nhẹ cũng làm cho những hàng cây rung động , phát ra âm thanh khiến con tim rạo rực biết nhường nào. Vẫn con đường ấy tụi mình nhịp nhàng bước đi theo những tia nắng vàng nhẹ trong sự vui sướng cùng với một cảm giác có chút gì đó khó tả. Đến nơi, tớ đứng ngơ người ra khi nhìn thấy chiếc cổng vẫn như xưa, cảm giác nao nao hạnh phúc ùa về trong con tim của mình một cách rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Mình bước vào sân trường, những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau bao năm xa cách. Tớ nhìn xung quanh, trong tâm tư thấy ngôi trường bây giờ khác quá. Nhưng dù có thay đổi như thế nào thì hình ảnh có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lẫn vào đầu được. Cảm giác thân thương gần gũi vẫn in sâu trong tâm trí của mình.

Trường không còn là một ngôi trường nhỏ như trước kia nữa mà nay đã được mở rộng và xây thêm rất nhiều phòng học. Tớ nhìn xung quanh để tìm lớp học cũ của tụi mình nhưng tất cả đều thay đổi nhiều quá làm tớ cũng không nhận ra. Ngày xưa trường chỉ là những dãy nhà cấp bốn nhưng giờ đây đều được xây cao lên hết cả rồi. Phía bên trên có gắn logo của trường cùng dòng chữ “Trường THCS Pascal”. Nhìn dòng chữ đó tớ bỗng cảm thấy xúc động không sao tả được. Tớ cùng mọi người dạo quanh sân trường. Cố hít thật sâu để cảm nhận không khí dưới những gốc cây đa, cây si to đùng đến cỡ phải vừa ba người ôm. Nhớ lại những lời nói vui đùa của cô Hường rằng “Nếu bị người yêu bỏ thì mang cây si ra nhà người đó trồng, người ta thường gọi đó là si tình” , mọi người cười phá lên.

Hôm ấy thật vui khi cô đã cho lớp mình trải nghiệm không gian của ngôi trường. Cậu còn nhớ cây xoài nhỏ nhỏ xinh xinh chứ? Bây giờ nó to vừa người ôm rồi đó. Cứ hè đến là cây lại ra bao nhiêu quả, ăn ngọt lịm. Nghe thấy tiếng nói chuyện xì xào ở nhà xe tớ lại nhớ đến những lúc Khanh bước vào lớp, rồi Huy bước đến cả lũ hô “Cháy nắng”. Cảm giác thật vui sướng biết nhường nào khi Tuấn Anh bước vào với quả tóc dựng ngược thì cả lớp hô “ái chà! ” . Mọi người đứng dưới gốc cây xoài tâm sự với nhau thì có thêm vài người nữa đến. Vẫn những cái tên đó mà ai cũng thành đạt cả rồi nên đứa nào cũng đi ô tô đến chật hết cả sân trường.
Tiếc quá không có cậu chứ bọn con trai lớp mình đến đông đủ lắm. chúng nó đứa thì làm Công an, đứa thì Nhà báo, Bác sĩ… Trông mấy đứa bây giờ nhìn tri thức lắm. Có mấy đứa giờ vẫn đang học cao học. Nhớ lại mới thấy ngày xưa chúng mình trẻ con quá, lúc nào cũng lên bảng làm mấy bài toán rồi đòi thầy Thịnh cho điểm. Mặc dù bây giờ nhìn chúng nó khác xa ngày xưa nhưng vẫn có cảm giác thân thuộc, gần gũi vô cùng.
Gửi
Buổi họp lớp hôm ấy, ai ai cũng tràn đầy niềm vui. Lớp mình từ khi lên cấp 3 không còn kề vai sát cánh với nhau nữa, mỗi người đi một ngả. Bây giờ mới được gặp lại nhau, ai cũng hớn hở nhớ về kỉ niệm xưa. Nói chuyện về những bữa cơm, những buổi học rồi những tình cảm trong sáng của tuổi học trò ngày ấy. Những gì còn là bí mật nay đều được tiết lộ hết trong một tâm trạng vô cùng cởi mở, không khí vui như ngày tết. Những câu chuyện nổ đanh đách bên cạnh những tràng cười giòn tan. Những câu chuyện dù đẹp dù xấu đều được kể hết ra.
Hồi học lớp 6, vừa mới bắt đầu vào năm học bọn con trai tụi mình đã chặn cửa không cho mấy đứa con gái vào phòng rồi bị cô Trọng bắt viết bản kiểm điểm. Lúc ấy ai ai cũng sợ bị cô gọi điện về cho bố mẹ. Lớp 8 cả lũ bắt nòng nọc nghịch thả vào bể rồi bị bác bảo vệ bắt được và phải cọ bể bằng sạch thì thôi.
Đang cùng nhau kể chuyện thì Khanh hét toáng lên “A! Cô Trọng”. Cả lũ xồ lên “Đâu? Đâu?” rồi nhìn ra phía cổng trường thấy cô từ từ bước đi với mái tóc đã bạc gần cả đầu. Thấm thoắt đã 20 năm rồi, ban đầu tớ cùng mọi người hỏi thăm sức khỏe cô, sau đó đến gia đình và cũng không quên nhắc đến thầy Tùng. Thấy đứa nào cũng thành đạt cô vui lắm, khen hết lời luôn. Cô cũng hỏi thăm cậu nhiều lắm đấy. Nếu không nhờ cô thì có khi bây giờ tụi mình cũng không có được như ngày hôm nay.
Thôi! Cuộc vui nào cũng tới hồi kết, rồi tất cả cũng phải rời xa nhau để trở về với tổ ấm của mình. Mọi người đều tặng quà và chúc sức khỏe cô cùng một lời hứa sẽ có ngày gặp lại. Trên đường trở về tớ vẫn có cảm giác bâng khuâng xao xuyến. Dư âm của buổi họp mặt vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của tớ. Rồi sẽ có ngày chúng ta sẽ được gặp lại nhau Nam à. Hẹn gặp lại câu vào một dịp gần nhất nhé để tụi mình cùng nhau tâm sự.
Mong sớm gặp lại cậu!
Người viết
Lâm

11 tháng 10 2017

MB:+lời chào
+nêu lí do hoàn cảnh về thăm trường cũ:những ngày tháng nghỉ hè về thăm lại trường do nhớ, do có chuyện gì mà quay lại...
TB:Nội dung viết thư:
-Viết về sự thay đổi đến ngạc nhiên của ngôi trương(vì 20 năm sau có thể có thêm những sự đổi thay vô cùng mới lạ)
+cổng trường
+sân trường
+dãy lớp học
+cây cối trong vườn trường
+lớp học...
- Tâm trạng của mình
+bỡ ngỡ, ngạc nhiên
+bồi hồi,nhung nhớ khi nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc( nhất là khi nhìn thấy cảnh hoa phượng, hàng ghế đá)
+bồn chồn, rồi những hình ảnh ngày xưa một loạt hiện về.
-gợi những hình ảnh đó lên cho người bạn thấy và...
KB:
-lời nhắn gửi,hứa hẹn,chúc,kí tên....

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: "Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng mình rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

"Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng mình rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ "sống trên mạng".

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?
Theo http:/www dantricom.vn)

1. phong cách ngôn ngữ?

2.ghi lại câu nêu khái quát của đoạn

3.ý kiến của em :"Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá"

4. rút ra 2 thông điệp cho bản thân

1
9 tháng 11 2017

1. Phong các ngôn ngữ báo chí

2. Đọc sách văn học thực sự khiến con người trở nên thông minh, tốt tính hơn.

3. Nhận định trên hoàn toàn đúng. Bởi đọc sách có nội dung sâu sắc khiến ta dành nhiều thời gian nghiền ngẫm một nội dung vấn đề nào đó. Khi vấn đề được nghiền ngẫm cũng đồng nghĩa với việc bạn rút ra được bài học nào đó từ cuốn sách. Điều này khác hẳn với việc đọc những bài báo ngắn, những mẩu tin, có thể việc đọc đó cung cấp cho người đọc cung cấp thông tin hữu ích tạm thời nhưng nó sẽ chỉ lướt qua đầu họ, khiến họ thụ động hoặc tiếp nhận thông tin mà không có sự phản tư. Điều này nguy hại và dễ nảy sinh tư duy "mì ăn liền", tâm lí nóng vội, chỉ muốn có ngay kết quả hiện ra trước mắt mà không muốn hoặc không cần trải nghiệm cả một quá trình suy tư, chiêm nghiệm về vấn đề.

4. Thông điệp cho bản thân:

- Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.

- Hình thành và rèn luyện thói quen đọc sách truyện (văn học) và suy nghiệm về vấn đề đặt ra trong tác phẩm

9 tháng 10 2017

đây là bài tham khỏa nhé mk ngu văn lắm 

"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".

Theo mình nghĩ từ "xuân" trong câu thơ này hàm ý là cảm thấy trong lòng một niềm vui, hạnh phúc như mùa xuân. 

Cảm nghĩ: 
"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".


Cảm xúc, đôi khi dâng lên đột ngột như một cơn sóng, hay dạt dào, nhạy cảm như cảm giác hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ của bạn Hoàng Như Mai. Ngồi trong lòng mẹ, bạn cảm giác như có "mùa xuân" đang về trên phố phường. Phép ẩn dụ cảm giác này được bạn sự dụng một cách tài tình, thể hiện sự "tràn ngập, vô bờ bến" của cảm giác "yêu thương, hạnh phúc" khi được mẹ yêu thương, trìu mến. Đứa trẻ nào cũng cảm thấy như thế, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, dễ xao động của Như Mai, những câu thơ trở nên sinh động. Sự "ngây thơ, mong muốn được yêu thương" được bộc lộ ở hai câu thơ cuối, đó là mong ước giản dị, được mẹ ôm, được mẹ vỗ về. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng tình cảm sâu sắc, hồn nhiên giữa bạn và mẹ, và cách "làm nũng" đáng yêu vô cùng. Bài thơ với tình cảm trong sáng, tinh nghịch đã làm hấp dẫn trái tim của biết bao người

9 tháng 10 2017

"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".

Theo mình nghĩ từ "xuân" trong câu thơ này hàm ý là cảm thấy trong lòng một niềm vui, hạnh phúc như mùa xuân. 

Cảm nghĩ: 
"Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Uớc chi vòng tay ấy
Ôm hoài thơ ấu con".


Cảm xúc, đôi khi dâng lên đột ngột như một cơn sóng, hay dạt dào, nhạy cảm như cảm giác hạnh phúc khi được ở trong vòng tay mẹ của bạn Hoàng Như Mai. Ngồi trong lòng mẹ, bạn cảm giác như có "mùa xuân" đang về trên phố phường. Phép ẩn dụ cảm giác này được bạn sự dụng một cách tài tình, thể hiện sự "tràn ngập, vô bờ bến" của cảm giác "yêu thương, hạnh phúc" khi được mẹ yêu thương, trìu mến. Đứa trẻ nào cũng cảm thấy như thế, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, dễ xao động của Như Mai, những câu thơ trở nên sinh động. Sự "ngây thơ, mong muốn được yêu thương" được bộc lộ ở hai câu thơ cuối, đó là mong ước giản dị, được mẹ ôm, được mẹ vỗ về. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng tình cảm sâu sắc, hồn nhiên giữa bạn và mẹ, và cách "làm nũng" đáng yêu vô cùng. Bài thơ với tình cảm trong sáng, tinh nghịch đã làm hấp dẫn trái tim của biết bao người... :)

12 tháng 9 2017

Các chi tiết trong truyện có sử dụng nghệ thuật so sánh và đối chiếu là :

- Về nghệ thuật so sánh:

+ Câu: Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

+ Câu: Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi

+ Câu: Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

* Tác dụng của các biện pháp so sánh trên: để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của cậu bé, thể hiện được những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên. Làm cho văn bản mang theo một nét thú vị, bâng khuâng, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được tâm trạng, cảm súc và ý nghĩa của nhân vật ''tôi'' trong bài.

-Về nghệ thuật đối chiếu:

+ '' Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.''

+ '' Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trg những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra đứng lo sợ vẩn vơ.''

+ '' Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thày trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước của lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng thấy làm lạ.

Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bn ở đồng làng Lê Xá, tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ chút nào hết.''

* Tác dụng của nghệ thuật đối chiếu: Làm bộc lộ lên những cảm nhận và tâm trạng lạ lẫm, sự thay đổi của nhân vật ''tôi'' trong ngày đầu đi học. Làm sáng tỏ được những nét khác nhau. Giúp người đọc có cảm nhận sâu hơn về những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.

=> Hai nghệ thuật đối chiếu và so sánh cũng cho thấy, tác giả là một nhà văn tài gỏi, biết sử dụng những câu từ, đoàn văn tinh tế, mạch lạc, cuốn hút người đọc người nghe. Là một nhà văn rất yêu quý kỉ niệm về tuổi học trò của mình.

12 tháng 9 2017

" Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dào dạt, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ảnh so sánh và đối chiếu rất đẹp và rất hay.

Tác giả đã so sánh và nhân hóa để viết nên một câu văn giàu hình tượng và biểu cảm :

"Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉn cười giữa bầu trời quang đãng."

Những cảm giác trong sáng ấy là những kỉ niệm mơn man nao nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi độ thu về, nó lại "nảy nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng, bồi hồi , tâm hồn như tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như "mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”

Câu văn thứ hai có hình ảnh so sánh :

“Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này : chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”

Buổi tựu trường, chú chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy “nặng” ; “bàn tay ghì thật chặt” mà một quyển sách vẫn “xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất” vì chú quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa, trong lúc đó, mẹ chú lại cầm hộ bút thuovứ cho chú. Cái ý nghĩ “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước” được so sánh với “làn mây luót ngang trên ngọn núi” đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của nhân vật “tôi”.

Câu văn thứ ba “Trước mắt tôi , trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”

Nhân vật “tôi” đã từng đi bẫy chim quyên, từng ghé lại trường một lần ; lần ấy chú thấy trường “là một nơi xa lạ””cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Nhưng lần này, trường Mĩ Lí đã trở thành trường của chú nên chú mới cảm thấy “xinh xắn” . Tâm trạng một học trò mới “lo sợ vẩn vơ” và bỡ ngỡ nên mới cảm thấy trường Mĩ Lí “oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”.Hình ảnh so sánh này cũng thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

Hình ảnh so sánh thứ tư là đặc sắc nhất. Tác giả đã lấy hình ảnh “con chim con đứng bên bờ tổ” so sánh với cậu học trò mới “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân” để làm nổi bật tâm lí tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa “ngập ngừng e sợ” vừa khao khát học hành, mơ ước tới những chân trời xa, chân trời mơ ước và hi vọng :

“Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”

Hơn sáu bảy năm đã trôi qua, những so sánh mà Thanh Tịnh đã sử dụng vẫn không bị sáo mòn, trái lại hình tượng và cảm xúc của những so sánh ấy vẫn còn nguyên dáng, nhã thú.



* Có sai sót gì thì nhờ mọi người sửa giúp.

Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn. Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa. Các công ty đánh bắt cá...
Đọc tiếp

Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.

Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.

Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp có thể tàu đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn.Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.

Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể. Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết bài toán khó này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp. Số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.

CÂU HỎI: HÃY VIẾT MỘT BÀI VĂN NGẮN (KHOẢNG 400 CHỮ) TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA BẢN THÂN VỀ NGƯỜI NHẬT QUA CÁCH BẢO QUẢN CÁ CỦA HỌ?

2
2 tháng 11 2017

dsggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggg

11 tháng 11 2017

Nếu ai đã từng ăn sushi thì sẽ biết rằng người Nhật rất thích ăn đồ ăn tươi sống.Nhưng để có được cá tươi sống họ đã phải cải tiến không ngừng cách thức, phương pháp.Qua đó ngộ ra một chân lí cuộc sống chính là phải biết cố gắng, nỗ lực, không ngừng đổi mới, tư duy sáng tạo, tìm tỏi học hỏi.Luôn trau dồi, tự mình tìm kiếm những ý tưởng, cách thực hiện mới mẻ nhằm đem lại hiệu quá cũng như năng suất cao hơn.Bài học về cách bảo quản cá của người Nhật nhưng cũng chính là bài học cho mỗi chúng ta, không được an phận thủ thường, bằng lòng, chấp nhận hiện tại những gì mình đang có.Phải biết sống có mục đích, có ý chí cầu tiến, tham vọng khẳng định bản thân, luôn muốn vươn lên, khẳng định giá trị của bản thân.Có như thế đất nước mới ngày một phát triển, thịnh vượng.

30 tháng 1 2016

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm có giá trị lớn. Bà viết nhiều về người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ gặp số phận bất hạnh, trong đó phải kể đến bài thơ Bánh Trôi Nước, một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Trong xã hội lúc bấy giờ, chế độ phong kiến đang suy tàn, bọn quan lại tha hồ bóc lột dân lành, tha hồ hưởng lạc, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ nhất. Bản thân bà, một con người thông minh, tài ba mà cuộc đời cũng đầy trắc trở, tình duyên lận đận. Người phụ nữ phó mặc đời mình cho sự may rủi, thân phận như cái bánh trôi nước:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắt nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Trước mắt ta hiện lên một cách sinh động hình ảnh cái bánh trôi - hình dáng, màu sắc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bánh trôi là món ăn dân da, truyền thống từ lâu dời của nhân dân ta, bánh được làm bằng bột nếp, nặn thành những viên tròn. Cánh bánh trôi đúng là vừa trắng lại vừa tròn. Chỉ hai từ trắng, tròn, tác giả đã lột tả được hình ảnh cái bánh trôi. Những câu thơ không chỉ nhằm miêu tả cái bánh trôi mà còn gợi cho ta liên tưởng một vấn đề khác. Từ thân em ta nhớ đến câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ:                                                                          Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào giếng nước, hạt ra ngoài đồng.

 ... Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai.

Người phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, họ không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Cuộc đời của họ phụ thuộc vào người chồng người cha:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Trong thời điểm đó, người phụ nữ dù có nhan sắc, phẩm hạnh đến thế nào đi nữa thì người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng không thoát khỏi cảnh bảy nổi, ba chìm. Vì sao vây? Tác giả trả lời ta:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Trong thực tế, thành quả của cái bánh thế nào phụ thuộc vào khả năng của người tạo ra nó. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Họ bảy nổi, ba chìm bởi đời họ bị lệ thuộc vào người khác. Trong việc hệ trọng quyết định hạnh phúc cả một đời thì cũng cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Gặp người tốt thì đời được hạnh phúc, còn ngược lại, gặp người xấu thì học sẽ khổ cực suốt đời. Lấy chồng thì phải tòng phu, chồng chết thì phải tòng tử.Nhưng dù số phận có chìm nổi, có hẩm hiu đến đâu, người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng trong trắng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Câu cuối bài thơ là lời của tác giả cũng như toàn thể phụ nữ chịu số phận bất hạnh, muốn đứng lên khẳng định với đời về phẩm giá cao quý của người phụ nữ, đó là phẩm giá đáng được coi trọng. Dù cuộc đời có vùi dập, có cám dỗ thì người phụ nữ vẫn giữ lòng chung thủy, sự trong trắng của mình. Với sự cảm thông sâu sắc trước nỗi bất hạnh của người phụ nữ và tài năng phi thường của mình, nhà thơ đã dùng chiếc bánh trôi nước để nói về người phụ nữ. Ở đó người phụ nữ tuy bị coi thường, bị vùi dập nhưng họ có tâm hồn và nhân cách đáng trân trọng.

Bài thơ đã nói lên tâm hồn trong sáng và bản lĩnh phi thường của những người phụ nữ trong xã hội cũ, cái xã hội mà con người không có quyền làm chủ. Tác giả đã có sự đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ, và thay những người phụ nữ ấy đứng lên khẳng định vị trí của mình trong xã hội, đòi quyền lợi cho người phụ nữ lúc bấy giờ.

 

 

5 tháng 1 2017

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.



9 tháng 6 2016

1/ Tìm hiểu đề và tìm ý:
a/ Tìm hiểu đề:
Cần lưu ý:
– Xác định thể loại
– Xác định nội dung:nghị luận về lòng biết ơn.
-Chú ý: từ “suy nghĩ” 
b/ Tìm ý:
Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho bài văn:
*Gợi ý:
– Câu tục ngữ có nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào?
– Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam?
– Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?

Sau tìm hiểu đề và tìm ý chúng ta sẽ làm dàn ý. Vậy từ dàn ý đề cương của SGK, các em hãy lập dàn ý chi tiết theo từng nhóm sau:

– Nhóm 1: Mở bài
– Nhóm 2: Giải thích câu tục ngữ
– Nhóm 3: Đánh giá nhận xét
– Nhóm 4: Kết bài

Gợi ý: 
–          Cần giải thích những từ ngữ nào?
–          Câu tục ngữ nêu lên đạo lý gì?
–          Câu tục ngữ nhắc nhở những ai?
–          Câu tục ngữ khích lệ mọi người điều gì?

2/Lập dàn bài:

a. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
-Có nhiều cách mở bài:
+ Từ chung è Riêng
+ Từ thực tế è Đạo lí
+ Đưa ra câu tục ngữ có cùng quan điểm hoặc trái ngược với quan điểm cuả vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.
b. Thân bài
1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng).
2/Đánh giá nội dung câu tục ngữ:
a/ Khẳng định hoàn toàn đúng
b/ Xác lập luận điểm:
– Tại sao phải có lòng biết ơn?
+ Vì đó là đạo lí làm người
+ Truyền thống tốt đẹp cuả người Việt ta
+  Cơ sở để xây dựng và phát triển xã hội
+  Nguyên tắc đối nhân xử thế
(Lí lẽ và dẫn chứng cụ thể)
– Phê phán:
Kẻ vong ân bội nghĩa, ”Ăn cháo đá bát”

 

c. Kết bài
– Khẳng định truyền thống tốt đẹp.
– Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với hôm nay. è Sống và làm việc theo đạo lí.
Các bạn hãy viết phần thân bài từ dàn bài chi tiết trên:
Nhóm 1 và 3: Giải thích câu tục ngữ.
Nhóm 2 và 4: Nhận định, đánh giá câu tục ngữ

3/ Viết bài

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là  ”Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy ”Uống nước nhớ nguồn” là gì? Uống nước là hưởng thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần của người khác. Nhớ nguồn là người hưởng thụ phải tri ân, gìn giữ và phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở mọi người sống có đạo lý, nhân nghĩa bởi cuộc đời cũng có những kẻ vô ơn “Qua cầu rút ván”, “Có mới nới cũ”, “Uống nước quên người đào giếng”. Nhớ ơn vốn là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thật vậy, trong gia đình con cái phải biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ được thể hiện qua các ngày giỗ, ngày lễ, thờ phụng, thăm viếng mồ mã ông bà, tổ tiên và yêu kính cha mẹ. Trong nhà trường, học sinh phải biết ơn thầy cô vì “Không thầy đố mày làm nên”, hàng năm có ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh thầy cô. Trong xã hội, thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước đã chiến đấu hi sinh, đổ bao mồ hôi nước mắt để bảo vệ, xây dựng đất nước như ngày nay, có phong trào đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng , bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Chúng ta cần có ý thức vun đắp, bảo vệ, góp phần xây dựng thành quả đạt được làm cho gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh.

Tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo đánh giá con người. Sống và thực hiện theo đạo lý trên là biểu hiện lối sống nghĩa tình, vừa văn minh, văn hóa.

9 tháng 6 2016

Bài làm

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.



 

Hôm nay tớ đăng bài này để nói một vấn đề như sau: Tớ biết là việc tớ sắp nói đây đã được các bạn phản ánh rất nhiều trên Hoc24 và giờ thì có lẽ giảm được mấy tháng thôi thì nó lại xuất hiện trên này. Các bạn " Văn " à , tớ dùng hoc24 cũng lâu rồi mặc dù không mấy trả lời, tớ lên đây chỉ là để tham khảo những bài giải của các bạn để có thể bổ sung vào bài tập của tớ cho tốt. Đặc...
Đọc tiếp

Hôm nay tớ đăng bài này để nói một vấn đề như sau:

Tớ biết là việc tớ sắp nói đây đã được các bạn phản ánh rất nhiều trên Hoc24 và giờ thì có lẽ giảm được mấy tháng thôi thì nó lại xuất hiện trên này. Các bạn " Văn " à , tớ dùng hoc24 cũng lâu rồi mặc dù không mấy trả lời, tớ lên đây chỉ là để tham khảo những bài giải của các bạn để có thể bổ sung vào bài tập của tớ cho tốt. Đặc biệt là môn " Văn ", mấy tháng nay thì số GP môn Văn tăng một cách " Kinh Khủng ". Nếu không lầm có lần tớ hỏi mấy bạn trên hoc24 có nói : Điểm GP chỉ tích cho những bạn nào làm bài nhanh , chính xác ( không hẳn 100% , có ý đúng coi như là khuyến khích ) và không chỉ các bạn nói mà Thầy cũng nói vậy. Tháng thì GP Văn sẽ không lên quá 100 GP trên một tháng ( do các bạn bận v.v ) nhưng nếu có thể làm được 5 bài tập văn dài ( Văn + TV ) trong thời gian 1 phút , 6 phút chưa kể cả thời gian tìm đề để giúp đỡ các bạn. Kỉ lục đấy, lướt xuống toàn thấy có một câu hỏi mà tranh nhau có khi có người đề đăng một kiểu xuống làm bài kiểu khác. Gần đây, mới có vài bạn mới nổi Văn. Thực sự là có những bài rất đơn giản nhưng sơ qua vẫn là ý đó vẫn là đáp án đó chỉ việc đảo trình tự là có ngay một bài mới.. Chỉ sau một đêm khi tỉnh dậy bật máy và coi thì BXH khiến nhiều người phải choáng và hoang mang đấy.

Em mong Thầy Cô ở môn Văn có thể xem xét lại. Em thấy có một số bài tự viết rất hay nhưng kèm đó là bài copy cũng được tích. Bất công ở chỗ là công sức và thời gian của bạn tự làm bỏ ra nhiều hơn là bạn COPY mà được tích.

Em xin hết! Mong CTV đừng ai !

16
21 tháng 8 2017

cmt đầu hiha

21 tháng 8 2017

Mình cũng làm bên văn , mình cũng thấy thế . Lúc đầu mình không làm bên văn vì sợ mất nhiều thời gian, đôi khi lại không được tick . Nhưng thấy ai cũng copy rồi paste đầy , GP tăng chóng mặt luôn , mk cũng thử làm theo ( Cũng có nhiều bài tự làm) . Đến bây giờ mình ít khi làm nữa vì thấy chép nhiều quá , quá trớn luôn . Thà là copy đúng cho người ta tham khảo , đằng này lại copy khong đúng đề nữa chứ , Nhưng bạn cũng thông cảm cho các bạn CTV vì học cũng phải học bài của họ nữa , không cón hiều thời gian để làm như thế .