K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2018

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. 
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. 
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. 
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

5 tháng 9 2019

Trả lời :

- Chất liệu vải vải sợi tổng hợp

-Màu sắc màu sẫm

-Kiểu may :đơn giản , rộng

-giày dép : dép thấp , giày bât

#Chúc bn học tốt

Những từ cần điền mình gạch chân nhé

Vải sợi tổng hợp nó thấm mồ hôi ít và hút ẩm thấp làm sao hợp cho người lao động đc 

13 tháng 12 2019

B. Vải dệt kim,màu sáng,hoa văn sinh động

Đáp án: B

Giải thích: Nên chọn vải may áo quần phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo là: Vải sợi bông, màu sáng, hoa văn sinh động

6 tháng 11 2020

Tham khảo :

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ "học sinh" của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,...

6 tháng 11 2020

Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn 35 đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên chủ nhiệm tôi 3 năm học ấy đã cho tôi biết được những điều quý giá ấy.

Ngày mới vào trường bỡ ngỡ, người đầu tiên tôi được tiếp xúc là cô. Vẻ điềm tĩnh của cô trong lần đầu gặp mặt ấy đến giờ còn nguyên trong tâm trí tôi. Cô cười tươi lắm. Nhận đám học sinh mới mà thấy hình như cô đã coi chúng tôi như con ruột. Là lớp chuyên văn, cô biết và hiểu được tâm lý của những đứa con gái mới lớn: điệu đà. Cô ủng hộ chúng tôi làm đẹp, song lại chỉ trong khuôn khổ cô cho phép. Nghiêm khắc là điều tiếp theo tôi thấy được trong con người cô. Tôi chưa thực sự hiểu thế nào là lo sợ cho đến khi mắc lỗi và đứng trước mặt cô. Cô nghiêm khắc ! Vì hiểu là sai nên cô nghiêm khắc. Chúng tôi không lần nào phạm một lỗi hai lần bởi không ai dám đối diện với sự trừng phạt của cô. Đó là chuyện trên lớp. Trong cuộc sống thường ngày, khi phải đối diện với khó khăn. Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là ''Nếu là cô, cô sẽ làm gì'' . Dường như mọi vấn đề đều ổn thỏa khi có cô bên cạnh. Lời khuyên, cách giải quyết hay đơn giản chỉ là lời động viên của cô luôn đem lại kết quả không thể tưởng. Khó khăn không còn là khó khăn, nó trở thành bài học cuộc sống để cô dạy chúng tôi cách đối diện. Dạy cho chúng tôi biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu phải là một chuỗi êm đềm, bằng phẳng mà nó có rất nhiều ngã rẽ

Cô còn dạy cho chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh. Biết cảm thông, biết trân trọng những điều quý giá qua từng trang sách,từng bài văn.

Tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì được làm học sinh của cô trong suốt những tháng năm cấp ba. Có lẽ cô là báu vật vô giá mà đám học sinh chuyên văn lớp tôi được nhận. Tôi luôn nhớ, luôn trân trọng từng khoảnh khắc đẹp đẽ được bên cô, bên lớp.

Không chỉ cô Giang, mà tất cả thầy cô, họ đều là những điều đẹp nhất làm nên tuổi học trò, làm nên một thời áo trắng tinh khôi đáng nhớ.
~GOOD STUDY~

BÀI LÀM

    Người ta thường nói có những thứ chỉ đến khi mất đi rồi thì con người ta mới biết trân trọng,hạnh phúc ở ngay trước mắt mà chẳng mảy may để ý,đến lúc đánh mất mới thấy ngậm ngùi,xót xa.Đến khi nhận ra thì mọi thứ đã quá muộn màng. Tôi- Trương Sinh ,chính là người đã trải qua hoàn cảnh như thế để rồi bây giờ tràn ngập trong lòng niềm ân hận muộn màng.Hãy để tôi kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe nhé!

    Nhớ về ngày ấy,tôi là con trai trong một gia đình có hoàn cảnh khá giá,là con của một hào phú trong vùng Hà Nam xưa.Lúc bấy giờ trong làng có người con gái tên Vũ Thị Thiết ,tính cách thùy mị ,nết na,thêm vào đó lại đoan trang ,tư dung tốt đẹp.Mến nàng bởi những phẩm chất,tính cách tốt đẹp ấy tôi bèn xin mẹ trăm lạng vàng để rước nàng về làm vợ . Từ đó chúng tôi nên duyên vợ chồng .

    Cuộc sống hôn nhân lúc ấy mới đẹp đẽ làm sao.Vợ tôi luôn là người phụ nữ biết  giữ gìn khuôn phép,nhường nhịn.Biết tính tình của tôi ,Vũ Nương luôn làm mọi cách để mái ấm gia đình hòa thuận,nín nhịn,chẳng mấy khi để xảy ra thất hòa hay cãi vã.Tưởng chừng như tôi sẽ được sống vui vẻ với người mẹ,với người vợ mới cưới đến mãi sau này thế nhưng chiến tranh lại ập đến ,tôi phải lên đường đi lính,tạm chia xa mái ấm thân thương.Đúng là hạnh phúc ngắn chẳng tày gang! Âu cũng là do tôi con nhà hào phú nhưng lại ít học nên đứng đầu trong danh sách đi lính mà triều điình bắt lúc bấy giờ.Xa gia đình trong cảnh mẹ già,người vợ lại đang bụng mang dạ chửa. Vào ngày lên đường ra trận,mẹ tôi nắm tay tôi ngậm ngùi dặn dò đừng nên tham công danh mà nên biết lượng sức mình.Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dặn .Vợ tôi thì lại rót chén rượu đầy mà nghẹn ngào : 

   - chàng đi chuyến này,thiếp chẳng dám momg đeo được ấn phong hầu,mặc áo gấm trở về quê cũ.Chỉ xin được mang hai chữ bình yên,thế là đủ .Nhìn trăng soi thành cũ,lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa ,trông liễu rủ bãi hoang,lại thổn thức tâm tình,thương người nơi đất thú

Đó là những lời tình sâu nghĩa nặng ,khiến tôi thổn thức khôn nguôi.

Khi tôi đang ở nơi chiến trường khói lửa thì Vũ Nương đã đến kì hạ sinh được đứa con trai của chúng tên,đặt tên là Đản .Cuối cùng ,tôi cũng được bình an mà trở về đúng như mong ước của cả tôi,vợ tôi,và mẹ tôi.Ngày ấy vui đến thế,hân hoan trên đường trở về nhà,cứ ngỡ sẽ đươcj đoàn tụ sum vầy,hạnh phúc gia đình sẽ được nối lại sau chuỗi ngày xa cách,nhưng đâu ai ngờ những tin dữ cứ thế liên tục tới.Đầu tiên là người mẹ mà tôi hằng yêu quý,người hằng ngày vì mong tôi trở về đã lâm bệnh nặng mà qua đời  mặc cho Vũ Nương hết sức thuốc thang,lễ bái thần phật .Hay tin mẹ qua đời,lòng tôi buồn khổ đến tận cùng.Nhưng không chỉ có thế,ngày tôi dắt con ra thăm mộ mẹ,đứa bé không nghe mà còn quấy khóc.Nó không nhận tôi là cha của nó.

 - Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít.

Đau đớn thay,tôi nghĩ ngay đến việc vợ mình ở nnhà không giữ trọn đạo làm vợ lại cộng thêm tính hay ghe tuông của tôi càng làm mối nghi ngờ được đẩy lên cao hơn.Về đến nhà,tôi la um lên cho hả giận,quát tháo bỏ mặc ngoài tai những lời giải thích ,phân trần của Vũ Nương

- Thiếp cách biệt ba năm giữ gìn một tiết,tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng,ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót.Đâu có sự mất nết hư thân như chàng nói.

Âý thế mà tôi vẫn một mực không tin,không nghe hàng xóm can ngăn,mắng nhiếc rồi đánh đuổi nàng đi.Nàng nói lời tiễn biệt tôi , tắm gội sạch sẽ ,gieo mình xuống  sông Hoàng Giang mà chết.Toi tuy giận nhưng thấy nàng như vậy cũng động lòng thương tìm vớt thây nàng nhưng cũng chẳng thấy.Để rồi đến 1 hôm ngồi dưới ngọn đèn khuya cùng con trai,tôi mới vỡ lẽ ra mọi chuyện.Đứa bé chỉ tay vào cái bóng của tôi trên vách rồi gọi cha .Lúc ấy tôi mới ngộ ra rằng những ngày tôi trên chiến trường ,nàng hay đùa con,bảo bóng mình trên vách là cha Đản.Tôi mới thấu nỗi oan động trời của vợ mình nhưng đã quá muộn màng,nàng nay đã đi mất ,mọi chuyện đã qua,chẳng làm sao mà níu kéo hay xoay chuyển được .

Kể câu chuyện này ra ,đến tận bây giờ tôi vẫn còn rưng rưng,không ngừng trách móc bản thân vì không tin vào Vũ Nương,người đầu gối tay ấp cùng mình.Qua đây tôi cũng muốn nói rằng,hãy tin yêu và trân trọng những người thân của mình,đừng quá nông nổi để rồi xử sự mất khôn như tôi.

6 tháng 11 2020

ko bt

17 tháng 9 2020

a) - Người mẹ không ngủ vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.

b) - Ý nghĩa câu nói của người mẹ:

+ Người mẹ không ngủ được do ngày mai là ngày đi học đầu tiên của con và ngày ấy cũng chính là ngày đầu tiên con trạm đến ước mơ sau này.

"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" câu nói này muốn người con học là một phần của cả đời con nên con phải can đảm và tự lập về việc học cho chính bản thân mình.

Mẹ muốn con mình trưởng thành để tự lo cho bản thân bằng việc học thật giỏi.

                                                                 Bài làm

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

c) Nội dung của đoạn trích:Giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nậng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.

8 tháng 11 2020

                                                                                                                                                               Yên Kỳ , ngày 8 , tháng 11 , năm 2020

Bà kính yêu !

Hôm nay cháu viết thư thăm bà nhân dịp năm mới ạ . Bà vẫn khỏe chứ ạ ? Bà ơi , cơn tiền đình đã dứt chưa bà ? Cháu lo cho bà quá . Năm nay do bận nhiều việc nên bố mẹ không đưa cháu về thăm bà được . Bông Xinh năm nay gần 5 tuổi rồi , còn cháu đã sinh nhật 10 tuổi rồi bà ạ . Bông ngoan lắm không còn quấy rầy nữa, bà có gử lời thăm Bông không để cháu gửi cho ạ, mà ông sao rồi ạ ? Cháu nghe bố mẹ nói ông bị trật khớp , chắc là đau lắm bà nhỉ . Cho cháu gửi lời thăm ông nhé . Mà bà ơi vườn rau cải nồng còn bị gà làm nát nữa không ạ ? Mà bố cháu bị bong gân đầu ngón tay , đau lắm bà ạ . Thôi cháu dừng bút đây , cháu muốn hỏi thăm nhiều nữa kể nhiều chuyện cho bà nghe lắm , nhưng thư đã dài mất rồi . Cháu kính chúc bà một năm mới đầy hạnh phúc và mạnh khỏe ạ . Cháu gửi bà mấy câu thơ để kết thúc thư ạ 

               " Cháu chúc ông bà sống lâu

              Để cùng con cháu an vui tuổi già "

                                                                                                           Cháu của bà

                                                                                                                   Ly

                                                                                                     Nguyễn Phương Ly

1 tháng 10 2021

....ngày ....tháng..năm..........

Ông bà Nội kính mến

Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới. Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà. Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa.

Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ. Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trước cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lần gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế!

Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết. Trước khi dừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập.

Cháu của ông bà

Ngân Thư