K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

Mình cứ đắn đo câu này mãi. Chắc là bạn chép sai đề. M tự ý sửa đề nếu không phải thì thôi nhé. Sửa đề:

\(\hept{\begin{cases}\left(x+y\right)^2-\left(x+y\right)\sqrt{3}+xy=-1\\x^2+y^2+x+2y=\sqrt{3}+\frac{2}{3}\end{cases}}\)

\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}x^2+y^2+3xy-\left(x+y\right)\sqrt{3}=-1\left(1\right)\\x^2+y^2+x+2y=\sqrt{3}+\frac{2}{3}\left(2\right)\end{cases}}\)

Lấy (2) - (1) ta được

\(x\left(1+\sqrt{3}\right)+y\left(2+\sqrt{3}\right)-3xy=\frac{3\sqrt{3}+5}{3}\)

Đặt \(\hept{\begin{cases}x\left(1+\sqrt{3}\right)=a\\y\left(2+\sqrt{3}\right)=b\\3\sqrt{3}+5=c\end{cases}}\)

\(\Rightarrow3xy=\frac{3ab}{c}\)từ đây ta có 

\(\Leftrightarrow a+b-\frac{3ab}{c}=\frac{c}{3}\)

\(\Leftrightarrow3ac+3bc-9ab-c^2=0\)

 \(\Leftrightarrow\left(3a-c\right)\left(c-3b\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}c=3a\\c=3b\end{cases}}\)

Tới đây thì đơn giản rồi nhé

1 tháng 4 2017

Đã đặt \(c=3\sqrt{3}+5\) mà sao đăng lên là nó bị mất.

Cô Vân ơi sửa lỗi này đi cô. Cứ dùng ký hiệu hệ phương trình 3 ẩn thì nó bị mất đi 1 phương trình ah.

27 tháng 3 2017

Ta chứng minh

\(a+b\ge\sqrt[3]{ab}\left(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}\right)\)

\(\Leftrightarrow\left(\sqrt[3]{a}-\sqrt[3]{b}\right)^2\left(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}\right)\ge0\)(đúng )

Áp đụng vào bài toán ta được

\(\frac{1}{x+y+1}+\frac{1}{y+z+1}+\frac{1}{z+x+1}\)

\(\le\frac{1}{\sqrt[3]{xy}\left(\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}\right)+1}+\frac{1}{\sqrt[3]{yz}\left(\sqrt[3]{y}+\sqrt[3]{z}\right)+1}+\frac{1}{\sqrt[3]{zx}\left(\sqrt[3]{z}+\sqrt[3]{x}\right)+1}\)
\(=\frac{\sqrt[3]{z}}{\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}+\sqrt[3]{z}}+\frac{\sqrt[3]{x}}{\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}+\sqrt[3]{z}}+\frac{\sqrt[3]{y}}{\sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}+\sqrt[3]{z}}=1\)

27 tháng 3 2017

đặt x=a/b , y=b/c , z=c/a 

1. Cho hình bình hành ABCD. Đường thẳng qua C vuông góc với CD cắt đường thẳng qua A vuông góc với BD tại F. Đường thẳng qua B vuông góc với AB cắt đường trung trực của AC tại E. Hai đường thẳng BC và EF cắt nhau tại K. Tính tỉ số \(\frac{KE}{KF}\)2. Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp (O). M trung điểm BC, N đối xứng với M qua O. Đường thẳng qua A vuông góc với AN cắt đường thẳng qua B...
Đọc tiếp

1. Cho hình bình hành ABCD. Đường thẳng qua C vuông góc với CD cắt đường thẳng qua A vuông góc với BD tại F. Đường thẳng qua B vuông góc với AB cắt đường trung trực của AC tại E. Hai đường thẳng BC và EF cắt nhau tại K. Tính tỉ số \(\frac{KE}{KF}\)

2. Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp (O). M trung điểm BC, N đối xứng với M qua O. Đường thẳng qua A vuông góc với AN cắt đường thẳng qua B vuông góc với BC tại D. Kẻ đường kính AE. CMR:

a) BA.BC = 2BD.BE

b) CD đi qua trung điểm của đường cao AH của ttam giác ABC.

3. Có 10 vận động viên tham gia đấu quần vợt. Cứ 2 người trong họ chơi với nhau đúng 1 trận. Người thứ nhất thắng x1 trận và thua y1 trận; người thứ hai thắng x2 trận và thua y2 trận; ...; người thứ mười thắng x10 trận và thua y10 trận. Biết trong 1 trận đấu quần vợt ko có kết quả hòa. CMR: \(x_1^2+x_2^2+...+x_{10}^2=y_1^2+y_2^2+...+y_{10}^2\)

1
26 tháng 3 2017

Chỉ hướng dẫn câu đại thôi nhé

Theo đề bài thì ta có hai giả thuyết sau

\(\hept{\begin{cases}x_1+y_1=x_2+y_2=...=x_{10}+y_{10}=10\\x_1+x_2+...+x_{10}=y_1+y_2+...+y_{10}\end{cases}}\)

Theo đề bài thì

\(x^2_1+x^2_2+...+x^2_{10}=y_1^2+y^2_2+...+y^2_{10}\)

\(\Leftrightarrow\left(x^2_1-y^2_1\right)+\left(x^2_2-y^2_2\right)+...+\left(x^2_{10}-y^2_{10}\right)=0\)

\(\Leftrightarrow10\left(x_1-y_1\right)+10\left(x_2-y_2\right)+...+\left(x_{10}-y_{10}\right)=0\)

\(\Leftrightarrow x_1+x_2+...+x_{10}-y_1-y_2-...-y_{10}=0\)ĐPCM 

24 tháng 3 2017

Đk:\(-1\le x\le3\) (chính là cái bài cho kia)

Nếu \(x=0\) thì \(A=\sqrt{3}\) ta sẽ chứng minh nó là GTNN của \(A\)

Tức là ta cần chứng minh 

\(\sqrt{-x^2+2x+3}+\sqrt{3}\le\sqrt{-x^2+4x+12}\)

Sau khi bình phương 2 vế rồi rút gọn ta cần chứng minh 

\(\sqrt{-3\left(x^2+2x+3\right)}\le x+3\)

Từ khi \(x+3>0\), ta cần chứng minh  

\(3\left(-x^2+2x+3\right)\le\left(x+3\right)^2\Leftrightarrow x^2\ge0\) (Đúng)

Vậy \(A_{Min}=\sqrt{3}\Leftrightarrow x=0\)

24 tháng 3 2017

Dự đoán khi \(a=b=c=\frac{1}{3}\) khi đó \(P=\frac{19}{27}\) (gọi P=biểu thức đầu bài)

Ta đi chứng minh nó là GTNN của P

\(\Leftrightarrow2\left(a^2b+b^2c+c^2a\right)+\left(a+b+c\right)\left(a^2+b^2+c^2\right)+4abc\ge\frac{19}{27}\left(a+b+c\right)^3\)

Khai triển và rút gọn, ta được BĐT tương đương là:

\(8\left(a^3+b^3+c^3\right)+24\left(a^2b+b^2c+c^2a\right)-30\left(ab^2+bc^2+ca^2\right)-6abc\ge0\)

\(\Leftrightarrow8\left(a+b+c\right)^3\ge54\left(ab^2+bc^2+ca^2+abc\right)\)

\(\Leftrightarrow ab^2+bc^2+ca^2+abc\le\frac{4}{27}\left(a+b+c\right)^3\)

BĐT trên đúng. Nên \(P_{Min}=\frac{19}{27}\Leftrightarrow a=b=c=\frac{1}{3}\)
 

24 tháng 3 2017

KHO QUA DI

23 tháng 3 2017

\(\frac{a^{2009}-b^{2009}}{a^{2009}+b^{2009}}>\frac{a^{2008}-b^{2008}}{a^{2008}+b^{2008}}\)

\(\Leftrightarrow\left(a^{2009}-b^{2009}\right)\left(a^{2008}+b^{2008}\right)-\left(a^{2009}+b^{2009}\right)\left(a^{2008}-b^{2008}\right)>0\)

\(\Leftrightarrow a^{2009}b^{2008}-b^{2009}a^{2008}>0\)

\(\Leftrightarrow a^{2008}b^{2008}\left(a-b\right)>0\)(đúng vì \(a>b>0\))

Vậy \(\frac{a^{2009}-b^{2009}}{a^{2009}+b^{2009}}>\frac{a^{2008}-b^{2008}}{a^{2008}+b^{2008}}\)

23 tháng 3 2017

\(\frac{a^{2009}-b^{2009}}{a^{2009}+b^{2009}}>\frac{a^{2008}-b^{2008}}{a^{2008}+b^{2008}}\)

23 tháng 3 2017

Bài này là tìm GTLN của xyz đúng không?. Làm vậy nhé:

Ta có: \(\frac{1}{x+1}+\frac{1}{y+1}+\frac{1}{z+1}\ge2\)

\(\Rightarrow\frac{1}{x+1}\ge1-\frac{1}{y+1}+1-\frac{1}{z+1}=\frac{y}{y+1}+\frac{z}{z+1}\ge2\sqrt{\frac{yz}{\left(y+1\right)\left(z+1\right)}}\left(1\right)\)

Tương tự ta có: \(\hept{\begin{cases}\frac{1}{y+1}\ge2\sqrt{\frac{zx}{\left(z+1\right)\left(x+1\right)}}\left(2\right)\\\frac{1}{z+1}\ge2\sqrt{\frac{xy}{\left(x+1\right)\left(y+1\right)}}\left(3\right)\end{cases}}\)

Nhân (1), (2), (3) vế theo vế ta được:

\(\frac{1}{\left(x+1\right)\left(y+1\right)\left(z+1\right)}\ge\frac{8xyz}{\left(x+1\right)\left(y+1\right)\left(z+1\right)}\)

\(\Leftrightarrow xyz\le\frac{1}{8}\)

Vậy GTLN là \(xyz=\frac{1}{8}\)khi \(x=y=z=\frac{1}{2}\)

23 tháng 3 2017

Ta có: 

\(\hept{\begin{cases}x+y+xy=4\\x^2+xy-y=0\end{cases}}\)

Đề thấy \(x=-1\)không phải là nghiệm của hệ. Nên ta có

\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}y=\frac{4-x}{x+1}\left(1\right)\\x^2+xy-y=0\left(2\right)\end{cases}}\)

Thế (1) vào (2) ta được: \(x^2+x.\frac{4-x}{x+1}-\frac{4-x}{x+1}=0\)

\(\Leftrightarrow x^3+5x-4=0\)

Tới đây thì bấm máy tính rồi thế ngược lại tìm được y nhé

23 tháng 3 2017

Cách giải bài phương trình: \(\hept{\begin{cases}x+y+xy=4\\x^2+xy-y=0\end{cases}}\)

  Khó quá bí rồi! Mà mình cũng chưa học lớp 9

22 tháng 3 2017

Ta có: Điều kiện: \(\hept{\begin{cases}x+y\ge0\\x,y\ge-6\end{cases}}\)

\(x-\sqrt{x+6}=\sqrt{y+6}-y\)

\(\Leftrightarrow x+y=\sqrt{x+6}+\sqrt{y+6}\)

\(\Rightarrow P^2=\left(\sqrt{x+6}+\sqrt{y+6}\right)^2\le\left(1^2+1^2\right)\left(x+y+12\right)\)

\(\Rightarrow P^2\le2\left(P+12\right)\)

\(\Rightarrow P^2-2P-24\le0\)

\(\Rightarrow-4\le P\le6\)so sánh với điều kiện thì ta có

\(\Rightarrow0\le P\le6\left(1\right)\)

Ta lại có:

\(x+y=\sqrt{x+6}+\sqrt{y+6}\)

\(\Leftrightarrow P^2=\left(\sqrt{x+6}+\sqrt{y+6}\right)^2=x+y+12+2\sqrt{\left(x+6\right)\left(y+6\right)}\)

\(\Leftrightarrow P^2=P+12+2\sqrt{\left(x+6\right)\left(y+6\right)}\)

\(\Leftrightarrow P^2-P-12=2\sqrt{\left(x+6\right)\left(y+6\right)}\ge0\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}P\le-3\left(l\right)\\P\ge4\left(2\right)\end{cases}}\)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow4\le P\le6\)

Vậy GTNN là \(P=4\) khi \(\hept{\begin{cases}x=10\\y=-6\end{cases}or\hept{\begin{cases}x=-6\\y=10\end{cases}}}\)

GTLN là \(P=6\) khi \(x=y=3\)

22 tháng 3 2017

3 đó bạn

19 tháng 3 2017

Ha ~! Vẫn còn sót bài này

\(BDT\Leftrightarrow\frac{1-a}{1+a}+\frac{1-b}{1+b}+2\sqrt{\frac{\left(1-a\right)\left(1-b\right)}{\left(1+a\right)\left(1+b\right)}}\)

\(\le\frac{1-a-b}{1+a+b}+1+2\sqrt{\frac{1-a-b}{1+a+b}}\)

Và \(\frac{2\left(1-ab\right)}{1+ab+a+b}+2\sqrt{\frac{1+ab-a-b}{1+ab+a+b}}\)\(\le\frac{2}{1+a+b}+2\sqrt{\frac{1-a-b}{1+a+b}}\)

Đặt \(\hept{\begin{cases}u=ab\\v=a+b\end{cases}\left(u,v\ge0\right)}\) khi đó cần c/m:

\(\frac{2\left(1-u\right)}{1+u+v}+2\sqrt{\frac{1+u-v}{1+u+v}}\le\frac{2}{1+v}+2\sqrt{\frac{1-v}{1+v}}\)

Biến đổi tương đương ta có: 

\(\frac{1+u-v}{1+u+v}-\frac{1-v}{1+v}\le\frac{u\left(2+v\right)}{\left(1+v\right)\left(1+u+v\right)}\left(\sqrt{\frac{1+u-v}{1+u+v}}+\sqrt{\frac{1-v}{1+v}}\right)\)

\(\Leftrightarrow\frac{2uv}{\left(1+u+v\right)\left(1+v\right)}\le\frac{u\left(2+v\right)}{\left(1+v\right)\left(1+u+v\right)}\left(\sqrt{\frac{1+u-v}{1+u+v}}+\sqrt{\frac{1-v}{1+v}}\right)\)

Nếu \(u=0\) BĐT hiển nhiên đúng. Với \(u>0\) BĐT tương đương với:

\(\frac{2v}{2+v}\le\sqrt{\frac{1+u-v}{1+u+v}}+\sqrt{\frac{1-v}{1+v}}\left(1\right)\)

Mà khi \(u>0\) ta có: \(\frac{1+u-v}{1+u+v}\ge\frac{1-v}{1+v}\)

Nên \(\sqrt{\frac{1+u-v}{1+u+v}}+\sqrt{\frac{1-v}{1+v}}\ge2\sqrt{\frac{1-v}{1+v}}=2\sqrt{-1+\frac{2}{1+v}}\)

Hơn nữa ta có: \(v\le\frac{4}{5}\Rightarrow\sqrt{\frac{1+u-v}{1+u+v}}+\sqrt{\frac{1-v}{1+v}}\ge2\sqrt{-1+\frac{2}{1+\frac{4}{5}}}=\frac{2}{3}\)

Ngoài ra do \(v\le\frac{4}{5}< 1\Rightarrow\frac{2v}{1+v}=\frac{2}{\frac{2}{v}+1}< \frac{2}{3}\)

Do vậy \(\left(1\right)\) đúng, BĐT đầu được c/m